logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 08:41:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG
Kính gửi : Đảng ủy XXX
Đồng kính gửi : Chi bộ XXX

Tôi tên là : Nguyễn Chí Đức
Sinh ngày : 13/09/1976
Ngày vào đảng : 28/12/2000 ; chính thức : 28/12/2001
Ngày viết đơn : 13/09/2012 ; ngày ra khỏi Đảng : ?
Nơi kết nạp : Đảng bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội ; Nơi ra khỏi đảng : ?

Trước khi soạn thảo đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), trong tôi là cả một quá trình dài suy nghĩ nghiêm túc trước khi quyết định. Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản là ý thức về chính trị đầu tiên mà tôi tiếp nhận qua việc được giáo dục trong môi trường XHCN. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã phấn đấu không mệt mỏi cho đến năm cuối mới vinh dự được đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN. Mất 4 năm phấn đấu để trở thành người đảng viên thì cũng phải hơn 8 năm (2004) tôi mới dứt khoát viết lá đơn này. Âu cũng là lẽ thông thường trong cuộc sống, khi tuổi trẻ con người ta dành tình cảm, nhiệt huyết cho một lý tưởng vì lý do nào đó mà giã từ không khỏi giằng xé về tư tưởng.

Vì sao lại như vậy?

Bởi vì dòng chảy xã hội không khô cứng như những cuốn sách lý luận giáo điều, thực tế không đẹp như những áng văn thơ mỹ miều ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin. Có những bất công trong cuộc sống, nghịch lý trong xã hội, mâu thuẫn ngầm giữa một bộ phận không nhỏ các tầng lớp nhân dân với ĐCSVN, mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa ĐCSVN với Đảng Cộng Sản Tàu, các biến động chính trị trên thế giới mà khi quán chiếu theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam “soi đường chỉ lối” khiến tôi phải lấn cấn, có khi hoang mang cực độ.

Hằng năm, theo thông lệ mỗi người đảng viên phải viết bản tự kiểm điểm. Mỗi lần như vậy, tôi đều viết cơ bản giống như nhiều đồng chí khác cho có chiếu lệ. Nhưng có lúc tôi tự hỏi:

Những nỗ lực và thành tựu mà ĐCSVN đã đóng góp cho đất nước Việt Nam như ngày hôm nay phải chăng chỉ đi lại con đường của những người theo chủ nghĩa dân tộc, các đảng phái Quốc Gia khác đã từng lựa chọn trong quá khứ thậm chí trước khi cả ĐCSVN ra đời như trường hợp của nhà cách mạng Phan Bội Châu?

Tại sao trên toàn thế giới ở các quốc gia nếu có đảng Cộng Sản hoạt động thì thực tế cho thấy những đảng này chỉ có chỗ đứng khiêm tốn trên chính trường? Có đảng Cộng Sản nào có khả năng cầm quyền để lập chính phủ mới sau mỗi mùa bầu cử trong hệ thống chính trị có sự ganh đua đảng phái?

Trên đây chỉ là đơn cử một vài suy nghĩ trong quá trình tự nhận thức lại của tôi mà không dám bày tỏ cùng ai. Còn về mặt tổ chức, thời gian gần đây tôi tự nhận thấy mình có những hành động, phát ngôn, bài viết, gặp gỡ một số đối tượng trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng. Mặc dù đã được Đảng ủy, chi bộ “giáo dục” và chiếu cố nhưng tôi cảm thấy thực sự mình không còn phù hợp để đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN nữa. Nếu sự việc còn tiếp tục kéo dài thì điều đầu tiên tôi tự làm khổ và không sống thành thật với lương tâm của chính mình. Ngoài ra gián tiếp, tôi còn gây rắc rối cho những người xung quanh, những người mà tôi rất quí mến.

Đó là lý do tôi viết lá đơn này!

Tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét và chấp thuận cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt.

Ban đầu, tôi có ý định nhân việc viết đơn xin ra khỏi ĐCSVN như một hành động “tự sát chính trị” nhằm góp ý nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình kinh tế Việt Nam rất bết bát, niềm tin của dân chúng dành cho Đảng xuống rất thấp, biểu tình xảy ra tứ tung, bên ngoài thì ngoại bang hăm he đe đọa bờ cõi nhưng xét thấy điều này vượt quá khuôn khổ của một lá đơn xin ra khỏi Đảng. Hơn nữa, trong quá khứ đã có nhiều cựu tướng lãnh, lão thành cách mạng, trí thức tên tuổi có nhiều cống hiến cho chế độ đã viết thư ngỏ/phát biểu nhằm bày tỏ thiện chí xây dựng Đảng nhưng đều hoài công vô ích thì ý kiến của một đảng viên tầm thường như tôi chỉ tổ lố bịch thêm.

Một lần nữa, tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt dù được chấp thuận hay bị khai trừ cũng được.

Những gì mà tôi được trưởng thành và học hỏi khi sinh hoạt ở các chi bộ Đảng qua các thời kỳ về đức tính kỷ luật, tự giác, bảo mật, tinh thần đồng đội không bao giờ tôi quên. Cũng như không bao giờ tôi quên và phủ nhận những tấm gương tiền bối của ĐCSVN dù nổi tiếng hay bình dân (chủ yếu thời kháng chiến chống Pháp) tuy đi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin nhưng động cơ sâu thẳm và đầu tiên là yêu nước Việt Nam, thâm tâm họ cũng mong muốn đất nước được tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ của họ rất can đảm dấn thân không hề vụ lợi, sợ hãi ngục tù, phần lớn cuối cuộc đời họ vẫn giữ được đức tính trong sạch, giản dị. Đó là những yếu tố căn bản cho người thanh niên có ý định góp phần cải tạo xã hội, tham gia các hoạt động chính trị nói chung.

