logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 12/09/2012 lúc 10:11:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng lệnh xử lý thông tin chống Đảng
UserPostedImage
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo xử lý các trang mạng đăng tải "thông tin bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước" như trang Quan làm báo, đồng thời ngăn cấm cán bộ nhà nước xem và phổ biến tin từ các trang đó.

Website của Chính phủ Việt Nam chiều 12/9 đăng công văn thông báo ý kiến của ông Dũng về xử lý "việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước".

Công văn số 7169 /VPCP-NC do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang Thắng ký lúc 5 giờ chiều nêu trực tiếp tên một số trang mạng nhiều người truy cập tuy đã bị chặn tường lửa ở trong nước là Dân làm báo, Quan làm báo và Biển Đông.

Văn bản này viết qua xem xét một số báo cáo của các bộ Công an, Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng, Chính phủ kết luận rằng các trang nói trên cùng một số trang mạng khác "đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội".

Công văn khẳng định: "Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch".

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định giao cho Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng "tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật".

Ông Dũng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương "chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm".

Các cơ quan báo chí chủ chốt của Đảng và Nhà nước như báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được yêu cầu chủ động phản bác "các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước".

Quan làm báoĐặc biệt, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động".

Được biết, nội dung công văn trên đã được đăng tải và phổ biến tới tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, đọc trên Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên có một văn bản chính thức trực tiếp đề cập tới việc tồn tại của các trang 'ngoài luồng' như Quan làm báo và đòi xử lý các mạng 'phản động' nói trên.

Quan làm báo, một trang mạng không rõ xuất xứ, bắt đầu được thiết lập từ cuối tháng Năm và mau chóng trở thành trang được nhiều người theo dõi, với hàng nghìn người online vào bất cứ thời điểm nào.

Cho tới nay, trang này đã có gần 23 triệu lượt người đọc.

Nội dung của Quan làm báo thiên về các thông tin nội bộ Đảng và Nhà nước, không qua kiểm chứng và cũng được thể hiện bằng ngôn ngữ bình dân, nhiều khi lỏng lẻo về cú pháp và văn phạm.

Hấp lực của trang này làm nảy sinh nhiều đồn đoán về chủ nhân của Quan làm báo.

Các thông tin mà Quan làm báo đưa ra được đánh giá là "kinh thiên động địa" vì liên quan tới các chuyện thâm cung bí sử bên trong bộ máy cầm quyền, thậm chí cả điều được gọi là 'cuộc chiến quyền lực' giữa các vị lãnh đạo cao cấp nhất.

Đây là một trong các trang đầu tiên đưa tin về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, hay Bầu Kiên, trước khi các kênh chính thống được phép đưa tin.

Sau đó cũng trang này đăng thông tin bắt ông Lý Xuân Hải, CEO Ngân hàng Á châu.

Quan làm báo còn tung tin về nhiều vụ bắt giữ khác, cùng nhiều chuyện 'tày đình' không thể kiểm chứng.

Dân làm báo cũng là một trang mạng đăng tải nhiều thông tin không chính thức, mang tính chỉ trích Đảng và chính quyền gay gắt.

Source: BBC

Sửa bởi người viết 13/09/2012 lúc 05:08:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 12/09/2012 lúc 10:19:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
SỰ 'HÀNH HÌNH' NGƯỜI DÂN VÔ TỘI ĐÃ ĐƯỢC NGUYỄN TẤN DŨNG HỢP PHÁP HOÁ BẰNG 'THẾ LỰC THÙ ĐỊCH'
Quanlambao - Hôm nay chính thức Thủ Tướng Dũng có văn bản chỉ đạo nêu đích danh "Quan làm báo", "Dân làm báo", "Biển đông" là trang điện tử "Chống Đảng và Nhà nước... Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch"!
Quan làm báo từ khi ra đời đến nay nêu cao sự nghiệp chống tham nhũng & lũng đoạn đất nước của chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bố già. Chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng đã tự núp bóng CÁ NHÂN NGUYỄN TẤN DŨNG TRỞ THÀNH ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC! CHỐNG CÁ NHÂN KẺ THAM NHŨNG CẦM ĐẦU ĐƯỜNG DÂY THAM NHŨNG - LŨNG ĐOẠN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC LẠI TRỞ THÀNH THẾ LỰC THÙ ĐỊCH - THỰC CHẤT ĐỂ NGUỴ BIỆN CHO MỘT KẺ 'BỐ GIÀ' NÚP BÓNG TRONG CHÍNH TRƯỜNG ĐANG BỊ VẠCH MẶT BỊ ĐUỐI LÝ, CHẲNG LẼ THỦ TƯỚNG LẠI PHẢI CHỐNG MẤY CÁI BLOGGERS CON CON???!

Từ chỗ thầy trò Hưởng kết án bà Cựu Nghị sĩ là chủ Quan làm báo với những 'chứng cớ' nào là "Tìm thấy máy chủ Quan làm báo ở nhà bà Nghị này tại Mỹ", rồi đến chặc đường bắt có nhân viên 'quèn', rồi dùng an ninh xâm nhập vào các địa chỉ emails từ đó phát tán đi hàng trăm ngàn email nội dung 'phản động' để chuẩn bị cho Kế hoạch "bắt bớ hàng loạt 'Phản động', 'chống phá Đảng và Nhà Nước'"!.. Nay Quan làm báo đã trở thành thế lực thù địch! Đó là danh từ của giới của Hưởng khi cần bắt ai mà KHÔNG cần phải tuân thủ theo các Quy định của Luật Pháp. Rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng đang hợp thức hoá cho các hành động phạm pháp của cấp dưới và tạo cơ sở pháp lý để tay chân của Hưởng tiếp tục thực hiện các hành vi phạm pháp, bắt bớ theo kịch bản đã được dàn dựng của chúng.

Võ "Cẩu điên sực" của anh y tá LỘ DIỆN KẺ BÁN NƯỚC "CÕNG RẮN CẮN GÀ NHÀ"! Bẫy Việt vị của Thủ TướngChạy án Chí phèo tế sống Y tá Y tá báo mộng GianTế của Hán Tàu Trởthành tay sai... Các ông già lẩm cẩm chạy án ThủTướng hèn mạt... Làmsao bịt được tiếng kêu từ ND ... TừPCD chất vấn Thủ Tướng XinChủ tịch nước diệt sâu chúa Tậpđoàn Trần Thái là ai? CASINOlậu của gia đình Thủ Tướng NhàThủ Tướng sẽ bị khám? Chủtịch Sabeco là ai? Gótchân A-sin của Thủ Tướng Cuộchôn nhân ma quỷ NgườiViệt đổ tiền vào đâu? ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU? ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha Vạchtrần sự dối trá 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn Đằngsau tái cấu trúc 9 NH ThủTướng & Nhóm thâu tóm Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin? Hôbiến nợ xấu cho Vinashin Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng Tạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn
Nội dung chỉ đạo đã được 'Nàng' tình nhân Hoàng Thuỷ Chung cho đăng lại đầu tiên trên VNEconomy! Thật nhất cử lưỡng tiện! Vừa cô nàng phục vụ từ 'vật chất' đến 'tinh thần'!


Quan làm báo đã đăng tải rất nhiều thông tin và đã chất vấn nhiều vấn đề mà Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn khôngthể trả lời được. Rõ ràng đó là bằng chứng không thể chối cãi vạch mặt Nguyễn Tấn Dũng đã lợi dụng, dùng chính Quyền lực của mình, đứng trên pháp luật để tham nhũng, lũng đoạn có tổ chức.

Những động thái này cho thấy Việt Nam trong những ngày tới sẽ trở thành nơi hành hình của hàng chục, hàng trăm người dân vô tội mà bè lũ Nguyễn Tấn Dũng đã có kế hoạch dùng 'làm vật tế' nhằm khủng bố nhân dân, đe doạ cán bộ công chức, đe doạ các Uỷ viên TƯ Đảng, đe doạ các Đại biểu Quốc Hội để phục vụ cho Kế hoạch 'Bám trụ' của y và đồng bọn.

Ôi, Thật tang thương cho dân tộc Việt Nam ta! Bao giờ cảnh hỗn loạn, cảnh 'hành hình' đang diễn ra này mới chấm dứt?

Trách nhiệm này là của chính các ngài Tổng Bí Thư, ngài Chủ tịch nước, các Uỷ viên TƯ, các Ông Nghị, bà Nghị! Vận mệnh của dân tộc đang đè nặng lên vai các người. Nếu chỉ vì tiền và sự khiếp sợ do các thủ đoạn đê hèn, tàn bạo của bè lũ Nguyễn Tấn Dũng mà hèn nhát, nhụt ý chí chiến đấu mà để xảy ra sau trận 'Oa - Tec - no' này thầy trò Nguyễn Tấn Dũng còn 'trụ' lại thì chắc chắn tương lai sẽ là: Cảnh nhồi da, nấu thịt vì sự trả thù TẬN GỐC, 'GIẾT LẦM CÒN HƠN BỎ SÓT' CỦA THẦY TRÒ NGUYỄN TẤN DŨNG - MỘT KẺ TÀN BẠO MẶT NGƯỜI DẠ ÁC THÚ - ĐÃ TỪNG CHỈ ĐẠO CHO TAY CHÂN LÀ TÊN ÁC QUỶ NGUYỄN VĂN HƯỞNG!

Hãy nhớ rằng: Khi để chạy tội mình chính Nguyễn Tấn Dũng đã công khai phát biểu "Con cái lớn rồi thì tự làm, tự chịu trước pháp luật.... Người ta có câu "Hổ dữ không ăn thịt con". Nhưng Hổ Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng bán rẻ cả con mình để chạy tội - Dù là lời phát biểu - thì chắc chắn sẽ thấy Nguyễn Tấn Dũng không sẽ từ bất cứ thủ đoạn bẩn thỉu đê hèn nào miễn sao bảo vệ Quyền lực và Tiền tham nhũng của y?

DÂN TỘC VIỆT NAM CÓ THỂ RƠI VÀO CẢNH NHỒI DA NẤU THỊT NẾU NGUYỄN TẤN DŨNG THOÁT TỘI!
Source: Quanlambao
xuong  
#3 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 08:00:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng VN ra lệnh ‘xử lý’ các trang blog chỉ trích đảng, nhà nước
UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Chính phủ Việt Nam ra lệnh xử lý các trang blog được nhiều người biết đến mà nhà nước tố cáo là có nội dung ‘bịa đặt, xuyên tạc’, chống lại lãnh đạo đảng cộng sản.

Công văn hỏa tốc số 7169 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, và Ban Tuyên giáo ngày 12/9 yêu cầu ‘điều tra’ và ‘xử lý nghiêm’ những người tham gia các trang blog cụ thể như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, và Biển Đông.

Công văn từ Văn phòng chính phủ nói các trang báo mạng này đăng tin vu khống, bôi nhọ lãnh đạo, kích động chống đảng và nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội. Vẫn theo cáo buộc của chính phủ Việt Nam, các nội dung đăng trên các trang blog này là ‘thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch’.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan báo chí của đảng và nhà nước phải tăng cường đăng bài vở, thông tin để phản bác các thông tin trên các trang blog này.

Ngoài ra, Công văn của chính phủ cũng cấm cán bộ nhà nước không được đọc hay loan truyền thông tin trên các trang mạng bị gọi là có nội dung xấu chống đảng và nhà nước.

