logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/05/2014 lúc 07:25:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính tôi cũng không tin là mình có thời gian để xem phim bộ. Và đã tức khí khi đi ngang màn ảnh tivi trong phòng ngủ có đôi tình nhân thời chiến tranh Triều Tiên lại hẹn nhau, “…khi thấy hoa bồ công anh nở, thì anh sẽ về…” Cô gái đứng tỏ tình với người yêu, ngước nhìn hoa bồ công anh bay rợp trời mà thỏ thẻ, “Anh nhớ đó! Khi thấy hoa bồ công anh bay rợp trời thì dù anh đang ở đâu; đang làm gì…cũng hãy bỏ hết đi, để về với em mong đợi.”
Ba chữ “bồ công anh” nghe lạ tai khiến tôi phải nhướng mắt để xem là hoa gì đề rồi ngỡ ngàng vì mùa cỏ năm nay, tôi đã tốn đến hai trăm đô la mà nó vẫn tràn lan quanh nhà. Mỗi độ xuân về, cỏ trồng chưa kịp xanh thì bồ công anh đã cao ngồng; đầy sân, nhà nào cũng thế, mảnh đất nào chưa xây cất cũng đều vậy cả. Có thể nói ở Texas mùa này, chỉ thấy màu xanh của hoa bluebonnet, hoặc màu vàng thơ ngây của hoa Dandelion (là tên tiếng Anh của bồ công anh) trên những cánh đồng cỏ hay ven xa lộ…
Vào mùa này, sáng sớm những ngày nghỉ cuối tuần của tháng tư. Tôi thường bưng ly cà phê ra sân sau nhà ngồi thưởng thức không gian yên ắng bên sườn đồi bluebonnet sau nhà, một chút rừng còn sót lại-có con suối sâu nhưng cạn nước; khí trời mát dịu còn lảng vảng hơi sương dưới thung…tâm tư thật sảng khoái với hương đồng gió nội, hương thơm cà phê có khơi nguồn sáng tạo hay không là chuyện khác, vì ngập mắt với những đóa bồ công anh vàng tươi trong nắng sớm khi mặt trời lên. Hình dạng hoa như hoa cúc đồng tiền, màu vàng chanh sáng sớm và vàng chùa chiền khi bị nắng nung. Tôi thích sự đơn giản, mong manh của loài hoa dại này; có lẽ còn một phần thích thú khó diễn tả là tôi ngưỡng mộ sự kiên cường của nó, thấy cành hoa như cọng giá quá cao, ngoặt ngoẹo trong gió, thế mà không gãy. Đã nhiều lần ngồi cà phê một mình sáng sớm, tôi nhìn, tôi ngắm hoa bồ công anh và liên tưởng tới một mỹ nhân chân đất, với nét đẹp đáng ngưỡng mộ là không kiêu sa mà chính là sự thu phục được lòng cảm mến của người nhìn từ tư chất và tính kiên cường của hoa bồ công anh.
Loài hoa này đẹp đến cái chết cũng đẹp là cọng hoa vẫn đứng thẳng trong trời đất, chỉ nụ cúi đầu. Cái chết thì vạn vật đều đến đó, dù sự kết thúc khác nhau. Nhưng chết đứng giữa trận tiền như Từ Hải thì dũng khí lưu danh; riêng cái chết ngạo nghễ của thân như cọng giá mà không gục; chỉ cúi nụ hoa tàn cho lòng người kính ngưỡng một loài hoa dại.
