logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/05/2014 lúc 06:04:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HD981 báo hiệu điều gì?
Năm 1974, khi thấy dấu hiệu VNCH sẽ bị Bắc Việt thôn tính. Trung Quốc nhanh chóng đưa hải quân ra đánh chiếm Hoàng Sa. VNCH yếu thế, đồng minh Hoa Kỳ không can thiệp. Hoàng Sa của VN nói chung rơi vào tay Trung Quốc trong một trận chiến không cân sức, hơn 70 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh.

Năm 1988, đánh hơi thấy sự biến động của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, và con đường bế tắc của CHXHCN VN về kinh tế cũng như chính trị. Trung Quốc đưa quân đánh chiếm Trường Sa, gần 70 chiến sĩ CHXHCN VN đã anh dũng hy sinh.

Sau cả hai lần đánh chiếm này, chính trị Việt Nam có sự thay đổi lớn mà không cần nói nhiều, chúng ta ai cũng thấy.

Vậy sự đánh chiếm lần thứ ba vào năm 2014 giả dạng dưới giàn khoan dầu HD981 được bảo vệ bằng tàu hải quân, phi cơ chiến đấu của Trung Quốc là thế nào.?

Phải chăng một lần nữa TQ đánh hơi được sự biến động trong chính trường Việt Nam. ?

Nếu điểm lại lần thứ ba này, sẽ thấy tổng hợp nhiều vấn đề của cả hai lần trước. Chẳng hạn như Việt Nam hầu như bị thế giới bỏ quên, một số nước cho rằng đây là sự tranh chấp về dầu khí. Thật là trớ trêu khi họ nghĩ vậy, một số khác thì cho rằng đây là tranh chấp lãnh hải, cũng trớ trêu không kém. Sự thực là một cuộc xâm lược đã không được gọi đúng tên.

Trung Quốc làm tốt công tác tuyên truyền, lại được Việt Nam với thái độ nhũn nhặn phản đối lấy lệ. Trong khi hai nước vẫn quan hệ mật thiết, ngay cả khi nhiều sự vụ chết người xảy ra như TQ bắn giết ngư dân VN. Thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam vẫn ôn hoà, mềm mỏng…những thái độ như vậy khiến quốc tế càng hiểu lầm hơn về một cuộc xâm lược. Việt Nam trở nên đơn côi khi không có đồng minh mạnh nào hỗ trợ. Một lần nữa họ bị các cường quốc không đoái hoài đến, lần này do chính họ tự gạt mình ra khỏi hỗ trợ của quốc tế. Sai lầm của ĐCS VN khi cho rằng thắt chặt quan hệ, trung thành quan hệ với TQ sẽ làm người TQ nghĩ đến tình nghĩa mà nương tay.

Kinh tế VN xuống dốc trầm trọng, nợ nước ngoài đầm đìa, mỗi năm phải trả hàng tỷ đô la. Trong khi nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn do nhà nước quản lý bị thu lỗ, phá sản như Vinashin. Đầu tư ồ ạt vào bất động sản , thị trường quá tải sức mua, một núi tiền nằm chết dí. Ở tầng lớp thấp hơn thì người lao động thất nghiệp, lương thấp không đủ trang trải cuộc sống. Chỉ một số thành phần nhỏ trong xã hội giàu có nhờ có những quan hệ ngóc ngách với giai cấp lãnh đạo.

Những cuộc thanh lọc nội bộ diễn ra hết từ hội nghị trung ương này đến hội nghị trung ương khác. TBT, CTN đều nói thẳng – một đồng chí trong UVBCT cần phải xem xét kỷ luật. Rồi quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm , rồi trung ương xem xét căn cứ nhân sự khoá tới. Lần đầu tiên trong quốc hội, có đại biểu đặt vấn đề từ chức với thủ tướng. Toà án cũng đã xét xử đến những cấp khá cao, thậm chí là dự định mở cuộc điều tra nhận hối lộ của một thứ trưởng công an, uỷ viên trung ương đảng.

