logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/05/2014 lúc 08:46:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phạm Chí Dũng: Vì sao từ chối quyền biểu tình chính đáng của người dân?

UserPostedImage
Nhà báo Phạm Chí Dũng trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Saigon ngày 11/05/2014.
DR

Sáng sớm hôm nay 17/05/2014 tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã nhận được giấy triệu tập của Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi làm việc suốt buổi sáng, cơ quan chức năng yêu cầu nhà báo Phạm Chí Dũng không đi biểu tình ngày mai. Được biết hôm 13/5, ông đã đưa ra lời kêu gọi toàn quốc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông vào ngày Chủ nhật 18/5.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng ngay sau khi ông vừa « làm việc » xong với cơ quan công an.



Tải để nghe nhà báo Phạm Chí Dũng - TP Hồ Chí Minh
http://telechargement.rf...5/Q_R_17_05_2014_PCD.mp3


Theo RFI

Sửa bởi người viết 17/05/2014 lúc 08:49:37(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 17/05/2014 lúc 08:48:48(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc lên giọng đòi Việt Nam dẹp biểu tình
UserPostedImage
Một cảnh người biểu tình chống Trung Quốc vào nhà máy ở Bình Dương, ngày 13/05/2014.
. REUTERS/Tuan Khanh/


Trước các thông tin theo đó biểu tình chống Trung Quốc xâm lược sắp diễn ra rầm rộ tại Việt Nam, chính quyền Bắc Kinh vào hôm nay 17/05/2014 đã lên giọng yêu cầu chính quyền Hà Nội phải có biện pháp triệt để chấm dứt tình trạng bạo động chống Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đồng thời kêu gọi kiều dân Trung Quốc tại Việt Nam tránh ra đường vào ngày mai.
Theo Tân Hoa Xã, chính Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn (Guo Shengkun) đã đưa ra yêu cầu nói trên với phía Việt Nam nhân một cuộc nói chuyện qua điện thoại với đồng nhiệm Việt Nam Trần Đại Quang.

Lời lẽ của Bộ trưởng Trung Quốc đối với phía Việt Nam rất cứng rắn : « Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các cuộc tấn công bạo lực chống lại công dân và các doanh nghiệp Trung Quốc ». Theo Tân Hoa Xã, quan chức này còn nói thêm là Trung Quốc « rất bất mãn trước sự bất lực của phía Việt Nam trong việc đối phó một cách hiệu quả để ngăn không cho tình hình leo thang ».

Ngay sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 xuống hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông, nhiều vụ biểu tình chống Trung Quốc đã bùng lên, một số vụ đã biến thành bạo động, không chỉ gây nên thiệt hại vật chất mà còn gây ra tổn thất nhân mạng.

Trong một thông báo được đăng trên trang web của mình vào hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khuyến cáo công dân họ không nên đến Việt Nam, và những ai đã ở Việt Nam thì tránh ra đường vào ngày mai.

Nhà Trắng : Phải bảo đảm tự do lưu thông trên biển và trên không

Tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục được Mỹ theo dõi sát sao. Vào hôm qua, Nhà Trắng lại lên tiếng tố cáo « hành vi khiêu khích » của Trung Quốc, nhưng đã kêu gọi cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh giảm căng thẳng.

Ông Jay Carney, phát ngôn viên của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố : « Chúng tôi kêu gọi cả hai bên hành xử một cách chuyên nghiệp và an toàn để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển và trên không, tự kiềm chế và có những biện pháp giảm căng thẳng, cũng như xử lý vấn đề chủ quyền một cách hòa bình và tôn trọng luật lệ quốc tế ».

Indonesia : Phải tôn trọng DOC

Tình hình căng thẳng cũng khiến Indonesia lo ngại. Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam tự kiềm chế và tôn trọng các cam kết ghi trong bản Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC.

