logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/05/2014 lúc 07:59:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan Cannes qua những con số gây ấn tượng
UserPostedImage
Được mệnh danh là liên hoan điện ảnh lớn nhất thế giới, Liên Cannes quả là có nhiều con số đáng nghi nhận, trước hết là về số phim được gởi đến để tuyển lựa.

Năm nay, ban giám khảo đã xem tổng cộng 1700 phim để cuối cùng chỉ chọn ra có 20 phim tranh giải Cành cọ vàng và 20 phim cho chương trình “Un certain Regard” ( Nhãn quan độc đáo ), vinh danh các tài năng điện ảnh trẻ.

Vì là liên hoan điện ảnh lớn nhất thế giới cho nên số phóng viên kéo đến Cannes để đưa tin về sự kiện này cũng ngày càng đông, năm nay có đến 4.580 nhà báo từ khắp thế giới đến Liên hoan Cannes.

Liên hoan Cannes cũng nổi tiếng với tấm thảm đỏ dài 60 mét trải trên sân trước và trên 24 bậc cầu thang của Cung Liên hoan, mà biết bao ngôi sao màn bạc, đạo diễn nổi tiếng thế giới đã dẫm lên khi đến xem các phim tranh giải, hoặc dự các buổi chiếu đặc biệt.

Sau lễ khai mạc tối mai với sự điều khiển của nam diễn viên và ca sĩ Lambert Wilson, cuộc đua giành Giải Cành cọ vàng sẽ bắt đầu kể từ thứ năm, 15/05, phần lớn với những khuôn mặt quen thuộc của Liên hoan Cannes, như anh em đạo diễn ngưởi Bỉ Dardenne, đã từng hai lần đoạt giải Cành cọ vàng 1999 và 2005, hai đạo diễn Anh Ken Loach (Cành cọ vàng 2006) và Mike Leigh (Cành cọ vàng 1996). Trở lại Cannes kỳ này còn có đạo diễn Canada Cronenberg (Giải đặc biệt của ban giám khảo 1996), đạo diễn Nhật Naomi Kawase (Giải đặc biệt của ban giám khảo 2007) và đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan (Giải đặc biệt của ban giám khảo 2011). Chủ tịch ban giám khảo Liên hoan Cannes năm nay là nữ đạo diễn người New Zealand Jane Campion.

Cannes và những tranh cãi
Cũng như mọi năm, đi kèm với Liên hoan Cannes bao giờ cũng có nhiều chỉ trích, tranh cãi, mà đầu tiên là tranh cãi về bộ phim sẽ được chiếu trong buổi khai mạc, đó là phim của đạo diễn Olivier Dahan “ Grace de Monaco”, nói về công nương Grace Kelly của công quốc Monaco.

Bộ phim này được đặc biệt chú ý, trước hết là vì người thủ vai chính trong phim là nữ tài tử Úc nổi tiếng Nicole Kidman, thứ hai là tính chất gần như huyền thoại của nhân vật Grace Kelly. Thế nhưng, gia đình của công nương xứ Monaco lại chỉ trích nặng nề nội dụng bộ phim này. Họ đã ra một thông cáo tuyên bố bộ phim của đạo diễn Dahan “ hoàn toàn không phản ánh đúng thực tế”, đồng thời cho rằng cuộc đời của công nương Grace de Monaco đã bị “khai thác vào mục đích thuần túy thương mại”. Trả lời tờ Journal du Dimanche ngày 11/05/2014, đạo diễn Dahan cho biết ông cảm thấy bị xúc phạm bởi những lời chỉ trích nặng nề đó của gia đình công nương Grace.

Một bộ phim khác có thể cũng sẽ gặp nhiều chỉ trích không kém, đó là phim “Welcome to New York”, tuy không nằm trong danh sách tranh giải chính thức, nhưng cũng sẽ được giới thiệu ở Cannes trong dịp này. Đây sẽ là một trong những sự kiện nóng hổi của Liên hoan Cannes vì bộ phim này có cốt truyện dựa theo vụ DSK, tức vụ chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cựu bộ trưởng Pháp Dominique Strauss- Kahn bị bắt giam ở New York ngày 14/02/2011, vì bị cáo buộc hãm hiếp một nữ hầu phòng khách sạn Sofitel. Thủ vai DSK là ngôi sao điện ảnh Pháp Gérard Dépardieu, còn nữ diễn viên Jacqueline Bisset đóng vai Anne Sinclair, vợ của cựu bộ trưởng Pháp.

Cannes không chỉ có phim truyện mà còn là nơi giới thiệu nhiều bộ phim tài liệu và năm nay, qua một số phim tài liệu được chiếu ở Cannes, khán giả Liên hoan sẽ chứng kiến những thực tế cay nghiệt của thế giới, từ Syria, Ukraina cho đến Sarajevo, cũng như biết thêm về tình trạng vi phạm quyền tự do báo chí ở nhiều nước.

Cannes Classics
Bên cạnh những bộ phim mới, khán giả Cannes sẽ có dịp xem lại những bộ phim thuộc hàng kinh điển và tái ngộ những thần tượng một thời vang bóng, qua chương trình mang tên Cannes Classics.

Tuy chỉ mới ra đời cách đây mười năm, nhưng Cannes Classics đã trở thành một điểm hẹn không thể bỏ qua, nhất là chương trình năm nay chọn nữ diễn viên kỳ cựu người Ý Sophia Loren làm khách mời danh dự.

Những người may mắn sẽ được xem lại những bộ phim thuộc hàng kinh điển được phục chế bằng kỹ thuật 4K, tức là với những hình ảnh có độ phân giải cực lớn, rất nét, như phim “Mariage à l’italienne” ( Hôn nhân kiểu Ý ) của đạo diễn Vittorio de Sica hay “A Fistful of Dollars” ( Chỉ vì vài đôla ) của đạo diễn Ý Sergio Leone. Tác phẩm nổi tiếng của đạo diễn Wim Wenders “Paris, Texas”, được chiếu lần đầu tiên cách đây 30 năm, cũng sẽ có mặt trong chương trình Cannes Classics. Tổng cộng khoảng hơn 20 phim sẽ được giới thiệu trong chương trình năm nay.

“Chợ” phim Cannes
Liên hoan Cannes không chỉ là nơi trình chiếu các phim tranh giải hay là nơi trải thảm đỏ đón các ngôi sao màn bạc quốc tế, mà còn là “chợ” điện ảnh lớn nhất thế giới, quy tụ rất nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối và cả các nhà tài trợ.

Theo thẩm định của hãng phim StudioCanal, 50% số phim được mua bán trên thế giới chính là ở Cannes. Các hãng phim lớn nhỏ đến đây để chào hàng không chỉ các bộ phim được chiếu ở Liên hoan Cannes mà nhiều bộ phim khác nữa, cho dù đó chỉ mới là những phim còn ở dưới dạng kịch bản, đang được quay, giai đoạn hậu kỳ hay đã hoàn tất.

“Chợ” phim Cannes ngày càng lớn vì năm nay được biết là số người tham gia sẽ là hơn 12 ngàn. Năm ngoái chỉ trong vòng khoảng 10 ngày, đã có đến 5.400 phim được giới thiệu. Thành phố Cannes ngày càng quan trọng bởi lẽ hiện nay có rất nhiều phim là hợp tác sản xuất, mà thường là hợp tác với Pháp. Hơn nữa Pháp có một hệ thống tài trợ cho điện ảnh được nhiều nước bắt chước.

Đại diện cho Trung Quốc, thị trường hấp dẫn nhất đối với với điện ảnh phương Tây hiện nay, đến chợ phim Cannes là một phái đoàn hùng hậu khoảng 400 người, một con số kỷ lục.

“Cinémas du monde”
Không chỉ là nơi mua bán phim, Cannes còn là nơi hỗ trợ cho nền điện ảnh ở những nước nghèo. Đây là năm thứ 6 Liên hoan Cannes đón tiếp chương trình “Les cinémas du monde”, nhằm giúp những nước còn thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển một đền điện ảnh có chất lượng cao.

Trong số 125 ứng viên, ban tổ chức đã chọn ra 11 đạo diễn trẻ từ các nước Algérie, Nam Phi, Bangladesh, Brazil ( 2 đạo diễn ), Cuba, Gruzia, Lào, Sénégal, Syria, Venezuela, mang đến đây những dự án phim của họ. Dưới sự bảo trợ của đạo diễn Brazil nổi tiếng thế giới Walter Sallas và tại Cannes họ sẽ được hướng dẫn, giúp đở để thực hiện những dự án đó. Trong số các đối tác của chương trình Cinémas du monde, có tập đoàn phát thanh truyền hình đối ngoại của Pháp France Médis Monde, mà RFI là một thành viên.

Nhân đây cũng xin nói qua về đạo diễn Lào Mattie Do. Sau khi đã làm việc cho các phim Âu-Mỹ, Mattie Do đã trở về nước để làm tư vấn cho hãng phim Lao Art Media. Bà đã từng là tác giả bộ phim dài đầu tiên của Lào do một phụ nữ thực hiện, Chanthaly, phim kinh dị, ra mắt khán giả vào năm 2013.

