logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/05/2014 lúc 06:44:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi lẩn thẩn đi tới đi lui trong phòng, chốc chốc tự hỏi: “Bây giờ làm gì đây?”

Sáng sớm bên ngoài tuyết đóng băng, trời âm u, gió rít. Tôi thở ra, thầm than mùa đông Boston năm nay quá khắc nghiệt. Tôi đói. Chợt nhớ không ăn gì chiều hôm qua. Mở tủ lạnh, nhìn qua nhìn lại, tủ trống, chỉ có một ổ bánh mì khô và vài bó rau chèo queo, héo úa. Không có gì muốn ăn, tôi nhẹ đóng cửa tủ, quay ra chầm chậm rửa mấy cái chén dĩa đang chờ. Lau bếp quấy quá. Ra phòng khách, phất phất bụi trên kệ sách. Vào phòng ngủ, xếp mền gối sơ sài. Lại tự hỏi: “Hôm nay đi đâu? Chủ Nhật, mùng ba Tết, anh Sáu mất đã bốn hôm.”

Cho đỡ trống trải tôi để dĩa nhạc vào máy. Tiếng dương cầm rời rạc vang lên bản “How deep is the ocean?” “Biển sâu tận đâu?” Mỗi nốt nhạc nghe như từng giọt mưa nặng hạt rớt vào tim. Nỗi buồn của tôi bao sâu, nỗi buồn chưa lắng đọng, còn ngập ngừng, lờ lững, chơi vơi... Hình ảnh anh tôi hiện về qua ký ức, một hình hài tiều tụy, đôi mắt mất thần hỏm sâu, chiếc áo thùng thình dính vài vệt máu đen phủ lên thân hình còm cõi, da lở lói. Tôi thấy anh co quắp trên chiếc giường hôi hám nhớp nhúa trong đêm tối, giữa những người cùng chung cảnh ngộ như anh trong một trung tâm bảo trợ xã hội.

Cháu tôi gửi tin: “Bác Sáu con mất rồi cô ơi. Tội nghiệp bác Sáu quá, tới lúc nhắm mắt ra đi cũng không kịp có được cây nhang của người thân. Lúc gia đình con đến thì người ta hỏa thiêu bác rồi. Họ bảo giải quyết nhanh chóng để chuẩn bị đón năm mới.”

Một nguồn tin khác cho biết: “Hồ sơ cá nhân ghi: vô gia cư, không người thân, không có giấy tùy thân. Thấy bệnh nhân đi lang thang người ta đưa vào nhà tế bần.”

Tôi bặt tin anh mấy tháng nay từ khi anh ra vào vài bệnh viện và cuối cùng ở lại Trung Tâm này. Lúc trước anh em tôi cũng chỉ liên lạc một chiều thôi. Tôi điện thoại anh trả lời thiếu mạch lạc và hét lên mấy lời bực tức rồi buông máy. Tôi gửi thư anh khoe hàng xóm nhưng không trả lời. Tôi gửi tiền anh nhờ người khác cất giùm, cũng không báo đã nhận được. Vẫn biết ai rồi cũng sẽ có ngày lìa đời, nhưng cái chết của anh tôi cũng đìu hiu đau đớn như cuộc sống của anh. Lòng tôi bồn chồn xốn xang. Tâm trạng này không nên ở nhà một mình, tôi gọi Pam báo tin. Người Mỹ không kiêng cữ chuyện chẳng lành vào những ngày đầu năm của người Việt. Pam lái xe đến đưa tôi đi quanh quất. Chúng tôi là bạn đồng nghiệp đã cùng nhau chia sẻ vui buồn. Tâm tình thoải mái, không sợ tị hiềm hay bị xét đoán lệch lạc, bôi bác đời tư.

Vào một nhà hàng vắng khách Pam hỏi han về anh tôi. Tôi kể sơ hoàn cảnh của anh rồi nói:

-Anh tôi qua đời không người thân tiễn đưa, không có đám tang.

Pam cúi đầu buột miệng than:

-Thật quá đau lòng! Ở đâu cũng vậy, kể cả xứ này. Già yếu, neo đơn, cô thế đều bị bỏ quên hoặc bị đối xử tàn tệ. Anh ấy không ai lo sao? Anh làm gì để sống?

-Anh tôi không nghề nghiệp, không vợ con. Anh, chị, em chúng tôi đều lo, nhưng ai cũng có khó khăn riêng. Người cao tuổi hơn anh đã mỏi mòn, còn các cháu thì bận kiếm sống và bận bịu gia đình riêng. Tôi ở xa chỉ hỏi thăm và gửi tiền. Trước khi đi Mỹ tôi để nhà lại cho anh nhưng anh không biết giữ, mất nhà.

