logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/05/2014 lúc 08:05:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Báo chí Việt Nam lại nói láo lừa bịp dân vấn đề biển Đông
Báo Việt Nam giật tít “Tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN ủng hộ bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”


Trong khi đó thì báo chí thế giới cho biết Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc cầu xin sự giúp đỡ của các nước trong khối ASEAN.


Sau đây là phần trích dịch bài báo của tờ New York Times:


Việt Nam thất bại trong việc kêu gọi đối tác giúp đỡ vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.




HÀ NỘI, Việt Nam - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vào Chủ nhật vừa qua, đã cáo buộc Trung Quốc có “hành vi vi phạm nguy hiểm và nghiêm trọng” trong tranh chấp lãnh thổ. Việc này đã khiến cho sự tức giận đối với Trung Quốc ở Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong năm.


Ý kiến của ông Dũng, được công bố trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam, đã được gửi đến các nhà lãnh đạo của các nước Đông Nam Á tham dự cuộc họp thượng đỉnh tại Myanmar. Đó là tuyên bố mạnh nhất của ông kể từ khi Trung Quốc kéo một giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển của Việt Nam trong tháng này.


“Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã trực tiếp gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải”, ông Dũng đã được trích dẫn khi nói thêm rằng Việt Nam đã hành động với “sự kiềm chế tối đa.”


Ý kiến của ông Dũng là trái với tinh thần ôn hòa thường lệ giành cho các cuộc họp của Hiệp hội 10 nước của các quốc gia Đông Nam Á, nhưng Hiệp hội đã không đưa ra lời chỉ trích chung nào đối với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo, bằng sự đồng thuận, không đề cập đến tranh chấp Việt Trung trong tuyên bố cuối cùng của họ vào ngày Chủ nhật. Myanmarsau đó phát hành một tuyên bố sau cuộc họp, bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng trong phát triển liên tục trong vùng biển Đông,” nhưng không đề cập đến Trung Quốc. Họ kêu gọi tự kiềm chế và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.


Việc các nước từ chối liên quan đến việc này dường như là một chiến thắng cho Trung Quốc và nhấn mạnh rằng tổ chức này chưa có một sự sẵn sàng hoặc khả năng để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ít nhất năm quốc gia tuyên bố có đảo của mình trong khu vực này, và đây là tuyến đường hàng hải quan trọng cũng là điểm nóng tiềm năng khi Trung Quốc vì đói tài nguyên đã trở nên quyết đoán và hung hăng hơn.


Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết Việt Nam và Philippines, lên tiếng chỉ trích và khiếu nại thái độ hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, chứng tỏ cả 2 “rõ ràng muốn một cái gì đó quyết liệt hơn rất nhiều” từ cuộc họp.


Nhưng Hiệp hội các nước Đông Nam Á, hay ASEAN, đã không thể trong những năm gần đây đạt được vị trí đồng thuận chung trên Biển Đông, thậm chí là khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chiếm hơn 1.000 dặm về phía nam từ Trung Quốc đại lục. Một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh tại Campuchia cách đây hai năm đã không đưa ra được một tuyên bố chung cuối cùng vì các nhà lãnh đạo còn tranh cãi về vấn đề này.


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực, và các quốc gia như Campuchia và Lào là những người nhận viện trợ lớn của Trung Quốc.


“Trong các nước ASEAN, họ thực sự không muốn gây xáo trộn”, ông Hiebert nói. “Họ đang chơi trò đu dây ở giữa”


Bộ trưởng Ngoại giao tại cuộc họp ở Myanmar đã ban hành một tuyên bố tạm thời vào thứ Bảy trích dẫn “những quan ngại nghiêm trọng trong phát triển liên tục trong vùng biển Nam Trung Quốc,” nhưng không đề cập đến Trung Quốc bằng tên.