Mattie Do đến Cannes lần này với dự án phim “Người chị yêu dấu”, nội dung nói về một cô nông dân nghèo ở miền Nam nước Lào, lên thủ đô Viêng Chăng để chăm sóc một người chị họ giàu có. Người chị này không hiểu vì sao đã bị mù, nhưng nay có khả năng giao tiếp với người chết, và nhờ người cõi trên mách bảo, có thể đoán được những số sẽ trúng độc đắc. Cô nông dân phải chọn lựa thế nào: chăm sóc cho đến khi người chị khỏi bệnh, hay lợi dụng sự tật nguyền của người chị để có thể thoát cảnh nghèo nhờ trúng số? Bộ phim hiện chỉ mới ở giai đoạn viết kịch. Với kinh phí dự trù là 200 ngàn euro, đạo diễn Mattie Do đang tìm các đối tác là những nhà sản xuất châu Âu.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 13/05/2014 lúc 08:00:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 13/05/2014 lúc 08:02:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan phim Cannes, bệ phóng cho các tài năng mới.

UserPostedImage
Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 67 mở ra từ ngày 14 đến 25/05/2014. Cannes không chỉ là điểm hẹn của các vì sao tên tuổi trên bầu trời nghệ thuật thứ 7 mà còn là bệ phóng cho các tài năng mới. RFI phỏng vấn đạo diễn Nguyền Hoàng Điệp.
Năm 2012, dự án « Đập cánh giữa không trung » của Hoàng Điệp đã được mời tham dự Liên hoan Cannes trong khuôn khổ chương trình La Fabrique des Cinémas du Monde. Lần này chị trở lại Cannes để chia sẻ kinh nghiệm với những người đi sau. Hoàng Điệp đã tìm được nhiều nguồn tài trợ quý giá sau lần đến dự Festival Cannes năm 2012. Tại liên hoan Cannes 2014, chị sẽ có buổi nói chuyện và báo cáo về dự án của mình vào ngày 22/05/2012.

La Fabrique des Cinémas du Monde được hai quỹ Fonds Sud Cinéma và Fonds francophone de production audiovisuelle du Sud tài trợ, bên cạnh nhiều đối tác đặc biệt, trong đó có đài phát thanh quốc tế Pháp RFI.

Trả lời ban Việt ngữ RFI trước khi trở lại thành phố Cannes theo lời mời của ban tổ chức, Hoàng Điệp không khỏi tự hào khi « Đập cánh giữa không trung » không chỉ còn là một dự án trên giấy tờ. Chị đang chuẩn bị khâu hậu kỳ cho bộ phim với hy vọng đưa tác phẩm của mình đến với những liên hoan tên tuổi như Venise, Berlin, Toronto hay Locarno. Nhưng Hoàng Điệp cũng hy vọng phim của chị sẽ được hoàn chỉnh để kịp ra mắt khán giả Việt Nam nhân Liên hoan phim quốc tế Hà Nội được tổ chức vào mùa thu sắp tới.



Tải để nghe đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp- Hà Nội
http://telechargement.rf...01405/QR_HA_12_05_14.mp3

Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 14/05/2014 lúc 08:53:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes 2014 : Muôn sao tề tựu nhân ngày khai mạc
UserPostedImage
Thảm đỏ bên thềm Cung liên hoan : Cannes hội tụ nhiều ngôi sao trong vòng 12 ngày - REUTERS /Benoit Tessier
Sự kiện văn hóa nổi bật nhất hôm nay (14/05/2014) vẫn là ngày khai mạc Liên hoan Cannes lần thứ 67. Vào trưa nay, ban giám khảo liên hoan tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên dưới sự chủ tọa của nữ đạo diễn Jane Campion. Trong khi giới săn ảnh lên cơn sốt vì các ngôi sao màn bạc quốc tế bắt đầu tề tựu về Cannes.
Gương mặt được chú ý đến nhiều nhất hôm nay là Nicole Kidman. Đến Pháp kể từ hôm qua, thần tượng điện ảnh người Úc chuẩn bị bước lên thảm đỏ vào khoảng 6 giờ chiều (giờ Paris) bên cạnh đạo diễn Olivier Dahan và đoàn làm phim ‘‘Grace de Monaco’’.

Tính hiếu kỳ của công chúng lại càng lớn hơn do bộ phim kể lại cuộc đời của Grace Kelly, đã bị gia đình của công nương Monaco chỉ trích gay gắt. Ban tổ chức liên hoan Cannes đã tìm cách dập tắt cuộc tranh luận để tránh làm lu mờ nét lộng lẫy hào nhoáng của buổi lễ khai mạc.

Theo giám đốc Thierry Frémaux, bộ phim phản ánh góc nhìn của một nhà đạo diễn về nhân vật Grace Kelly, chứ không đơn thuần là phim tiểu sử kể lại cuộc đời và sự nghiệp của bà. Giám đốc liên hoan Cannes còn cho biết gia đình công nương Monaco không hề được mời đến dự buổi chiếu phim trong đêm khai mạc.

Kể từ hôm qua, không khí tại Cannes đã bắt đầu sôi động với hàng loạt chuyến xe đưa đón các ‘‘ngôi sao’’ từ phi trường về các khách sạn sang trọng ở trung tâm thành phố. Các phóng viên săn ảnh thì không ngừng chạy theo các nhân vật nổi tiếng, sớm có mặt tại Cannes vì họ tham gia trực tiếp vào chương trình chính thức của lễ khai mạc. Nữ đạo diễn Mỹ Sofia Coppola cũng như hai diễn viên Pháp Carole Bouquet và Nicole Garcia đều là thành viên ban giám khảo.

Zoe Saldana và Eva Longoria thì đến Cannes để giới thiệu các hoạt động từ thiện trong khuôn khổ chương trình Global Gift Gala. Auđrey Tautou đến Cannes để giúp Lambert Wilson điều khiển chương trình buổi lễ khai mạc. Diễn viên kiêm người mẫu Blake Lively thì đến Cannes vì là gương mặt mới của hãng mỹ phẩm l’Oréal, và cô cho biết là nhiều tên tuổi khác như Jane Fonda và Củng Lợi có hợp đồng với tập đoàn thời trang này, sẽ xuất hiện trong những ngày tới.

Chương trình chiếu phim tranh giải Cành cọ vàng bắt đầu kể từ ngày mai. Các đoàn làm phim cùng với các diễn viên chính sẽ lần lượt bước lên bậc thềm của Cung liên hoan, đúng với truyền thống chụp hình trên thảm đỏ. Với hơn 4 ngàn phóng viên nước ngoài và trên dưới 1800 bộ phim gửi về hàng năm, liên hoan Cannes là sự kiện văn hóa lớn nhất hành tinh cũng như Thế vận hội mùa hè và Cúp bóng đá thế giới trong làng thể thao.

Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 15/05/2014 lúc 07:48:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes : Báo chí chê bai phim Grace de Monaco


UserPostedImage
Grace de Monaco, bộ phim kể lại cuộc đời của Grace Kelly, từ diễn viên trở thành công nương Monaco (DR)
Được trình chiếu tối qua trong đêm khai mạc Liên hoan Cannes lần thứ 67, bộ phim Grace de Monaco của đạo diễn Olivier Dahan bị báo chí quốc tế chê bai nhiều hơn là tán tụng. Càng được giới thiệu như là một trong những tác phẩm được giới hâm mộ nôn nóng chờ đợi, bộ phim này sáng nay lại càng bị các nhà phê bình dội cho một gáo nước lạnh.
Hollywood Reporter ghi nhận là buổi công chiếu hôm qua đã diễn ra trong bàu không khí lạnh nhạt thờ ơ. Tờ báo này nhận xét : Làm thế nào để có thể thực hiện một bộ phim nhàm chán từ một câu chuyện đầy tình tiết éo le hấp dẫn ?

The Guardian đánh giá : Mặc dù hình ảnh được trau chuốt, cảnh quay đẹp như tranh, mặc dù Nicole Kidman lộng lẫy ánh sáng, hào nhoáng bộ trang phục, nhưng trên màn bạc, tác phẩm của Olivier Dahan lại trở thành một ‘‘thảm họa ngoạn mục’’.

Telegraph có cùng một nhận định khi cho rằng Liên hoan Cannes đã mở màn với một bộ phim biopic mà nội dung vô cùng ngớ ngẩn. Trên màn ảnh lớn, câu chuyện về công nương Grace de Monaco (do Nicole Kidman thủ diễn) còn tệ hơn cả bộ phim tiểu sử về công nương Diana (Naomi Watts) của đạo diễn Oliver Hirschbiegel.

So với làng báo Anh Mỹ, báo chí Pháp cũng không mặn mà cho lắm với tác phẩm của Olivier Dahan. Báo Le Monde ít khi nào chơi chữ, nhưng phá thông lệ bằng cách lấy lại tựa đề Fenêtre sur Cour (Rear Window) mà đạo diễn Hitchcock đã quay với Grace Kelly để chạy tít đậm "Fenêtre sur Four" trên trang văn hóa, chữ four ở đây hàm ý một thất bại ê chề.