Pam lắc đầu hỏi vậy thì anh sống với ai. Tôi đáp:

-Với người anh thứ tư. Anh Tư tôi là nghệ sĩ, say mê sáng tạo, sống bạo, yêu nhiều, nóng tánh, xử sự theo kiểu huynh trưởng, mấy người em không ai dám có ý kiến. Anh Sáu tôi suy diễn đơn giản, dễ hiểu lầm, hay cãi vã, nhút nhát. Dù lớn tuổi vẫn lính quýnh gọi “Má ơi!” khi thấy khách đến. Lại đau đường ruột kinh niên nên ít khi ra khỏi nhà, sợ đi ngoài không kềm được. Hai anh sống với nhau trong căn nhà chật chội đầy bụi bậm, ngổn ngang hình tượng danh nhân và vật dụng điêu khắc. Họ chịu đựng tánh khí của nhau hơn ba mươi năm. Cuối cùng đều vô viện dưỡng lão, nhưng anh Sáu vì suốt đời không làm việc nên không được tiêu chuẩn gì cả, phải nhờ bảo trợ xã hội.

Hai chúng tôi im lặng ngậm ngùi. Pam nhìn tôi ái ngại. Tôi hớp một ngụm nước rồi nói tiếp:
-Thường một thân nhân qua đời thì được tỏ lời thương tiếc. Anh tôi được thương nhưng chắc không ai tiếc. Tiếc làm chi cuộc đời đầy khổ ải của một người bất hạnh. Riêng tôi và những người biết anh thì mừng cho anh được giải thoát.

Bạn tôi lại hỏi:

-Theo Mai, qua kinh nghiệm trong ngành tâm lý giáo dục bọn mình thực tập thì anh ấy bị gì?

Tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

-Tender heart, cloudy mind. Trái tim mềm mại nhưng trí óc mù mờ. Anh không đủ trí khôn để sống còn một cách bình thường. Có thể bị di truyền. Gia đình tôi từ đời trước đã có người bị rối loạn tâm thần. Hay là anh bị chấn thương não bộ? Má tôi nói anh bị đẻ rớt trong ghe trên đường đến bệnh viện. Bà đau bụng nhưng phải rán làm xong việc sợ mẹ chồng đay nghiến! Theo tôi biết thì anh chưa bao giờ được chẩn đoán và điều trị.

Tôi thở dài ngưng nói. Thấy tôi im lặng khá lâu, vẻ nghĩ ngợi, Pam hướng mắt nhìn tôi chờ đợi. Được khuyến khích tôi bỗng nhớ lại chuyện xưa dù anh tôi đã ngoài tám mươi và tôi trên bảy mươi. Tôi kể tiếp, nhớ đâu nói đó:

-Có lần tránh cảnh buồn trong gia đình tôi sang nhà bạn ở. Anh tôi đi tìm, bảo bạn tôi khuyên tôi về đừng đi đâu vất vả. Khi tôi đau ốm thì anh ngồi kế bên năn nỉ tôi đừng đau. Anh thường nói “Không làm, không ăn” nên ăn rất ít. Tôi phải vờ nói: “Anh ăn giùm em, nhiều quá!” anh mới chịu ăn. Khi được đôi giày hay áo mới anh đợi đến đêm cầm món đồ ngắm nghía, vuốt ve. Có khi anh ngây ngô đến tội nghiệp. Bị rầy oan vì cất vật dùng sai chỗ, anh la lên: “Ba làm sao má đổ thừa tôi?” Má tôi nói nhỏ: “Tao mượn mày tao nói ba mày.” Anh tức giận hỏi lại: “Má mượn tôi sao không nói trước!”

Pam cười mỉm xót xa. Tôi nói tiếp:

-Nghe người trong xóm kể lại do một sự hiểu lầm nào đó anh không biết tự bào chữa nên bị đánh gãy răng, sếu hàm, nhưng vừa thoáng thấy công an đến thì anh vội la lên báo cho người đánh anh chạy trốn!

Pam vén mấy sợi tóc bạc lưa thưa, chớp mắt rơm rớm kêu lên:

-Quá tội đi thôi! Vậy anh ấy làm gì được?

