logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 08:04:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, có một chữ khá thịnh hành và thường gây xôn xao dư luận: “cưỡng chế đất đai”. Nhưng việc cưỡng chế ấy không phải chỉ giới hạn ở chuyện đất đai. Từ lâu, chính quyền đã có một hình thức khác: cưỡng chế ngôn ngữ.
Hình thức cưỡng chế ấy có nhiều biểu hiện.

Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ “thực dân”, “Việt gian”, “địa chủ”, “cường hào” và “tư sản”; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ “đế quốc”, “chủ nghĩa thực dân mới”, “Mỹ ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “ác ôn”, “phản quốc” và “phản động”; sau năm 1975, “chủ nghĩa bá quyền”, “chủ nghĩa bành trướng”, “tư sản mại bản”, “tàn dư của chủ nghĩa thực dân” và “phản động”; gần đây, thêm hai khái niệm mới: “diễn tiến hòa bình” và “âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế”. Đi đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: “sài lang”, “lang sói”, “ác thú”, “quỷ dữ”, v.v.

Những nhãn hiệu ấy có ba chức năng chính: một, để chụp mũ bất cứ người nào đi ngược lại chủ trương của họ; hai, để phi nhân hóa kẻ thù: kẻ thù tồn tại không phải như những con người mà là như những khái niệm, do đó, việc tiêu diệt kẻ thù không còn nằm trong phạm trù đạo đức thông thường nữa; và ba, để dựng lên những con ngáo ộp hầu một mặt, dù dọa dân chúng; mặt khác, biện minh cho những chính sách cứng rắn, thậm chí, có tính chất khủng bố của họ. Chức năng thứ ba là thuộc tính của mọi chế độ độc tài: Họ luôn luôn cần kẻ thù, cần văn hóa chiến tranh. Nếu không có kẻ thù thì họ thêu dệt ra kẻ thù. Bóng ma của kẻ thù là một cách để vừa tập trung quyền lực vừa đánh lạc hướng dư luận. Đối diện với cái bóng ma đầy đe dọa ấy, dân chúng nói chung dễ dàng gác bỏ mọi sự hoài nghi hay ý hướng phản kháng.

Thứ hai, đặc biệt suốt cả hai cuộc chiến tranh, 1946-54 và 1954-75, là quân sự hóa các hoạt động ngôn ngữ trong đời thường. Văn học nghệ thuật biến thành hoặc “chiến trường” hoặc “mặt trận” hoặc “trận tuyến”; tác phẩm là “vũ khí”; viết lách là “tiến công”; “nhà thơ cũng phải biết xung phong”; “viết bài thơ trên báng súng”; “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy / bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”; giới cầm bút biến thành “đội ngũ”, hình thành nên cái gọi là “đội quân văn nghệ” hay “lực lượng sáng tác”, ở đó mọi người đều là những “chiến sĩ cầm bút” và đều tuân theo một “cương lĩnh chiến đấu” và cùng nhau “hiệp đồng chiến đấu”. Thơ trào phúng được xem là một “binh chủng đặc biệt” trong khi các bài ký sự hôi hổi sức nóng của đời sống thực được xem là một “mũi xung kích” hoặc “mũi nhọn tiến công” của nền văn học mới. Một nhà thơ hay một nhà văn trung thành với một vùng sáng tác nào đó thì được gọi là “bám trụ”; đi tiên phong trong một lãnh vực nào đó thì biến thành “ngọn cờ”; tập trung vào việc đả kích địch thì được ví với việc “nổ súng”; thường xuyên phê phán địch thì được biểu dương là “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Trong thơ, có những “bài thơ rực lửa chiến đấu”; trong âm nhạc, có “tiếng hát át tiếng bom”.

Vượt ra ngoài phạm vi văn học, ở các lãnh vực khác, cũng thế. Một đám đông, dù chẳng liên quan gì đến quân sự, cũng được gọi là “đội quân”: “đội quân thất nghiệp”. Làm quang đất đai thì gọi là “giải phóng mặt bằng”. Một chương trình có nhiều người tham gia và được nhà nước cổ vũ thì được gọi là “chiến dịch” (ví dụ: “chiến dịch làm sạch đường phố”). Ngày mở đầu của những chiến dịch như vậy thường được gọi là “ra quân” (“Hà Nội ra quân chống ùn tắc giao thông”). Trấn giữ một địa điểm nào đó để làm nhiệm vụ, cho dù chỉ là nhiệm vụ phòng chống lũ lụt, cũng được gọi là “đóng chốt” hay “trực chiến” (“Chính quyền, các cơ quan chủ quản đã cử người đóng chốt, trực chiến tại những địa điểm nhiều nguy cơ lũ tràn về”) (1). Cách thức ăn uống đặc biệt cho một loại người nào đó trở thành “chế độ” ăn uống. Tự mình dằn vặt suy nghĩ để đi đến một quyết định quan trọng nào đó thì được gọi là “đấu tranh tư tưởng”. Tố Hữu có hai câu thơ tả một cánh đồng hợp tác xã ở miền Bắc: “Hãy xem! Đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trận / Lúa đứng thẳng hàng quyết tâm năm tấn.” Một nhà thơ nào đó, hình như là Trinh Đường, có câu thơ tả tình yêu: “Tình yêu anh, em ạ, cũng lên nòng.”