Télérama hối tiếc là bộ phim Grace de Monaco không có đủ tầm vóc, xứng đáng để mở màn liên hoan Cannes. Paris Match đánh giá : Olivier Dahan trước kia càng khéo léo bao nhiêu với bộ phim về cuộc đời của Edith Piaf, thì nay lại càng vụng về bấy nhiêu khi dựng câu chuyện của Grace Kelly trên màn ảnh lớn.

Cũng là một bộ phim biopic, bộ phim Mister Turner của đạo diễn Anh Mike Leigh được công chiếu hôm nay trong chương trình tranh giải Cành cọ vàng. Bộ phim kể lại những năm tháng cuối đời của danh họa Joseph Mallord William Turner (1775-1851).

Nổi tiếng nhờ có biệt tài sử dụng màu nước để vẽ tranh phong cảnh, Turner đã đặt nền móng sau đó cho trường phái ấn tượng. Lúc sinh tiền, danh họa Turner đã gây nhiều tranh cãi, nhưng ngày nay, Turner được xem như là người đầu tiên nâng nghệ thuật vẽ tranh phong cảnh lên một tầm cao mới.

Một bộ phim khác cũng đi tranh giải hôm nay là tác phẩm Timbuktu của đạo diễn Abderrahmane Sissako, người gốc Mauritani hiện đang sống tại Mali. Đây là bộ phim duy nhất đại diện cho châu Phi trong cuộc tranh tài để giành lấy giải thưởng cao quý nhất liên hoan Cannes lần thứ 67.

Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 16/05/2014 lúc 08:07:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đạo diễn Mike Leigh chinh phục Liên hoan Cannes với «Mr. Turner »
UserPostedImage
Đạo diễn Mike Leigh (thứ hai bên phải) và ê-kíp làm phim "Mr. Turner" tại Liên hoan phim Cannes 2014.
REUTERS/Benoit Tessier

Bộ phim « Mr. Turner » của đạo diễn Mike Leigh nói về cuộc đời danh họa người Anh, chinh phục giới phê bình và khán giả Liên hoan Cannes trong ngày đầu tiên cuộc tranh tài. Nam diễn viên thủ vai họa sĩ William Turner, Timothy Spall có triển vọng đoạt giải nam diễn viên của Cannes 2014.
Qua « Mr. Turner », đạo diễn người Anh đã nói về những năm tháng cuối đời của họa sĩ bậc thầy, William Turner (1775-1851) : một nghệ sĩ tài hoa xuất chúng, nhưng thường xuyên bị ám ảnh vì cái chết, vì chính nghệ thuật và những vết thương trong cuộc đời. « Mr.Turner » là một nhân vật rất phức tạp. Hình ảnh người mẹ ông bị đưa vào nhà thương điên ám ảnh ông suốt cuộc đời. William Turner sống với cha và một bà vú trung thành. Cái chết của người cha lại càng cô lập Turner với thế giới bên ngoài.

Turner trong ống kính của Mike Leigh không khác gì một con gấu hoang, bề ngoài trông dữ tợn, cọc cằn. Nhưng đằng sau lốt vỏ thô lỗ đó là một con người rất nhạy cảm, là một họa sĩ đi tiên phong, là một ông phù thủy về màu sắc, là người mở đường cho trường phái ấn tượng sau này.

Mike Leigh từng đoạt giải Cành cọ vàng của Liên hoan Cannes năm 1996 với « Secrets and Lies ». Trả lời báo chí, ông cho biết ấp ủ dự án làm phim về cuộc đời của họa sĩ Turner từ gần hai mươi năm qua. Nguồn cảm hứng ban đầu có được là nhờ những tác phẩm của chính Turner. Mục đích của đạo diễn Mike Leigh là nói lên được trạng thái "căng thẳng thường trực của một con người trong giai đoạn sáng tạo và nhất là, cái lúc mà ông nắm bắt được khoảnh khắc" để hoàn thành một tác phẩm. Nói một cách dễ hiểu hơn, Mike Leigh không chủ đích nói về con người của danh họa William Turner, mà ông muốn xoáy vào quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ này.

Theo các nhà phê bình, đạo diễn Mike Leigh đã hoàn toàn thành công ở điểm này. Một phần thành công đó có được là nhờ tài diễn xuất rất « tuyệt » của nam diễn viên Timothy Spall. Điểm son thứ hai của bộ phim là « Mr. Turner » được dàn dựng với gam màu vừa phong phú, vừa phức tạp nhưng lại rất tinh tế như dòng sáng tác của chính họa sĩ Turner.

Sau « Mr.Turner » của Mike Leigh và « Timbukty » của đạo diện người Mauritanie Abderrahmane Sissaki, hôm nay đến lượt « Captives » của đạo diễn Canada Atom Egoyan và « Winter Sleep » của nhà làm phim người Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan ra mắt ban giám khảo Liên hoan Cannes.
Theo RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 19/05/2014 lúc 08:41:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“ Tôi ba mươi”: Tiêu biểu cho “làn sóng mới” của điện ảnh Việt Nam

UserPostedImage
Một cảnh trong phim 'Tôi ba mươi' của đạo diễn Minh Đức
Đại diện cho Việt Nam tham gia Liên hoan phim lần này là một bộ phim ngắn tựa đề : “Tôi ba mươi” của nữ đạo diễn Hoàng Trần Minh Đức. Bộ phim được giới thiệu ở Cannes trong khuôn khổ chương trình “ Short Film Corner” ( Góc phim ngắn).
Nhân vật chính trong phim là Mai ( do Minh Chuyên thủ diễn ), một cô gái vừa bước sang tuổi ba mươi, từng mơ làm đạo diễn, nhưng giấc mộng không thành. Thất chí vì công danh sự nghiệp lận đận, Mai muốn thoát ra khỏi các khuôn khổ cứng nhắc, ngột ngạt của truyền thống lễ nghi, của hôn nhân ép uổng, của giáo lý khô khan. Hình thức “nổi loạn” của cô gái tuổi này là cạo đầu trọc, là xâm mình, là làm người mẫu chụp hình khoả thân. Nhưng liệu Mai có dứt khoát vượt ra khỏi những giới hạn ràng buộc cuộc sống của cô hay không ? Đoạn kết là những dằn vặt day dứt của nhân vật chính. Trong phim có nhiều cảnh quay khá độc đáo, những hình ảnh đẹp.

Sự có mặt của bộ phim “ Tôi ba mươi” tại Liên hoan Cannes trong chương trình Short Film Corner lẽ ra đã là một sự kiện đáng chú ý đối với làng điện ảnh Việt Nam, vì đây là dịp để các nhà làm phim Việt Nam học hỏi thêm về phim ngắn, một thể loại còn mới mẻ đối với họ. Thế nhưng nhà sản xuất phim François Serre rất thất vọng vì nữ đạo diễn Minh Đức đã không đến Cannes như dự trù để giới thiệu tác phẩm của cô. Đến khu vực “Short Film Corner”, ta chỉ có thể xem phim “ Tôi ba mươi” trên máy vi tính, chứ không có dịp tiếp xúc với đạo diễn qua các buổi chiếu giới thiệu trong phòng.

Đến Cannes giới thiệu phim Tôi ba mươi rốt cuộc chỉ có nhà sản xuất phim François Serre. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ tại Cannes, ông cho biết trước hết về quá trình làm phim “ Tôi ba mươi”:
François Serre: Phim này được thực hiện trong khuôn khổ một chương trình hợp tác đào tạo đạo diễn ở Việt Nam mà tôi có tham gia. Tôi đã giúp nữ đạo diễn Minh Đức, lúc đó đã tốt nghiệp, làm bộ phim này. Thật ra, đây là bản thu ngắn của bản dài hơn, có tựa “Nổi buồn trên cây”. Cách đây 2 năm tôi có đến Sài Gòn và đã xem những hình ảnh đầu tiên của phim, mà tôi thấy là rất đẹp. Đạo diễn Minh Đức đã nhờ tôi giúp hoàn tất phim này ở Pháp, vì theo cô, ở Việt Nam không có những người cắt và chỉnh sửa phim theo đúng ý của cô. Minh Đức đã được tôi đưa sang Pháp vài lần. Cô là một người có đầu óc cởi mở và tôi rất muốn giúp cô nâng cao trình độ.

Tôi đã nhờ một người bạn làm việc cắt nối phim cho đài truyền hình Arte giúp hoàn tất giai đoạn hậu kỳ cho phim “Tôi ba mươi”. Vì lý do ngân sách, cho nên bộ phim này đã được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa trường điện ảnh của Sài Gòn với trường của tôi, Trường Hình ảnh và Âm thanh Angoulême. Nhờ vậy mà chúng tôi có kinh phí cho việc đi lại, ăn ở của Minh Đức ở Pháp, để có sự phối hợp chặt chẽ giữa đạo diễn với người làm hậu kỳ. Đồng thời cũng có sự tham gia của các sinh viên trường tôi vào việc hoàn tất bộ phim theo nhãn quan của các em.

Bản thân tôi và một số đạo diễn ở Việt Nam nhìn nhận rằng đây là một bộ phim tiêu biểu cho cái có thể được gọi là “làn sóng mới” của điện ảnh Việt Nam.