Chỉ thị 7169 của chính phủ Việt Nam khiến công luận một lần nữa bày tỏ quan ngại về quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, và tự do bày tỏ ý kiến của người dân tại Việt Nam, những nhân quyền căn bản mà Hà Nội đang bị thế giới lưu ý.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Pháp cho rằng chỉ thị mới này là một bằng chứng cụ thể nữa cho thế giới thấy rằng người dân tại Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ quan điểm, những ý kiến bất đồng hay chỉ trích nhà nước thường gặp nguy hiểm và bị trấn áp bằng mọi cách.

Bà Lucie Morillon thuộc tổ chức Phóng viên Không biên giới, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Chúng ta thấy chính phủ Việt Nam hết sức trở nên lo ngại trong thời gian gần đây đặc biệt kể từ khi Mùa xuân Ả Rập bắt đầu. Họ muốn siết chặt quản lý thông tin để củng cố quyền lực vì lo sợ quyền hành bị lung lay trước những sự thật phơi bày trên những trang báo công dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh động sự quan tâm của công luận quốc tế. Chúng tôi hy vọng sẽ không ai bị ‘trừng phạt’ theo công văn 7169 của Thủ tướng chỉ thị vì những blogger này chỉ trình bày quan điểm, phơi bày sự thật, những việc làm đó có ích cho sự phát triển xã hội. Chúng tôi mong nhà nước Việt Nam dồn công sức nhiều hơn để xử lý các quan chức tham nhũng thay vì là dốc sức tìm cách bắt bớ hay đe dọa những người tố cáo, lên án tiêu cực trong xã hội.”

Trong số các trang tin không theo báo chí lề phải của nhà nước bị nhắm mục tiêu, Dân Làm Báo là một trong những trang thu hút đông đảo độc giả, cộng tác viên, và các blogger cả trong lẫn ngoài nước, với các thông tin cập nhật tin tức-thời sự liên quan đến tình hình chính trị-xã hội Việt Nam và các bài phản ánh quan điểm của công dân về mọi mặt, trong đó có nạn quan chức nhà nước tham nhũng, tình trạng vi phạm nhân quyền trong nước, và các vấn đề chính trị nhạy cảm.

Một trong những ngòi bút có góp bài cho Dân Làm Báo, blogger Trần Sơn, phản ứng trước chỉ thị 7169 của chính phủ:

“Chúng tôi viết cho những người bình dân, thế nhưng mà không ngờ là trang báo của chúng tôi đã tác động đến cả tầng lớp quan chức. Hệ thống chính trị đã bắt đầu sợ sự thật. Chính những điều đó sẽ làm cho chúng tôi sẽ viết nhiều hơn, sẽ đóng góp nhiều hơn để cho trang báo của chúng tôi phong phú hơn. Không thể tắt tiếng nói của công luận đâu. Không thể được đâu. Không bao giờ. Tất cả những gì Dân Làm Báo đã viết là sự thật 100% như một trang báo nghiêm túc.”

Từ cuối năm 2010, Dân Làm Báo đã bị chặn tường lửa và thường xuyên bị tin tặc tấn công. Báo này cho biết bắt đầu từ tối ngày 11/9, cơ quan chức năng đã tăng cường chặn tường lửa khiến số người truy cập giảm khoảng 30%.

Bất chấp sự đe dọa từ nhà nước, trang Dân Làm Báo khẳng định quyết tâm sẽ tiếp tục hoạt động để cổ xúy thông tin đa chiều.

Theo thống kê của tổ chức Phóng viên Không biên giới, Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 5 nhà báo và 19 blogger trong nỗ lực bóp nghẹt các tiếng nói chỉ trích chính quyền.
Source: VOA
xuong  
#4 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 08:03:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thủ tướng Việt Nam tuyên chiến với các blog chính trị
Hôm qua 12/09/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng của Việt Nam điều tra xử lý các trang mạng được cho là đăng tải nội dung chống đảng và Nhà nước, trong đó nêu đích danh các trang "Dân làm báo", "Quan làm báo" và "Biển Đông". Sau khi lệnh trên được phổ biến, số lượng truy cập vào các trang này tăng đột biến.
Công văn khẩn của Văn phòng chính phủ hôm qua 12/09 đưa ý kiến chỉ đạo của thủ tướng đến ba cơ quan Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung Ương phải tập trung chỉ đạo điều tra xử lý các trang mạng đăng tải các thông tin « vu khống, bịa đặt, xuyên tạc , không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo đất nước, kích thích chống đảng, chống Nhà nước , gây hoài nghi và tạo dư luận xấu trong xã hội ».

Công văn của chính phủ đánh giá những việc làm như vậy của các trang mạng là « thủ đọan thâm độc của các thế lực thù địch ». Nội dung cuối cùng của chỉ thị là cấm cán bộ đảng viên không được tiếp cận hay loan truyền các thông tin trên các mạng « phản động ».

Cụ thể công văn của chính phủ nêu đích danh 3 blog « Dân làm báo », « Quan làm báo » và « Biển Đông ». Đây là những trang Blog đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam với các bài viết về chính trị nhiều chiều, đưa thông tin nhanh chóng các sự kiện nóng đang được dư luận Việt Nam quan tâm, đặc biệt là các vụ án tham nhũng hay vấn đề tranh chấp biển đảo.

Mặc dù bị chính quyền vẫn xếp trong diện thông tin ngoài luồng, không chính thống nhưng các trang blog nói trên cũng như nhiều trang mạng tự do khác vẫn thu hút đông đảo người đọc Việt Nam. Bản thân các trang mạng như vậy cũng thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay lý do.

Chính các blog được liệt vào « danh sách đen » của chính phủ này đã bám rất sát thông tin về các sự kiện nóng gần đây nổ ra tại Việt Nam như vụ bắt giữ ông « bầu Kiên » hay ông Dương Chí Dũng. Đây là những vụ việc được giới quan sát quốc tế nhận định là một biểu hiện của cuộc đấu đá phe cánh quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản giữa một bên là phe của Thủ tướng và một bên là phe của Chủ tịch nước Trương Tấn San và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, không bao giờ các lãnh đạo Việt Nam thừa nhận điều đó.

Theo ghi nhận của AFP thì chỉ 1 tiếng đồng hồ sau khi hệ thống báo chí nhà nước tại Việt Nam phát đi chỉ đạo của Thủ tướng, số người truy cập vào trang Dân làm báo đạt kỷ lục 32 nghìn người.

Việt Nam vốn vẫn bị các tổ chức báo chí quốc tế xếp vào hàng các nước bóp nghẹt tự do thông tin, tự do internet. Nhưng đây là lần đầu tiên, Thủ tướng Việt nam chỉ đạo trực tiếp tấn công vào các trang mạng bị cho là đối kháng bằng một chỉ thị được công bố rộng rãi.
Source: RFI
song  
#5 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 08:48:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi Thủ tướng 'đánh' các trang web ảo
UserPostedImage
Website của Chính phủ Việt Nam chiều 12/9 đăng công văn thông báo ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng về xử lý "việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước".

Công văn số 7169 /VPCP-NC nêu rõ tên ba trang mạng là Quan làm báo, Dân làm báo và Biển Đông, bị cho là các trang mạng "phản động", " thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch".
Thủ tướng Dũng cho rằng các trang này "bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội" và yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải tại đây.

Ngay lập tức, các báo trong nước đồng loạt đăng nguyên văn chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Một số trang "lề phải" cũng mở cuộc chiến trực diện với các trang mạng vẫn bị chặn ở Việt Nam mà nhiều người thực sự chỉ biết tới sau khi đọc thông báo ý kiến Thủ tướng.

Tờ Giáo dục Việt Nam, báo của ngành giáo dục, đăng chùm ảnh nhằm chứng minh " Bấm Quan làm báo đã sai sự thật như thế nào?".

Chùm ảnh này mô tả các 'đại gia' Việt như Trầm Bê, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh xuất hiện tại nhiều sự kiện, bác bỏ thông tin họ đã bị bắt như nêu trên Quan làm báo.

Tờ Giáo dục Việt Nam cũng nhắc lại tuyên bố của báo Thanh Niên rằng báo này không "tô son trát phấn cho các đại gia' như Quan làm báo đưa tin.

Một tờ báo điện tử khác, PetroTimes, do cựu đại tá công an Nguyễn Như Phong làm chủ biên, cũng bắt đầu chạy loạt bài phóng sự điều tra về Quan làm báo, mở đầu bằng bài Bấm Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của “Quan làm báo”.

Bài của nhóm phóng viên PetroTimes nói trang blog này là "do các phần tử cơ hội chính trị ở nước ngoài, có sự tiếp tay của một số phần tử thoái hóa biến chất trong nước" lập ra.

Báo này còn khẳng định qua các nguồn thông tin riêng đã nắm bắt được cách thức hoạt động cũng như "dã tâm của các phần tử phá hoại".

'Cơ hội chính trị'
PetroTimes nói Quan làm báo có lối viết suy diễn, bôi nhọ cá nhân, thậm chí là chửi đổng, và rằng "những kẻ cơ hội chính trị đã lợi dụng việc cung cấp thông tin chưa kịp thời của các cơ quan chức năng trong một số sự kiện thời sự để dẫn dụ người đọc vào thế giới tin đồn của Quan làm báo”.

Báo của ông Nguyễn Như Phong, cựu phó tổng biên tập tờ Công an Nhân dân, hứa trong số sau sẽ phân tích việc Quan làm báo đã “vẽ ra các cuộc chiến” và bịa đặt, đưa tin sai sự thật như thế nào.

Trong khi đó trang Quan làm báo khẳng định "Quan làm báo từ khi ra đời đến nay nêu cao sự nghiệp chống tham nhũng và lũng đoạn đất nước của chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bố già" còn Dân làm báo tuyên bố sẽ tiếp tục đăng tải "thông tin và quan điểm đa chiều của mọi thành phần nhân dân".

Dân làm báo viết: "Danlambao không chấp nhận và khuất phục trước mọi hành động bịt mồm, bịt mắt, bịt tai của bất kỳ nhà nước, đảng cầm quyền nào. Không ai có quyền phán xét và tự quyết định những gì mà công dân Việt Nam được đọc, nghe và trao đổi".

Hiệu ứng nhãn tiền đầu tiên của chỉ đạo từ ông thủ tướng là lượng người đọc vào các trang mạng được nêu danh tăng vọt.

Căn cứ vào số thống kê trên trang nhất của Quan làm báo, chỉ trong chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, số lượt người đọc bài tăng gần một triệu.
Giới quan sát nói rằng chỉ thị trong công văn 7169/VPCP-NC dường như không phải là "quyết định khôn ngoan".

Nhà văn Phạm Viết Đào, người từng công tác trong ngành thanh tra văn hóa-thông tin đồng thời là chủ một blog nhiều người đọc, nhận xét rằng đây chứng tỏ thái độ "thiếu bình tĩnh".

Không khả thiÔng Phạm Viết Đào nói với BBC: "Thực ra việc ngăn chặn các trang mạng, các trang blog nhạy cảm được thực hiện ở trong nước lâu nay rồi, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên Thủ tướng nêu đích danh ba trang mạng ảo như vậy".