Thứ ba là hành chính hóa ngôn ngữ. Ở xã hội nào cũng có lớp từ vựng hành chính riêng. Xưa, có các từ sớ, tấu, chiếu, chỉ, bẩm, báo, trình, với những “quan”, những “cụ”, những “thầy” các loại. Xã hội ngày nay cũng vậy. Cũng có “cán bộ”, có “đồng chí”, có “báo cáo”, có “phương án giải quyết”, có “đăng ký” và “quản lý”, v.v. Chỉ có vấn đề là, khác với các nơi và thời khác, dưới chế độ cộng sản, lớp từ hành chính ấy cứ tràn ra đời sống hàng ngày. Ở mọi nơi. Kể cả những nơi quan hệ giữa người và người không có chút hành chính gì cả.

Cũng có khi đó là chủ trương chung của nhà cầm quyền: Để xây dựng một xã hội mới với những con người mới, và đặc biệt, những quan hệ mới, người ta cổ vũ việc sử dụng lớp từ hành chính trong mọi trường hợp. Bạn bè là “đồng chí” của nhau. Những người “đồng chí” ấy không chuyện trò với nhau: Họ “trao đổi” hoặc “báo cáo” cho nhau, rồi “tự phê” và “phê bình” nhau. Sau những “báo cáo” và những “phê bình” ấy, người ta không cần hiểu rõ: Người ta chỉ cần “quán triệt”. Nếu một người còn hoang mang, người khác sẽ tiếp tục giúp “đả thông tư tưởng”. Con trai và con gái không gặp nhau: họ “phát hiện” ra nhau; họ không yêu nhau: họ có “quan hệ tình cảm” với nhau; họ không làm đám cưới với nhau, họ chỉ “đăng ký kết hôn”. Ngày xưa, chỉ có các nhà tư tưởng mới “tư duy” (Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu, “Cogito ergo sum”, Descartes), bây giờ, trong quần chúng, ai cũng “tư duy” nên mặt mày ai cũng “khẩn trương” và cũng đầy “bức xúc”, nhất là khi gặp một “sự cố” gì đó mà người ta chưa có “phương án giải quyết”.

Việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy làm xóa mờ ranh giới giữa cái riêng và cái chung, tính chất cá nhân và tính chất tập thể, kích thước xã hội và kích thước chính trị trong đời sống con người. Từ cái nhìn bên ngoài, chúng ta dễ thấy việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy là một sự hài hước, thậm chí, lố bịch, do đó, nó trở thành đề tài của các truyện cười nhạo báng chế độ, kiểu nói chuyện với bố mẹ hay anh em bạn bè mà dùng chữ “báo cáo”; xin kết hôn mà dùng những chữ to tát như “đăng ký” hay “quản lý đời em”; hối thúc một người nào đó mà dùng chữ “hãy khẩn trương lên”… Tuy nhiên, từ cái nhìn trong cuộc, với việc phổ cập của lớp từ vựng hành chính trong đời sống hàng ngày như vậy, nhà cầm quyền đã thành công trong việc nhồi sọ quần chúng, biến mọi người thành một thứ công cụ như được đúc ra từ một cái khuôn duy nhất: người ta không còn sự riêng tư và sự độc đáo nữa.