Khái quát lại như vậy đã rõ người TQ đã có đủ thông tin để chớp thời điểm ra tay thôn tính lãnh hải Việt Nam lần thứ ba, và đương nhiên họ sẽ ráo riết và thẳng tay như hai lần trước. Tình nghĩa không có giá trị gị với kẻ mạnh và tham tàn.

Câu hỏi đặt ra là thế nào mà VN rơi vào tình cảnh kinh tế bế tắc, ngoại giao cô lập mình, nội bộ mâu thuẫn.?

Về kinh tế Việt Nam thâm hụt thương mại từ 3 đến 4 lần với TQ, trong khi với các nước khác VN đều thặng dư.

Về ngoại giao, từ khi thiết lập lại quan hệ ngoại giao hai nước, bộ trưởng ngoại giao VN không có chân trong UVBCT.

Về nội bộ mâu thuẫn, cuộc cải cách, chỉnh đốn đảng diễn ra với kịch bản y chang đã diễn ra ở TQ.

Trong các nguyên nhân VN suy yếu, cô lập và mâu thuẫn nội bộ đều có liên quan đến TQ rất nhiều. Đây là thất bại lớn về đối tác chiến lược hợp tác toàn diện mà đảng CSVN đã lựa chọn. Nhưng đến giờ thì không ai nhận sai lầm này về mình. Trái lại một số vẫn tin rằng có thể đối thoại dưa trên những gì tốt đẹp mà hai bên đang có. Một sự hoang tưởng hay một sự trì hoãn để tìm cách duy trì uy tín và vai trò lãnh đạo.? Chắc về thứ hai nhiều hơn, sự hoang tưởng chỉ có ở những kẻ dư luận viên cấp thấp hay những binh sĩ thường xuyên bị nhồi nhét về bạn tốt và thế lực thì địch mà thôi.

Nguyên nhân và sự việc đã rõ rồi. Giờ chỉ là câu hỏi VN sẽ có chuyển biến gì sau lần thứ ba bị Trung Quốc thôn tính biển đảo này.

Lần thứ nhất Bắc Việt với chủ nghĩa Cộng Sản giải quyết xong Nam Việt.

Lần thứ hai, VN với chủ nghĩ Cộng sản đã tha thiết đề nghị được TQ giúp đỡ, thiết lập một loạt quan hệ, chia lại biên giới và vịnh Bắc Bộ, tiếp tục đi con đường CNXH mà cả thế giới lúc đó đã từ bỏ.

Lần thứ ba, VN với chủ nghĩa Cộng Sản đang son sắt với 16 chữ vàng, không hai lòng với TQ, biết ơn TQ giúp đỡ bấy lâu. Vậy lần thứ ba này VN có gì thay đổi sau cuộc thôn tính lãnh hải của Trung Quốc.?

Hay nói cách khác là cái giá cuả mất HS năm 1974 là giải quyết được Nam VNCH đang phát triển phồn vinh, cái giá của mất Gạc Ma năm 1988 là được quan hệ chiến lược, hợp tác toàn diện. Để rồi mươi năm sau đạo đức xã hội băng hoại, tài nguyên cạn kiệt, môi trường tàn phá, nợ nần đầm đìa.

Vậy cái giá của lần thứ ba này là gì.?

Tất nhiên thì việc đã xảy ra, sẽ có cái giá phải trả. Đó là điều không tránh khỏi khi quan hệ với kẻ nham hiểm và tham tàn. Nhưng đừng để phải trả giá lần thứ tư, thứ năm thêm nữ. Đừng để con cháu đời sau phải chuốc thêm nhiều món nợ. Chúng ta là cha, là ông, bình thường chúng ta chăm chỉ làm ăn chỉ mong để của cải lại cho con cháu, đó là tâm lý ngàn đời của ngươì Việt Nam. Những kẻ làm cha, làm ông mà chuốc nợ rồi bất lực, hy vọng con cháu đời sau trả.Làm cha ông như thế không xứng đáng với tổ tiên.