Ôi, loài hoa sáng nở vàng ươm trong màu lá xanh. Ở quê tôi, người ta còn gọi hoa bồ công anh là hoa nắng. Không biết nắng vàng nhờ hoa hay hoa vàng nhờ nắng, ông bà ta cũng lãng mạn ra phết! Nhưng hoa bồ công anh lúc tàn thì lại trắng tinh khôi, thuần khiết, nhẹ nhàng đến mong manh…Tôi tự hỏi, sao không là hoa của tình yêu vì nó có đủ đặc tính của tình cảm đặc biệt ấy chứ? Nhất là khi chứng kiến chỉ một làn gió thoáng qua, những cánh hoa bồ công anh bay đi…như cuộc tình tàn, cuộc tình quá đớn đau hơn là sự tan tác của những cánh hoa bay vô định, làm cho hồn người bềnh bồng, tan vào gió như bồ công anh bay xa…
Vài người lớn tuổi mà tôi quen biết còn nói rằng hoa bồ công anh mang vị thuốc nên ở quê xưa, người ta dùng hoa bồ công anh khô trộn chung với trà để pha uống; có tác dụng hạ đàm và thông thoáng đường khí quản…
Nhưng với tôi, hiểu biết về hoa bồ công anh như thế đã đủ. Chuyện còn lại là bộ phim về chiến tranh Triều Tiên, với tựa đề “Con đường số 1”; với những hình ảnh được dàn dựng rất giống với chiến tranh Việt nam xưa kia; cũng từng đoàn người dân vô tội phải bỏ ruộng vườn, làng mạc mà xuôi nam khi họa cộng sản từ miền bắc Triểu Tiên lan xuống phía nam bán đảo này; cũng những cảnh não lòng của chiến tranh diễn ra như người ta phải bỏ lại người thân trúng đạn pháo kích của quân miền bắc ở ven đường với nấm mồ chôn vội, cắm một nhánh cây làm dấu để lấy cốt khi tan giặc trở về. Nhưng những người bỏ lại người thân vẫn không thể bỏ lại nồi niêu xoong chảo vì người sống còn phải nấu, phải ăn; đặc biệt là còn phải chết với bom đạn của làn sóng đỏ khi nó đã loang ra thế giới tự do này – không riêng gì bán đảo Triều Tiên. Những con người chạy giặc sau khi vật vã khóc người thân vô tội, sao phải chết? Họ đều mong ngày trở về quê hương – sẽ hốt cốt, cải táng cho thân nhân. Nhưng họ đã không về nữa vì họ chết với đạn bom của quân cộng sản truy đuổi đoàn người chạy giặc về phương nam chỉ sau thân nhân của họ một đôi ngày. Hình ảnh những nấm mồ oan khiên bên đường còn chưa khô đất mới thì lại bị đạn pháo bới lên thành “người chết hai lần thịt da nát tan” như nhạc Trịnh đã mô tả trong chiến tranh Việt nam…

Thật vừa vặn với dịp may được nghỉ cuối tuần đến ba ngày, tôi coi hết bộ phim “Con đường số 1”. Trong phim là con đường huyết mạch từ Bình Nhưỡng về Hán Thành – cũng như quốc lộ I từ Hà nội vào Sài gòn của Việt nam…Kế sách vết dầu loang của cộng sản thế giới và kịch bản chiến tranh ý thức hệ với sự can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Triều Tiên có thể nói giống hệt với chiến tranh Việt nam. Bộ phim làm cho tôi nhớ nhiều về quê cũ trong bối cảnh tháng Tư, lúc mà trên mặt báo và hầu hết những phương tiện truyền thông tiếng Việt đều tràn ngập hình ảnh “tháng tư đen”, cụm từ người Việt hải ngoại sính dùng để nói về biến cố tháng 4 năm 1975. Biến cố lịch sử đã xảy ra cách nay 39 năm, không thể nói người ta quên đi hận thù, hay những mất mát trong từng gia đình miền Nam. Nhưng rồi nỗi hận lòng khôn nguôi ấy cũng lần lượt theo tuổi đời của từng người để tàn theo số phần. Niềm đau và khổ hận của cuộc chiến Việt nam có sẽ chui xuống mộ phần cùng người lính cuối cùng của cuộc chiến ấy ra đi hay không? Như người lính cuối cùng của Thế Chiến Thứ I ra đi – một cuộc chiến chỉ còn trong thư viện – qua những trang sử thế giới mà mỗi nước ghi chép theo cách riêng của quốc gia mình.
Tháng 4 ngộp thở với quá nhiều những buổi ra mắt sách, tập thơ, hàng hà hồi ký, tự truyện về chủ đề tháng 4 được phóng lên mọi phương tiện truyền thông Việt ngữ. Hầu hết chỉ nhằm kể tội ác của cộng sản thế giới nói chung; cộng sản Hà nội nói riêng với miền Nam nước Việt; dẫn tới hệ lụy là đất nước Việt nam tuột hậu về mọi mặt so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, càng lạc hậu so với thế giới.