Jakarta cũng kêu gọi hai bên có liên can nỗ lực đối thoại với nhau để ổn định tình hình. Theo Ngoại trưởng Indonesia : « Chỉ có một giải pháp cho cuộc xung đột, đó là một giải pháp hòa bình. Việc sử dụng bạo lực và vi phạm luật pháp quốc tế không có chỗ đứng trong vùng này ».
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 17/05/2014 lúc 09:03:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyên gia: Việt Nam khó kéo lùi Trung Quốc bằng biểu tình
UserPostedImage
Công nhân biểu tình chống Trung Quốc tại 1 nhà máy sản xuất giày của Trung Quốc ở tỉnh Thái Bình, 14/5/2014.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông trong nước và thế giới không những chỉ bởi số lượng mà còn cả cường độ. Dù tình hình đã lắng dịu, những cuộc bạo loạn ở Bình Dương và Hà Tĩnh để lại thiệt hại to lớn cho những doanh nghiệp nước ngoài và khiến ít nhất một người Trung Quốc thiệt mạng.

Nhìn lại những diễn biến vừa qua, VOA đã phỏng vấn 3 chuyên gia về chính trị Đông Nam Á để đưa ra phân tích và nhận định.

Tiến sĩ Vũ Tường là giáo sư ngành Chính trị học thuộc Đại học Oregon. Joshua Kurlantzick là nhà báo, nhà nghiên cứu cao cấp khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations). Và Ernest Z. Bower là Cố vấn cao cấp, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Hợp tác Quốc tế (Center for Strategic & International Studies).

VOA: Vừa qua căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cao đột biến liên quan đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam nói thuộc lãnh hải của mình. Nhiều người cho rằng chính phủ Việt Nam gần như bật đèn xanh cho hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối khắp cả nước. Liệu đây là một quyết định đã tính toán kỹ lưỡng hay chỉ là phản ứng nhất thời để đáp lại hành động của Trung Quốc?

TS Vũ Tường: Tôi nghĩ là quyết định này đã được tính toán. Tính kỹ bao nhiêu thì mình không biết nhưng đây là một quyết định có tính toán, vì trước giờ chính phủ Việt Nam kiểm soát rất chặt những cuộc biểu tình và đây là lần đầu tiên họ nới lỏng và có một vài dấu hiệu khuyến khích biểu tình. Nhưng mà như chúng ta thấy các cuộc biểu tình này đã ra ngoài tầm kiểm soát của họ nên thành ra khó có thể nói họ có tính kỹ đến tất cả những yếu tố liên quan.

Kurlantzick: Tôi nghĩ họ [chính phủ Việt Nam] có lẽ cảm thấy ngày càng bất lực trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, nhưng tôi hoài nghi họ muốn điều này xảy ra vì bất cứ vụ bất ổn nào cũng làm họ cảm thấy khó chịu. Rõ ràng không có cuộc biểu tình lớn nào được tiến hành mà không được chính phủ cho phép, nhưng cũng giống như trước đây họ rất cảnh giác về chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ cho phép biểu tình. Ban đầu việc cho phép biểu tình là một động thái có tính toán vào ngày 11 tháng 5, nhưng tôi không cho rằng chính phủ tính toán để xảy ra những vụ tấn công nhà máy thậm chí còn không phải là của Trung Quốc, vì việc này làm xấu hình ảnh của họ. Chính phủ hiện có lẽ rất lo lắng về vụ này.

Bower: Tôi không tin rằng chính phủ Việt Nam, bằng bất cứ cách nào, đóng một vai trò trong việc cổ xúy cho những vụ biểu tình đó. Thực ra tôi nghĩ rằng những vụ biểu tình làm họ lo ngại vì chính phủ Việt Nam hiểu rằng một phần chiêu thức của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa của Việt Nam là khiêu khích người Việt Nam phạm sai lầm, để Trung Quốc có thể lấy cớ lấn tới và chiếm giữ vị trí giống như họ đã làm với Philippines ở Bãi cạn Scarborough. Do vậy tôi nghĩ chính phủ Việt Nam không dính dáng tới những vụ biểu tình.

VOA: Thưa ông Bower, ông cho rằng chính phủ Việt Nam không có ý định để biểu tình nổ ra. Vậy thì tạo sao trong những ngày qua truyền thông trong nước lại được phép đưa tin dồn dập về những sự kiện này?