"Các thông tin đưa trên Dân làm báo, Quan làm báo được dân blog trong nước gọi là "ghê răng", sát ván, trực diện đối đầu, tấn công Thủ tướng, Tổng bí thư... Tất nhiên không ai xác thực được tính chính xác của chúng".

Theo blogger này, việc cấm đoán lại càng tăng tính tò mò trong giới độc giả, "lợi bất cập hại".

"Đáng ra phải cân nhắc liệu quyết định của mình sẽ có hiệu quả hay không. Muốn chặn, nhưng chỉ chặn được ông này bà nọ, có tên tuổi, địa chỉ ở trong nước chứ những trang mạng ảo, đặt ở nước ngoài như thế này thì làm sao mà chặn được?"

"Đưa ra quyết định mà không thực hiện được thì thành ra lại buồn cười."

Ông Phạm Viết Đào bình luận: "Nếu là nhà nước thì nên đi con đường chính thống".

"Mình có những tờ báo lớn, các thông tin chính thống, thì nên cạnh tranh một cách hòa bình, lành mạnh."
Ông nhận xét rằng các blog là xu hướng chung trong thời đại thông tin ngày nay và không thể đi ngược lại dòng chảy này.

"Các cơ quan chức năng vẫn kiểm tra kiểm duyệt các blog một cách ráo riết, nhưng dần dần cũng phải thực hiện theo luật pháp. Vả lại, bản thân những người làm công tác kiểm tra, họ cũng có nhận thức của mình, cái gì đúng, cái gì sai."

"Muốn bưng bít, nhưng có bưng bít được đâu?"
Theo ông Đào, "giả sử ông Thủ tướng, Tổng Bí thư hay Trưởng ban Tuyên giáo có muốn áp đặt ý kiến riêng của mình thì cũng chưa chắc đã thành công. Họ có thể làm như vậy với báo lề phải, nhưng không thể làm với các blog".
UserPostedImage
Có ý kiến nên tập trung phát triển báo chí chính thống thay vì chặn blog

Thay vì ngăn chặn các blog cá nhân, cơ quan quản lý có thể xem xét cải thiện hoạt động của báo chí chính thống.

"Báo chính thống ở Việt Nam đang chết, không bán được, các nhà báo kêu ca rất nhiều. Cung cách quản lý báo chí hiện nay của Nhà nước hoàn toàn không thông minh, không vì phát triển."
Source: BBC
song  
#6 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 11:43:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tin nóng: Thủ tướng đòi 'xử' Dân Làm Báo
Danlambao - Ngày 12/09/2012, Văn phòng chính phủ (VPCP) vừa gửi đi một công văn "hỏa tốc" đến Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông và Ban Tuyên giáo về việc "Xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà Nước" liên quan đến Dân Làm Báo.


Trong nội dung công văn số 7169/VPCP-NC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ CA phối hợp cùng Bộ Thông Tin Truyền Thông & các cơ quan chức năng "điều tra" và đòi "xử lý nghiêm" những người tham gia xây dựng, hỗ trợ Dân Làm Báo. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ra lệnh cấm cán bộ nhà nước không đọc và không phổ biến các thông tin trên Dân Làm Báo.


Công văn trên được phó chủ nhiệm VP Chính Phủ Nguyễn Quang Thắng ký và đóng dấu.


Văn phòng Chính phủ cáo buộc Dân Làm Báo và một số trang thông tin điện tử khác như "Quan Làm Báo", "Biển Đông"... đã đăng tải những thông tin "vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội".


Ngoài ra, VPCP còn khẳng định các thông tin được đăng tải trên Dân Làm Báo "là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch".


Động thái của Văn phòng Chính Phủ có thể liên quan đến việc các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam tiếp tục xiết chặt các truy cập đến Dân Làm Báo bằng cách dựng tường lửa vào tối qua, 11/09/2012.


Bắt đầu từ khoảng chiều hôm qua, ngày 11/09/2012, một số nhà mạng đã gia tăng chặn tường lửa đối với Dân Làm Báo. Theo số liệu, lượng bạn đọc trong 24 giờ qua đã giảm khoảng 30%.


Dân Làm Báo đã bị chặn tường lửa từ cuối năm 2010 cộng với rất nhiều cuộc đánh phá, tấn công tin tặc, vu khống, bôi nhọ...


Những hành vi ngăn chặn tường lửa của nhà nước Việt Nam chỉ có thể gây khó khăn cho bạn đọc vào những ngày đầu, thường thì sau đó khoảng 1 tuần, hầu như bạn đọc có thể dễ dàng vượt qua sự kiểm duyệt này.
UserPostedImage
Ngoài việc nêu các cáo buộc vô căn cứ đối với Dân Làm Báo, Văn Phòng Chính Phủ còn nêu ý kiến chỉ đạp của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu:


- Bộ CA và Bộ Thông Tin Truyền Thông "điều tra, tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân" liên quan đến Dân Làm Báo.


- Giao Bộ Thông Tin Truyền Thông, Ban tuyên giáo, các cơ quan báo chí lề Đảng tăng cường việc cung cấp thông tin "khách quan", chủ động phản bác thông tin từ Dân Làm Báo và các trang mạng khác.


Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các lãnh đạo, cán bộ, công chức nhà nước "không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin" được đăng tải trên Dân Làm Báo và các trang mạng bị cho là "phản động".


Được biết, trong bản tin thời sự 7 giờ tối ngày 12/09/2012 trên VTV1 (Cách đây 30 phút), Đài truyền hình Việt Nam đã đọc công văn trên, trở thành nơi đi đầu trong công tác 'vinh danh' Dân Làm Báo. Bên cạnh đó, khá nhiều tờ báo nhà nước cũng đã cho đăng lại bản công văn của Thủ tướng Chính Phủ. Dường như đây là lệnh của Ban tuyên giáo yêu cầu các cơ quan báo chí phải đăng tải công văn về việc Thủ tướng đòi 'xử' Dân Làm Báo.


Hiện tại, Dân Làm Báo đang bắt đầu tham khảo ý kiến của bạn đọc để đưa ra bản lên tiếng chính thức đáp trả lại những cáo buộc 'mang tính chất đe dọa' của Văn Phòng Chính phủ và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Source: Danlambao
Công văn 'hỏa tốc' của Văn phòng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc 'xử' Dân Làm Báo:


UserPostedImage

Source: Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ

Sửa bởi người viết 13/09/2012 lúc 11:48:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#7 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 11:51:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đài truyền hình VN (VTV) 'vinh danh' Dân Làm Báo theo lệnh Thủ Tướng

- Sau công văn cực kỳ phản động của Thủ Tướng, lượng truy cập Danlambao tăng đột biến
- Có hay không việc Danlambao 'xù nợ' thủ tướng?


Trưởng Thôn Danlambao - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vào tối hôm 12/09/2012, bản tin thời sự của Đài truyền hình Quốc Gia Việt Nam đã cho phổ biến rộng rãi đến toàn thể 90 triệu dân Việt Nam một bản tin 'vinh danh' những thành tích suất sắc trong công tác của Dân Làm Báo.


Theo lệnh của Thủ tướng, tất cả các cơ quan báo đài của Đảng phải đồng loạt cho đăng tải một công văn cực kỳ phản động của Văn phòng Chính phủ đòi xử 'Dân Làm Báo'. Ngay sau khi bản tin của VTV được phát đi vào lúc 19 giờ tối, lượng truy cập Thôn Dân bất ngờ tăng đột biến.


Từ 9 giờ đến 10 giờ tối ngày 12/09/2012, số liệu thống kê cho biết có tổng cộng hơn 32 ngàn lượt truy cập trang Dân Làm Báo chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Đây quả là một kỷ lục về lượng truy cập trong suốt 2 năm hoạt động của Dân Làm Báo.


Cũng cần nói thêm, bắt đầu từ 5 giờ chiều hôm 11/09/2012, các nhà mạng tại Việt Nam đã thay đổi phương thức chặn tường lửa đối với Dân Làm Báo. Các biện pháp kỹ thuật được gia tăng và xiết chặt hơn bao giờ hết. Hậu quả là chỉ trong vòng 24 giờ, lượng truy cập vào Thôn Dân giảm hơn 30%.


Tuy nhiên, đến tối ngày 12/09/2012, sau khi thủ tướng ra lệnh cấm cán bộ không đọc, không phổ biến thông tin trên Dân Làm Báo, lượng truy cập đã tăng một cách đáng kinh ngạc. Trong đó đa số là các bạn đọc mới truy cập lần đầu (New Visitor).
UserPostedImage
Lượng truy cập Danlambao tăng đột biến sau công văn cực kỳ phản động của Thủ tướng

Trước sự kiện nêu trên, người phụ trách Dân Làm Báo là đồng chí Trưởng Thôn bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về các hành động leo thang gây hấn trong thời gian gần đây của Thủ tướng và Văn Phòng Chính Phủ.


Phát biểu trước cuộc họp thường kỳ của Thôn Dân, người phát ngôn Dân Làm Báo cũng là đồng chí Trưởng Thôn đã kịch liệt phản đối các cáo buộc vô căn cứ của Văn Phòng Chính phủ về việc Dân Làm Báo 'quỵt nợ' Thủ tướng.

Số là sau khi phát đi bản công văn 'hỏa tốc' cực kỳ phản động như trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi tiếp một công văn 'hỏa tốc' khác nhằm yêu cầu Dân Làm Báo phải thanh toán chi phí quảng cáo, các khoản PR, tiền lót tay... cho Văn Phòng Chính Phủ. Thủ tướng cũng nêu dẫn chứng vụ Securency chi trả tiền mua dâm cho các quan chức VN, mục đích là để 'nhắc nhở' Dân Làm Báo nên 'biết điều'.

Về vấn đề này, Trưởng ban Tài chính của Dân Làm Báo cũng là đồng chí Trưởng Thôn đã mạnh mẽ bác bỏ những yêu cầu phi lý như trên. Thực ra thì đồng chí Trưởng Thôn thuộc dạng "Trên răng, dưới... lựu đạn", tiền đâu trả cho Thủ tướng bây giờ.


Ngay sau đó, Trụ sở Văn phòng của Thôn Dân Làm Báo tại địa chỉ Gút-Gồ chấm Tiên Lãng vừa phải nhận 'hỏa tốc' hai bao cao su đã qua sử dụng đến từ Văn phòng Chính phủ, cùng với nhiều cáo buộc 'quỵt nợ' khác.

Thủ tướng 3 Dũng đe dọa nếu Trưởng Thôn không chịu thanh toán thì sẽ ra lệnh cho Vũ Hải Triều, Đỗ Đại Ca kéo quân đến cưỡng chế và thu hồi. Bà con Thôn Dân có đề nghị chi trả bằng cách gửi đến Văn Phòng Chính Phủ một bức tượng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm bằng Bô-xit nguyên chất lấy từ Tây Nguyên. Tuy nhiên, TTg 3 Dũng không đồng ý mà đòi phải có bức tượng to hơn, hoành tráng hơn như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam. Thủ tướng gọi đó là tượng đài Bố [già] Việt Nam anh hùng. Bà con Thôn Dân cho rằng 'Thủ tướng' mà cứ như 'Tưởng Thú', yêu cầu này không được đáp ứng.


