logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/05/2014 lúc 02:04:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chung quanh vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nhiều người hốt hoảng tưởng một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc đang hoặc sắp sửa bùng nổ. Chưa biết vài ngày hay vài tuần hay vài tháng nữa thế nào, chứ hiện nay, theo tôi, đó chỉ là một cuộc chiến tranh tâm lý.

Vâng, chỉ là chiến tranh tâm lý.

Như tôi đã phân tích trong bài “Trung Quốc đã thắng trên Biển Đông”, mục tiêu chính của Trung Quốc khi mang giàn khoan HD-981 đến khu vực được xem là thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam không phải để đánh nhau. Với Trung Quốc hiện nay, một cuộc chiến tranh với Việt Nam, dù có thắng, cũng chưa chắc đã có lợi, đặc biệt, về phương diện kinh tế và quan hệ quốc tế, trong đó có hình ảnh phát triển trong hòa bình mà Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền bạc và công sức ra để xây dựng. Làm thế, có lẽ Trung Quốc chỉ nhắm đến hai mục tiêu chính: Một, trắc nghiệm phản ứng của Việt Nam, ASEAN và Mỹ; và hai, khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Về phía Việt Nam, chính quyền có một quyết định, tuy bị phê phán nặng nề, nhưng theo tôi, thành thực mà nói, khá hợp lý là cố gắng kiềm chế, không sử dụng bạo lực để dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc. Một cuộc chiến tranh như thế, Việt Nam không thể thắng được. Hơn nữa, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế vốn còn rất èo uột của Việt Nam. Nhưng, có điều, nếu Việt Nam không sử dụng bạo lực thì họ làm gì? Trên thực tế, như các bản tin được phát cho báo chí, họ chỉ cho tàu cảnh sát biển vờn tới vờn lui, húc qua húc lại và bắn súng nước… chơi. Làm như vậy, dĩ nhiên không thể thắng được Trung Quốc. Họ không thể đuổi được giàn khoan. Cũng không thể nhảy lên chiếm giàn khoan. Tất cả đều bất khả. Vậy thì tại sao người ta phải tốn tiền, tốn sức để làm một chuyện không có mục tiêu như vậy? Thực ra, hai mục tiêu mà Việt Nam nhắm tới và có thể làm được là: Một, lôi kéo sự chú ý của thế giới, từ đó, may ra, nhận được sự đồng cảm và/hoặc sự ủng hộ của các cường quốc hoặc các nước trong khu vực; và hai, chứng minh với dân chúng Việt Nam là chính quyền không… hèn: Họ cương quyết bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Cả hai mục tiêu ấy đều có tính chất tuyên truyền.

Dĩ nhiên, trò chơi tuyên truyền như vậy cũng nguy hiểm lắm. Chỉ cần húc nhau mạnh một chút, một chiếc tàu nào đó bị đắm, những người còn lại không thể kiềm chế, phản ứng theo bản năng, bất chấp mệnh lệnh từ trên, nổi điên bắn vài phát súng, làm chết vài người bên phe đối phương. Khi có máu đổ, chiến tranh cũng rất dễ bùng lên. Không ai biết trước được. Trên thế giới, từ xưa đến nay, có rất nhiều cuộc chiến tranh nổ ra một cách rất… lãng xẹt. Hy vọng đó không phải là trường hợp của chúng ta. Lần này.

Nếu xem cuộc tranh chấp hiện nay chỉ là một chiến tranh tâm lý và trên thực tế, nó chỉ là một cuộc chiến tranh tâm lý, có hai điều cần được ghi nhận ngay:

Thứ nhất, như tôi đã từng phân tích trong bài “Trung Quốc đã thắng trên Biển Đông”, cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong tất cả các mục tiêu họ đặt ra.

Thứ hai, điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam đã thất bại: Họ không thể nào đuổi được Trung Quốc ra khỏi Biển Đông và cũng không thể tìm bất cứ đồng minh nào có thể giúp Việt Nam làm được điều đó.

Nhưng như vậy không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn tuyệt vọng. Nếu khôn ngoan, Việt Nam có thể lợi dụng tình thế hiểm nghèo và khá nhục này để chuyển bại thành thắng.

Bằng cách nào?