Bower: Việt Nam không thể trông cậy vào điều gì ngoại trừ việc phơi bày những hành động của Trung Quốc. Rất nhiều người không biết chuyện này nhưng Trung Quốc vẫn đang có những hành động chèn ép tương tự đối với Hàn Quốc. Thực tế là Hàn Quốc từng bắt giữ hơn 300 tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Hàn Quốc. Và tôi nghĩ rằng hầu hết những nước láng giềng của Trung Quốc đều cố giữ kín chuyện bị Trung Quốc chèn ép và không tường thuật mọi chuyện trên báo đài. Nhưng tôi nghĩ Việt Nam vào lúc này cảm thấy rằng họ phải cho thế giới biết những hệ lụy từ những hành động của Trung Quốc là gì. Đó là lý do vì sao tôi nghĩ lần này có sự minh bạch hơn và Việt Nam nhận ra rằng chỉ ngoại giao song phương thôi sẽ không thể kéo Trung Quốc quay lại.

VOA: Một bài xã luận đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc gợi ý rằng Việt Nam đang dựa vào những cuộc biểu tình chống Trung Quốc làm “con bài mặc cả” trong đàm phán tranh chấp và rằng lối suy nghĩ đó là “ngây thơ.” Và mới đây, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc phát biểu ở Washington rằng Trung Quốc sẽ không chịu “mất dù chỉ một tấc đất.” Liệu dư luận Việt Nam có thể gây sức ép lên Bắc Kinh?

TS Vũ Tường: Phía đảng Việt Nam thì muốn duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh vì họ trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin và trung thành với sự lãnh đạo của Trung Quốc, nhưng họ không muốn phản đối mạnh mẽ qua kênh đảng nên họ muốn dùng những cuộc biểu tình của dân chúng để tạo thế cho họ nói chuyện được với những lãnh đạo Trung Quốc và thuyết phục lãnh đạo Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Chúng ta phải xem là hiệu quả của hành động đó thế nào thì mới có thể nói được cái vấn đề là có ngây thơ hay không. Thì cũng có thể là nó ngây thơ vì những cuộc biểu tình đã vượt quá phạm vi cho phép và dẫn tới thiệt hại tài sản kinh tế nhân mạng của người Trung Quốc, nên thành ra có thể là bây giờ Trung Quốc có thể phải nghĩ lại và họ lại phải chịu đàm phán với Việt Nam. Nhưng mà đó không phải là do chính phủ Việt Nam tính toán trước được mà là do những cuộc biểu tình tự phát đã dẫn đến tình huống đó.

Kurlantzick: Bức xúc của dân chúng Việt Nam sẽ không tác động tới Trung Quốc. Tôi không cho rằng dư luận Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc giảm quy mô hoạt động [trên Biển Đông]. Tôi có thể nghĩ ra những việc khác nằm cao hơn trên danh sách. Chẳng hạn như việc kết hợp hoạt động của Việt Nam, Mỹ, Nhật ở Biển Đông; việc các thành viên ASEAN cùng nhau thương nghị quyết liệt hơn; một tuyên bố chung của ASEAN trong một hội nghị đặt ưu tiên đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử; việc Trung Quốc bị tòa án trọng tài xử thua Philippines; hay một sự can thiệp trực tiếp hơn của Mỹ. Có rất nhiều thứ tôi có thể nghĩ ra sẽ buộc Trung Quốc thay đổi lập trường, nhưng tôi không nghĩ dư luận Việt Nam sẽ có tác động đáng kể.

Bower: Việc Trung Quốc đưa giàn khoan là động thái được tính toán rất kỹ. Tôi nghĩ chúng ta đang thấy một gian đoạn mới của ông Tập Cận Bình. Đây rõ ràng không phải là động thái của một mình công ty dầu CNOOC mà được sự chấp thuận ở cấp cao nhất. Tôi nghĩ dư luận Việt Nam thôi không đủ để kéo Trung Quốc quay lại. Tôi nghĩ Việt Nam cũng hiểu rõ Trung Quốc bởi vì hai nước là những “láng giềng có quan hệ tốt” trong quá khứ, gồm cả cấp Đảng. Việt Nam, và tôi nghĩ tất cả chúng ta, đều hiểu rằng sẽ phải cần tới dư luận toàn cầu để đẩy lùi Trung Quốc. Vì Trung Quốc rồi sẽ nhận ra rằng những hành động quyết liệt sẽ làm suy yếu lợi ích an ninh quốc gia của chính mình và hạn chế sự tiếp cận năng lượng, nước, thực phẩm và đường giao thương nếu họ làm xấu đi quan hệ với các nước láng giềng ở Biển Đông và những nước lân cận.

