logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/05/2014 lúc 07:01:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phillip vừa đứng lên rời khỏi bàn, Dĩ Như đưa tay đẩy nhẹ chiếc ghế, bước nhanh vào phòng vệ sinh. Đứng trước tấm gương, Dĩ Như săm soi đôi mi cong, thoa chút son hồng lên làn môi đã nhạt màu, điệu đà sửa lại những lọn tóc đang thả dài trên đôi vai thon. Tất cả những động tác quen thuộc đó, mỗi ngày Dĩ Như lặp đi, lặp lại bằng sự hào hứng, thích thú. Nhưng hôm nay, Dĩ Như làm công việc đó chỉ vì muốn che đậy nỗi xốn xang trong lòng và cũng là cách để xua đuổi hình ảnh Phillip – với đôi mắt não nùng trên khuôn mặt buồn bã sau những giây phút bàng hoàng – ra khỏi tâm trí. Ngay lúc ấy, Dĩ Như cảm thấy chán ghét chức vụ “manager” của mình. Cái chức vụ mà phải qua nhiều năm làm việc cật lực, chăm chỉ mới đạt được và Dĩ Như cũng từng rất sung sướng và hãnh diện về nó. Nhưng khi nhận lệnh trao cho Phillip quyết định thôi việc từ sếp lớn, Dĩ Như nghe trái tim đau thắt như chính mình bị sa thải và ước gì mình chỉ là một nhân viên thường để khỏi làm một điều mà lòng không muốn. Tuần trước, khi nói chuyện với sếp, Dĩ Như đã tận tình bênh vực Phillip. Chính sếp cũng công nhận Phillip làm việc rất siêng năng cần cù, nhưng biết làm sao hơn, khi hiệu quả của công việc được đặt lên hàng quan trọng hơn tình cảm cá nhân.

Là một sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm lại thiếu sự nhanh nhẹn trời ban, dù cố gắng hết sức Phillip vẫn không hoàn thành tốt công việc đang làm. Chắc chắn từ hôm nay và trong những ngày sắp tới, Dĩ Như sẽ nhớ mãi cái dáng cao gầy của Phillip mỗi chiều rời chỗ làm với một xấp hồ sơ dày cộm trên tay. Dĩ Như thấy thương quá người bạn đồng nghiệp hiền lành, đêm đêm miệt mài bên ngọn đèn khuya để tìm tòi, học hỏi thêm. Nhưng công việc là công việc. Ông chủ lớn đâu cần biết đến nỗi đau đớn, hụt hẫng của người nhân viên mới vài tháng trước hí hửng nhận việc mà giờ đây đang lủi thủi bước ra cửa với dáng vẻ thất vọng não nề. Không biết Phillip sẽ nói sao với mẹ nó, người đàn bà không có chồng, mỗi sáng đứng ngay ngạch cửa, đưa tay vẫy chào đứa con trai yêu quý của mình trong bộ quần áo tươm tất cùng chiếc cà vạt trang trọng được mang lên cổ áo lần đầu tiên trong đời, bước lên chiếc xe cũ kỹ, lái tới chỗ làm với niềm hy vọng tràn trề vào một tương lai tươi sáng đang mở ra trước mắt.

Trong một lần ăn trưa chung, Phillip thật thà tâm sự cùng Dĩ Như:
- Mẹ em nuôi ba đứa con một mình. Chưa bao giờ tụi em biết mặt ba. Anh của em thì chỉ thích tụ tập bạn bè rong chơi, không học hành dù bị mẹ la rầy, trách mắng kể cả khóc lóc, năn nỉ. Người chị kế mới mười bảy tuổi đã có thai. Chỉ còn lại em. Thật ra, em không có được trí thông minh như những bạn bè khác nên học không giỏi, nhưng vì thương mẹ mà cố gắng. Cố gắng để không phụ niềm hoài vọng “con là niềm hãnh diện của mẹ”. Ngày em tốt nghiệp đại học, mẹ ôm em khóc trong sự vui mừng. Từ lúc biết suy nghĩ, chưa bao giờ em thấy mẹ vui như thế. Ánh mắt của mẹ rạng ngời hơn khi em tìm được việc làm tốt, vì mẹ tin rằng cuộc đời em sẽ không tối tăm, nghèo khổ như mẹ đã từng phải hứng chịu từ bé đến lớn.