-Chẳng làm được việc gì tới cùng cả. Anh Tư tôi tạo điều kiện cho thử nhiều việc, kể cả mở một quầy sách cũ để tự cho thuê nhưng cũng thất bại. Thiếu tập trung trầm trọng. Người khác làm một việc chừng năm phút, còn anh làm cả giờ vẫn chưa xong. Cứ chốc chốc ngưng tay lấy ra trong túi áo một xấp giấy li chi chữ viết tiếng Anh, tiếng Pháp, nheo mắt nghiêng nghiêng lẩm bẩm đọc xù xì, xong nghĩ ra điều gì thấm ý cười một mình. Tất nhiên bị rầy, rồi nổi giận, giải thích, nói dai. Má tôi né tránh anh rượt theo, ngồi sát bên, trách má tôi không hiểu anh. Anh hay lập đi lập lại mấy lời này: “Tôi đâu muốn má đẻ tôi ra. Tôi đâu muốn có tôi đâu.” Má tôi nhìn anh khổ sở, chịu đựng. Bà đứng lên bưng rổ may rời chỗ. Anh theo sau lải nhải.

Pam chặc lưỡi, lắc đầu hỏi:

-Anh ấy có hung bạo không?

-Không. Nếu có cũng chỉ gây thương tích cho chính mình. Bị chạm tự ái có khi anh đập đầu chảy máu.

Pam khuyên tôi:

-Như vậy anh ra đi là giải thoát cho bản thân và gia đình. Mình không thể mừng khi mất một người thân nhưng nên xem sự giải thoát của anh là nguồn an ủi. Mai không nên buồn quá hại thân.

Tôi cười nhẹ nói:

-Cám ơn bạn dành cho tôi vài giờ tâm lý trị liệu miễn phí. Nhờ bạn lắng nghe , tôi giải tỏa được nỗi niềm. Tôi không có cái may mắn được chia sẻ tâm tình với gia đình riêng, không được tiễn đưa anh theo nghi lễ. Tôi không có thân nhân bên cạnh. Bạn bè ở đây không ai biết anh tôi. Thôi ta đi đi, mặt trời lặn rồi, giờ kẹt xe. Bạn còn phải đưa tôi về.

Pam đáp nhanh:

-My pleasure. Rất hân hạnh. Thế là xong một kiếp người. Mình còn sống cần có nhau. Gọi tôi nhé. Đừng ngại gì cả. Tôi đọc ở đâu đó có lời nhắc chúng ta phải đối đãi với nhau như ngày mai có người không còn nữa.

Tôi trở về với mấy căn phòng tối om vắng lặng. Hơi lạnh thấm qua tường, len vào khe cửa. Tôi bật đèn sáng choang, tăng độ sưởi, thay dĩa nhạc, nghe đi nghe lại bài “Nostalgia”. Điệu đàn của nhạc sĩ Yanni thong thả, bồi hồi gợi luyến nhớ, bỗng vội vã như đuổi theo quá khứ, rồi bất chợt im bặt. Tôi tắt máy ngồi lại bàn viết nhanh hầu giữ lại chút vết tích của anh trên cõi đời này. Xong lại hỏi: “Em phải làm gì cho anh đây?” Đã lên chùa đốt nhang cho anh ngày mùng Một, thông báo cho họ hàng, viết bài như một điếu văn âm thầm tiễn đưa anh, và góp nhặt tin anh bên nhà. Chị Ba luôn quan tâm đến anh. Chị Năm dù xa xôi cũng tìm đến thăm anh lần cuối. Anh Chín em sẽ mang tro cốt của anh về chùa thờ chung với ba má.

Viết đến đây tự nhiên tôi như nghe văng vẳng bên tai câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài Cát Bụi: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân (anh). Để một mai (anh) về làm cát bụi. Ôi cát bụi phận này. Vết mực nào xóa bỏ không hay...”

Anh Sáu thương, trước khi giã từ em muốn thổ lộ cùng anh là luôn luôn ở tận đáy lòng, em có ước muốn mãnh liệt là xoa dịu được nỗi đau của anh, em muốn hiểu những người như anh, những con người cô đơn, tủi nhục, đầy ức chế mọi đòi hỏi thiết yếu của sự sống. Nhiều khi em ước trái tim mềm mại hay tấm lòng nhân ái của anh bù lại được những gì mà tạo hóa không dành cho anh. Anh biết không anh, anh là một trong những động lực giúp em chú tâm chăm lo cho các em chậm khôn hay thiếu khả năng ứng xử bình thường. Vậy thì anh em mình dù cuối cùng chỉ là tro bụi cũng có ích cho đời, phải không anh?
Trần Thị Kim Lan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.