Ngọc Nhi Nguyen
______
Nguồn: http://www.nytimes.com/2...d/asia/vietnam.html?_r=0
song  
#2 Đã gửi : 12/05/2014 lúc 08:07:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam thất bại trong việc kêu gọi ASEAN lên án Trung Quốc
UserPostedImage

HÀ NỘI , Việt Nam – Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, hôm Chủ nhật vừa qua lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có “hành vi nguy hiểm và vi phạm nghiêm trọng” tại khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất từng diễn ra giữa hai nước trong nhiều năm qua

Lời chỉ trích của ông Dũng được tường thuật lại trên các kênh truyền thông nhà nước Việt Nam giữa lúc ông tham gia cuộc họp thượng đỉnh với những lãnh đạo của các nước Đông Nam Á tham tại Miến Điện. Đó là lời chỉ trích mạnh nhất của ông kể từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển có tranh chấp nằm ngoài khơi bờ biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

“Hành động cực kỳ nguy hiểm này đang trực tiếp gây nguy hiểm cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải”, ông Dũng đã được báo chí trích dẫn lại và thêm rằng Việt Nam đã hành động với “sự kiềm chế tối đa”.

Những lời chỉ trích của ông Dũng lần này trái với tinh thần thường lệ đối với các cuộc họp trong Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á, và ông cũng thất bại trong việc kêu gọi các nước khác đứng về phía Việt Nam để công khai lên án Trung Quốc. Các lãnh đạo ASEAN – những người làm việc bằng sự đồng thuận chung – đã không đề cập đến tranh chấp Biển Đông trong bản tuyên bố cuối cùng của họ vào ngày Chủ nhật.

Việc từ chối được cân nhắc thận trọng và dường như đây là một chiến thắng đối với Trung Quốc. Việc này cũng nhấn mạnh lại ASEAN vẫn chưa sẵn sàng hoặc không có khả năng đạt đồng thuận để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Khu vực này có ít nhất năm quốc gia khác nhau lên tiếng tuyên bố chủ quyền. Biển Đông cũng là tuyến đường hàng hải quan trọng và là nơi mà Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn vì nguồn tài nguyên khổng lồ dưới đáy biển.

Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết Việt Nam và Philippines – một nước khác vốn chỉ trích mạnh mẽ các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông – “muốn một cái gì đó mạnh mẽ hơn rất nhiều” trong cuộc họp thượng đỉnh tại Miến Điện.

ASEAN trong những năm vừa qua đã không thể đạt được một quan điểm chung về vấn đề Biển Đông mặc dù Trung Quốc đã lên tiếng tuyên bố chủ quyền cách nước này hơn 1.000 dặm. Một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh tại Campuchia cách đây hai năm đã không tạo ra được một bản tuyên bố chung vì các lãnh đạo ASEAN vẫn tiếp tục tranh cãi về vấn đề này.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của khu vực châu Á, và các quốc gia như Campuchia và Lào thường là những nước nhận viện trợ rất lớn từ Trung Quốc. “Trong khối ASEAN, các nước thực sự không muốn gây xáo trộn tình hình”, ông Hiebert nói. “Họ chỉ muốn xuôi theo dòng nước”.

Các bộ trưởng ngoại giao đã ban hành một bản tuyên bố vào ngày thứ Bảy tại Miến Điện, trích dẫn rằng họ “quan ngại nghiêm trọng trước các diễn biến phức tạp tại khu vực Biển Đông” nhưng không đề cập đích danh đến Trung Quốc.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ôn hòa bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội vào ngày Chủ nhật vừa qua. Các phương tiện truyền thông tại Việt Nam rất hiếm hoi được chính quyền độc tài do Đảng Cộng sản Việt Nam cai trị cho phép tường thuật các cuộc biểu tình. Những người tham dự cuộc biểu tình đã mang theo biểu ngữ như “tố cáo Trung Quốc xâm lược”.

“Chúng tôi không có vấn đề với những người Trung Quốc hoặc văn hóa của họ nhưng phẫn nộ với những âm mưu chống lại Việt Nam của chính quyền Trung Quốc”, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói phóng viên nước ngoài giữa lúc đoàn người biểu tình tràn ngập một công viên đối diện với đại sứ quán [Trung Quốc] và viện bảo tàng quân sự.

Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu nước sâu đến gần quần đảo Hoàng Sa hồi đầu tháng này – nơi mà Trung Quốc lẫn Việt Nam đều lên tiếng có chủ quyền. Truyền thông Tân Hoa Xã do phía nhà nước Trung Quốc kiểm soát cho biết hôm Chủ nhật rằng giàn khoan dầu “hoàn toàn nằm trong” vùng lãnh hải của Trung Quốc. Tuy nhiên, giàn khoan này chỉ cách bờ biển Việt Nam 140 dặm và cách một hòn đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa 17 dặm.