Với nụ cười trẻ thơ trông thật đáng yêu, Phillip thì thầm bên tai Dĩ Như như sợ người khác nghe được:
- Nếu em được lên đến chức manager như chị, không biết mẹ em hạnh phúc đến chừng nào. Bà sẽ không còn than van “những người như chúng ta luôn bị thua thiệt”.

Dĩ Như vỗ nhẹ lên bờ vai nhô xương của Phillip nói bằng giọng thân thiết:
- Ráng lên Phillip. Với sự tận tâm và cố gắng không ngừng của em, ngày đó sẽ không xa.

Dĩ Như dựa lưng vào tường, nước mắt tuôn thành dòng trên má. Cách đó mới có một tháng mà lời nói rất chân thật của Dĩ Như bỗng trở thành phỉnh phờ tựa như trêu ghẹo niềm mơ ước thật dễ thương của người bạn da màu.
- Sorry! Phillip… I am so sorry!!!!

- Út ơi! cho con lên nhà Út ở mấy bữa nha.
Nghe giọng nói tắc nghẹn của cháu trai, Út đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.
- Ừa! muốn ở mấy bữa thì ở, Út sẵn sàng. Có ở luôn Út cũng “quéo căm” (welcome).

Tiếng cười bật ra từ phía bên kia đầu dây, dù nước mắt đang đầm đìa trên khuôn mặt méo xẹo – không cần đối mặt Út cũng có thể hình dung được một cách rõ ràng.

Gác điện thoại, Út thở dài ngao ngán. Tuy là dì cháu nhưng Út và Tửng – con của chị Hai – cách nhau có hai tuổi. Cùng trang lứa nên hai người thân thiết với nhau từ thuở nhỏ. Cái thuở vừa lên hai, lên bốn mà lúc nào thằng cháu trai cũng Út Út, con con, ai nghe cũng tròn mắt, trầm trồ trong sự ngạc nhiên “Ui Cha! cái thằng Tửng này lễ phép dữ ta!”. Bởi cháu lễ phép nên Út yêu thương hết lòng, hết dạ và bênh vực tới cùng. Ai mà đụng tới Tửng thì biết tay Út, dù Út còm cõi và nhỏ xíu như biệt danh “chí mén” mà các anh chị đặt cho Út.

Lớn lên, Út xót ruột, xót gan khi thấy mấy đứa em hiếp đáp Tửng mà chị Hai của Út thì giả đui, giả điếc không rầy la hay nói một lời cho phải lẽ công bằng. Những lúc đó, Tửng chỉ biết gọi điện thoại cho Út. Lần nào cũng vậy, Út cầm điện thoại thiệt lâu, nhưng từ đầu tới cuối chỉ nghe tiếng khóc thút thít, chứ không hề có một lời than vãn, trách móc. Cuối cùng, bao giờ cũng là tiếng thở hắt ra nhè nhẹ như vừa trút xong một gánh nặng trong lòng với câu nói gọn lỏn “Con cúp máy nghe Út”. Nước mắt ứa ra, Út giận chị Hai vô kể. Nếu là Út, Út sẽ dốc hết tình thương cho đứa con bất hạnh để đền bù cái lỗi mình tạo ra nó mà không cho nó sức khỏe và sự khôn ngoan, lanh lẹ như những đứa trẻ khác. Đằng này, chị Hai chỉ cưng yêu, chiều chuộng những con đứa xinh đẹp, giỏi giang. Bởi vậy, đâu có đứa em nào coi Tửng ra gì. Đúng là lũ vô tâm, nhởn nhơ hưởng hết những điều tốt lành, sung sướng mà chẳng xót xa khi thấy anh mình bị đối xử ghẻ lạnh bởi người mẹ chỉ chú trọng, nâng niu những đứa con “làm nở mặt, nở mũi cha mẹ”.

Lần này, không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi Tửng quyết định qua Út ở là chuyện không nhỏ.



