logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11 years ago
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thằng Dũng làm tôi nhớ anh Vọi trong truyện của Khái Hưng. Nó to xác, da ngăm và ăn to nói lớn. Người thanh niên cường tráng đến cục mịch với vai u thịt bắp, lại hơi thấp người ấy không mấy được lòng những cô gái trẻ nơi thành thị như những chàng trai mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao, họ có Sở Khanh hay không chưa biết, điều các cô sướng trước mắt là đi chơi với một thanh niên điển trai, cao ráo, trắng trẻo… và lái một chiếc xe thể thao đời mới, dường như là căn bản của thanh niên thị thành muốn cặp kè với một cô nàng…
Đó là suy nghĩ cá nhân, những gì trong mắt tôi về lớp người sau mình. Riêng với Dũng, tôi có một tình thân hơn những xã giao bình thường với những người đồng hương và làm chung hãng. Chúng tôi thường nhặt lại chút tình tự quê hương qua những món ăn đã lâu không đụng đũa; như Dũng xớt cho tôi chút ốc nấu chuối xanh với lá tía tô, là món có đến ba mươi năm tôi chưa đụng tới. Vì từ khi lập gia đình, tôi đã thôi ăn cơm mẹ nấu, nên làm gì có món ấy trên bàn cơm gia đình nhỏ với người vợ đời mới của tôi; Hôm thì tôi xớt cho Dũng nửa phần cá catfish fillet xào với bún tàu, cà ri, nấm mèo, củ hành trắng. Nó thẫn thờ nhơi như không ngon miệng, kỳ thực là anh Vọi nhớ mẹ, vì từ khi không còn mẹ thì không ai làm món này cho anh ta ăn nữa…
Chuyện vãn với Dũng những lúc rảnh tay khi cúp điện, hay máy ngưng hoạt động vì hỏng hóc, chờ thợ máy sửa chữa thì không chuyện gì ngoài những món ăn là chuyện có thể trao đổi; đừng động đến văn học nghệ thuật, hay khoa học kỹ thuật. (Giải Nobel Văn chương năm nay về tay ai; Popular Science số mới nhất nói tới kỹ thuật gì, là những chuyện người thanh niên này mù tịt). Nhưng tôi vẫn thấy ở Dũng sự đáng tin cậy mà nhiều người bạn trẻ khác không có; tôi như cảm nhận được lòng chân thành vẫn còn hiện hữu trong đời thường với người thanh niên này. Dũng sinh năm 1990 tại New Orleans. Anh bạn trẻ của tôi đã sống hạnh phúc suốt tuổi nhỏ với cha mẹ và em gái trong một gia đình ngư dân vùng biển.
Mọi chuyện khởi đi từ cơn bão Katrina năm 2005. Cha của Dũng bị gãy ba xương sườn, dập một lá phổi và chấn thương cột sống. Gia đình bốn người chạy bão về Houston trắng tay. Người cha là trụ cột của gia đình đã đổ quỵ xuống theo cơn bão quái ác; và ông trở thành cái xác chết còn thở từ khi mẹ của Dũng biến mất khỏi nhà. (Theo tin đồn là bà đã đi theo một người đàn ông khác). Trong trí nhớ của Dũng, người đàn ông ấy cũng không xa lạ. Nhưng ông ta nổi trội hơn cha của Dũng ở làng chài. Ông cũng mất hết gia tài sản nghiệp, cả vợ con trong cơn bão kinh hoàng. Dũng hận mẹ khi mới 15 tuổi, nhưng khi bươn chãi ra đời để giúp cha, nuôi em, anh hiểu được giá trị của đồng tiền, cơ cực của miếng cơm manh áo. Thế nên Dũng chỉ mong cầu cho mẹ được hạnh phúc, vì sức người đàn bà không thể chống chọi nổi với gia cảnh lúc ấy!
Tâm sự của Dũng ngậm ngùi, nhưng lòng bao dung của người bạn trẻ le lói một tia hy vọng là Chúa chưa mất chỗ đứng trong đời. Anh ta có đức tin vững mạnh hơn cả đôi tay đầy cơ bắp của anh ta. Tôi thường an ủi Dũng trước hoàn cảnh, và tin tưởng ở đức tin trong anh sẽ giúp anh qua được hoạn nạn.