Tải để nghe phỏng vấn François Serre - Nhà sản xuất phim 'Tôi ba mươi'
http://telechargement.rf...01405/Francois_Serre.mp3


RFI: Nhưng phim ngắn và nhất là phim rất ngắn là một thể loại khá mới mẻ đối với đạo diễn Việt Nam và chắc là rất khó mà làm một phim ngắn như vậy để nói về những đề tài còn rất là nhạy cảm đối với xã hội Việt Nam hiện nay?

François Serre: Rất khó làm được phim ngắn như vậy. Bản phim đầu tiên dài đến 45 phút và để có thể được giới thiệu ở Cannes, chúng tôi đã rút ngắn còn chưa tới 15 phút, nhưng phải giữ những gì là cốt lõi, với sự đồng ý của đạo diễn. Bao giờ cũng khó mà bảo một đạo diễn cắt bớt 10 hay 15 phút của bộ phim. Cho nên, việc cắt ráp đã rất là lâu để đạt đến một bộ phim như vậy.

Tôi nghĩ đây là một bộ phim có trình độ rất cao đối với điện ảnh Việt Nam hiện nay. Cho dù đối với những nước có mức phát triển cao về sản xuất phim ảnh, đây cũng là phim có chất lượng tốt. Phải thấy rằng với bộ phim này, điện ảnh Việt Nam đã nhảy một bước quan trọng.

Trong phim có rất nhiều cảnh để ta suy nghĩ và có nội dung khá là “nóng” đối với xã hội Việt Nam. Có những cảnh khoả thân, tuy không phải là cảnh sex. Phim cũng đụng đến đạo Công giáo, một điều cũng là nhạy cảm. Ngoài ra, phim còn đả phá những mối quan hệ dựa trên tiền bạc. Tức là có rất nhiều vấn đề được nêu lên trong một phim rất ngắn như vậy.

Nhân đây tôi cũng xin cám ơn bà giám đốc trường điện ảnh Sài Gòn đã bảo trợ phim này, mặc dù đây là một bộ phim rất khác xa so với xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa còn bao trùm điện ảnh Việt Nam.

RFI: Tuy “Tôi ba mươi” không phải là phim tranh giải và chỉ được giới thiệu trong chương trình Short Film Corner, nhưng việc có phim được giới thiệu ở Cannes có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

François Serre: Dù là phim Pháp hay phim nước nào, được khởi đầu ở Cannes lúc nào cũng quan trọng. Riêng đối với phim ngắn, thì sau Liên hoan Cannes, bước kế tiếp trên nguyên tắc sẽ là Liên hoan phim ngắn ở Clermont-Ferrand. Cho nên, có phim được tuyển chọn để chiếu ở Cannes là điều rất tốt, cho dù không phải là trong danh sách chính thức. Có điều tôi không hiểu vì sao đạo diễn Minh Đức đã không đến Cannes. Hiện giờ tại Cannes, “Tôi ba mươi” được khán giả Cannes đón nhận rất thuận lợi. Đây không phải là một phim Việt Nam mà họ thường được xem. Đây quả là một bộ phim “ Làn sóng mới” khác hẳn với xu huớng hiện thực xã hội chủ nghĩa.

RFI: Vậy ông nghĩ thế nào về điện ảnh Việt Nam hiện nay?

François Serre: Cho tới nay ở Việt Nam chưa có phim gọi là phim d’auteur ( phim thể hiện quan điểm nghệ thuật của chính đạo diễn ). “Tôi ba mươi” quả đúng là phim d’auteur. Hiện nay, ở Việt Nam người ta làm phim trước hết là để kiếm tiền. Tất cả những phim được sản xuất, kể cả bởi những sinh viên của tôi, đều là nhằm mục đích đó. Riêng Minh Đức là một đạo diễn mang nặng tư tưởng triết học, vì tối nào cô cũng dịch sách triết, nói chung ( nói điều này có lẻ là hơi đụng chạm ), cô là đạo diễn mang tính trí thức nhiều hơn.

RFI: Ông có dự án phim nào khác sẽ làm với Việt Nam?

François Serre: Hiện tôi đang viết kich bản cho một phim với tài trợ của Trung tâm điện ảnh quốc gia CNC và vùng Poitou-Charente. Đó là phim truyện về nhà tù Côn Đảo. Tôi đang cố hoàn tất kịch bản phim để sau đó tìm nhà sản xuất. Tôi đã từng đoạt hai giải về kịch bản, cho nên chắc là sẽ không gặp khó khăn nhiều.

Lịch sử nhà tù Côn Đảo là một đề tài rất hay. Trước đây tôi đã thử làm một phim tài liệu về nhà tù Côn Đảo nhưng không thành, cho nên nay tôi chuyển sang phim truyện về nhà tù này, với bối cảnh là giai đoạn từ 1930 đến năm 1957. Côn Đảo là nhà tù khắc nghiệt nhất trong số các nhà tù của Pháp trước đây, nhưng lại ít được biết đến nhất.

Trên nguyên tắc tôi sẽ giao phim này cho Minh Đức thực hiện, vì dẫu sao cô cũng đã đến Pháp nhiều lần, lại là một trong số hiếm hoi đạo diễn làm phim d’auteur ở Việt Nam, tiêu biểu cho những đạo diễn trẻ đang tự tạo dựng con đường riêng cho mình và cố bắt kịp trình độ của những nước khác. Theo tôi đó là thế hệ đạo diễn rất đáng chú ý.

RFI Xin cám ơn ông François Serre.
Theo RFI
xuong  
#7 Đã gửi : 19/05/2014 lúc 08:44:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cannes lạnh nhạt với bộ phim ''Welcome to New York''
UserPostedImage
Diễn viên Gérard Depardieu thủ vai DSK trong bộ phim ''Welcome to New York" . Reutere

Vụ án DSK không chinh phục khán giả liên hoan phim quốc tế Cannes. Bộ phim của đạo diễn người Mỹ Abel Ferrara dựa trên cuộc đời đầy sóng gió của cựu lãnh đạo IMF Dominique Strauss-Kahn dù rất được báo chí chú ý nhưng lại gây nhiều thất vọng.
Không được chọn ở bất kỳ một hạng mục nào của chương trình liên hoan phim quốc tế Cannes năm nay, nhưng « Welcome to New York » là một sự kiện được khán giả và nhất là báo chí chờ đợi. Đêm hôm qua, mọi chú ý đã dồn về buổi ra mắt công chúng đầu tiên trên toàn thế giới. Nhưng bộ phim dựa trên vụ tai tiếng tình dục của cựu lãnh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, ông Dominique Strauss-Kahn, không được khán giả hưởng ứng như mong đợi.

Có thể nói nói « Welcome to New York » của đạo diễn Ferrara được chia làm ba phần. Phần đầu gần như là một bộ phim khiêu dâm để khán giả hiểu được « thói hư tật xấu » của nhân vật chính trong phim do nam tài tử Pháp, Gérard Depardieu thủ vai. Thế rồi đột nhiên Ferrara đưa khán giả đến với căn phòng khách sạn ở New York, và những tác động kèm theo sau. Vấn đề đặt ra là khán giả Cannes còn nhớ rõ những gì đã xảy ra cách nay ba năm, khi cựu lãnh đạo IMF bị còng tay và đưa vào tù. Sự nghiệp của một trong những chính trị gia hàng đầu của Pháp hoàn toàn sụp đổ. Ở phần cuối bộ phim, Ferrara tập trung nói về những ngày tháng hai ông bà Devereau – tên Ferrara đặt cho nhân vật chính, lấy nguồn cảm hứng từ Dominique Strauss-Kahn – chung sống với nhau ở TriBeca, một khu phố sang trọng của New York. Ở đây tác giả xoáy vào tâm lý người vợ của Devereau là bà Simone và tìm câu trả lời vì sao bà lại vững như bàn thạch, và luôn sát cánh với một ông chồng hư đốn như vậy.

Với « Welcome to New York » nhà làm phim người Mỹ, Abel Ferrara đã hoàn toàn không đem lại một cái nhìn nào khác hay mới mẻ so với vụ tai tiếng mang tên Dominique Strauss-Kahn. Khán giả đã lặng ngắt khi bộ phim nói về cuộc đời của cựu lãnh đạo IMF kết thúc. Sự xuất hiện của nam tài tử Depardieu trong phòng chiếu cũng không đủ làm hâm nóng bầu không khí của buổi ra mắt tối hôm qua.
Theo RFI
xuong  
#8 Đã gửi : 19/05/2014 lúc 05:56:09(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Foxcatcher: Kết cục bi thảm của sự ngông cuồng
UserPostedImage
Đạo diễn Bennett Miller (áo trắng) và các diễn viên Marc Ruffalo (T),Steve Carell (2P),Channing Tatum (cùng P) phim "Foxcatcher". Ảnh chụp 19/05/2014.
Reuters

Ngày 19/05/2014, tại Liên hoan Cannes, có hai phim thuộc loại “nặng ký” đã được giới thiệu tại Cannes, đó là Foxcatcher ( Võ sĩ đấu vật ) và Map to the Stars (Mơ thành ngôi sao ).
Là một trong những phim được coi là có triển vọng đoạt Cành cọ vàng, Foxcatcher của đạo diễn Mỹ Benneth Miller nói về chuyện có thật John du Pont, một “đại gia” mê thể thao đến mức bỏ tiền ra xây hẳn một trại huấn luyện võ sĩ đấu vật, mà ông hy vọng sẽ đoạt chức vô địch Thế vận hội Seoul. Ông đặt tên cho trại này là Team Foxcatcher.