Riêng đối với công văn cực kỳ phản động mang số 7169/VPCP-NC của Văn Phòng Chính Phủ, Chủ nhiệm Văn Phòng Dân Làm Báo cũng lại là đồng chí Trưởng Thôn cho biết sẽ cho đăng tải một bản bố cáo 'hỏa tốc' đáp trả hành động nêu trên. Bản bố cáo này sẽ có tên gọi: "Bố cáo phản bác công văn... bố láo của Thủ tướng".

Trưởng Thôn Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
xuong  
#8 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 05:07:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hiệu ứng Boomerang

Một văn bản từ văn phòng chính phủ ra lệnh điều tra đóng cửa những trang mạng phản động bôi đen chế độ như Quan Làm Báo, Dân làm báo, Biển Đông… đang dấy lên sự tò mò của người dân khiến hai trang này tăng thêm số lượng độc giả một cách bất ngờ.
UserPostedImage
Một bài viết chỉ trích trang blog "Quan làm báo" trên trang http://nguyentandung.org

Lòng yêu nước
Trong nhiều năm qua, người theo dõi tin tức trên mạng nếu chú ý sẽ thấy sự ra đời của những trang báo cá nhân mà thông tin của chúng nhiều và đa dạng đến nỗi các tờ báo lớn trong nước có mơ cũng không thể theo kịp.

Những trang mạng như BauxiteVn, Vietstudies, Basam, Nguyễn Xuân Diện, Quê Choa, Phạm Viết Đào, Nuvuongcongly, Truongduynhat, Danlambao, Maithanhhai, Nguyentuongthuy, Huynhngocchenh… là nơi thân quen với hàng triệu người đọc báo mạng. Những trang báo lớn nhỏ nằm dưới dạng blog này trong một thời gian dài thoải mái post lên bài viết ghi nhận ý kiến phản biện rất giá trị của nhiều người, nhiều giới.

Những vụ án oan sai, áp bức dân chúng ở các địa phương khó ai biết tới. Nhiều vụ trấn áp nhằm chiếm đất của các quan tham hay vô cớ bắt giam trái phép, tra tấn chết nguời…. cưỡng bức tôn giáo, sách nhiễu người dân… tất cả cùng nhau xuất hiện hàng ngày trên những trang báo mạng này gây sức ép lên nhà nuớc rất lớn và không ít trường hợp, từ các phản biện gay gắt buộc chính phủ phải nhượng bộ như vụ Tiên Lãng, Văn Giang đã chứng minh trước đây.

Đỉnh điểm quan trọng chung của hầu hết những trang này là các bài viết chống lại sự bành trướng của Trung Quốc qua nhiều cách nhìn khác nhau. Có lẽ đây là một yếu tố khiến những trang báo công dân này được nhà nuớc tảng lờ đối với những bài viết có vấn đề khác. Khi chủ đề Trung Quốc bị buộc chặt trên các trang lề phải thì các bài phân tích sự nguy hiểm của Trung Quốc trên các trang báo công dân sẽ nói giúp phần nào chủ đề nghiêm trọng nhức nhối cho chính quyền hiện nay.

Tuy nhiên nói nhà nước tảng lờ có khi thiếu chính xác vì có thể sự tảng lờ này phát xuất từ lòng yêu nước tiềm tàng trong tâm hồn những nhân viên an ninh mạng, những chuyên gia IT của chính phủ, hay công an văn hóa những người đủ khả năng làm cho một trang blog biến mất trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Nếu công bình mà nói thì trong số những trang mạng nổi tiếng ấy không có trang nào vuợt giới hạn phê phán như hai trang “Dân làm báo” và “Quan làm báo” đang làm.
UserPostedImage
Giao diện trang blog Dân Làm Báo ngày 12/09/2012. Screen capture

Vì sao chọn Dân làm báo?
“Dân làm báo” đúng như tên gọi của nó, bài vở hình ảnh được đóng góp từ người dân bình thường, làm báo vì bức xúc trước thời cuộc, vì những trái tai gai mắt trong lĩnh vực chính trị không được các tờ báo chính quy chạm tới.

Những bài viết trên Dân làm báo không coi trọng nguyên tắc báo chí và thuờng sử dụng từ ngữ nặng nể đôi khi cực đoan. Tuy nhiên để bù lại, gần như những thông tin mà Dân làm báo đưa ra đều dựa từ người thật việc thật, thậm chí từ chính nạn nhân của một vụ việc nào đó có thể dễ dàng kiểm chứng. Nhà báo Nguyễn Thượng Long, một cộng tác viên của Dân làm báo cho biết động cơ khiến ông tham gia vào trang mạng này:

“Tôi chọn lựa Dân làm báo để bỏ bài viết xuất phát từ suy nghĩ rất chủ quan của tôi. Tôi là người víết báo, là người thực thi điều 69 của hiến pháp tức là tự do tư tưởng , tự do ngôn luận mà hiến pháp CHXHCN Việt Nam đã quy định. Sống trong thời đại bùng nổ thông tin như thế này mà nhà nuớc lại đưa cả Internet vào đất nuớc này hòa nhập vào cộng đồng Internet của thế giới thì những gì không bình thường đều khiến chúng tôi suy nghĩ và những suy nghĩ đến mức độ không dám thực thi thì với ai tôi không bíêt nhưng đối với tôi thì không có điều gi khiến tôi phải phủ nhận tôi được.”
UserPostedImage
Trang blog "Quan làm báo". Screen capture.

Quan làm báo viết gì?
Bên cạnh Dân làm báo, trong thời gian gần đây xuất hiện thêm một trang mạng gây xôn xao ngay từ lúc ra mắt, nó có cái tên rất ngộ nghĩnh: Quan làm báo.

Một bên là dân, một bên là quan, hai cái tên đối nghịch này cùng chung một tôn chỉ: tố cáo những đen tối trong lòng chế độ. Tuy giống nhau về mục đích nhưng lại khác hoàn toàn về cách đưa những thông tin mà hai bên có được.

Hầu hết những thông tin mà Quan làm báo đưa ra đều nhắm tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông ta. Những khuôn mặt mà Quan làm báo tố cáo đều liên quan trực tiếp đến Thủ tướng và vụ bắt giữ bầu Kiên chứng minh nó biết tường tận là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Quan làm báo có tay trong cung cấp thông tin chính xác của từng trường hợp.
Quan làm báo xuất hiện đã đẩy tin đồn Thủ tướng và Chủ tịch nuớc đấu đá với nhau để tranh giành quyền lực lên cao trào mặc dù trước đó các dấu hiệu này đã lác đác xuất hiện trên ViệtStudies, Ba Sàm và Phạm Viết Đào. Thông tin từ Quan làm báo khiến người ta tin cuộc đấu đá bắt đầu và rồi Duơng Chí Dũng và Đặng Thành Tâm cùng lúc được PetroTimes và VietnamNet thay nhau đưa lên mặt báo đã dẫn tới quýêt định tiêu diệt xúât xứ của những đồn đóan có thể tạo bất ổn chính trị.

Biện pháp chống đỡ
Thủ Tuớng Nguyễn Tấn Dũng không thề ngồi im, ông đích thân ra lệnh cơ quan an ninh bằng mọi cách phải triệt tiêu hai trang mạng này và một số trang khác. Trên cổng thông tin chính phủ phổ biến văn bản và sau đó hầu như toàn bộ các phương tiện truyền thông đều lập lại trong đó có VTV: “một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.”

Khi được hỏi liệu blogger còn tiếp tục viết sau khi văn bản này ra đời hay không, blogger Huỳnh Công Thuận, một người thường xuất hiện trên Dân làm báo cho biết.

“Như vậy lại càng dễ cho blogger nữa. Từ trước tới giờ những người viết báo nếu nhà nước cần đưa tin chính xác thì người ta đưa tên ra ngay chứ có gì khó đâu. Trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng viết sai sự thật, xuyên tạc mới cấm chớ người ta viết đúng thì làm sao cấm?”

Tác dụng ngược
Anh Nguyễn Chí Đức, người vừa gửi đơn xin ra khỏi đảng và lá đơn này lại xuất hiện trên Dân làm báo sau khi lệnh cấm ban hành một ngày cho biết nhận xét:
“Thủ tướng mà cứ soi mói vào blog thế này thế kia thì không phải tầm của một Thủ tướng. Tôi nói thẳng luôn. Tầm của thủ tướng mà lại dùng quyền lực của mình để huy động cả một hệ thống đồ sộ như vậy chỉ để dọa nạt một trang Dân làm báo, chỉ là một blog rất nhỏ bé mà không biết nó đang ở đâu, như vậy theo tôi thì không xứng đáng làm thủ tướng, là người đại diện quốc gia mà tầm rất thấp, tôi rất coi thường trong chuyện này.

Thủ tướng ra công văn để mà tố cáo trang Dân làm báo và Quan làm báo thực tế chỉ là quảng cáo cho Dân làm báo mà thôi, chỉ phản tác dụng vì càng cấm thì người dân càng tò mò.”

Đúng như tiên đoán của anh Nguyễn Chí Đức về hiệu ứng ngược của văn bản, ngay sau khi lệnh này phát hành, một bài viết của Chris Brummitt của hãng thông tấn AP ghi nhận trong vòng nửa ngày số người truy cập trang Dân làm báo lên tới 500 ngàn lượt.

Hơn nữa người ta chú ý đến một điều nữa khi văn bản này nhấn mạnh trong điều 3 và 4: “Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước. Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”

Câu hỏi đặt ra: người dân sẽ có lợi gì nếu các phương tiện truyền thông đại chúng cùng nhau phản bác lại những thông tin mà chính phủ nói là không đúng sự thật? Rõ ràng đây là cơ hội lớn cho toàn dân để họ thấy được sự thật từ hai phía. Riêng điều cuối cùng của văn bản cấm cán bộ công chức không được xem hai trang blog này giống như cách mà Boomerang quay ngược trở lại với người ném nó.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 13/09/2012 lúc 05:12:28(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#9 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 08:14:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Không thể cấm đọc các mạng « lề trái » khi chưa có tiêu chí rõ ràng

UserPostedImage
Trong số những người chụp ảnh cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội ngày 22/07/2012, có cả những blogger như JB Nguyễn Hữu Vinh. REUTERS/Alfonso Le
Như tin chúng tôi đã loan ở trên, hôm qua 12/09/2012 Văn phòng Chính phủ Việt Nam đã ra thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề điều tra, xử lý « việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước », trong đó nêu đích danh một số trang blog.
Tin này ngay lập tức đã gây xôn xao trong dư luận, đặc biệt là giới blogger. Trả lời RFI Việt ngữ ngay sau khi vừa biết được thông tin trên vào tối qua theo giờ Việt Nam, blogger Lê Dũng cho biết những nhận xét ban đầu của anh về sự kiện trên.