Cần phải nhìn hai lần trước, để sự thay đổi của lần thứ ba sẽ là lần cuối cùng. Để biển đảo, lãnh thổ VN không bao giờ bị kẻ nào nhòm ngó, đòi chia chác, đòi quyền sở hữu.

Quyết định sự thay đổi này, nằm trong tay những người Cộng Sản, bởi họ là những nhân tố chính trong ba lần TQ xâm lược lãnh hải, biển đảo VN. Cả ba lần này họ đều nắm vai trò cai trị tuyệt đối đất nước, trách nhiệm thuộc về họ.

Đừng đổ lỗi cho nhân dân hay thế lực thù địch nào nằm trong nhân dân, khi kêu gọi nhân dân đồng lòng. Hãy nhớ một điều, lịch sử mấy ngàn năm đất nước này, nhân dân luôn đồng lòng với các triều đại.

Nhưng cũng nói rõ là sự đồng lòng ấy chỉ có với triều đại giữ nước.

Người Buôn Gió

Sửa bởi người viết 22/05/2014 lúc 08:42:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 22/05/2014 lúc 08:00:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ giàn khoan Trung Quốc : Việt Nam phản công ngoại giao
UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. REUTERS/Adnan Abidi

Thủ tướng nêu khả năng kiện Trung Quốc, công khai tố cáo Bắc Kinh đe dọa hòa bình và kêu gọi quốc tế lên tiếng, Ngoại trưởng điện đàm với đồng nhiệm Hoa Kỳ về tình hình Biển Đông, cho gửi thông báo lên Liên Hiệp Quốc. Việt Nam mở chiến dịch phản công ngoại giao chống lại Trung Quốc trong vụ Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển của Việt Nam.
Nhân chuyến công du Philippines, tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á, tại Manila, ngày hôm qua 21/05/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khai hỏa. Lần đầu tiên, kể từ chiến tranh biên giới Trung – Việt 1979, một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam công khai tố cáo hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam với nhiều tàu, kể cả tàu quân sự, đi hộ tống, « đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông ». Thủ tướng Việt Nam còn kêu gọi cộng đồng quốc tế « lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế ».

Tối qua, từ Manila, trả lời Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam có thể có « các hành động pháp lý », tức là kiện Trung Quốc.

Như có một sự phối hợp, cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với đồng nhiệm Mỹ John Kerry, thông báo tình hình rất căng thẳng do việc Trung Quốc gia tăng số lượng tàu, kể cả tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ đến khu vực Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.

Tại diễn đàn đa phương Liên Hiệp Quốc, ngay từ ngày 07/05, Việt Nam đã cho lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc. Ngày 20/05, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc ở Genève, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và văn bản này được gửi đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc.

Cuộc phản công ngoại giao mạnh mẽ của Việt Nam nhắm vào láng giềng khổng lồ phương Bắc dường như chỉ bắt đầu khi Trung Quốc tận dụng một số vụ biểu tình bạo động bài Trung Quốc ở một số tỉnh của Việt Nam để bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam, đẩy chính quyền Hà Nội vào thế bị động. Trong khi đó, trên biển, các tàu của Trung Quốc, với số lượng áp đảo, tỏ ra rất hung hăng, ngăn chặn các tàu của Việt Nam, gây ra tình hình cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Mặt khác, Bắc Kinh dồn Hà Nội vào thế đường cùng. Các cuộc tiếp xúc và liên lạc giữa hai bên, khoảng hơn hai chục lần, không mang lại kết quả, mà ngược lại, Trung Quốc càng tỏ ra cứng rắn hơn, đe dọa hơn. Theo báo chí quốc tế, dường như Việt Nam muốn có gặp gỡ ở cấp cao nhất để thảo luận vấn đề giàn khoan, nhưng Trung Quốc từ chối.