Để đạt mục tiêu đó, du Pont đã tuyển một cựu vô địch đấu vật Olympic Mark Schultz, nhưng với tinh khí bốc đồng, lập dị, với đầu óc hoang tưởng, cứ nghĩ mình sẽ là vị cứu tinh của thể thao nước Mỹ, du Pont chẳng bao lâu đã ruồng bỏ Mark, người mà có lúc ông đã xem như con đở đầu. Ấy là chưa kể trong khi giao phó đội tuyển cho Mark, ông đã còn xúi anh hút cocaine và uống whisky, bất chấp hậu quả tai hại cho thể lực của Mark. Sau đó, ông bỏ thêm tiền để mời anh của Mark là Dave đến ở cùng với vợ con tại nhà ông để tiếp tục huấn luyện cho đội đấu vật.

Bất mãn vì bổng nhiên bị du Pont xem thường, Mark không còn tinh thần để thi đấu nữa và kết quả là anh bị loại khỏi đội tuyển Olympic của Mỹ. Giấc mơ Thế vận hội tan thành mây khói, du Pont cuối cùng đã đi đến hành động mà không ai ngờ, đó là bắn chết Dave, để rồi ngồi tù cho đến chết

Trong vai du Pont, có thể nói Steve Carrel được cải trang hoàn toàn biến dạng và có thể nói ông đã diễn vai này hoàn toàn xuất thần, khác hẳn với những nhân vật hài hước mà ông thường thể hiện. Chưa gì đã có nhiều người dự đoán giải nam diễn xuất sắc nhất của Cannes 2014 sẽ về tay Carrel.

Khi chọn nội dung phim về nhân vật du Pont, có lẻ đạo diễn Miller muốn qua đó muốn nói đến sự thoái trào của nước Mỹ, một siêu cường quốc mà nay chỉ còn sống trong hào quang của một thời oanh liệt.

Nếu như Foxcatcher đã được báo chí đã gần như đồng loạt khen tặng ( các phóng viên đã vỗ tay rất lâu khi kết thúc bộ phim ), thì Map to the stars đánh dấu sự trở lại đáng ghi nhận của đạo diễn Canada David Cronenberg, mà người ta hy vọng là lần này sẽ nhận được giải thưởng cao quý nhất của Liên hoan Cannes.
Theo RFI
xuong  
#9 Đã gửi : 20/05/2014 lúc 07:58:59(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
« Hai ngày, một đêm » : Bi kịch của châu Âu thời khủng hoảng

UserPostedImage
Jean Pierre và Luc Dardenne bên nữ diễn viên Marion Cotillard. Ảnh ngày 20/05/2014. Reuters

Chỉ có hai ngày cuối tuần để thuyết phục đồng nghiệp không nhận tiền thưởng để cô có thể tránh bị đuổi việc, đó là điều mà cô nữ công nhân Sandra phải làm, với sự trợ giúp của chồng. Với cốt truyện như trên, bộ phim « Hai ngày một đêm » của hai anh em đạo diễn người Bỉ Jean-Pierre et Luc Dardenne, vừa được trình chiếu tại Liên hoan Cannes hôm nay, 20/05/2014.
Nội dung bộ phim chính là phản ánh tình hình kinh tế khó khăn của châu Âu hiện nay, khi mà nhiều công ty buộc phải sa thải bớt công nhân. Trong phim đó là một công ty của Bỉ sản xuất pin mặt trời, nhưng nay bị các công ty Trung Quốc cạnh tranh gay gắt. Trong phim « Hai ngày một đêm », các đồng nghiệp của Sandra đã bỏ phiếu thuận cho việc sa thải cô, đổi lấy việc tăng tiền thưởng cho họ thêm 1000 euro.

Đây quả là một cú sốc quá lớn đối với Sandra, bởi vì đồng lương của chồng, một người phụ bếp, sẽ không đủ để nuôi gia đình có hai con nhỏ. Chính nhờ sự động viên kiên trì của chồng, mà Sandra mới có can đảm đi gặp từng đồng nghiệp để thuyết phục họ đổi ý và bỏ phiếu lại vào ngày thứ hai tới để cô được tiếp tục làm việc cho công ty.

Nhưng trong hai ngày cuối tuần đó của Sandra, những giây phút tuyệt vọng đã xen lẫn với những khoảnh khắc hy vọng. Đồng nghiệp của cô, ai cũng cần có thêm 1000 euro, nhưng không phải ai cũng sẳn sàng từ bỏ số tiền thưởng đó. Sandra nhiều khi rất nãn chí, vì cô có cảm tưởng như đang đi ăn xin từng người. Có lúc Sandra quẫn trí đến mức đã toan tự tử bằng thuốc ngủ, nhưng rất may đã được cứu sống.

Đến ngày thứ hai, kết quả cuộc bỏ phiếu là 8 người chống và 8 người thuận, tức là không có đa số phiếu thuận cho Sandra. Khi cô đang buồn bả rời khỏi công ty, thì ông chủ gọi lại để báo một tin vui là Sandra sẽ được trở lại làm việc trong vài tháng nữa, bởi vì ông sẽ không triển hạn hợp đồng cho một trong những đồng nghiệp của cô. Do không thể chấp nhận rằng vì mình mà đến lượt người khác bị mất việc, Sandra đã kiên quyết từ chối đề nghị của chủ, bảo toàn được nhân cách của cô. Một kết thúc hoàn toàn bất ngờ, chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ.

Trong vai Sandra (một vai mà rất có thể cô sẽ đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất ở Cannes năm nay), nữ tài tử nổi tiếng của Pháp Marion Cotillard đã thể hiện rất tốt nội tâm của nhân vật, tuy cố giành lại việc làm cho mình, nhưng không hề có thái độ lên án đồng nghiệp, vì cô biết rằng, nếu ở vị trí của họ, có thể cô cũng sẽ làm giống vậy. Hai anh em đạo diễn Dardenne cũng cho biết là họ không lên án ai, mà đúng hơn là họ lên án cái xã hội đã dẫn đến những tình trạng như thế, một xã hội mà kẻ mạnh áp đặt quy luật lên kẻ yếu. Nhưng có những kẻ tưởng là yếu đuối như Sandra cuối cùng lại hoá thân thành biểu tượng của lòng tự trọng.

Liệu với bộ phim « Hai ngày, một đêm », hai anh em Dardenne có sẽ phá kỷ lục ba lần đoạt giải Cành cọ vàng hay không ? Rất có thể, bởi vì tác phẩm của hai đạo diễn người Bỉ vẫn là một trong những bộ phim có triển vọng nhất ở Liên hoan Cannes năm nay.
Theo RFI
xuong  
#10 Đã gửi : 20/05/2014 lúc 08:02:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
« Về nhà » : Cách mạng Văn hóa và ký ức bị lãng quên

UserPostedImage
Trương Nghệ Mưu- cùng các diễn viên Củng Lợi, Trần Đạo Minh tại liên hoan Cannes 2014. Ảnh ngày 20/05/2014. Reuters

Tuy là phim không tranh giải, nhưng Gui Lai -Về nhà- của đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu đã được khán giả Liên hoan Cannes nóng lòng chờ đợi từ mấy ngày qua. Sự chờ đợi này quả là không uổng phí, bởi vì qua buổi chiếu đầu tiên sáng nay 20/05/2014, ai cũng thấy đây là một tác phẩm gây xúc động mạnh cho người xem qua phần thủ diễn xuất thần của hai ngôi sao màn bạc kỳ cựu Củng Lợi và Trần Đạo Minh.

Tải để nghe Thanh Phương- Cannes 20/05/2014
http://telechargement.rf...orres_Cannes_20_5_14.mp3


Tuy là phim không tranh giải, nhưng Gui Lai ( Về nhà ) của đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu đã được khán giả Liên hoan Cannes nóng lòng chờ đợi từ mấy ngày qua. Sự chờ đợi này quả là không uổng phí, bởi vì qua buổi chiếu đầu tiên sáng nay, ai cũng thấy đây là một tác phẩm gây xúc động mạnh cho người xem qua phần thủ diễn xuất thần của hai ngôi sao màn bạc kỳ cựu Củng Lợi và Trần Đạo Minh.

Phim « Về nhà » được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Lục Phạm Yên Thức của nhà văn Trung Quốc Nghiêm Ca Linh. Nội dung phim lấy bối cảnh của thời Cách Mạng Văn Hóa, thời kỳ mà cho tới nay vẫn in đậm trong tâm trí người dân Trung Quốc. Nhà trí thức Lục Yên Thức ( do Trần Đông Minh thủ diễn ) là một tù chính trị được thả ra sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, nhưng khi trở về nhà, người vợ ( Củng Lợi ) không nhận ra chồng nữa vì bà bị mất trí nhớ.

