logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 18/05/2014 lúc 12:05:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
..Một mặt chúng ta thẳng thắn đòi thực hiện cho được quyền biểu tình yêu nước ôn hòa, nhưng trong khi chưa đạt yêu cầu ấy thì cần phát huy các sáng kiến linh hoạt như biểu tình tại gia, liên gia, gửi những bản tin và khẩu hiệu yêu nước, nghiêm chỉnh, hợp pháp, nhằm lên án xâm lược cứu nước, gửi đến từng gia đình trong khu vực dân cư, một cách đàng hoàng và cố gắng tranh thủ sự đồng thuận của các cán bộ địa phương trong không khí cùng lo việc nước. Cốt sao đánh thức lòng yêu nước chống giặc trong toàn dân. Đấu tranh để cứu nước trong hoàn cảnh phức tạp như nước ta bây giờ nếu gò vào những hình thức cứng nhắc với yêu cầu cao ngay sẽ rất khó. Sự mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, vừa dũng cảm vừa thích nghi chắc sẽ dễ thực hiện hơn...


1. Ngăn cản biểu tình ở Đà Lạt:


Đà Lạt là thành phố nhỏ, ít dân, lâu nay quen yên tĩnh, chỉ có mấy người thường lên tiếng phản biện đã được biết rõ... nên việc biểu tình có khó khăn hơn nhiều nơi khác.


Lần này chúng tôi quyết định đánh động dư luận trước vụ giàn khoan HD-981. Ông Trần Thế Việt (nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt) cùng với nhà thơ Bùi Minh Quốc viết một thư ngỏ thông báo cho bạn bè và cho UBND tỉnh và thành phố về dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình yêu nước chống xâm lược, đề nghị công an giữ gìn trật tự an ninh giúp dân biểu tình được an toàn.


Các quan chức tỉnh và thành phố từ chối việc trả lời, giành sự trả lời cho cấp phường, trả lời rằng muốn biểu tình hợp pháp phải báo trước ít nhất một tuần!


Sau đó, từ chiều 17-5 các sĩ quan an ninh đã đến nhà các ông Trần Thế Việt, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh để giải thích quan điểm chính thức của Chính phủ là không cho biểu tình trong lúc này (e bị kẻ xấu phá hoại).


Thế rồi, 6g30 sáng 18-5 tại trung tâm thành phố (nơi dự kiến biểu tình) đã có rất đông cảnh sát tụ tập. Trước nhà các vị trên, nhất là nhà Hà Sĩ Phu và Bùi Minh Quốc... đều có rất đông công an chốt chặn, và cử một đoàn cán bộ Mặt trận và Ban dân vận vào tận trong nhà để thăm hỏi sức khỏe và đàm thoại rất lâu để giữ chân mọi người không thể ra khỏi nhà.


2. Vạch rõ những ngụy biện của nhà nước trong việc ngăn cấm biểu tình:


Bị giữ chân tại nhà, cuộc đấu giữa chính biện và ngụy biện là điều tất yếu phải diễn ra.


Trong không khí ôn hòa, chúng tôi tranh thủ làm rõ những nhận thức đúng về hiện tình đất nước trước sự xâm lăng có hệ thống của Trung quốc suốt mấy chục năm qua. Lý lẽ của các quý vị Ban Dân vận trước sau xoay quanh chỉ thị sau cùng của Thủ tướng: Phẫn nộ trước xâm lăng là đúng, nhưng nếu biểu tình sẽ bị kẻ xấu lợi dụng phá phách gây nhiều tổn hại nguy hiểm, nên phải bình tĩnh, để yên cho Đảng và nhà nước tiến hành các biện pháp chống xâm lược theo đúng đường lối của Đảng, cho nên nhà nước phải ngăn chặn biểu tình tự phát.


Tôi lần lượt vạch rõ những ngụy biện trong lập luận đó:


- Để mặc đảng và nhà nước xử lý như mấy chục năm nay thì kết quả là Việt Nam cứ lùi từng bước trước kế hoạch thôn tính Việt Nam một cách bài bản và hệ thống, dẫn đến vụ giàn khoan HD-981 thì nguy cơ mất nước đã cận kề. Nên nhân dân không thể ngồi yên như bấy lâu nay, mà phải thức tỉnh để cứu nước khi đã lâm nguy.