Về đối nội, cuộc phản công ngoại giao của Việt Nam nhắm vào Trung Quốc giúp giải tỏa phần nào sự bức xúc của người dân, vốn bất mãn trước các phản ứng yếu ớt của chính quyền, mà lại bị cấm biểu tình bày tỏ lòng yêu nước (hay nói cho đúng là chỉ được phép bày tỏ lòng yêu nước trong các cuộc mít tinh do Nhà nước tổ chức). Trong những ngày qua, báo chí chính thức và trên internet, có nhiều bài viết kêu gọi chính quyền phải kiện Trung Quốc. Chưa thể khẳng định được là Hà Nội sẽ đi tới cùng, kiện Bắc Kinh, nhưng việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam đang xem xét « các hành động pháp lý », cũng phần nào đáp ứng đòi hỏi của công luận trong nước.

Trong bài trả lời phỏng vấn Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng » và Việt Nam « nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó ». Với tuyên bố này, Thủ tướng Việt Nam bác bỏ thẳng thừng chủ trương quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá, không mơ hồ với « tinh thần 4 tốt » và phương châm « 16 chữ vàng » mà các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam trước đây đã đề ra.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 22/05/2014 lúc 08:04:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chỉ nên đưa ra tòa vụ giàn khoan
Trao đổi với BBC về hành động pháp lý có thể có của Việt Nam đối với Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông, Thạc sỹ Luật Hoàng Việt, người nghiên cứu về luật quốc tế, nói với BBC rằng quan điể̀m của ông là 'chỉ đưa ra tòa vụ giàn khoan thôi'.

"Nếu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền thì nó là vấn đề lớn và vướng ở chỗ là buộc phải có sự đồng thuận của các bên tham gia," ông nói và cho biết Trung Quốc không bao giờ đồng ý đưa tranh chấp ra bên thứ ba, trong đó có tòa án, để giải quyết.

Về trọng tài giải quyết tranh chấp, ông Việt nói Việt Nam nên làm theo Philippines ra 'đưa ra thủ tục trọng tài theo Điều 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển'.

"Dù Trung Quốc có từ chối đi chăng nữa thì Tòa vẫn có thể phân xử được mà không cần sự đồng thuận của Trung Quốc," ông giải thích.

Tuy nhiên, phán quyết của Tòa thì 'không có cơ quan thi hành' do đó ông Việt thì phán quyết của Tòa nếu có lợi cho Việt Nam thì sẽ có ý nghĩa 'là sự cổ vũ quan trọng của cộng đồng quốc tế'.

Ông Việt cũng cho rằng nếu Việt Nam đưa ra tòa vấn đề giàn khoan thì có khả năng Trung Quốc 'sẽ lái vấn đề sang tranh chấp chủ quyền'.

Theo BBC
song  
#4 Đã gửi : 22/05/2014 lúc 08:09:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ giàn khoan: 'Nóng mà không sôi'
UserPostedImage
Hành động của Trung Quốc đã gây ra phản ứng giận dữ ở Việt Nam

Việt Nam dường như đã có chiến thắng ban đầu trong cuộc chiến tranh thủ dư luận quốc tế liên quan tới việc Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông.

Ngay đến tờ Hoàn cầu Thời báo, với 115.000 người theo dõi trên Bấm Facebook và 15.000 người nhận tin trên Bấm Twitter chưa kể lượng người vào trang chính, cũng đăng bài phần nào thừa nhận điều này.

Hôm 18/5 báo này Bấm đăng bài của cựu Phó đề đốc hải quân Australia Sam Bateman, người nói đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam tại vùng có giàn khoan thiếu cơ sở pháp lý theo Công ước về Luật Biển nhưng thừa nhận:

"[Việt Nam] dường như đang chiến thắng cuộc chiến quan hệ đối ngoại với nhiều bình luận toàn cầu ủng hộ tuyên bố của họ rằng giàn khoan là trái phép và xem tình hình như ví dụ nữa về sự kiên quyết của Trung Quốc."