Tải để nghe Ông Lê Dũng

Source: RFI
song  
#10 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 08:21:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam: Tác dụng ngược của lệnh cấm đọc báo phản kháng

Lệnh của Thủ tướng Việt Nam cấm cán bộ truy cập báo mạng bị xem là « phản động, bôi đen lãnh đạo, kích động chống Đảng » đã gây tác dụng ngược. Các báo « lề trái » không lo sợ bị công an truy bắt mà còn « cám ơn » Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng « quảng cáo không công » cho họ. Ngay báo do chế độ kiểm soát, khi loan tải lệnh cấm , không hiểu vô tình hay cố ý, đã giúp cho độc giả biết thêm những thông tin mà chính phủ muốn…cấm dân tìm hiểu.
UserPostedImage
Tại một quán cà phê internet ở Hà Nội. REUTERS

Ngày 12/09/2012 vừa qua, báo chí Nhà nước đồng loạt công bố toàn văn lệnh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng « chỉ đạo điều tra xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước ». Ba trang blog điện tử « Dân làm báo », « Quan làm báo », « Biển Đông » (kèm theo ba chấm) bị kết tội là những tờ báo « phản động, đăng tải thông tin bịa đặt, bôi đen bộ máy lãnh đạo Nhà nước … » là « thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch ». Thủ tướng chỉ thị truy bắt trừng trị những kẻ có liên can và cấm cán bộ truy cập.

Lệnh này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhân vật thân cận với bộ máy quyền lực, kẻ chạy trốn, kẻ bị bắt về tội tham ô, lũng đoạn tài chính như Nguyễn Đức Kiên, Lê Xuân Hải, Dương Chí Dũng…

Tuy nhiên, chỉ đạo ngăn cấm thông tin đa chiều đã gây phản ứng bất lợi, « gậy ông đập lưng ông ».

Nhờ báo chí Nhà nước công bố chỉ thị mà người dân biết thêm ban biên tập blog « Quan làm báo » gồm những người trong và ngoài Đảng Cộng sản và do vậy, họ có thông tin để lý giải loạt bắt bớ hiện nay xuất phát từ cuộc « đấu đá » giữa « phe nọ phái kia ».

Theo hãng AP, chính quyền cấm, nhưng blogger không sợ. Hành động cấm đoán này chỉ gây phản tác dụng. Số người truy cập tăng kỷ lục và các blogger khẳng định cuộc tranh đấu cho tự ngôn luận sẽ tiếp tục.

Hãng AP phân tích sự kiện ông Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công an truy bắt ban biên tập các trang blog độc lập này đã phản ảnh tâm lý bất an trong nội bộ đảng Cộng sản. Chính họ mới là những người đang lo sợ bị phong trào thông tin độc lập, đa chiều và mang nội dung bất đồng chính kiến sẽ làm họ mất chính quyền. Theo nhận định của các blog này thì việc bắt giam Nguyễn Đức Kiên, kẻ được xem là thân cận với con gái của ông Nguyễn Tấn Dũng là hậu quả của mối căng thẳng giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước.

Lời cáo buộc « âm mưu thâm độc của thế lực thù địch » càng gợi óc tò mò của dân chúng Việt Nam và do vậy mà lượng truy cập vào các blog « lề trái » gia tăng đột biến. Chỉ trong ngày thứ năm 13/09/2012, lượng người vào xem « Dân làm báo » đã lên hơn 500.000. Trong khi « Quan làm báo » cho biết, tuy bị « truy phá liên tục »? nhưng số độc giả lên hàng triệu.

« Dân làm báo » nói rằng, những công dân bình thường, phóng viên Nhà nước, cho đến cán bộ đảng viên, những người muốn đánh phá phe khác trong nội bộ, là những nguồn thông tin bên cạnh báo chí chính thức.

Chỉ thị « trừng phạt » những thủ phạm « bóp méo thông tin và bịa đặt thông tin » cũng bị nhiều phản ứng biếm nhẽ. Blogger Trương Duy Nhất ví phản ứng của Thủ tướng với thái độ của cụ Bá trong chuyện Chí Phèo. Blogger Nguyễn Tường Thụy gợi ý là chính phủ nên trừng trị những cơ quan thông tin Nhà nước từ đài truyền hình Nhà nước cho đến báo công an « xuyên tạc người biểu tình chống Trung Quốc ». Một ý kiến khác là « Nhà nước cần phải thông tin nhanh chóng và chính xác về tình hình biển đảo, nạn tham ô và suy thoái kinh tế » những vấn đề mà dân chúng quan tâm.

Không rõ chính phủ Việt Nam với lệnh của Thủ tướng ngày 12/09/2012 có dẹp được những thông tin « xuyên tạc của thế lực thù địch » hay không ? Có điều ngay thông tin bắt Dương Chí Dũng và hình ảnh kẻ đào tẩu bịcông an xứ Chùa Tháp còng tay mà báo « lề phải » đưa lên xong rồi kéo xuống là ảnh ngụy tạo.

Người dân ham chuộng sự thật liệu phải tìm thông tin ở đâu ?
Source: RFI
xuong  
#11 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 09:22:08(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam áp đặt kiểm duyệt trên Internet
UserPostedImage
© Collage «The Voice of Russia»
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị cho Bộ Công an có nhiệm vụ kiểm tra và xử lý nghiêm minh những đối tượng phổ biến thông tin sai trái trên Internet.

Quyết định được thực hiện sau nhiều khiếu nại từ cơ quan chức năng về việc xuất hiện các trang web đưa thông tin vu khống, xuyên tạc, bôi đen bộ máy lãnh đạo nhà nước, kích động lôi kéo chống Đảng và chính phủ.

Trong số tài nguyên như vậy đã nhắc đến các trang "Dân Làm Báo", "Quan Làm Báo" và "Biển Đông", vốn gây sự hoài nghi ở người dân.

Tham gia thực hiện chương trình còn có Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông, với nhiệm vụ chính là tăng cường cung cấp thông tin kịp thời về các sự kiện thực tế trong nước.
Source: The Voice of Russia
phai  
#12 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 10:06:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hà Nội gia tăng đàn áp các trang blog
Wall Street Journal – Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang gia tăng đàn áp các trang blog có quan điểm chỉ trích hoặc bất đồng với chính quyền. Họ ra lệnh điều tra và bắt giữ những người điều hành trang blog (3 trang nêu đích danh và các trang khác). Các công ty kinh doanh dịch vụ Internet thì lo ngại khi làm ăn tại đất nước bị công an quản lý rất khắt khe này.
Trong một văn bản do Chính phủ ban hành hôm thứ Tư, nêu đích danh 3 trang blog và một số trang khác thường đăng tải các bài viết tố cáo tham nhũng trong hệ thống chính quyền, tố cáo vi phạm nhân quyền. Văn bản của chính quyền mô tả đây là các trang blog có “âm mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch” – cụm từ thường được chính quyền sử dụng để chỉ những người cổ súy, tranh đấu cho cải cách và dân chủ.

Hai trong số 3 trang blog đề cập đã tuyên bố vẫn tiếp tục hoạt động. Trang Dân Làm Báo cho hay trên một thông báo hôm Thứ Năm rằng “Dân Làm Báo sẵn sàng chấp nhận bị trấn áp, bỏ tù hơn là phải sống đời một con chó câm, ẳng cũng không dám ẳng”. Tuyên bố này dẫn tới sự đối đầu ngày càng sâu sắc giữa các lãnh đạo độc đoán của Việt Nam với cộng đồng dân mạng ngày càng phát triển tại quốc gia mà nền kinh tế đang suy thoái.
UserPostedImage
Các nông dân Văn Giang: Lê Dũng, Đặng Văn Dật và Trần Thị Thanh Kiệm đang theo dõi tin tức trên Internet.
Tốc độ phát triển Internet ở VN nhanh hơn một số quốc gia. Hiện VN có khoảng 34% trong số dân 90 triệu người tiếp cận được với Internet. Tỉ lệ này cao hơn một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia do sự phát triển của hạ tầng viễn thông cũng như ước vọng của người dân được tiếp cận với tin tức độc lập không do chính quyền kiểm soát.

Ngày càng có nhiều người lập trang blog riêng để trao đổi các vấn đề từ thơ ca, mua sắm iPhone cho tới chống tham nhũng - thực trạng gắn với kinh tế mở rộng suốt thập niên qua. Một blogger nổi tiếng đã 60 tuổi vốn là cựu chiến binh, ông Nguyễn Tường Thụy viết các bài dưới tên thật về những bất công, về vấn đề rất nóng là đất đai – những nội dung mà truyền thông nhà nước hiếm khi đề cập.

Ông Thụy nói tại nhà riêng của ông ở một khu dân cư phía Nam thành phố: “báo nhà nước chỉ dùng để gói xôi là tốt”.

Trong khi đà tăng trưởng kinh tế của VN đến hồi vỡ bung với mớ bòng bong nợ xấu ngày càng lớn, thì các nhà lãnh đạo nước này noi theo Trung Quốc, Iran đàn áp và dập tắt những ảnh hưởng của Internet. Mục tiêu hiện thời của VN là ngăn chặn các blogger không cho họ đưa tin về những hoạt động bừa bãi, tiêu cực của chính quyền.

Gần đây chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một số văn bản pháp quy dự thảo nhằm buộc mọi người sử dụng tên thật trên mạng. Song song với Văn bản cấm và điều tra một số blog vừa qua, động thái này càng bóp nghẹt tự do ngôn luận.

Các công ty kinh doanh ịch vụ Internet như Google, Yahoo đang lo ngại bơi theo tinh thần một số văn bản pháp quy dự thảo thì các công ty này phải tuân thủ pháp luật VN. Điều này có nghĩa họ phải xây dựng các trung tâm dữ liệu sở tại rất tốn kém ngoài cơ sở trung tâm cũng như xây dựng các chức năng kiểm duyệt tốn kém. Những điều này dễ khiến các doanh nghiệp trên từ bỏ kế hoạch kinh doanh tại VN.

Tổ chức Asia Internet Coalition (do Google, Yahoo, Ebay, Microsoft, Nokia, Skype tài trợ) đang nỗ lực vận động chính phủ Việt Nam sửa đổi, làm nhẹ một số quy định trong dự thảo bởi các quy định này bóp nghẹt sự phát triển thương mại điện tử và Internet. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ cũng cảnh báo chính phủ VN rằng việc chặn trang mạng xã hội Face Book làm mất khả năng kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhau và với các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới.

Asia Internet Coalition từ chối đưa ra bình luận. Được biết, các văn bản dự thảo về quản lý Internet sẽ được CP Việt Nam ban hành và có hiệu lực vào cuối năm.

Một số quan chức VN tỏ ra lo ngại về các quy định trên, đặc biệt trong bối cảnh đất nước này đang chuyển hướng phát triển dịch vụ và tiêu thụ trong nước thay vì lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sang châu Âu và Hoa Kỳ.

Hãng tư vấn Mckinsey & Co, trong một báo cáo nói rằng thương mại điện tử của VN đóng góp 1% vào GDP 125 tỉ USD của đất nước. Tỉ lệ này ngang với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tỉ lệ này của VN sẽ gia tăng nhanh chóng với sự mở rộng và lớn mạnh của các hình thức thanh toán điện tử, với việc ngày càng có nhiều người dân sử dụng Internet.

Hiện, chính quyền đang khuyến khích người dùng mạng xã hội go.vn nhằm thay thế vai trò của mạng Face Book. Tuy nhiên, dịch vụ yêu cầu người dùng phải đăng ký tên thật sử dụng Chứng minh thư Nhân Dân. Các chuyên gia tại Google và MacAfee vừa qua phát hiện nhiều phần mềm của Việt Nam có ẩn chức năng theo dõi, phát hiện các nhà bất đồng chính kiến cũng như có các chức năng chặn trang web chỉ trích chính quyền.