- Sức mạnh nền tảng để cứu nước là nhân dân, từ đó mới đảm bảo cho sức mạnh của nhà nước và quân đội. Ngược lại, khoán cho người cầm quyền là nguy hiểm, ví dụ kẻ nắm quyền vì sự dồn ép nào đấy phải ký một văn kiện đầu hàng thì mọi máy bay, tầu ngầm và quân đội cũng vô tác dụng. Về phía kẻ địch, nếu không thấy nhân dân Việt Nam phẫn nộ thì giặc cướp sẽ yên tâm lấn tới, họ chỉ sợ nhân dân chứ không sợ nhà nước đâu.


- Vin cái cớ "kẻ xấu kích động" để cấm biểu tình là một kịch bản vụng về và với ý đồ không trong sáng. Tôi xin chứng minh:


* Công nhân bị kích động là rất ít, bọn lưu manh phá phách là bọn chuyên nghiệp, rất có tổ chức, có tiền bạc và tự tiến hành công việc phá phách, số công nhân a dua không đáng kể. Chính liên đoàn Lao động cũng xác nhận như vậy. Tôi thương công nhân bị quy kết oan.


* Công an hầu như để mặc, chờ cho bọn xấu thực hiện xong công việc của chúng đã rồi mới ra tay.


* Công tác an ninh kém đến mức không có tình báo gì để phát hiện nguồn gốc của một bọn có tổ chức quy mô như vậy. Kém đến mức không xử lý kịp thời ngay lúc chúng xuất hiện mà để cho chúng trở thành đông đảo, hướng dẫn đoàn biểu tình đi khắp hàng trăm xí nghiệp.


* Được nhà nước và nhân dân ủy thác cho sứ mệnh giữ an ninh để dân biểu tình mà để xảy ra kết quả tệ hại như vậy là không hoàn thành nhiệm vụ. Đáng lẽ công an-cảnh sát phải nhận lỗi lầm to lớn ấy và phải bị khiển trách, chứ sao lại được trọng thưởng trong vụ này? Chẳng lẽ lại khen thưởng về thành tích đã khôn khéo để cho bọn lưu manh thực hiện xong hành vi phá phách của chúng để có cớ mà ngăn cấm biểu tình hay sao?


* Nhà nước vẫn xác nhận nhân dân biểu tình yêu nước chống xâm lược là rất chính đáng, nhưng nay biểu tình bị kẻ xấu gây tác dụng xấu thì đáng lẽ phải dẹp bọn xấu để cho biểu tình được an toàn, thế mới là hướng giải quyết tích cực. Nay chỉ vì bọn xấu mà ta phải từ bỏ một công việc có ý nghĩa lớn lao, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước thì đó là hướng giải quyết tiêu cực. Thế là lực lượng toàn dân và toàn lực lượng vũ trang đã chịu thua một bọn lưu manh phá rối? Sao lại vô lý như thế được?


* Biện bạch rằng nếu thấy bọn lưu manh phá phách đang khoác lá cờ đỏ mà công an bắt ngay e tạo ra hình ảnh xấu, mang tiếng là chống biểu tình? Ôi, sao lại chậm và hiền quá vậy? Bắt ngay thằng lưu manh giả danh lá cờ ấy lại, vạch rõ nguồn gốc của nó để giữ an toàn cho biểu tình rồi công bố trên mạng thì uy tín của công an tăng lên bao nhiêu lần chứ sao lại mang tiếng? Mang tiếng phải là những vụ như đạp vào mặt người đảng viên biểu tình Chí Đức, như đánh chết người vô tội trong đồn công an kia!


Tóm lại cái lý do ngăn cấm biểu tình vì sợ có kẻ xấu xúi giục là ngụy biện không thể đứng vững. Mục đích sự ngụy biện này là gì sẽ minh định sau, nhưng hãy trả lại ngay quyền biểu tình cho dân, vì đấy là sức mạnh nền tảng để cứu nước khi họa xâm lăng đã đến sát chân tường.