Có nhiều cách, nhưng cách thứ nhất là sử dụng hình ảnh ngang ngược của Trung Quốc trong cuộc xâm lăng thô bạo vùng biển của Việt Nam để giúp thế giới hiểu rõ những hiểm họa mà Trung Quốc có thể gây ra cho các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và, về lâu về dài, cho cả thế giới. Nhận thức được hiểm họa ấy, người ta sẽ đoàn kết hơn để cùng chống lại Trung Quốc. Với sự đoàn kết ấy, may ra Việt Nam mới có thể xây dựng liên minh chiến lược với một số nước trong khu vực.

Trong cái gọi là liên minh trong khu vực này, hầu hết các nhà bình luận chính trị trên thế giới đều có hai ý kiến giống nhau: Một, Việt Nam nên loại bỏ ý định sử dụng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một liên minh để đối đầu với Trung Quốc. Lý do đơn giản: đó là một điều bất khả. Hầu hết các quốc gia trong khối đều có liên hệ kinh tế rất chặt chẽ với Trung Quốc. Sẽ không bao giờ có sự thống nhất nào cả, trừ phi Trung Quốc gặp khủng hoảng về kinh tế dài hạn. Hai, thực tế hơn, Việt Nam nên liên kết với các nước hiện đang có sự tranh chấp về biển và đảo với Trung Quốc: Malaysia, Philippines và Brunei (và có thể, Indonesia). Thật ra, Việt Nam và các quốc gia này cũng có những tranh chấp về lãnh hải, nhưng những tranh chấp ấy có những phạm vi khá nhỏ, không nghiêm trọng bằng những tranh chấp giữa họ với Trung Quốc (bao trùm đến 90% diện tích Biển Đông). Nếu khôn khéo và biết nhân nhượng nhau, họ có thể lập thành một mặt trận chung để đối đầu với Trung Quốc, từ đó, đòi hỏi Trung Quốc phải giải quyết vấn đề theo chiều hướng đa phương thay vì song phương như hiện nay. Nhờ thế, Việt Nam mới có thể quốc tế hóa các tranh chấp với Trung Quốc được.

Thứ hai, Việt Nam phải cấp tốc đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Thích hay không thích Mỹ, chúng ta cũng phải thừa nhận với nhau sự thật này: Hiện nay, chỉ có một nước duy nhất có thể giúp Việt Nam thoát khỏi hiểm họa Trung Quốc: đó là Mỹ. Không còn nước nào khác.

Thứ ba, trong suốt thời gian chờn vờn với nhau ngoài Biển Đông, chính quyền Việt Nam cần lấy lại niềm tin của dân chúng. Từ nhiều năm nay, rõ ràng nhận định phổ biến của dân chúng Việt Nam đối với chính quyền là: hèn. Không ít người đi xa hơn, cho chính quyền Việt Nam đã bị Trung Quốc hoàn toàn mua chuộc. Công việc đầu tiên mà chính quyền cần làm là chứng minh các nhận định ấy hoàn toàn sai và cũng chứng minh là họ thực sự đang lãnh đạo đất nước trong cuộc đối đầu với Trung Quốc xâm lược.

Nhưng để làm được ba điều trên, điều chính quyền cần phải làm là xác định lại quan hệ với Trung Quốc. Dĩ nhiên, sẽ không khôn ngoan chút nào nếu chính quyền công khai và thẳng thừng cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Là nước nhỏ, nằm ngay sát nách của Trung Quốc, Việt Nam rất khó làm được điều đó. Ngay từ xưa, cha ông chúng ta đã biết rõ như vậy. Ngay sau chiến thắng nhà Minh vào năm 1428, Lê Lợi đã chủ trương làm hòa ngay với Trung Quốc. Ngay sau khi đuổi bọn giặc nhà Thanh khỏi bờ cõi năm 1789, Quang Trung cũng đã làm hòa với Trung Quốc. Bây giờ, thời đại khác, nhưng số phận của đất nước chúng ta cũng không thay đổi. Nhưng làm hòa với Trung Quốc không có nghĩa là nhu nhược và dại dột đến mức cứ ra rả tụng niệm 4 Tốt và 16 Chữ Vàng.

Cứ khư khư ôm giữ những khẩu hiệu mù quáng ấy, sẽ không có ai tin và muốn làm bạn với Việt Nam.

Ngay cả dân chúng cũng không thể tin và kính trọng chính quyền.
Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.