Về mặt pháp lý ông Bateman, người hiện là chuyên gia cao cấp của chương trình an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore nói giàn khoan ở cự ly 80 hải lý từ đảo Phú Lâm rộng chừng 500 ha mà Trung Quốc đã chiếm sau Thế Chiến II và đảo này được quyền có thềm lục địa và EEZ theo Công ước về Luật Biển.

Các đảo còn lại của Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm hồi năm 1974 khi đồng minh Hoa Kỳ của Sài Gòn muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.

Một bản chụp báo chí Việt Nam Cộng hòa hồi năm 1974 có tít báo về chuyện Bắc Việt Nam từ chối phản đối hành động chiếm đảo của Bắc Kinh hồi năm 1974.

'Thiên hạ đại loạn ...'

Trong bài viết "Cuộc phiêu lưu Hoàn hảo của Tập Cận Bình: Sự Thôn tính Biển Nam Trung Hoa có Tính toán", hôm 22/5, phân tích gia Nayan Chanda cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn có vẻ lấy cảm hứng từ câu "Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc đại trị", ý nói về cơ hội cho một trật tự mới tốt hơn từ sự loạn lạc.

Ông nói diễn biến giàn khoan xảy ra vào lúc phương Tây đang bận bịu với Ukraine, Syria và Iraq, Đông Nam Á chia rẽ trong đối phó với Trung Quốc trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản chưa biết phải đối phó thế nào với Bắc Triều Tiên.
UserPostedImage
Trung Quốc hành động khi phương Tây đang bối rối ở Ukraine




Tác giả này cũng nhắc lại chuyện Bắc Kinh tấn công vào Trường Sa hồi năm 1988 khi Liên Xô muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, lặp lại kịch bản Hoàng Sa 1974 khi Hoa Kỳ ngả về phía Trung Quốc.

Ông Chanda nói Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước Đông Á trong khi lặng lẽ tăng cường sức mạnh quân sự theo phương châm 'thao quang dưỡng hối', hay 'ẩn mình chờ thời', của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người gây ra cuộc chiến 1979 với Việt Nam.

Nhưng chuyên gia này viết "tuần trăng mật" kinh tế của Trung Quốc và Đông Á kết thúc trong tuần trước khi cuộc bạo loạn ở Việt Nam khiến Trung Quốc phải đưa công nhân của họ về nước.

Trong khi đó một chuyên gia về Đông Á khác, Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington dẫn lời một đồng nghiệp từ trung tâm nói Trung Quốc Bấm cho rằng cái giá họ phải trả là không cao và họ sẵn sàng chấp nhận căng thẳng với láng giềng để đạt mục đích.

'Nóng mà không sôi'

Tờ The Economist trong khi đó nói Việt Nam khó có khả năng tự buộc Trung Quốc rời giàn khoan chứ chưa nói tới chuyện lấy lại Hoàng Sa với lực lượng hải quân "khiêm tốn" như hiện nay.

Tạp chí cũng dẫn lời một nhà ngoại giao bình về chuyện biểu tình chống Trung Quốc rằng Hà Nội sẽ giữ để mọi chuyện "nóng mà không sôi".
UserPostedImage
Việt Nam đã ngăn biểu tình để tránh rủi ro bạo loạn và căng thẳng

Theo Bấm The Economist, nếu xung đột hiện nay kéo dài, nó sẽ không có lợi cho phe cánh của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn được xem là thân Trung Quốc.

Ngược lại nó sẽ có lợi cho những người muốn cải tổ trong Đảng.

The Economist cũng cho rằng bất chấp lời chỉ trích Trung Quốc "khiêu khích" Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Washington sẽ không có hành động cụ thể nào để giúp Việt Nam khỏi bị bắt nạt.