Không thể nào người con quên được thù cha; người vợ quên đi thù chồng đã chết trong tù ngục cộng sản khi họ còn sống trên đời này. Thế là khi mỗi tháng tư về thì mối thù không đội trời chung ấy như căn bệnh dị ứng với hoa dại tới mùa bồ công anh lại nở…và người ta lại chìm đắm trong đau thương và thù hận!
Nhớ một người bạn tôi đã nói trong một lần kỷ niệm ba mươi năm biến cố 30 tháng 4, “Cuộc chiến Việt nam đã đi vào lịch sử ba mươi năm, nhưng chúng ta vẫn chờ một tác phẩm xứng đáng, đúng đắn về cuộc chiến ấy. Chúng ta chỉ biết chờ, và chờ. Nên tác phẩm giá trị ấy coi như không có vì chúng ta chỉ biết chờ đợi người khác. Đó có phải là thói quen của người Việt mình?”
Tôi còn nhớ rõ từng gương mặt anh chị em bạn văn trầm tư như thế nào theo cách riêng của mỗi người trong bữa tiệc hôm ấy! Và rồi đã chín năm nữa trôi theo thời gian, chỉ có vài người đã vĩnh viễn thua, không làm gì được vì Phật mời, Chúa gọi. Rồi những người còn lại cũng sẽ lần lượt thua vì ra đi theo thời gian. Sự than khóc và kể tội ác cộng sản không làm thay đổi được chế độ hiện tại trong nước. Tiếc rằng cho đến nay đa số chúng ta chỉ làm được có thế!
“Con đường số 1”, bộ phim về chiến tranh Triều Tiên, với kịch bản lê thê của phim bộ bắt đầu bằng cuộc tình của một anh nông dân với cô bạn gái cùng làng. Vì cô muốn trở thành bác sĩ để cứu người nên anh quyết định đi lính để có tiền cho cô ăn học.
Thân phận người con gái, người phụ nữ trong chiến tranh rất tội nghiệp khi cô ấy nước mắt đầm đìa mà gào lên trên chiếc cầu biên giới, cũng là quê hương của họ: “Sao anh phải đi giết người để có tiền cho em đi học cứu người! Em cam chịu không học thành bác sĩ, còn hơn để anh đi giết người.”
Nhưng anh ấy cứ đi theo tiếng gọi của tình yêu thúc giục trong lòng. Hai năm làm người điên chém giết không biết kẻ thù trước mặt là ai. Anh ta đã may mắn còn sống để trở về. Nhưng cuộc chiến Triều Tiên nổ ra, sự ngã gục vô tội của dân làng, người anh của cô bạn gái đã đi theo cộng sản để phản bội đồng bào và quê hương; hình ảnh những người lính trẻ được tuyển mộ từ Hán Thành (không có kinh nghiệm chiến đấu) đã chết tức tưởi trong mắt anh, ngay trong xóm làng anh…Người thanh niên nông dân không thể sống ích kỷ cho tình yêu của mình, anh tham gia quân đội để cống hiến hai năm kinh nghiệm chiến trường của mình.
Chuyện chẳng dính dáng gì tới số phận (theo dị đoan) mà là hệ lụy của chiến tranh đã biến người nông dân thành viên cựu Trung úy đã ngoài tám mươi tuổi mới tìm lại được người yêu, người vợ, đã nằm trong đất lạnh trước ông ba năm. Người con trai duy nhất của họ lại đang có mặt trong quân đội Nam Hàn nên không về được để gặp lại cha-trước mộ mẹ. Chỉ có đứa cháu gái kể chuyện bà nội bên mộ bà cho ông nội nghe về mỗi ngày chờ đợi ông về – suốt cuộc đời còn lại của bà từ khi thất lạc với ông trong chiến tranh xưa kia…
Kịch bản (hình ảnh) cảm động ấy trong cuộc chiến Việt nam cũng tương tự, nhiều hơn nữa là đằng khác nhưng khác ở đoạn kết. Trong phim người tù binh Nam Hàn bị bắt từ năm 1959, phải 51 năm sau, năm 2010, một ngư dân rách nát ở Bắc Hàn đã đợi được cơn gió nồm định mệnh để vượt thoát về phương nam, tìm gặp lại người yêu đã yên nghỉ trong mộ phần vì đợi chờ.