Nguyên do của căn bệnh này có lẻ là vì một ngày nọ, Yên Thức trốn trại và nhắn với vợ hẹn gặp nhau ngày 5 ( nhưng không nói rõ là tháng nào ! ) ở ga xe lửa. Hai người chưa kịp gặp nhau thì Yên Thức bị bắt lại, do bị chính con gái ( do nữ diển viên trẻ Trương Tuệ Văn thủ diễn ) tố giác.

Từ ngày đó, bà hận con gái đến mức đuổi cô khỏi nhà. Nhưng cũng từ ngày đó, ký ức của người vợ như bị khựng lại ở thời điểm của cuộc gặp không thành ở nhà ga. Bà vẫn nghĩ là con gái vẫn còn học múa, mà không biết là cô đã bỏ trường múa ra làm công nhân, do thất chí vì đã không được chọn đóng vai chính trong một vở múa.

Từ khi được thả về, Yên Thức cùng với con gái đã tìm đủ mọi cách để giúp cho bà nhận ra chồng trở lại, lúc thì giả vờ đi xe lửa về để bà ra đón, khi thì giả làm « đồng chí » hàng xóm đọc cho bà nghe những bức thư mà ông viết trong tù nhưng chưa kịp gởi, thậm chí đọc những thư mà ông mới bịa ra thêm. Có lúc tưởng chừng bà đã nhận ra chồng khi ông lẻn vào nhà ngồi đàn những giai điệu quen thuộc trên chiếc piano cũ kỹ. Nhưng mọi công sức của hai cha con đều vô ích. Kể cả khi đã chấp nhận cho con gái trở về nhà, bà vẫn xem người chồng yêu dấu như kẻ xa lạ. Cho đến nhiều năm sau, khi Trung Quốc đã hoàn toàn thay da đổi thịt so với thời Cách mạng Văn hóa, khi đã tuổi già sức yếu, cứ đến ngày 5 mỗi tháng, bà đều ra ga xe lửa để đón chồng, và người đưa bà ra ga chính là chồng và đứa con gái. Bộ phim kết thúc với cảnh ba người đứng trong tuyết lạnh bất động chờ đợi, với tấm bảng ghi tên Lục Yên Thức.

Khi làm bộ phim này, Trương Nghệ Mưu có lẻ muốn nhấn mạnh đến một điều, đó là dù trong tiềm thức, người dân Trung Quốc có muốn quên đi khá khứ của thời Cách mạng Văn hóa, thì cái sự cố gắng lãng quên ấy cũng chính là dấu vết không thể xóa đi của ký ức đau thương này. Và vẫn có nhiều người như nhân vật Lục Yên Thức kiên trì làm tái hiện những hậu quả tai hại của thời kỳ mà người trong gia đình sẳn sàng tố nhau, hoặc không dám nhìn nhau. Với phim « Về nhà », Trương Nghệ Mưu một lần nữa đã chứng tỏ ông là đạo diễn bậc thầy của châu Á.
Theo RFI
xuong  
#11 Đã gửi : 21/05/2014 lúc 08:30:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
The Search, thông điệp phản chiến tại Cannes
UserPostedImage
Một cảnh trong phim The Search của Michel Hazanavicius (festival de cannes.fr)

Có thể nói là với bộ phim « The Search » (Tìm kiếm ), được trình chiếu hôm nay, 21/05/2014 tại Cannes trong chương trình tranh giải Cành cọ vàng, đạo diễn Pháp Michel Hazanavicius đã muốn mang đến một thông điệp phản chiến mạnh mẽ, bởi vì đề tài của bộ phim chính là cuộc chiến tranh Tchechnia lần thứ hai vào năm 1999.



Tải để nghe phim The Search, Thanh Phương từ liên hoan Cannes
http://telechargement.rf..._Cannes_Hung_21_5_14.mp3


Nội dung phim xoay quanh bốn số phận tiêu biểu cho thời kỳ đó. Sau khi bố mẹ bị lính Nga bắn chết ngay trước nhà, Hadji, một cậu bé 9 tuổi, đã rời bỏ làng quê để hoà theo dòng người tỵ nạn chiến tranh, để lại đứa em còn nằm trong nôi cho một gia đình khác nuôi dùm.

Tình cờ Hadji gặp được Carole, một báo cáo viên nhân quyền của Liên hiệp châu Âu. Do cú sốc tâm lý quá lớn vì thấy bố mẹ bị giết, Hadji mất hẳn khả năng giao tiếp, nhưng nhờ sự chăm sóc tận tình của Carole mà Hadji đã nói trở lại để kể cho mọi người nghe những gì đã xảy ra với em. Trong khi đó, Raissa, người chị của Hadji, sau khi được giao lại đứa em út, vẫn mỏi mòn đi tìm Hadji giữa đoàn người tản cư vô tận.

Tận mắt chứng kiến thực trạng kinh khủng của thường dân Tchechnia, Carole cố gắng đánh động dư luận quốc tế, đòi cho bằng được để ra điều trần trước Ủy ban ngoại giao Nghị viện châu Âu nhằm kêu gọi can thiệp, nhưng chính giới châu Âu lúc ấy vẫn thờ ơ. Niềm an ủi của Carole là cuối cùng, cả ba chị em Hadji đã được đoàn tụ tại trụ sở của Hội Hồng thập tự quốc tế



Song song với ba số phận nói trên là Kolia, một thanh niên Nga 20 tuổi bị bắt lính. Vừa nhập ngủ, tân binh Kolia không chỉ bị cảnh ma cũ bắt nạt ma mới, mà còn tiếp cận ngay với thực tế khốc liệt của chiến tranh, khi được lệnh khiêng xác một đồng đội vừa mới tự bắn một viên đạn vào đầu, đồng thời chùi những vết máu văng đầy trên tường.

Hàng ngày, Kolia nhìn thấy trực thăng sáng chở lính ra trận, chiều chở về những xác người. Và rồi đến lượt Kolia cũng lên chiếc trực thăng đó, để dần dần trở thành giống như những người lính Nga khác, cũng bắn giết vô tội vạ và cũng trở nên chai lì với cái chết. Và cũng chính Kolia là người đã dùng một ống kính camera lấy từ một đồng đội tử thương để quay cảnh hai đồng đội khác bắn chết bố mẹ của Hadji.

Bộ phim “The Search” đã bắt đầu chính là với đoạn phim đó, mà đúng là đã do một lính Nga quay được, như họ vẫn thường làm trong thời gian chiến tranh Tchechnia. Vào cuối buổi chiếu, đã có một số tiếng huýt sáo phản đối, dường như đó là những phóng viên Nga hoặc khán giả người Nga, không chấp nhận nước họ bị lên án như thế.

Thật ra, qua bộ phim này, Michel Hazanavicius muốn cho thấy người Tchechnia không phải là dân tộc chuyên đi khủng bố, nhưng ông cũng muốn cho thấy người Nga không phải là một dân tộc hiếu chiến, khát máu. Đúng hơn ông muốn lên án cái cơ chế đã biến những thanh niên hiền lành như Kolia thành những tên sát nhân.

Nhưng thông điệp quan trọng nhất mà Hazanvicius muốn chuyển tải đến khán giả Liên hoan Cannes, đó là thế giới không nên thờ ơ với những cuộc chiến, nhất là trong chiến tranh, nạn nhân đầu tiên vẫn là thường dân.

Sau bộ phim “The Artist” của ông được giải Oscar 2012, Hazanavicius được xem là một trong những người có triển vọng đoạt giải Cành cọ vàng năm nay với “The Search”. Nhưng đối thủ của “The Search” cũng khá đông, như bộ phim “Adieu au langague” ( Giả từ ngôn ngữ ) của đạo diễn gạo cội Pháp-Thụy Sĩ Jean Luc Godard được trình chiếu chiều hôm nay tại Cannes.
Theo RFI
song  
#12 Đã gửi : 22/05/2014 lúc 08:11:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đạo diễn Xavier Dolan : tuổi trẻ, tài cao

UserPostedImage
Đạo diễn Xavier Dolan (P), Cannes, 18/05/2014. REUTERS/Eric Gaillard

Đạo diễn người Canada, Xavier Dolan, 25 tuổi, được coi là một trong những gương mặt nổi bật nhất của thế hệ các nhà làm phim trẻ. Ba ngày trước khi festival Cannes hạ màn, đạo diễn trẻ tuổi nhất của Liên hoan năm nay, Xavier Dolan, 25 tuổi, trình diện ban giám khảo với bộ phim « Mommy – Mẹ ».
Là người trẻ tuổi nhất trong số các đạo diễn được đề cử tranh giải Cành cọ vàng năm nay, Dolan mới chỉ xuất hiện trên bầu trời nghệ thuật điện ảnh từ 5 năm qua, nhưng đã đều đặn được mời dự các chương trình của Liên hoan phim quốc tế Cannes.

Ngoài vai trò đạo diễn, Xavier Dolan còn là một diễn viên và là một nhà viết kịch bản. Năm 2009 anh được mời đến Cannes trong khuôn khổ chương trình Quinzaine des Réalisateurs, Hai tuần lễ dành cho các nhà làm phim. Bộ phim « J’ai tué ma mère – Tôi đã giết mẹ » đã ra về với 3 giải thưởng của Liên hoan Cannes năm đó. Xavier Dolan trong phút chốc trở thành con chim đầu đàn của nghệ thuật thứ 7 Canada.