Còn Nhật Bản cũng được các chuyên gia cho là không can thiệp quân sự để giúp Hà Nội nếu xung đột xảy ra và kể cả họ có muốn giúp Trung Quốc cũng có thể cản được các tàu của Nhật Bản phải đi chặng đường dài tới Biển Đông.

Bất chấp sự cô độc trên thực tế này, Hà Nội có vẻ được nhiều sự ủng hộ của các nhà phân tích quốc tế hơn.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, South China Morning Post, từ Hong Kong đăng bài của nhà bình luận Philip Bowring nói hành động của Trung Quốc với láng giềng ở Biển Đông là "hung hăng, ngạo ngạn và có tính chất của chủ nghĩa Đại Hán".

Ông Bấm Bowring cũng nói Trung Quốc chỉ có 20% bờ biển tại Biển Đông nhưng lại đòi tới 90% vùng biển này.
Theo BBC
song  
#5 Đã gửi : 22/05/2014 lúc 08:25:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tình hình Biển Đông 'đặc biệt nguy hiểm'

Thủ tướng Việt Nam nói trong chuyến thăm Philippines rằng hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông 'đe dọa nghiêm trọng hòa bình'.



Theo BBC
song  
#6 Đã gửi : 22/05/2014 lúc 08:28:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HD 981: Tàu TQ tiếp tục xua đuổi và khiêu khích tàu cảnh sát biển VN
UserPostedImage
Tàu hải cảnh Trung Quốc bám sát tàu Việt nam đe dọa, khiêu khích, chĩa dàn súng mở bạt sang tàu kiểm ngư VN. Nguồn nguyentandung.org

Tại vùng biển nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan Hải dương 981, hôm nay các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam tiếp tục bị nhiều tàu hải cảnh, hải giám và dịch vụ vận tải của Trung Quốc khiêu khích.

Truyền thông trong nước cho biết như vừa nêu. Theo đó thì Cục Kiểm ngư Việt Nam thông báo các tàu chấp pháp của Việt nam tiếp cận gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hơn so với những ngày trước. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không khoan nhượng tiếp tục bố trí từng nhóm từ 8 đến 10 tàu Hải cảnh, Hải giám, tàu kéo, tàu cá vỏ sắt sẵn sàng đâm và phun nước vào tàu Việt Nam.

Thông tin nêu rõ trong này hôm nay một nhóm 4 tàu Hải cảnh của Trung Quốc và một tàu dịch vụ lao vào chia rẽ đội hình các tàu chấp pháp của Việt Nam. Có lúc tàu hải cảnh của Trung Quốc đi ngang cách mạn của tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam chỉ 30 mét, liên tục dùng còi hú, phát loa lớn. Có tàu mở bạt che pháo và được nói cố ý khiêu khích phía tàu Việt Nam.


Theo RFA
song  
#7 Đã gửi : 23/05/2014 lúc 02:27:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ giàn khoan: Mỹ ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc

UserPostedImage
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới - Đông Á, ở Manila, Philippines. Ảnh chụp ngày 22/05/2014.
Reuters

Sau vụ Bắc Kinh cắm giàn khoan dầu trong vùng biển Việt Nam, trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Anh Reuters hôm 21/05/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc ra trước quốc tế. Phủ Tổng thống Mỹ vào hôm qua, 22/05/2014, đã lên tiếng hậu thuẫn cho mọi giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, kể cả việc dùng đến các thủ tục pháp lý quốc tế.
Theo hãng tin Anh Reuters, trả lời câu hỏi của báo chí về các tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Việt Nam, ông Patrick Ventrell, một phát ngôn viên của Nhà Trắng, cho biết là Washington sẽ ủng hộ việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước các định chế quốc tế để giải quyết vụ Trung Quốc triển khai giàn khoan tại vùng Biển Đông mà họ đang tranh chấp với Việt Nam.