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ phía Việt Nam [Cộng hòa] từ năm 1974. Vụ việc này vẫn được báo chí nhà nước Việt Nam lẫn người dân bàn tán trên mạng Facebook – mạng xã hội vốn rất phổ biến trong tầng lớp trung lưu tại nước này.

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và cả hai nước đều theo chế độ độc đảng trên danh nghĩa xã hội chủ nghĩa. Nhưng các quan chức Việt Nam đôi khi cũng lên tiếng ủng hộ chống Trung Quốc nhưng không bao giờ đi xâu vào lịch sử xung đột giữa hai nước.

Chính phủ Việt Nam hiện cố gắng bày tỏ rằng họ không bị lệ thuộc vào Trung Quốc và sợ rằng các nhóm chống Trung Quốc có thể đoàn kết với nhiều người khác vốn đã quá bất mãn với chế độ hiện hành.

Nhiều trong số người biểu tình hôm ngày Chủ nhật vừa qua là an ninh được cài vào, và thỉnh thoảng xô đẩy cũng như la hét vào mặt những người biểu tình khác. Tuy nhiên, hầu hết các nhân viên an ninh mặc đồng phục cũng có mặt gần đó và đã không can thiệp

Nhiều người trong cuộc biểu tình đã mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu Trung Quốc loại bỏ giàn khoan dầu HD-981 ra khỏi vùng biển tranh chấp. Nhưng một số khác chỉ trích cách chính phủ Việt Nam xử lý vụ việc và nói rằng chính phủ nên quyết đoán hơn. Bộ Ngoại giao [Việt Nam] đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vụ tranh chấp trên trang web kể từ hôm Thứ tư khi bộ này tổ chức một cuộc họp báo bao gồm cả các quan chức cao cấp lẫn giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – tập đoàn dầu khí độc quyền dầu của nhà nước.

“Các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam nên tổ chức một cuộc họp báo, và các lãnh đạo phải chứng tỏ rõ ràng thái độ của họ để nhân dân Việt Nam biết họ nghĩ thế nào về vụ việc”, Lan Lê – nhà thiết kế thời trang 40 tuổi tại Hà Nội cho biết. Cô phát biểu ý kiến này trước khi lời bình luận của ông Dũng được công bố [trong cuộc họp ở Miến Điện].

Tường Vũ, chuyên gia về lịch sử và chính trị Việt Nam hiện giảng dạy tại Đại học Oregon, cho biết rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang bị phân chia giữa phe bảo thủ trung thành với Trung Quốc và phe những người ủng hộ cải cách kinh tế mang tính hệ thống và tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ cũng như các nước phương Tây khác. Ông cho biết trong nội bộ đảng luôn có các cuộc tranh luận gay gắt về cách đối phó với hành động của Trung Quốc, và một số lo ngại về tác động kinh tế và chính trị mà vụ việc có thể mang lại.

Phe ủng hộ Trung Quốc dường như đã thắng thế từ những năm 1990, ông Vũ nói thêm. Nhóm này muốn thương lượng và tìm một giải pháp thông qua các kênh ngoại giao thay vì trực tiếp lên tiếng chỉ trích Trung Quốc. Đó một phần vì họ lo sợ các vụ leo thang sẽ làm thiệt hại đến mối quan hệ song phương và có thể khuyến khích những lời chỉ trích chính phủ ở trong nước.

“Họ sẽ để cho vấn đề từ từ lắng xuống và trở lại như cũ”, ông Vũ nói. “Nhưng ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra? Trong vài tuần tới, các cuộc biểu tình có thể diễn ra trên quy mô lớn hơn nhiều và mọi thứ có thể chuyển sang một hướng khác”.

Tuệ Mẫn chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Mike Ives &Thomas Fuller, New York Times

Mike Ives tường thuật từ Hà Nội, Thomas Fuller tường thuật từ Bangkok. Bài viết có thêm sự đóng góp của Chau Doan ở Hà Nội và Wai Moe ở Yangon, Miến Điện.

© Đàn Chim Việt

Sửa bởi người viết 12/05/2014 lúc 08:08:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.156 giây.