Tuy nhiên, hiện giới lãnh đạo chóp bu đang đối mặt với nhiều chỉ trích về suy thoái kinh tế cho nên theo một số ý kiến, các nhà lãnh đạo của VN sẽ vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến chống Internet.

Blogger Nguyễn Tường Thụy cho rằng mâu thuẫn này sẽ này càng lớn vì ngày càng có nhiều người sử dụng Internet. Ông tỏ ra lo lắng rằng mọi người sẽ không biết được đâu là ranh giới vô hình, mong manh giữa chỉ trích và tuyên truyền chống Nhà nước.

Chính quyền không thể khống chế nổi Internet, Blogger Nguyễn Xuân Diện cho hay. Ông này đã từng bị chính quyền triệu tập và thẩm vấn vì viết blog. Ông Diện cho biết, ranh giới giữa nội dung được viết và nội dung không được viết ngày càng được quy định mơ hồ hơn khiến người ta dễ bị đưa vào khu vực nguy hiểm”.

Wall Street Journal - Dịch giả: Tony Nguyễn. Bản tiếng Việt @ Blog Cầu Nhật Tân.
phai  
#13 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 10:09:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo chí thế giới nhận định về quyết định “chống các bloggers” của TT Nguyễn Tấn Dũng
Cali Today News - Chiều thứ năm 13/9 nhiều website trên thế giới đã loan tin và nhận định về quyết định của TT Nguyễn Tấn Dũng trước đó một ngày khi ông Dũng ra lệnh cho công An của CSVN truy tìm các trang mạng chống đối.

Nhưng có vẻ như lệnh của ông Dũng đã có tác dụng ngược chỉ 24 giờ sau, vì các website bị nêu đích danh đã trả lời trên thư ngõ là “họ sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu vì tự do ngôn luận” và vì số người truy cập vào các website này tăng rất cao.

TT Dũng đã ra lệnh cho lực lượng công an “bắt ngay những ai đứng đàng sau các trang mạng xã hội này, vốn tung ra nhiều tin tức phản ảnh các rối loạn bên trong nội bộ Đảng CSVN gây bất ổn xã hội”
Dân Làm Báo là một trong 3 trang mạng bị nêu tên, đã có trả lời như sau: “không ai bóp miệng chúng tôi được cả hoặc ngăn chận tự do ngôn luận. Đây là nhiệm vụ của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục như thế bằng mọi giá”

Người viết những câu này đã trao đổi với thông tín viên ngoại quốc qua Internet, với điều kiện là tên và địa chỉ chính xác của người này không được tiết lộ vì lý do an ninh cá nhân.

Dân Làm Báo đã thu hút chú ý của rất nhiều đọc giả trong thời gian qua khi tung các bản tin cho thấy có rạn nức trong nội bộ cấp cao nhất trong Đảng CSVN, điển hình là vụ bắt giữ Bầu Kiên được cho là một “trận chiến giữa TT Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang”

Đến chiều thứ năm 13/9 Dân Làm Báo loan tin dã có hơn 500,000 lượt người đọc truy cập vào, tức gấp đôi con số bình thường, nhờ “chính phủ tự nhiên quảng cáo miễn phí”, theo lời những người chủ trương trang này cho biết.

Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới cho hay hiện nay ít nhất có 5 nhà báo VN và 19 bloggers đang bị cầm tù vì nhiều cáo trạng khác nhau ở VN từ 2 năm qua.

Các quan sát viên ngoại quốc cho là “chính phủ CSVN e ngại tin tức như thế sẽ gây bất ổn xã hội và hăm dọa đến chế độ, vì thế những người bloggers bày tỏ thái độ chống đối bị cho là “các phần tử khủng bố”

Trường Giang (Source: AP và The Guardian)
phai  
#14 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 10:11:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hãng tin Associated Press tại Hà Nội phỏng vấn Danlambao sau lệnh cấm của Thủ tướng
Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công văn “xử lý” các trang blog Danlambao, Quanlambao và Biển Đông cùng một số trang khác, phóng viên Chris Brummitt của Thông tấn xã AP đã có phỏng vấn một thành viên của Danlambao và tường thuật sau đó. Cùng lúc, các cơ quan truyền thông quốc tế đã đăng tải những tin tức liên hệ đến vụ việc này khắp nơi.
Phóng viên Hãng tin ABC chạy tít:
“Under fire, a Vietnamese Blogger Vows Dissent” (Bị tấn công, một blogger Việt Nam nhất quyết thể hiện sự bất đồng chính kiến)
Dân Làm Báo lược dịch:
Chris Brummitt (Associated Press) – Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ xử lý ba trang blog bất đồng chính kiến, một động thái có vẻ đã bị phản tác dụng vào hôm thứ Năm khi con số kỷ lục người truy cập các trang blog, và các blogger này đã cam kết tiếp tục duy trì cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận.
Chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh công an bắt giữ những người chịu trách nhiệm các trang blog đã phản ánh thái độ khó chịu ngày càng gia tăng trong nội bộ đảng Cộng sản về sự xuất hiện của các blog và phương tiện truyền thông xã hội, công bố quan điểm bất đồng chính kiến, thông tin độc lập và thổi còi những quan điểm bị cho là sai trái. Đảng không cho phép các phương tiện truyền thông tự do, và lo sợ những chỉ trích hay thảo luận về những thất bại của đảng trên Internet có thể dẫn đến bất ổn xã hội và cuối cùng làm mất sức mạnh của đảng.
“Không ai có thể bịt miệng chúng tôi hoặc ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của chúng tôi”, một thành viên trong ban quản trị của trang Danlambao nói. “Đây là sứ mệnh của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục với bất cứ giá nào.” Blogger này đã trò chuyện qua Internet với hãng tin AP (The Associated Press) với điều kiện rằng tên tuổi và chỗ ở chính xác không được công bố vì có nguy cơ bị bắt giữ.
Danlambao, hay “Toàn Dân Làm Báo” là một trong những trang blog nổi bật nhất của các blog bất đồng chính kiến ​​nổi lên trong hai năm qua.
Trang blog này đã thu hút hàng ngàn người xem trong những tuần gần đây do những tường thuật về cuộc đấu đá giữa các tầng lớp cầm quyền và nghi ngờ đây là động lực đằng sau việc bắt giữ một nhà tài phiệt ngân hàng vào tháng trước. Trang blog đã suy đoán rằng việc tạm giữ Nguyễn Đức Kiên, nhân vật được xem là thân cận với con gái của Thủ tướng là kết quả của tình trạng căng thẳng giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước.
Chiều tối thứ Tư, chính phủ cho biết Danlambao và trang blog khác đã “thông tin bóp méo và bịa đặt” chống lại lãnh đạo và các nhân viên nhà nước Việt Nam cấm không được truy cập vào các trang blog này.
Việc người dân Việt Nam truy cập vào các trang mạng đang bị nhà nước nhắm đến không hẳn là vi phạm, nhưng họ bị chặn bởi tường lửa của chính phủ. Việt Nam ngăn chặn nhiều trang web nhạy cảm, mặc dù việc đi vòng và vượt tường lửa được xem là khá dễ dàng.
“Đây là một âm mưu mờ ám của các thế lực thù địch”, một tuyên bố của chính phủ cho biết, và cộng thêm rằng thủ tướng đã ra lệnh cho công an bắt giữ những người liên quan với các trang blog.
Tuyên bố này đã dẫn đến một sự gia tăng đột biến số lượng khách truy cập vào các trang blog khi những người Việt Nam tò mò muốn xem những gì đã được đăng tải.
Danlambao nói rằng trang blog đang ở chiều hướng có hơn 500.000 lượt xem vào ngày Thứ năm, hơn gấp đôi số lượng bình thường của trang blog, và theo Danlambao thì đó là nhờ vào cái gọi là cuộc tiếp thị – PR không chủ ý do chính phủ tạo ra.
Một trong các trang blog khác, Quanlambao, hoặc “Báo Chí Quan Chức”, nói rằng mối đe dọa của ông Dũng mang ý nghĩa tạo nền tảng pháp lý cho một chiến dịch bắt bớ đối với các blogger.
Blogger (danlambao) liên lạc với hãng thông tấn AP cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu đích danh tên trang blog của họ là để cố gắng gây ra nỗi sợ hãi đối với những cộng tác viên trong việc liên lạc với trang blog.
“Họ (chính phủ) đang mất kiểm soát của các blog độc lập, các blogger. Không chỉ riêng một blog của chúng tôi.”
Blogger của Danlambao nói rằng những nguồn thông tin của Danlambao đến từ các blogger khác, các phóng viên đang làm việc trong truyền thông nhà nước, những công dân bình thường và các thành viên đảng Cộng sản muốn gây thiệt hại cho phe phái khác trong đảng. Một số thông tin đến từ việc đọc giữa các dòng thông tin từ các nguồn thông tin của báo chí nhà nước.
“Họ cung cấp cho chúng tôi những viên đạn và chúng ta bắn – bởi vì họ không thể”, blogger của Danlambao nói.
Cơ quan giám sát quốc tế Phóng viên Không Biên giới nói rằng hiện nay có ít nhất 5 nhà báo và 19 blogger tại Việt Nam bị giam giữ bởi những bản án khác nhau, một phần trong những nỗ lực kết hợp từ chính phủ để dập tắt những lời chỉ trích trong hai năm qua, ngay cả khi đất nước tiến tới việc mở cửa nền kinh tế với đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã dán nhãn các nhà hoạt động dân chủ và tự do ngôn luận là thành phần khủng bố.
Nhà báo làm việc cho các công ty nước ngoài được phép sống ở trong nước nhưng phải xin phép khi làm phóng sự ngoài phạm vi thủ đô. Thường xuyên họ bị từ chối nếu chủ đề của phóng sự được coi là nhạy cảm hoặc gây tổn hại cho Việt Nam.

Bạn đọc cũng có thể tìm thấy bài tường thuật này đăng trên trang nhà của báo The Miami Herald tại Hoa Kỳ.

Và tại Tờ Washington Post.

Bên cạnh đó là những thông tin từ các hãng thông tấn quốc tế lớn:

Hãng thông tấn Pháp AFP tường thuật “2 trang mạng rất phổ biến (hugely-polular) là Danlambao, Quanlambao đã đăng tải một loạt bài vở chi tiết về những đấu đá gia tăng cường độ giữa phe nhóm trong nội bộ đảng”.
“Danlambao đã cho biết trong một bài đăng tải là sau khi những tuyên bố của Thủ tướng được loan tin trên truyền hình quốc gia thì trang blog đã có một kỷ lục 32.000 truy cập trong 1 giờ…”

Bản tin này của AFP cũng đã được Rappler – một mạng lưới của nhiều phóng viên đăng tải.

Hãng tin BBC Á Châu cũng đã đăng lại lời cam kết của Danlambao “Dan Lam Bao and its companions are prepared to be repressed and imprisoned rather than leading the life of a dumb dog that dares not to bark, subservient to those who abuse their power,” (Danlambao và các bạn bè đồng hành sẵn sàng chấp nhận bị trấn áp, bỏ tù hơn là phải sống đời một con chó câm, ẳng cũng không dám ẳng, cúi đầu chấp nhận những kẻ lợi dụng quyền thế cai trị muốn bịt mồm ngăn cản những lời chính tâm).