Năm 2010 « Les Amours Imaginaires – Những mối tình không có thực » của anh đoạt giải thưởng dành cho các nhà làm phim trẻ, trước khi Dolan trở lại Cannes ở hạng mục Un Certain Regard, Nhãn quan độc đáo với « Laurence Anyways ». Giới phê bình đã dành cho bộ phim của Xavier Dolan nhiều tiếng khen, tiếc là khán giả Cannees năm ấy lại không thích bộ phim này.

Lần này, Dolan trở lại Liên hoan Cannes để tranh Cành cọ vàng. Bộ phim « Mommy » của anh ra mắt ban giám khảo cùng ngày với « Jimmy’s Hall » của nhà làm phim bậc thầy người Anh, Ken Loach. Trả lời báo chí Dolan cho biết tới nay, « Mommy » là bộ phim làm anh hãnh diện nhất. Bộ phim này nói về câu chuyện của một người mẹ độc thân, phải nuôi dậy một câu con trai bướng bỉnh và có nhiều vấn đề tâm lý.

Tương tự như trong « J’ai tué ma mère », một lần nữa Dolan lại soi rọi vào tình mẫu tử, vào quan hệ phức tạp giữa mẹ và con. Nhưng khác với bộ phim đầu tiên đưa chân Xavier Dolan đến Cannes, « Mommy » lần này không phải là một bộ phim nói về chính quan hệ của người làm phim với mẹ của mình.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 22/05/2014 lúc 08:12:52(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#13 Đã gửi : 24/05/2014 lúc 08:56:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan Cannes hỗ trợ điện ảnh các nước nghèo
UserPostedImage
Nữ đạo diễn người Lào gốc Việt Mattie Do từng thực hiện phim "Chanthaly" (DR
Không chỉ là nơi trình chiếu các phim tranh giải hay là nơi buôn bán phim, Liên hoan điện ảnh Cannes còn là nơi hỗ trợ cho nền điện ảnh ở những nước nghèo. Đây là năm thứ 6 Liên hoan Cannes đón tiếp chương trình “La fabrique des cinémas du monde”, nhằm giúp những nước còn thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển một nền điện ảnh có chất lượng cao.


Tải để nghe Cannes hỗ trợ điện ảnh thế giới
http://telechargement.rf...mas_du_monde_24_5_14.mp3


Đứng ra tổ chức chương trình này là Viện Pháp ( Institut français ). Riêng trong lĩnh vực điện ảnh, ngoài việc hỗ trợ cho các tài năng trẻ của các nước phía Nam, Viện Pháp còn giúp quảng bá và phổ biến điện ảnh Pháp ở nước ngoài, bảo tồn và phổ biến di sản điện ảnh châu Phi và giúp các đạo diễn nước ngoài thực hiện các phim hợp tác sản xuất với Pháp.

Trong số 125 ứng viên, năm nay ban tổ chức « La fabrique des cinémas du monde » đã chọn ra 11 đạo diễn trẻ từ các nước Algérie, Nam Phi, Bangladesh, Brazil ( 2 đạo diễn ), Cuba, Gruzia, Lào, Sénégal, Syria, Venezuela, mang đến đây những dự án phim của họ.

Dưới sự bảo trợ của đạo diễn Brazil nổi tiếng thế giới Walter Sallas và tại Cannes họ sẽ được hướng dẫn, giúp đỡ để thực hiện những dự án đó. Trong số các đối tác của chương trình Cinémas du monde, có tập đoàn phát thanh truyền hình đối ngoại của Pháp France Média Monde, mà RFI là một thành viên.

Trong số các đạo diễn được tuyển chọn, ta có thể kể đến đạo diễn Cuba Armando Capo Ramos, một trong những người tiêu biểu cho thế hệ đạo diễn mới của Cuba, đã từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất và phim tài liệu hay nhất.

Armando Capo Ramos mang theo dự án phim tựa đề « Tháng Tám », lấy bối cảnh tháng 08/1994, thời điểm mà hàng ngàn người Cuba đã ồ ạt vượt biển sang Hoa Kỳ. Anh hy vọng là tại Cannes sẽ tìm được các đối tác và nguồn tài trợ để thực hiện phim này. Một đạo diễn khác cũng đáng chú ý đó là Mariam Khatchvani của Gruzia. Bộ phim ngắn của cô, tựa đề « Dinola », đã từng được tuyển chọn tranh giải các liên hoan phim ngắn ở Pháp và Hồng Kông.

Mariam Khatchvani đến Cannes với dự án phim tựa đề « Dede », nói về một cô gái yêu một người đàn ông và đã lấy người này làm chồng bất chấp sự phản đối của gia đình và tộc họ. Nhưng hạnh phúc lứa đôi không kéo dài được bao lâu, vì người chồng qua đời sớm, và theo tục lệ, cô vợ goá trẻ này bắt buộc phải lấy người đầu tiên nào cầu hôn cô. Bộ phim này chỉ mới ở giai đoạn viết kịch bản và phân vai.

Riêng đạo diễn Lào ( đúng hơn là người Lào gốc Việt ) Mattie Do, sau khi đã làm việc cho các phim Âu-Mỹ, cô đã trở về nước để làm tư vấn cho hãng phim Lao Art Media. Cô đã từng là tác giả bộ phim dài đầu tiên của Lào do một phụ nữ thực hiện, « Chanthaly », phim kinh dị, ra mắt khán giả vào năm 2013.



Mattie Do đến Cannes lần này với dự án phim “Người chị yêu dấu”, nội dung nói về một cô nông dân nghèo ở miền Nam nước Lào, lên thủ đô Viêng Chăng để chăm sóc một người chị họ giàu có. Người chị này không hiểu vì sao đã bị mù, nhưng nay có khả năng giao tiếp với người chết, và nhờ người cõi trên mách bảo, có thể đoán được những số sẽ trúng độc đắc.

Cô nông dân phải chọn lựa thế nào: chăm sóc cho đến khi người chị khỏi bệnh, hay lợi dụng sự tật nguyền của người chị để có thể thoát cảnh nghèo nhờ trúng số? Bộ phim hiện chỉ mới ở giai đoạn viết kịch bản. Với kinh phí dự trù là 200.000 euro, đạo diễn Mattie Do đang tìm các đối tác là những nhà sản xuất châu Âu.

Trả lời RFI tại Liên hoan Cannes, Mattie Do cho biết về dự án phim của cô :

« Đây là một phim ma, nói về cuộc sống ở Lào, với hai nhân vật chính là hai phụ nữ xuất thân từ hai thành phần xã hội khác nhau, từ những vùng khác nhau. Nội dung bộ phim muốn phản ánh tình trạng cách biệt giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội Lào, do nước tôi hiện nay phát triển quá nhanh. Người ta sợ rằng người dân vùng nông thôn, khi buộc phải lên Viêng Chăng và các thành phố khác để kiếm sống, sẽ bị lây nhiễm những cái xấu của lối sống vật chất của người dân thành thị. »

Dự án phim này rất quan trọng đối với Lào, vì đây là dự án đầu tiên được đưa đến Liên hoan Cannes và cũng bởi vì Mattie là nữ đạo diễn duy nhất của Lào hiện nay. Khi được hỏi vì sao cô chọn đề tài người sống giao tiếp với người chết, Mattie Do giải thích :

« Đó là bởi vì trong văn hóa, tín ngưỡng của người Lào, chúng tôi tin rằng có những thế giới khác đang tồn tại chung quanh ta, chúng tôi tin có ma, quỷ. Như nội dung của phim, chúng tôi tin rằng một người khi bị mù, người đó sẽ có được một khả năng khác, đó là khả năng nhìn thấy và giao tiếp với người chết. Và đây là phim truyện cho nên tôi phải thêm vào đó nhiều tình tiết hấp dẫn ! ».

Đối với Mattie Do, cái khó khăn nhất vẫn là tìm được nguồn tài chính cho bộ phim mà cô muốn thực hiện và Liên hoan Cannes là dịp để cô gặp gỡ và học hỏi các nhà sản xuất phim của châu Âu :

« Tôi rất hài lòng vì đã may mắn được mời đến Cannes trong khuôn khổ chương trình La fabrique des cinémas du monde. Chúng tôi đã thực hiện bộ phim đầu tiên vào năm ngoái. Viện Pháp đã xem được phim này và đã tuyển chọn dự án phim của chúng tôi để đưa đến Liên hoan Cannes.

Đây là lần đầu tiên đối với cá nhân tôi và cũng là lần đầu tiên đối với điện ảnh Lào được tham gia vào sự kiện lớn này. Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều tại Liên hoan Cannes, đã gặp được nhiều nhà sản xuất, nhiều đạo diễn. Chúng tôi cũng tìm hiểu cách thức làm việc của các nhà sản xuất Pháp, xem họ thiết lập các quan hệ đối tác ra sao.