Tôi xin chân thành cảm ơn và cũng là lần cuối cùng nói lời cảm ơn tới các đồng chí!

Hà nội, ngày 13 tháng 09 năm 2012
Người làm đơn


(Đã ký tên và gửi đến nơi có thẩm quyền)


NGUYỄN CHÍ ĐỨC
Source: donghailongvuong

Sửa bởi người viết 13/09/2012 lúc 09:02:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 08:53:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người biểu tình chống TQ xin ra khỏi Đảng
Nguyễn Chí Đức, người biểu tình chống Trung Quốc bị công an hành xử thô bạo hồi năm ngoái, vừa nộp đơn xin ra khỏi Đảng CSVN sau 12 năm làm Đảng viên.
UserPostedImage
Công an đã kéo lê và đạp vào mặt ông Nguyễn Chí Đức hôm 17/7/2011

Đúng ngày sinh nhật lần thứ 36 của mình, ông Đức đã gửi đơn lên đảng ủy chi bộ nơi ông công tác với nguyện vọng "được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam càng sớm càng tốt".

Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, ông Đức cho hay đây là quyết định được ông đưa ra sau một quá trình suy nghĩ nghiêm túc và lâu dài.

Ông nói kể từ khi ông phấn đấu để vào Đảng và được là đảng viên dự bị năm 2000 khi còn là sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách khoa Hà Nội tới khi soạn thảo lá đơn, ông đã có nhiều thay đổi về nhận thức.

Ông Đức nói: "Khi rèn luyện phấn đấu để vào Đảng, tôi thực sự thấy rằng tôi muốn vào Đảng vì trong Đảng có nhiều người tốt, tôi chia sẻ tư tưởng của họ".

Được biết gia đình ông Nguyễn Chí Đức thuộc diện gia đình cách mạng với quá trình hoạt động lâu dài từ trước Cách mạng Tháng Tám.

Tuy nhiên trong thời gian suốt hơn 10 năm làm Đảng viên, ông Đức nói ông thấy dần xa lạ với những ý tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin và muốn theo đuổi con đường chủ nghĩa dân tộc.

"Cả một quá trình dài, chứng kiến những bất công trong cuộc sống, những tiêu cực trong xã hội và nghe các câu chuyện về nội bộ của Đảng, tất cả những điều đó đều ảnh hưởng tới quyết định của tôi."
Lá đơn của ông cũng giải thích: "Có những bất công trong cuộc sống, nghịch lý trong xã hội, mâu thuẫn ngầm giữa một bộ phận không nhỏ các tầng lớp nhân dân với ĐCSVN, mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa ĐCSVN với Đảng Cộng Sản Tàu, các biến động chính trị trên thế giới mà khi quán chiếu theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam “soi đường chỉ lối” khiến tôi phải lấn cấn, có khi hoang mang cực độ."

Ông cho biết: "Thực ra ý định xin ra khỏi Đảng đã đến với tôi năm 2004 nhưng lúc đó chưa thực hiện được."

'Không chống Đảng'Ông Nguyễn Chí Đức cũng nói ông cảm thấy gần gũi với tinh thần dân tộc chủ nghĩa của các chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và muốn đi theo con đường quốc gia dân tộc.

"Tôi cho rằng đã đến lúc ra đi, vì ở trong Đảng tôi không giúp được gì cho Đảng, mà cũng không thực hiện được những gì tôi ấp ủ."

Thế nhưng ông Đức khẳng định "ra khỏi Đảng không phải là chống Đảng" và ông vẫn tiếp tục góp phần cải tạo xã hội, giúp đỡ đồng bào.

Đơn của ông nhắc lại: "Một lần nữa, tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt dù được chấp thuận hay bị khai trừ cũng được."
Ông Nguyễn Chí Đức là một trong những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc nhiều lần từ khi làn sóng biểu tình nổ ra ở Hà Nội mùa hè năm ngoái.

Trong cuộc biểu tình hôm 17/7/2011, ông đã bị công an Hà Nội đối xử thô bạo.

Dư luận trong nước nói nhiều về một đoạn video chiếu hình ảnh các nhân viên an ninh mặc cả sắc phục và thường phục đang kéo một người thanh niên lên xe buýt sáng hôm đó.

Người thanh niên nằm ngửa bị nắm tay chân, đặt nằm trên đất trước khi lôi lên cửa xe buýt. Vào thời điểm đó, một nhân viên an ninh mặc thường phục áo phông màu vàng xuất hiện ở cửa xe, lấy chân dậm thẳng vào mặt người thay niên đang nằm dưới đất khiến người này giơ tay ôm mặt.

Sau đó, người thanh niên bị vất lên xe.

Đó chính là Nguyễn Chí Đức, người sau đó nói ông "đã bị khống chế như con lợn... mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo".

"Trong đó có 2 phát được ăn bánh "giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực."

Nhưng ông nói việc trấn áp phũ phàng này không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới quyết định ra khỏi Đảng của ông.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 13/09/2012 lúc 09:06:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 09:03:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tại sao tôi xin ra khỏi Đảng?
Một trong những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc nhiều lần, anh Nguyễn Chí Đức, làm đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam sau 12 năm là Đảng viên.

Anh Đức được dư luận biết tới nhiều sau khi hình ảnh vụ anh bị một sỹ quan công an đạp vào mặt trong một cuộc biểu tình hồi năm ngoái ở Hà Nội được tung lên mạng.

Nguyễn Chí Đức nói với BBC rằng quyết định của anh được đưa ra sau một "quá trình" thay đổi trong nhận thức.

Anh cũng bày tỏ ý nguyện theo đuổi "chủ nghĩa dân tộc như các nhà yêu nước thời kỳ chống Pháp".

Tải mp3 để nghe

Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.