Đối với ông Ventrell : « Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định ; tôn trọng luật pháp quốc tế ; thương mại hợp pháp không bị cản trở ; và tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông ».

Trên cơ sở đó, phát ngôn viên Nhà Trắng xác nhận : « Hoa Kỳ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao khác nhau để quản lý và giải quyết các bất đồng, bao gồm cả việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác. »

Trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin Anh bằng văn bản, khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước quốc tế đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi lên khi ông xác định rằng : « Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm cả các hành động pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Lời dọa kiện trên đây của Việt Nam, kèm theo tuyên bố ủng hộ của Mỹ sẽ làm Trung Quốc tức giận thêm. Ngay từ hôm qua, sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung Quốc đã tỏ thái độ phẫn nộ và tiếp tục cho rằng giàn khoan HD-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.

Trong thời gian qua, bất chấp các sức ép của Trung Quốc, Philippines vẫn tiếp tục xúc tiến vụ kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Vụ kiện này của Manila cũng đã được Washington ủng hộ.
Theo RFI
song  
#8 Đã gửi : 24/05/2014 lúc 08:41:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HD-981: Nhật Bản ủng hộ Việt Nam, Trung Quốc tức tối

UserPostedImage
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương HD-981 trong thềm lục địa Việt Nam (DR)
Một hôm sau khi Thủ tướng Nhật Bản tỏ ý quan ngại về những căng thẳng trong khu vực mà theo ông, bắt nguồn từ quyết định « đơn phương khoan dầu » của Trung Quốc, Bắc Kinh vào hôm qua 23/05/2014 đã lên tiếng chỉ trích Tokyo một cách gay gắt. Theo báo chí Nhật Bản, Tokyo không chỉ ủng hộ Hà Nội bằng lời nói, mà đang thúc đẩy kế hoạch cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.
Trong buổi họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã cảnh cáo Nhật Bản là không nên xen vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tại vùng Biển Đông, để gọi là « bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng ».

Đối với Bắc Kinh, các tuyên bố của Tokyo phản đối hành vi của Trung Quốc cắm giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là không phù hợp với thực tế và lẫn lộn giữa các sự kiện, « xuất phát từ động cơ chính trị là muốn can thiệp vào tình hình Biển Đông với một mục đích bí mật ».

Trung Quốc đã có phản ứng gay gắt kể trên sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, 24 tiếng đồng hồ trước đó, đã tuyên bố « quan ngại về tình hình căng thẳng trong khu vực do hoạt động khoan dầu đơn phương của Trung Quốc ». Lãnh đạo chính phủ Nhật Bản đã nhận định như trên nhân cuộc tiếp xúc với Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam tại Tokyo.

Tuyên bố của ông Abe đã củng cố thêm phát biểu ​​của Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, ngay từ đầu tháng Năm này, đã tỏ ý quan ngại về hành vi đơn phương của Trung Quốc, đã làm cho tình hình khu vực căng thẳng hẳn lên.

Ngoài việc chỉ trích hành động gây căng thẳng của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có dấu hiệu thúc đẩy mạnh mẽ hơn kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tăng cường năng lực chấp pháp trên biển.

Theo hãng tin Nhật Kyodo, trong cuộc họp hôm 22/05, Nhật Bản và Việt Nam cũng đã đồng ý tăng cường hợp tác song phương trong việc đảm bảo an ninh hàng hải. Một số nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết là Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự trù sẽ ghé thăm Việt Nam vào khoảng cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy để thúc đẩy hợp tác trong việc bảo đảm an ninh hàng hải trong vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Theo nguồn tin trên, tại Hà Nội, ông Kishida và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh có rất nhiều khả năng là sẽ đồng ý tăng tốc độ tham vấn lẫn nhau về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Mục tiêu là để đối phó tốt hơn với các hành động quyết đoán trên biển của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.159 giây.