Ông nói gì trước đoàn quân danh dự đón mừng ông trở về, “Chúng ta phải giải phóng miền bắc để cứu đồng bào mình…” Ông nói gì trong những giảng đường đại học ở Nam Hàn? “Chúng ta phải tận lực góp sức và trí tuệ của tuổi trẻ để xây dựng miền nam giàu mạnh; là điều quan trọng để giải phóng miền bắc, cứu đồng bào mình…”
Trong bộ phim, người Hàn còn có miền nam tự do để xây dựng quân đội và phát triển kinh tế để giải phóng miền bắc. Nhưng tây lịch đã là năm 2014, bản đồ thế giới vẫn còn vĩ tuyến 38 là làn ranh phân chia giữa Bắc Hàn cộng sản và Nam Hàn tự do! Nghĩa là cuộc chiến quốc-cộng không phải một ngày, một phiên họp tầm cỡ quốc tế mà xong chuyện được. (Như sự sụp đổ của bức tường Bá linh; khối cộng sản Đông Âu và Nga sô phải đợi đến lúc đủ bộ ba: Tổng thống Mỹ Reagan; Đức Giáo hoàng John Paul II, Tổng thống Nga Gorbachev). Trong khi đó Việt nam chỉ có vài triệu người Việt hải ngoại, và dường như chỉ đợi tháng tư về để ra mắt sách; người kể chuyện vượt biên như một vết thương lòng (không ai có quyền ý kiến, can thiệp vào nỗi đau riêng tư của người khác). Thế nên một tương lai khá hơn cho Việt nam càng mịt mù vì đã gần bốn mươi năm than khóc chưa nguôi. Trong khi chúng ta cần thực lực kinh tế, tiếng nói lãnh đạo đủ sức thuyết phục Việt kiều trên toàn thế giới; thì không ít những trang tự truyện, những cuốn hồi ký chỉ bới lông tìm vết, đánh bóng cá nhân. Chuyện dân tộc, nước nhà của người Việt trong tay người hàng xóm chứ không phải mình. Người Việt thích buồn vì gia tài của mẹ là nước Việt buồn…

Một tháng tư qua đi với những ưu tư, phiền muộn, để nguôi ngoai tháng năm, tháng mười…rồi tháng tư lại về cho ta ra mắt sách, chuông chùa lại vang truy điệu anh hùng tử sĩ và đồng bào chết oan trên đường vượt biển. Người Việt lại hâm nóng nỗi đau, chuyện buồn với các ca sĩ nức nở oan khiên trên sân khấu nhà thờ, chùa chiền, trung tâm sinh hoạt cộng đồng…Những người lính gãy súng tháng ba, tháng tư, đã là những ông già ngồi ôn kỷ niệm trong bộ quân phục một thời. Sang năm là kỷ niệm “ngày quốc hận lần thứ 40”, chắc nhiều tác phẩm đang chờ dịp khuấy sâu thêm niềm đau đã cũ.
Chẳng lẽ người Việt hải ngoại sẽ buồn cho đến tận lần kỷ niệm bốn trăm năm biến cố lịch sử 30 tháng 4, nếu khoa học không tìm ra thuốc trị bệnh buồn, hay bệnh trông vào người khác, mà lại tìm ra thuốc trường sinh? Tôi biết mình sẽ bị rủa xả vì nỗi bi quan của mình trước những bông hoa bồ công anh sẽ chẳng bao giờ tàn vì lòng người cứ ôm mãi niềm đau và những kỷ niệm buồn. Sự trân quý quá khứ đã thành quá vãng từ lâu. Và chúng ta cần bón tưới cho những bông hoa mới. Những người trẻ bây giờ đã biết kể tội cộng sản trong diễn văn 30 tháng 4, dù họ sanh sau 1975, nhưng còn đang ngập ngừng khi được hỏi về phương hướng, kế sách nào khả thi có thể làm thay đổi được Việt nam!

Lại một tháng tư với những mảnh sân ngập bồ công anh….

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.