Tờ báo nổi tiếng The Guardian của Anh cũng đã đăng lại bản tin của AFP.

Trang mạng MY.sinchew cũng nói thêm rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc này trong bối cảnh các trang blog tập trung thông tin về những nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắm đến ông Nguyễn Tấn Dũng và chỉ thị của ông Dũng xảy ra trong khi ông Sang và ôn Trọng vắng nhà – tham dự hội nghị APEC và viếng thăm Singapore.
Source: Dân Làm Báo tổng hợp
song  
#15 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 07:55:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyên gia Mỹ bàn về vụ Thủ tướng Việt Nam cấm 3 trang blog
UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Ba trang blog chính trị đã trở thành một đề tài nóng bỏng tại Việt Nam khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ trích những trang này trên truyền hình nhà nước.

Hôm thứ Tư, truyền hình nhà nước phổ biến thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo người dân không nên đọc 3 blog chính trị ẩn danh, Quan làm báo, Dân làm báo và Biển Đông.

Thông điệp trên truyền hình lên án những trang blog này là “những âm mưu thâm độc của những lực lượng thù địch” và kêu gọi mọi người không đọc những trang này.
Thủ tướng Dũng cũng kêu gọi “trừng phạt nặng nề” những người chịu trách nhiệm những trang mạng này.

Những trang blog được ưa chuộng đặc biệt tại Việt Nam, một quốc gia mà kiểm duyệt là phổ biến. Những người viết blog thường xuyên bị bỏ tù vì những tội phạm chống phá nhà nước và nhiều trang mạng bị ngăn chặn.

Dù bị chính thức lên án, những trang này không bị tường lửa ngăn chặn, do đó số người xem đã tăng vọt, khiến cho nhiều quan sát viên phải đặt nghi vấn là tại sao những trang này bị cấm.

Tất cả ba trang này đều chỉ trích chính phủ, tuy nhiên có trang mang trọng tâm rõ rệt hơn trang khác. Quan làm báo tấn công trực tiếp Thủ tướng, trong khi Dân làm báo có những mục tiêu rộng rãi hơn.

Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu mô tả một bài đặc biệt làm ông chú ý. Bài này chú trọng vào những phe phái chống đối nhau trong Đảng Cộng sản, một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Brown nói:

“Người viết bài chủ yếu phân tích hai phe nhưng cuối cùng cho rằng cả hai đều làm hại cho đất nước. Nếu Thủ tướng Dũng thắng thì cũng vẫn là chuyện tham nhũng, quyền lợi bè phái và nếu phe kia thắng thì đất nước bị Trung Quốc giật dây.”

Trang Biển Đông, đề cập nhiều đến tranh chấp lâu đời với Trung Quốc về lãnh thổ tại Biển Đông, cũng bị nêu tên, làm nhiều quan sát viên ngạc nhiên. Ít người biết được trang này cho đến khi Thủ tướng Dũng loan báo.

Có vị thế riêng biệt đối với những trang blog khác là Quan làm báo, đưa ra những câu chuyện chỉ trích Thủ tướng kịch liệt.

Được thành lập cách đây 4 tháng, trang này đưa ra tin vua ngân hàng Nguyễn Đức Kiên bị bắt, một ngày trước khi cảnh sát chính thức loan báo. Kiên được xem như là một đồng minh thân cận của Thủ tướng, bị bắt vào tháng 8 vì những tội tài chính chưa được tiết lộ.

Các nhà phân tích đồn đại là trang blog này được các đối thủ chính trị trong Bộ Công an hay Tình báo Trung Quốc viết. Ông Brown nói ông nghĩ Quan làm báo là mục tiêu chính của lời loan báo hôm thứ Tư. Ông Brown nói:

“Hầu như họ thêm hai trang blog kia như là trái độn vì Quan làm báo hết sức độc đáo. Tại Hoa Kỳ, các tờ báo loại này được gọi là báo của cánh hữu, gồm những người da trắng không đồng ý với chính phủ.”

Trong khi một số người cho rằng có rất nhiều người vào trang này là một dấu hiệu cho thấy lời loan báo của Thủ tướng Dũng có hậu quả trái ngược, những người khác nói là động thái này là hậu quả của việc tranh chấp quyền lực trong đảng Cộng sản, phát xuất từ chuyện tăng trưởng kinh tế chậm chạp, giá xăng dầu tăng cao và nhiều vụ tai tiếng tham nhũng xảy ra thường xuyên trong các tập đoàn quốc doanh

Source: VOA

Sửa bởi người viết 14/09/2012 lúc 09:16:38(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#16 Đã gửi : 15/09/2012 lúc 01:32:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bị tấn công, người viết blog thề chiến đấu đến cùng

(ABC News) - Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố sẽ đàn áp ba trang blog bất đồng chính kiến, một động thái có vẻ là bị phản ứng ngược vào hôm thứ năm khi các trang blog này có số khách truy cập kỷ lục và các blogger đã cam kết sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công an phải bắt giữ những người chịu trách nhiệm các trang web phản ánh nỗi bực bội ngày càng tăng trong nội bộ Đảng Cộng sản về sự xuất hiện của các blog và phương tiện truyền thông xã hội, các bài viết công bố quan điểm bất đồng chính kiến, các bài báo độc lập và các tiết lộ nội bộ. Đảng (CS) không cho phép tự do thông tin, và lo sợ những chỉ trích hay thảo luận về những thất bại của mình trên Internet có thể dẫn đến bất ổn xã hội và cuối cùng có thể dẫn đến việc mất đi quyền lực của mình.

"Không ai có thể ngăn chặn quyền tự do phát biểu hoặc bắt chúng tôi phải im tiếng", người điều hành DanlamBao, một trong những blog bị nhắm mục tiêu, đã tuyên bố. "Đây là nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục bằng bất cứ giá nào." Người viết blog này trò chuyện qua Internet với hãng thông tấn AP.

Danlambao, hay "Tờ báo của người dân" là một trong những trang blog bất đồng chính kiến nổi bật nhất nổi lên trong hai năm qua.

Trang blog này đã thu hút hàng ngàn người xem trong những tuần gần đây từ những bài báo nghi ngờ về cuộc đấu tranh quyền lực giữa các tầng lớp cầm quyền và cho rằng đấy chính là động cơ đằng sau việc bắt giữ một nhà tài phiệt ngân hàng vào tháng trước. Trang blog còn suy đoán rằng việc tạm giữ Nguyễn Đức Kiên, người được cho là gần gũi với con gái của thủ tướng, là kết quả từ sự căng thẳng giữa Thủ tướng và chủ tịch nước.

Cuối hôm thứ Tư, chính phủ cho biết trang Danlambao và hai trang web khác đã "xuất bản các bài báo bóp méo và bịa đặt" nhằm chống lại giới lãnh đạo. Họ cho biết rằng các nhân viên nhà nước Việt Nam đã được lệnh cấm truy cập vào các trang web nói trên.

Đối với người Việt Nam, truy cập vào các trang web ấy không phải là điều phi pháp, nhưng họ bị chặn bởi tường lửa của chính phủ. Việt Nam vẫn ngăn chặn nhiều trang web nhạy cảm, mặc dù tường lửa khá dễ dàng để tránh né được.

"Đây là một âm mưu mờ ám của các thế lực thù địch", một tuyên bố của chính phủ cho biết, thêm rằng thủ tướng đã ra lệnh cho công an bắt giữ những người có liên quan với các trang web ấy.

Tuyên bố này đã dẫn đến một sự đột biến trong lượt khách truy cập vào các trang web khi người Việt Nam tò mò muốn đọc những thông tin trong các trang này.

Blog Danlambao nói vào hôm thừ Năm, họ đang đạt được mức hơn 500.000 lượt truy cập, gấp đôi số lượng truy cập bình thường của mình, nhờ những gì mà họ gọi là một cú quảng cáo vô tình ngoài ý muốn của chính phủ.

Một trong các trang blog bị nhắm mục tiêu khác, trang Quanlambao, hoặc "Báo chí của các quan chức" nói rằng lời đe dọa của ông Dũng có ý đặt để cơ sở pháp lý cho một chiến dịch bắt bớ đối với các blogger.

Người blogger liên lạc với hãng thông tấn AP cho biết Dũng đề cập đích danh đến trang web của họ để cố gắng làm cho những người viết bài sợ hãi không dám liên lạc nữa.

"Họ (chính phủ) đang mất sự kiểm soát các trang blog độc lập, người blogger cho biết. "Không chỉ một mình trang của chúng tôi."

Người viết blog này cho biết rằng, nguồn thông tin của Danlambao là những người viết blog khác, những nhà báo làm việc cho các phương tiện truyền thông nhà nước, những công dân bình thường và các đảng viên Đảng Cộng sản tìm cách gây thiệt hại cho thành phần phe phái khác trong đảng. Một số gnuồn tin, bài vở đến từ việc suy đoán qua các báo cáo trong các phương tiện truyền thông nhà nước.

"Họ cung cấp đạn cho chúng tôi bắn - bởi vì họ không thể bắn", người blogger nói.

Tổ chức Phóng Viên Không biên giới, cơ quan giám sát quốc tế nói rằng hiện nay có ít nhất năm nhà báo và 19 blogger đang bị giam giữ ở Việt Nam vì những cáo buộc khác nhau, một phần trong nỗ lực dập tắt các chỉ trích của chính phủ từ hai năm qua khi đất nước cố gắng tiến lên phía trước với việc mở cửa nền kinh tế cho đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ gán cho các nhà hoạt động dân chủ và tự do ngôn luận là khủng bố.

Các nhà báo làm việc cho các tổ chức tin tức nước ngoài được phép sống ở trong nước nhưng phải xin phép khi làm tin về những gì ở bên ngoài thủ đô. Những thông tin ấy thường xuyên bị từ chối nếu chủ đề của câu chuyện được coi là nhạy cảm hoặc gây tổn hại cho Việt Nam.

Chris Brummitt - ABC News
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
xuong  
#17 Đã gửi : 17/09/2012 lúc 09:09:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phản ứng của giới blogger trước công văn "Hỏa Tốc" của chính phủ
Hôm 12 tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xử lý một số trang blog bị cho là phản động qua một công văn "Hỏa Tốc" từ văn phòng Chính phủ.
UserPostedImage
AFP photo. Biểu tượng Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông trên facebook của giới trẻ VN.
"Công văn từ nhà Chúa"Sau khi Website của chính phủ hôm 12 tháng 9 vừa rồi phổ biến công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, chỉ đạo các cơ quan chức năng “điều tra, xử lý” tình trạng một số trang thông tin điện tử như “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, “Biển Đông”… cùng một số trang mạng khác “đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống đảng và nhà nước”, “gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội”, và công văn cho “đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch”, thì blogger Người Buôn Gió mới “xúc cảnh sinh tình” thành “Công văn hỏa tốc của nhà Chúa”.