- Dạ Út đây chị Hai. Chị khỏe hông? Sao… muốn nói chuyện với Tửng hả? Ối! Cái thằng khờ khờ, khạo khạo, nói năng có ra hồn, ra vía gì đâu mà nói với nó chi cho mệt. Ừa… ừa… vậy sao? Bữa nay thì chị biết ai lấy cái bọc tiền của chị rồi hả? Nghe nói bữa đó chị đòi kêu cảnh sát còng đầu Tửng mà. Vậy chứ bữa nay có ai tới còng đầu thằng út cưng của chị hông? Đồ ác nhơn sát đức, tay nó lấy tiền mà miệng thì chửi anh nó là đồ gian tham, vô lương tâm, nhè bà già gần đất xa trời, có chút xíu tiền hậu thân mà nỡ lòng ăn cắp. Nói năng có tình, có nghĩa quá nên đâu có ai nghi ngờ gì nó, cứ nhè Tửng mà kết tội. Tội nghiệp Tửng, hiền như cục đất, bị người này đá qua, người kia đá lại, chỉ biết khóc thôi chứ không biết tự biện hộ cho mình… Thiệt hả?… Ừa! Để Út đếm coi chị hối hận được mấy ngày. Hả…! À… thì ra vậy… Bây giờ không có đứa nào ngó ngàng gì tới chị phải hôn? Tối chị ở một mình…! Cô đơn, lạnh lẽo dữ hén. Biết… biết… Út hiểu cái cảnh ở một mình. Từ ngày anh Công bỏ Út theo ông, theo bà thì Út cũng vò võ một mình chứ có ai đâu. Chị Hai nhớ hông, lúc đó Tửng có xin chị để Tửng qua ở với Út vài tháng cho Út nguôi ngoai, nhưng đám con của chị hùa nhau mắng nhiếc Út lợi dụng Tửng, muốn dụ Tửng về ở chung để có người hầu hạ. Tửng thì “không hiểu tại sao mấy đứa nó không biết thương Út”. Nhưng Út thì Út hiểu. Bởi Tửng đi rồi thì ai gánh cái nặng, cái nhọc giùm tụi nó, vì hồi nào tới giờ, một tay Tửng chăm sóc chị mà… Sao? Chị bệnh dữ lắm hả? Trời! Lo gì, con chị đứa nào cũng có hiếu lắm mà, chị nhấc điện thoại gọi một tiếng là tụi nó ùn ùn chạy tới. Hả! Vậy sao?… Kêu cả buổi nhưng không thấy mặt đứa nào hết. Ngộ hén!… Cái gì?… Nó dám nói chị giả bộ… Vậy sao?… Bây giờ chị mới biết, chỉ có Tửng là lo quắn đít mỗi khi chị bệnh. Đúng rồi! Chỉ có mình Tửng mới sợ chị chết, chứ tụi nó còn bận lo kiếm tiền đâu có thì giờ lo chuyện chết sống của chị. Út hỏi thiệt nghen, chị Hai kêu Tửng về mà chị nhắm Tửng ở được bao lâu, hay là năm bữa nửa tháng thằng Kiên lại kiếm chuyện làm tình, làm tội Tửng rồi đuổi Tửng đi. Vậy mà lúc nào chị cũng bênh nó. Chị làm mẹ kiểu gì vậy? Bất công, thiên vị… Hứ! Thương đứa nào thì kêu đứa đó đi… Cái gì, Út nói oan cho chị hả? Chị Hai à! Út già đầu rồi chứ đâu phải là con nít mà không biết nhận xét. Út biết, chị kêu Tửng về là để có người hầu hạ, chớ chị nhớ thương gì cái thằng con ngu ngơ, chậm chạp. Ha! ha!!! Nói trúng tim đen rồi phải không? Nè, nói đàng hoàng thì nghe chơi, còn chửi rủa thì… Út thăng đây!!!!!!!!!!

Út buông máy, cong người cười hả hê vì “trả thù” được cho Tửng. Vừa quay vào trong, định lên tiếng gọi thì Út đã thấy Tửng đứng ngay sau lưng với cái túi xách trên tay.
- Ủa! Gì vậy Tửng?
Đưa tay gãi nhè nhẹ sau ót, Tửng rụt rè:
- Út đưa Tửng về nhà giùm đi Út.
Út trợn tròn đôi mắt:
- Chi?
- Út ơi! Khuya… một mình má đi tiểu, lỡ té… hổng biết làm sao. Mợ Bảy nói, già cỡ má, té một cái là đi luôn đó Út.
Út quay đi, rướn cổ nuốt hai ba bận mà cái cục nghẹn không chịu trôi xuống “Chị Hai ơi! Tửng… vậy đó, mà sao chị hổng thương Tửng hả chị?”.

Ngân Bình

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.