Cho tới nay, chúng tôi chưa tìm được nguồn tài trợ 200.000 euro để thực hiện bộ phim, nhưng tôi hy vọng là trong dịp Liên hoan Cannes, chúng tôi sẽ tìm được nguồn tài trợ đó, vì hôm nay ( 20/05/2014 ), chỉ mới là ngày thứ hai chúng tôi được gặp các nhà sản xuất, các nhà phân phối phim. »

Liên hoan Cannes kết thúc hôm nay, 24/05/2014, hy vọng liên hoan này sẽ là bệ phóng cho Mattie Do trên bầu trời mênh mông của điện ảnh thế giới.
Theo RFI
song  
#14 Đã gửi : 24/05/2014 lúc 09:02:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan Cannes hồi hộp chờ giải Cành cọ vàng

UserPostedImage
Anne Dorval và Antoine Olivier Pilon trong phim Mommy của đạo diễn Xavier Dolan, có nhiều triển vọng đoạt Cành cọ vàng - Festival de Cannes
Ai sẽ đoạt giải Cành cọ vàng Liên hoan điện ảnh Cannes 2014. Vài giờ trước khi bế mạc Liên hoan, mọi người đang hồi hộp chờ đợi kết quả bỏ phiếu của ban giám khảo tối nay, 24/05/2014.
Cũng như mọi năm, rất khó dự đoán phim nào sẽ đoạt giải thưởng cao quý nhất ở Cannes, nhưng nhìn chung, giới phê bình cho rằng các đạo diễn có triển vọng nhất năm nay là đạo diễn trẻ Canada Xavier Dolan với bộ phim « Mommy » được tán thưởng nhiệt liệt, hai anh em đạo diễn người Bỉ Dardenne với bộ phim « Hai ngày, một đêm » về đề tài thất nghiệp, đạo diễn Anh Mike Leigh với bộ phim về danh họa Turner, hay đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan với bộ phim « Winter Sleep » ( Ngủ đông ).

Nếu là người thắng cuộc, Xavier Dolan, năm nay chỉ mới 25 tuổi, sẽ là đạo diễn trẻ nhất trong lịch sử Liên hoan Cannes đoạt giải Cành cọ vàng cho một phim truyện.

Nhưng phim « Ngủ đông » của đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Ceylan tối qua đã đoạt giải thưởng phê bình quốc tế Fipresci và rất có thể sẽ đoạt luôn Cành cọ vàng, như trường hợp của bộ phim « La vie d’Adèle » tại Liên hoan Cannes năm ngoái.

Nhưng biết đâu ban giám khảo Liên hoan Cannes năm nay sẽ gây bất ngờ, trao giải Cành cọ vàng cho đạo diễn Nga Andrei Zviaguitsev, tác giả bộ phim mang nội dung chính trị « Leviathan », nói về cuộc đấu của một người dân bình thường chống lại một chế độ độc đoán, thối nát.

Hoặc táo bạo hơn, các thành viên ban giám khảo có thể quyết định trao giải thưởng cao quý này cho bộ phim đầu tiên của vùng châu Phi cận Sahara « Timbuktu » của đạo diễn người Mauritani Abderrahmane Sissako.

Anh em đạo diễn người Bỉ Dardenne cũng đang được chờ đợi phá kỷ lục với một giải Cành cọ vàng thứ ba, nhất là vì vai chính trong phim « Hai ngày, một đêm » Marion Cotillard rất có thể sẽ đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Về giải nam diễn viên xuất sắc nhất, rất nhiều người đồng ý rằng người xứng đáng nhất ở Liên hoan Cannes năm nay chính là Steve Carrell, với vai diễn nhà tỷ phú lập dị, hoang tưởng trong phim « Foxcatcher » ( Võ sĩ đấu vật ) của đạo diễn Mỹ Bennet Miller.

Trong ngày hôm nay, hai giải khác cũng sẽ được trao tặng ở Liên hoan Cannes đó là giải Cành cọ vàng phim ngắn và giải Ống kính vàng, tặng thưởng cho phim đầu tay trong toàn bộ các danh sách tuyển chọn trình chiếu ở Cannes.
Theo RFI
song  
#15 Đã gửi : 25/05/2014 lúc 08:30:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2014 : Phim Thổ Nhĩ Kỳ Winter Sleep đoạt Cành cọ vàng

UserPostedImage
Nuri Bilge Ceylan, đạo diễn phim Winter sleep và Cành cọ vàng 2014.
REUTERS/Yves Herman

Sau hơn mười ngày diễn ra trong không khí sôi động, Liên hoan phim Cannes đã bế mạc với buổi lễ trao giải tối qua 24/05/2014. Trái với thông lệ, bảng vàng năm nay được công bố sớm hơn một ngày, do có cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu. Giải Cành cọ vàng 2014 được trao cho bộ phim “Winter Sleep” (Ngủ đông) của đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan.
Gợi hứng từ ba truyện ngắn của văn hào người Nga Anton Chekhov (1860-1904), Winter Sleep thuộc thể loại phim tâm lý kể lại câu chuyện của một cựu diễn viên sống ẩn dật ở vùng núi Anatolia hoang sơ khô cằn, dằn vặt đau khổ sau khi hạnh phúc gia đình của ông tan vỡ.

Bộ phim không chỉ nói lên số phận của một con người mà còn phác họa bối cảnh chung của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước bị chia rẻ sâu sắc, cách biệt giai cấp quá lớn giữa người giàu và kẻ nghèo, một bên thu tóm quyền lực lộng hành, còn bên kia cắn răng chịu đựng do địa vị thấp kém. Tuy dài hơn ba tiếng đồng hồ, nhưng tác phẩm giàu tính nhân văn này đã vượt qua 17 đối thủ để giành lấy giải thưởng cao quý nhất liên hoan Cannes.

Phim Winter Sleep đoạt Cành cọ vàng vào một thời điểm đầy ý nghĩa, do năm nay đánh dấu đúng 100 năm điện ảnh Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Đạo diễn Nuri Bilge Ceylan không khỏi xúc động khi lên nhận giải và ông chia sẻ giải thưởng này với tuổi trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, biểu tình đòi dân chủ vào năm 2013.

Cũng nhân giải này, ông muốn nhớ đến các nạn nhân trong vụ tai nạn sập hầm mỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ, vào trung tuần tháng Năm. Đạo diễn Nuri Bilge Ceylan là một gương mặt khá quen thuộc tại liên hoan Cannes. Vào năm 2008, ông từng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất nhờ bộ phim "Three Monkeys" (Ba con khỉ). Đến năm 2011, ông giành thêm Giải thưởng lớn nhờ tác phẩm "Once Upon A Time In Anatolia" (Một thuở ở Anatolia).

Trên bảng vàng năm nay, một cách bất ngờ bộ phim "Le Meraviglie" (The Wonder) của nữ đạo diễn người Ý Alice Rohrwacher đã đoạt Giải thưởng lớn (Grand Prix), tương đương với giải nhì của liên hoan Cannes. Bất ngờ vì theo dự phóng của giới phê bình, bộ phim ‘’Deux Jours Une Nuit’’ (Hai ngày một đêm) của hai anh em Dardenne có triển vọng đoạt giải này, trong trường hợp họ để vuột mất Cành cọ vàng. Rốt cuộc, tác phẩm Hai ngày một đêm, cũng như nữ diễn viên Marion Cotillard đều vắng mặt trên bảng vàng.

Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất năm nay đã về tay Julianne Moore nhờ vai diễn một ngôi sao màn bạc đã hết thời trong bộ phim Canada "Maps to the Stars" (Đường lên danh vọng). Còn giải Nam diễn viên xuất sắc nhất được trao cho Timothy Spall nhờ đóng vai danh họa người Anh Turner trong bộ phim cùng tên. Giải Kịch bản xuất sắc nhất được trao cho bộ phim Nga Leviathan. Còn giải Đạo diễn thì về tay nhà làm phim người Mỹ Bennett Miller nhờ bộ phim "Foxcatcher" (Võ sĩ đấu vật).

Cannes cũng muốn vinh danh các tài năng mới khi trao giải Ống kính vàng (Caméra d’Or) cho bộ phim Party Girl do một nhóm gồm ba nữ đạo diễn thực hiện (Marie Amachoukeli, Claire Burger, Samuel Theis). Nhưng gương mặt được chờ đợi hơn cả vẫn là đạo diễn trẻ tuổi người Canada Xavier Dolan. Khi lên nhận Giải thưởng của ban giám khảo (Prix du Jury), anh đã đọc một bài diễn văn khá dài về tầm quan trọng của niềm đam mê nghệ thuật trong cuộc sống. Đây có lẽ là những khoảnh khắc gây nhiều xúc động nhất trong buổi lễ trao giải tối qua.

Xavier Dolan đồng giải này với đạo diễn kỳ cựu Jean Luc Godard (84 tuổi). Một già một trẻ, Godard là cha đẻ của phong trào điện ảnh Làn sóng mới (Nouvelle Vague) những năm 1960, còn Dolan tiêu biểu cho thế hệ đạo diễn 2.0. Khi trao giải này. Cannes ở trong tư thế xoạc chân ngang. Giải thưởng của ban giám khảo vì thế tượng trưng cho sự truyền nối ở mọi thời, làn sóng sau thừa hưởng sức sáng tạo khai phóng của ‘’Làn sóng mới’’.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.346 giây.