Dũng là nguyên nhân chính của câu trả lời mà tôi dùng cho một câu hỏi của con trai tôi. Một hôm, con trai tôi từ trường trở về nhà nghỉ lễ Giáng sinh, nó hỏi bố: “Con muốn theo đạo Tin Lành. Bố nghĩ sao?” Tôi nghĩ là tôi không bao giờ dám mở miệng hỏi bố tôi câu này vì gia đình đã thờ Phật từ nhiều đời. Nhưng hình ảnh Dũng với đức tin đã vượt khó như thế nào, làm tôi không nổi giận với con trai, và như lần đầu tiên trong đời – tôi thật sự là một người cha. Tôi trả lời con tôi: “Người ta không hơn nhau cái nhà, cái xe, có bao nhiêu tiền trong nhà băng, có học vị gì trong tay, có địa vị gì trong xã hội… mà người ta chỉ hơn nhau đức tin trong lòng mình. Chúng ta đã và đang sống trong thời đại khủng hoảng niềm tin, nhưng mọi người chỉ lao đi kiếm tiền và hưởng thụ. Nay, con biết hướng tới đức tin, là phần phước của con. Hãy làm điều con tin tưởng trong lòng bằng hết thành tâm. Chúc con toại nguyện.”
Trò chuyện với Dũng, tôi thật sự không hiểu đức tin trong anh hay Đức Chúa đã thật sự cứu thế qua tay người đàn bà mất chồng, mất con, mất hết… trắng tay cũng trong cơn bão Katrina. Bà ta sống dựa vào gia đình Dũng như chỉ để thấy mình vẫn còn gia đình. Người mà Dũng gọi là dì Mượn. Dì đi làm tiệm phở ở Houston, ngày ngày trở về nhà để săn sóc cho cha của Dũng, lo cơm nước, giặt giũ cho anh em Dũng. Điều không ai làm được thì dì làm là an ủi, xua đi hận thù trong lòng em gái của Dũng.
Nhưng Thiên sứ của Chúa trời bỗng một hôm hết việc khi Chúa gọi cha của Dũng về trời. Công đức của dì Mượn bỏ ra gần ba năm thiện nguyện chỉ được cha Dũng đền đáp phũ phàng. Dù là sự tàn nhẫn của đời sống cũng không nên nói ra, nhưng ông đã nói với dì trong một lúc ông tỉnh táo nhất, “Tôi mang ơn dì thương xót cha con tôi. Cầu Chúa ban phước lành cho dì. Nhưng dì hãy đi đi; hãy đi làm lại cuộc đời sau thử thách của Người. Đừng ở lại đây với cha con tôi, khi tôi đã không thể làm được gì để nuôi các con tôi, thì tôi giúp gì được cho dì…”
Dì Mượn chỉ khóc hết nước mắt tủi thân, rồi xách vài bộ đồ ra đi. Dì đi cho cha của Dũng an tâm chìm vào hôn mê từ đó để dì dễ chăm sóc hơn cho ông tới khi ông mất. Dì thành người mẹ kế trong nhà từ bao giờ thì Chúa biết! Dũng muốn kêu tiếng mẹ cho dì bớt tủi thân, một lời “cảm ơn mẹ” với cái áo mới, đôi giày, cái nón, sao khó nói. Nhưng em gái của Dũng thì ra thẳng tiệm phở nơi bà làm việc. Nó làm dữ với ông bà chủ tiệm, “không được ăn bớt tiền tip của mẹ tôi!”. Nó gọi dì là dì ở nhà, nhưng công khai ngoài đời, dì là mẹ nó; trong khi dì chỉ là mẹ trong tâm Dũng thôi!
Mẹ trong tâm của Dũng đã một tay gầy dựng lại hai mái nhà đổ nát thành một gia đình-một mẹ hai con không cùng huyết thống. Nuôi dạy em gái Dũng thành người mạnh mẽ chứ không yếu lòng như Dũng-cơ bắp. Nó học hành giỏi giang và tự tin từ tình thương, hơi ấm dì Mượn trút hết cho nó nên nó sắp lấy được bằng luật sư. Trong khi Dũng chỉ biết đi làm thuê làm mướn khi chưa tới tuổi được đi làm hãng. Bây giờ thì tới hết đời đã chắc chắn định mệnh với hai chữ “công nhân”.