VOA: Sự kiện giàn khoan này sẽ ảnh hưởng ra sao đến những phe nhóm chính trị trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam? Liệu sự kiện này sẽ đánh dấu một sự đổi chiều trong chính sách của Việt Nam liên quan đến tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc?

Bower: Cũng khó nói. Có những phe nhóm chính trị trong nội bộ chính phủ Việt Nam. Trong trường hợp này, quan trọng nhất là nhóm có chủ trương dân tộc là nhóm đang lo ngại nhiều hơn trước những đòi hỏi đầy tham vọng của Trung Quốc. Tôi nghĩ hành động của Trung Quốc như việc đặt giàn khoan dầu trên thềm lục địa của Việt Nam sẽ gây tổn hại cho phe thân Trung Quốc và khiến phe này co cụm lại trong chính trường Việt Nam.

TS Vũ Tường: Tôi nghĩ là nếu có sự đổi chiều trong chính sách của Việt Nam thì trước hết nó phải thay đổi cán cân quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam. Phe thân Trung Quốc, phe bảo thủ thì cái quyền lực của họ phải giảm đi thật nhiều hoặc là họ mất quyền lực thì chính sách mới có thể thay đổi. Còn nếu không thì tôi nghĩ họ vẫn muốn duy trì chính sách cũ từ trước đến nay là bảo vệ quan hệ tốt giữa Việt Nam với Trung Quốc, mặc dù có thể là mất đi một số quyền lợi về kinh tế cũng như là bị đe dọa về mặt an ninh.

Theo VOA
xuong  
#4 Đã gửi : 17/05/2014 lúc 09:06:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc hối thúc Việt Nam trấn áp bạo loạn, ban hành cảnh báo du hành
UserPostedImage
Một nhà máy ở Bình Dương bị đốt. Phía trước là biểu ngữ với hàng chữ 'Chúng tôi yêu Việt Nam. Hãy bảo vệ chén cơm."
Người đứng đầu ngành công an Trung Quốc hôm nay hối thúc Việt Nam áp dụng các biện pháp cứng rắn để trấn áp vụ bạo loạn chống Trung Quốc và trừng phạt những kẻ gây rối.

Theo Tân Hoa Xã, yêu cầu đó được Bộ trưởng Công an Trung Quốc Quách Thanh Côn đưa ra trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang. Ông Quách cũng nói rằng Trung Quốc rất đỗi bất mãn trước sự kiện là phía Việt Nam đã không có phản ứng hữu hiệu để ngăn không cho tình hình leo thang. Bản tin cho biết ông Trần đáp lại là Hà Nội đã huy động một lực lượng cảnh sát đông đảo để vãn hồi trật tự và nhiều nghi can đã bị bắt.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyên công dân nước họ hoãn lại việc du hành tới Việt Nam. Lệnh cảnh báo đăng trên trang web của bộ này cũng khuyên công dân của họ đang ở Việt Nam đừng ra khỏi nhà.

Cũng trong ngày hôm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giới hữu trách không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền khích động. Báo chí nhà nước Việt Nam nói rằng ông Dũng cũng khẳng định Hà Nội “kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để “bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối” cho doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Một ngày trước đó, người đứng đầu chính phủ Việt Nam gởi tin nhắn cho những người sử dụng điện thoại di động để cảnh báo những người biểu tình phải hành động trong khuôn khổ pháp luật khi tham gia biểu tình. Tin nhắn này cũng nói rằng không nên để cho kẻ xấu khích động những hành động quá khích, phương hại tới lợi ích và hình ảnh của đất nước.

Hôm qua, Hoa Kỳ lại một lần nữa nói rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trong vùng biển có tranh chấp với Việt Nam là “có tính chất gây hấn”. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney còn nói rằng hành động của Bắc Kinh làm cho căng thẳng gia tăng, gây tổn hại cho những nỗ lực nhằm duy trì sự ổn định của khu vực.

Nguồn: Người Lao Động, Xinhua, Reuters

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.