Thứ tư là tạo nên những từ mới hoặc áp đặt lên các từ cũ một nội dung mới hoàn toàn trái ngược hẳn với hiện thực vốn có. Ví dụ cho loại này nhiều vô cùng: thay cho chữ “trại tù”, họ gọi là “trại học tập” hay “trung tâm phục hồi nhân phẩm”; thay cho chữ “nhồi sọ”, họ gọi là “cải tạo tư tưởng”; thay vì gọi thẳng là tịch thu đất đai của địa chủ, họ dùng chữ “cải cách ruộng đất”; thay vì gọi thẳng tịch thu tài sản của người giàu, họ gọi là “đánh tư sản”; thay cho chữ “làm quan”, họ tự xưng là “đầy tớ nhân dân”; thay cho chữ “độc tài”, họ lại gọi là “làm chủ tập thể”; cán bộ đồi trụy, thay vì nói đồi trụy, họ dùng chữ “hủ hóa”; đối với hiện tượng tham nhũng hay thoái hóa của đảng viên, thay vì dùng chữ “nhiều”, họ dùng chữ “không ít” hoặc “một bộ phận”; thay vì thừa nhận thất bại trước các thử thách, họ dùng cách nói “từng bước khắc phục”; thay vì “bắt lính”, họ gọi là “đi nghĩa vụ quân sự”; thay vì nói đánh chiếm Campuchia, họ nói họ đang làm “nghĩa vụ quốc tế”; thay vì nói “bế tắc”, họ dùng chữ “hạn chế tất yếu”; những gì họ thích thì họ gọi là “bản chất” và “khách quan”; những gì không thích thì họ gọi là “hiện tượng” và “chủ quan”.

Gọi như thế, người ta bất chấp cả sự thật. Chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới và những mặt trái của nó đã được vạch trần và đã trở thành hiển nhiên với mọi người, họ vẫn tiếp tục gọi nó là “tiến bộ”, là “đỉnh cao”, là “ưu việt” và là “quy luật phát triển” của lịch sử. Không có tự do bầu cử và cũng không có bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý nào, người ta vẫn khăng khăng nhân danh “ý nguyện của toàn dân” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo của mình. Suy nghĩ cũ mèm mà vẫn cứ ba hoa là “đổi mới tư duy”. Gần đây, họ gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn là các cuộc “tụ tập tự phát” của quần chúng; tàu Trung Quốc đâm nát tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông được gọi là “tàu lạ”; những vấn đề nhà cầm quyền không muốn nghe thì gọi là “nhạy cảm”, v.v.

Có thể nói, với những cách dùng từ hoặc định nghĩa từ ngang ngược như vậy, người ta tiến hành một cách quy mô, kiên trì và có hệ thống một cuộc cưỡng chế trong lãnh vực ngôn ngữ. Hậu quả là nó làm thay đổi hẳn ý nghĩa của rất nhiều từ quen thuộc hoặc làm cho chúng trở thành rỗng tuếch, không còn mang một ý nghĩa gì cả. Những chữ như “cách mạng”, “giải phóng”, “công bằng”, “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tiến bộ”, “phát triển”, “đỉnh cao trí tuệ”, “làm chủ tập thể”, “quần chúng”, “nhân dân”, thậm chí, cả chữ “yêu nước”… đều nằm trong trường hợp như thế. Ngay cả những chữ đơn giản như “đúng” và “sai”, “thật” và “giả”, “tiến bộ” và “lạc hậu”, “tốt” và “xấu”… cũng không còn nguyên nghĩa của chúng nữa. Trong các cặp đối lập ấy, khái niệm thứ nhất bao giờ cũng được sử dụng cho đảng, hoặc rộng hơn chút, cho “phe ta”; còn khái niệm sau bao giờ cũng thuộc về phe địch. Không có ngoại lệ. Đã là địch thì phải sai, phải giả, phải xấu và phải lạc hậu. “Ta” thì, ngược lại.

Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế, Trần Văn Thủy đi hỏi ý nghĩa hai chữ “tử tế” và “vĩ đại”, hầu như ai cũng lúng túng. Bây giờ thử hỏi những người Việt Nam bình thường những từ như “tình hữu nghị” hay “láng giềng tốt” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thực sự có nghĩa là gì, hẳn ai cũng thấy hoang mang. Khi những người yêu nước, vì công phẫn trước những thái độ uy hiếp ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc xuống đường biểu tình, bị chính quyền, cũng nhân danh lòng yêu nước, trấn áp, đánh đập, bắt bớ, sỉ nhục và bị xem như một “thế lực thù địch”, người ta không còn thấy đâu là ranh giới giữa yêu nước và bán nước nữa. Bài thơ “Lẫn lộn lung tung” của Bùi Giáng, làm trước năm 1975, có giá trị như một sự tiên tri:

Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ
Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay
Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng
Gọi người sương phụ gái thơ ngây.
Chú thích:(1) Ví dụ này và ví dụ trên được dẫn lại từ bài “Dấu Vết Chiến Tranh Trong Tiếng Việt” của Nguyễn Ðức Dân trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 2 tháng 9, 2012.

Tác giả: Nguyễn Hưng Quốc

Sửa bởi người viết 14/09/2012 lúc 08:07:17(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.