Công văn từ nhà Chúa ấy ra sao? Người Buôn Gió mở đầu rằng “Giờ Thân ngày Bính Tí mùa thu năm Nhâm Thìn, lúc trời chạng vạng, ngựa của văn thư phủ Chúa chạy khắp kinh thành đưa công văn hỏa tốc. Chưa ai rõ chuyện gì, người ta đồn là tại vỡ đập, vỡ đê ở mạn châu Hoan, Châu Diễn. Xưa nay chỉ có vỡ đê, vỡ đập mới có công văn hỏa tốc như vậy. Lại có người đồn do mười mấy nhân mạng người Vệ xa xứ làm nô lệ, bị chết cháy thê thảm. Bởi thế phủ Chúa mới vào cuộc điều tra. Trong nước thì nước lũ cuốn trôi mười mấy mạng người, ngoài nước thì hỏa hoạn thiêu chết cũng mười mấy mạng người Vệ. Chưa năm nào nước lửa nội công, ngoại kích cùng lúc như vậy”. Rồi tới lúc trời tối hẳn, công văn phủ Chúa mới tới được các bộ để các bộ “chức năng” này thông báo cho thần dân, bá tánh được tường. Nhưng hoá ra:

Công văn hỏa tốc của phủ Chúa không phải chuyện vỡ đê, vỡ đập, hỏa hoạn, chết người. Mà là công văn bố cáo các bộ, phủ của triều đình khẩn cấp truy tìm tông tích của bọn phao tin nói xấu các đại gia, đại thần trong nước, khiến nhân dân hoang mang. Ảnh hưởng uy tín đến các địa gia, đại thần trọng trách. Than ôi, dân tình còn bơi trong nước lũ. Nơi khác đập chắn nước rung rinh. Nhà Chúa lại lo cho các đại gia, đại thần đang bị bọn xấu dèm pha.

Giá như lúc này Chúa ngồi thuyền nan đi thị sát tình hình nước lũ, phát chẩn cho dân nghèo, thống lãnh việc ngăn đê, đắp đập an sinh cho bá tính có phải được lòng người gấp vạn lần. Mặc kệ đời nói thế nào thì nói. Theo lời bố cáo trong công văn hỏa tốc nhà Chúa ban ra, dân tình mới tìm đọc những luận điệu chống phá triều đình, chống phá nhà Sản. Thì ra toàn những lời nói xấu nhà Chúa cả.

Theo giải thích của phủ Chúa thì sở dĩ việc của nhà Chúa hỏa tốc hơn việc của dân vì Chúa là mệnh trời, và “Kẻ dân đen ngoi ngóp trong nước lũ, cửa nhà tan hoang sao đáng lo bằng các đại gia, đại thần trong dinh thự xa hoa đang bị những lời chỉ trích, dèm pha”.

Trong khi đó, blogger Phair Zios thắc mắc “phủ Chúa” trong tay há “chẳng có “hàng trăm tờ báo, hàng vạn phóng viên tinh nhuệ, hàng vạn cán bộ đầy năng lực” đó sao, sao lại “tự nhiên phải đặt mấy cái bờ lốc bờ léo trở thành một thế lực (thù địch)” ? Không những thế, “nhà Chúa” lại “tự hào về lực lượng an ninh, cảnh sát hùng hậu, tự hào với hàng vạn chiến công to nhỏ đánh sập biết bao bọn bờ lốc bờ léo”, bỏ tù hàng chục người yêu nước mà “nhà Chúa” gọi là những “thằng-con cứng đầu cứng cổ”, vậy mà chịu bó tay trước “các thế lực thù địch” ấy hay sao ? Blogger Phair Zios “tự vơ vào tí” với giới thống trị để kết luận:

Chúng ta đã bắt biết bao nhiêu "thằng và con" nhốt vô tù vì dám xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước. Nhưng càng bắt chúng lại càng trở nên đông đảo và mạnh mẽ hơn. Phải chăng là ở xứ mình, có nhiều người thích vào tù??? Hay là ở lý do nào khác?

Phản ứng trước công văn chỉ đạo phải “điều tra, xử lý nghiêm” những trang mạng vừa nêu có “nội dung chống Đảng và Nhà nước”, “bôi đen bộ máy lãnh đạo”…, blog Quan Làm Báo có bài tựa đề “Thủ tướng có thể ‘nhổ’ hết 90 triệu người dân VN” không ?, với lời khẳng định rằng:

Không một đòn thù nào dù có ghê rợn, bẩn thỉu đến đâu cũng không thể làm nhụt được ý chí của một dân tộc không còn muốn bị đè nén, áp bức dưới một Chính Phủ tham nhũng - lũng đoạn của những bố già đen và bố già 'đỏ'. Nhân dân Việt Nam khát khao được sống trong một đất nước được điều hành bởi hệ thống Luật Pháp nghiêm minh với một hệ thống chính trị trong sạch và vươn tới một nền dân chủ thật sự và một xã hội công bằng, bác ái! Lời cuối cùng Quan làm báo xin dẫn dụ câu nói của Nguyễn Trung Trực "Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nước Nam .... "Chống bè lũ tham nhũng- lũng đoạn đưa đất nước đến một nền dân chủ, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh"!
Phản ứng của giới viết blog
Còn blog Dân Làm Báo thì cam kết với “các bạn trong thôn” rằng:

Danlambao không chấp nhận và khuất phục trước mọi hành động bịt mồm, bịt mắt, bịt tai của bất kỳ nhà nước, đảng cầm quyền nào. Không ai có quyền phán xét và tự quyết định những gì mà công dân Việt Nam được đọc, nghe và trao đổi. Do đó, Danlambao sẽ tiếp tục cung cấp thông tin và quan điểm đa chiều của mọi thành phần nhân dân, tạo diễn đàn để chính dân “độc giả” chúng ta tự làm tin, tự thông tin, tự đại diện cho cái nhìn, quan điểm của chính mình, tự cất tiếng nói về những vấn đề chúng ta quan tâm trong đời sống.

Là độc giả và cũng là biên tập viên quần chúng, Danlambao không tiếp tục cho phép ý kiến và suy nghĩ của chính mình bị “gạn lọc”, “bóp méo”, “thay thế”, “nhỏ giọt” hay “chận đứng” bởi những “cái loa”, “cái phễu”, “cái lưới”, và “cái lưỡi” và công văn của VPCP. Và đó là lời cam kết Danlambao xin được gửi đến các bạn trong thôn.

Dân Làm Báo nhân tiện khẳng định sẽ cùng bạn bè đồng hành sẵn sàng “chấp nhận bị trấn áp, bỏ tù hơn là phải sống đời một con chó câm, ẳng cũng không dám ẳng, cúi đầu chấp nhận những kẻ lợi dụng quyền thế cai trị muốn bịt mồm ngăn cản những lời chính tâm” – đúng theo tinh thần bất khuất của nhà thơ Phùng Quán:

Dù ai ngon ngọt nuông chìu

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu

Qua bài “Khó hiểu hay dễ hiểu”, blogger Nguyễn Thông “ Tự dưng lại nghĩ, thủ tướng cần lưu ý mấy ông soạn cái công văn chỉ đạo trên, xem Trung Quốc nó có cài cắm người vào nội bộ ta không. Nếu không, sao lại cấm đoán người dân đọc những bài viết chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền. Nếu không, sao lại quy kết một trang tích cực với đất nước như thế là phản động?”. Nhà báo Nguyễn Thông kể lại:
Xưa nay, từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, mình chưa bao giờ đọc cái trang mạng nào có tên Biển Đông…Chỉ biết Biển Đông trên mạng vậy thôi. Ai ngờ, đọc cái thông báo của Văn phòng chính phủ bữa qua, nội dung nói thủ tướng chỉ đạo phải điều tra, xử lý mấy trang mạng phản động Quan làm báo, Dân làm báo, Biển Đông... mình mới té ra, mấy thứ đó là phản động. Thì quan và dân phản động đã đi một nhẽ, nhưng Biển Đông là cái chi chi mà cũng phản động. Giá không có chỉ đạo của thủ tướng thì mình và vài chục triệu người cầm chắc chả biết Biển Đông mặt mũi nó như thế nào, tốt hay xấu, phản động ra sao.

Nhưng được thủ tướng gợi ý nên nổi máu tò mò, tìm coi thử. Ôi giời, thật tình mà nói, nếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo mà những tờ báo chính thống của nhà nước làm được như cái trang "phản động" này thì quá tốt. Mình đọc từ đầu đến cuối mấy bài gần đây thấy hừng hực tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức chống bọn Tàu bành trướng xâm lược, bẻ tơi bời lý sự của bọn học giả Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa, đường lưỡi bò...Thế thì nó phản động ở chỗ nào?

Qua bài “Ngày tận số của ông ta đã điểm”, blogger Bà Đầm Xoè cho biết lâu nay blogger này tâm niệm “ông ta” chỉ là “kẻ tham lam, ít chữ nghĩa nên sẽ chỉ là kẻ tham lam vô độ” khiến “làm suy kiệt kinh tế VN, biến nhiều tầng lớp nhân dân thành người bần cùng, tạo nên mâu thuẫn kịch liệt không thể ‘đội trời chung’ giữa giầu và nghèo. Như thế, theo quy luật Tắc - Thông, tắc đến tận cùng sẽ có biến để thông, sẽ là cơ hội để nhân dân vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ dân tộc”. Nhưng, với thông báo mà Bà Đầm Xoè gọi là “mới toanh” từ VP Chính phủ hôm 12 tháng 9 vừa nói nhằm “điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước” của “ông ta”, thì Bà Đầm Xoè “trong đầu hiện lên một thống kê”:

- Dẹp viện nghiên cứu độc lập IDS chính là ông ta.

- Bỏ tù Cù Huy Hà Vũ chính là ông ta.

- Bỏ tù nhóm ngôn luận Thái Bình, Hải Phòng, Hà Đông … chính là ông ta.

- Bỏ tù bloger Nguyễn Văn Hải và những người trong CLB nhà báo tự do, chính là ông ta
UserPostedImage
Một kỹ sư CNTT đang làm việc trong cửa hàng bán trái cây của mình tại Hà Nội hôm 10/5/2012, ảnh minh họa. AFP photo
Và còn nhan nhản những vụ khác như Bùi Thị Hằng, Phạm Thanh Nghiêm, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, 17 thanh niên Thiên chúa giáo… cũng chính là ông ta.

Blogger Bà Đầm Xoè khẳng định rằng tất cả những người vừa nói đều vô tội, chỉ “thuần tuý thực hiện quyền tự do ngôn luận phù hợp với quyền con người của LHQ mà VN đã cam kết”, “phù hợp với hiến pháp và luật pháp VN”, và “ Mục tiêu của họ cũng chỉ là cổ vũ cho tự do, dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng những gì mà đảng đã nói”. Blogger Bà Đầm Xoè nhân tiện lưu ý số vụ đàn áp, bắt bớ, khủng bố, bỏ tù những người yêu nước dưới thời “ông ta làm thủ tướng” còn “nhiều và tàn khốc hơn 2 thủ tướng tiền nhiệm”, trong khi:

Đất nước đang đứng trước họa xâm lăng của TQ, chẳng thấy ông ta nói gì? Kinh tế đất nước đang tuột dốc không phanh, không thấy ông ta nói gì? Người Việt bị chết ở trong nước và khắp nơi trên thế giới lên tới con số cả trăm mà cũng không thấy ông ta nói gì? Và, trong lúc chính ông ta cũng đang lo giữ ghế với Bộ chính trị, với trung ương đảng, với quốc hội thì ông ta cũng không quên ký tiếp một văn bản mới nhằm truy lùng, khủng bố, bắt bớ, bỏ tù, bịt mồm những người có tiếng nói tự do.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.517 giây.