3. Đấu tranh để cứu nước nên linh hoạt, đa dạng:


Tôi đang nói chuyện với đoàn Dân vận thì nhận được điện thoại của nhà thơ Bùi Minh Quốc, nói cũng đang làm việc với Ban Dân vận, không ngờ bà Thục (phu nhân ông Quốc) ra trước cổng hô lớn: "Đã đảo Trung Quốc xâm lược! Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!". Bà Thục biểu tình một mình, tại gia, không cản trở giao thông, không có kẻ xấu xúi giục, vậy rất đúng quy định của Thủ tướng.


Tôi bèn nói lại thông tin ấy với đoàn Dân vận đang ngồi quanh tôi, mọi người chỉ cười không nói gì.


Lát sau, đoàn Dân vận về rồi, ông Đoàn Nhật Hồng, người đảng viên tiền khởi nghĩa 84 tuổi, gọi điện báo cho biết: ông đã đẩy chiếc xe lăn đưa bà ra trước cổng với khẩu hiệu chống Tàu xâm lược trên tay. Ông nói không cho biểu tình đông người thì đôi vợ chồng già này biểu tình tại gia vậy, ông khoe đã chụp ảnh để báo cáo với anh em bè bạn rồi.
UserPostedImage
Ông Đoàn Nhật Hồng cùng phu nhân (ngồi xe lăn) với khẩu hiệu chống giặc Tàu.


9g30, vừa kịp ăn sáng xong thì một anh bạn đến chơi (anh vốn là công nhân cho một công ty trồng hoa ở Đà Lạt), mang theo cả vợ chồng người con trai cùng đứa cháu nội.


Anh bảo: Tôi biết có tin biểu tình chống Trung quốc xâm lược nên mang cả gia đình đi tham dự để các cháu biết yêu đất nước. Nhưng ra đấy chỉ thấy công an nên tôi ghé thăm anh chị để "biểu tình tại gia" với anh chị vậy. Và chúng tôi chụp chung với nhau dưới khẩu hiệu chống giặc Tàu này:
UserPostedImage

Trước sự chăm sóc rất chu đáo, đồng bộ và bài bản của các cơ quan an ninh và dân vận của nhà nước quá đông đảo, không cho biểu tình chống xâm lược, chúng tôi không thể thực hiện cuộc biểu tình đã dự định, nhưng chúng tôi thẳng thắn nói với các cán bộ hữu trách để báo cáo với nhà nước ý kiến của chúng tôi rằng:


- Biểu tình để nhân dân bộc lộ lòng căm phẫn và biểu dương khí thế trước họa xâm lăng là điều thiêng liêng, nếu bảo hình thức ấy chưa thích hợp trong lúc này thì bao giờ sẽ thích hợp, hình thức nào là thích hợp và có hiệu quả, xin cho biết để thảo luận.


- Đảng và nhà nước đưa ra chủ trương, luật pháp. Nhưng luật lệ nào hợp lòng dân và ích nước thì được dân tin, luật lệ nào không hợp lòng dân, bất lợi cho đất nước thì lòng tin đã xói mòn chỉ càng bị xói mòn đấy.


Về phần người dân, một mặt chúng ta thẳng thắn đòi thực hiện cho được quyền biểu tình yêu nước ôn hòa, nhưng trong khi chưa đạt yêu cầu ấy thì cần phát huy các sáng kiến linh hoạt như biểu tình tại gia, liên gia, gửi những bản tin và khẩu hiệu yêu nước, nghiêm chỉnh, hợp pháp, nhằm lên án xâm lược cứu nước, gửi đến từng gia đình trong khu vực dân cư, một cách đàng hoàng và cố gắng tranh thủ sự đồng thuận của các cán bộ địa phương trong không khí cùng lo việc nước.


Cốt sao đánh thức lòng yêu nước chống giặc trong toàn dân. Chúng tôi nghĩ: Đấu tranh để cứu nước trong hoàn cảnh phức tạp như nước ta bây giờ nếu gò vào những hình thức cứng nhắc với yêu cầu cao ngay sẽ rất khó. Sự mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, vừa dũng cảm vừa thích nghi chắc sẽ dễ thực hiện hơn.


18-5-2014
Hà Sĩ Phu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.