Dũng tin Chúa đã an bài mọi chuyện. Hãy làm theo lời dạy của Người là yêu thương anh em bằng chính lòng thành tâm của mình. Dũng yêu thương, kính trọng dì Mượn như mẹ đẻ. Nụ cười héo hắt, hiếm hoi của dì sau cơn bão đã tan đi phần nào để thay bằng nụ cười mãn nguyện khi Dũng tự tay nấu tô cháo cho dì lúc dì bệnh, hay em gái mua sắm cho dì bộ quần áo, chút son phấn hôm lễ tết… Ước nguyện của dì chỉ là được trông thấy con của thằng Dũng, và dự lễ tốt nghiệp Luật sư của em gái Dũng, là mãn nguyện.
Nhưng Chúa lại thử thách dì với cơn sóng dữ mới. Dì hư hai trái thận. Điều chờ đợi sẽ đến sớm hơn trái thận của người hiến tặng là sự chết. Dì phi thường như người dọn bàn tiệm phở không biết mệt đã nhiều năm để Dũng còn có một gia đình, nguôi ngoai nỗi buồn mất mẹ và hơn hết là lòng hận thù người mẹ đẻ vô tâm nguội đi với tình thương của người mẹ mà dì đã dành cho Dũng. Dũng quyết định một mình, vì nói ra sợ em gái chống đối. Dũng đi làm xét nghiệm để hiến tặng cho dì một trái thận của mình. Vì dì không thể chết, khi sự đền đáp của Dũng còn ở trong lòng chứ chưa làm được gì cho dì. (Dũng cũng hiểu biết về người sống với một trái thận duy nhất; nhất là thanh niên thì đời còn dài và tương lai gia tộc của mình…) Nhưng tình yêu thương chỉ đền đáp được bằng lòng yêu thương vì nó vô điều kiện.
Hai anh em gặp nhau trong phòng xét nghiệm vì em gái của Dũng cũng không nói ra vì sợ anh trai không đồng ý!
Buổi chiều biết tin mẹ bỏ nhà đi, Dũng ôm em gái trong lòng để nó đừng nổi điên làm điều dại dột; nhưng ý nghĩ chết quách đi cho xong trong đầu Dũng hiện lên cám dỗ thì chính dì đã an ủi Dũng nên Dũng còn giữ mạng được tới hôm nay. Dì đã cứu hai đứa trẻ nên chúng cứu dì bên bờ sanh tử là chuyện tự nhiên của lòng thành. Dũng nhớ như in tấm thân gầy của em gái năm nó mười tuổi; thì nay cái ôm em gái trong hành lang bệnh viện như ôm chính mẹ mình, nó đã là một thiếu nữ mà nam giới gặp qua sẽ tìm cách ngó lại thêm lần nữa; nó giống mẹ mặn mà hơn là đẹp; thuộc loại người có sức hấp dẫn, thu hút người khác… nó lại có một tương lai xán lạn đang chờ đợi. Dũng cầu nguyện Ơn trên cho kết quả xét nghiệm chọn mình chứ đừng chọn em gái khi anh em đã thỏa thuận là không giấu nhau thêm lần nào nữa; và tin, và làm theo ý Chúa.
Nhưng kết quả xét nghiệm từ chối cả hai.
Dì Mượn khỏe ra khi biết được lòng hai đứa trẻ mà dì đã cưu mang theo tiếng gọi bề trên. Dì đã gieo hạt nhân trên đổ nát để mùa nghĩa đã về, dì bình thản ra đi như người thiên sứ đã làm xong nhiệm vụ.
Nhưng bên kia đời khổ đau không có tên dì. Nên dì nhận được trái thận hiến tặng thay lệnh triệu hồi thiên sứ. Dì Mượn còn chưa nhận lại gì từ anh em Dũng, nên dì sống với trái thận của người hữu duyên vô tánh. Chỉ em gái của Dũng có lỗi. Quá giỏi giang nên nó biết được đó là trái thận của mẹ đẻ đã tặng cho mẹ kế. Nó tha lỗi cho bà, nhưng không nhìn nhận bà. Để rồi chỉ còn mình Dũng lê la trên đường đời để tìm mẹ đẻ vì người nay đã rửa tội và cũng đã đến tuổi cần được con cái chăm sóc, nhất là người chỉ còn một trái thận và lòng ăn năn…
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.