logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/05/2014 lúc 06:10:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Các chị Mỹ Ái- Phương Thu- Phương Mai- Ngọc Điệp và anh Khoa có mẹ là cụ Nguyễn Thị Hiền (98 tuổi) ở tại VDL Gardern Grove Convalescent Hospital, thường xuyên vào thăm mẹ, và đút cụ ăn, để cụ luôn thấy an lòng khi thấy các con luôn quan tâm, yêu thương mẹ.

Quan niệm truyền thống của người Việt luôn cho rằng con cái cần phải có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già chứ không nên đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão. Trong tư tưởng của nhiều người, nursing home- viện dưỡng lão - là một biểu tượng cho sự cô đơn, lạc lõng của các bậc cha mẹ nay đã già và không còn ai trong gia đình sẵn lòng chăm sóc. Để cuối cùng các cụ đành phải vào nursing home sống nốt cuộc đời còn lại trong cô đơn và buồn tủi.

Việc phá vỡ được tư tưởng này không hề dễ dàng. Tuy nhiên qua những gặp gỡ của người viết với một số thân nhân có người thân ở viện dưỡng lão (VDL) và cả những bệnh nhân đang ở trong viện dưỡng lão đều cho rằng việc vào viện dưỡng lão là xu hướng phát triển của xã hội, bởi con cái bận rộn, không có kinh nghiệm chăm sóc người già, suốt ngày để bố mẹ ở nhà cô đơn, không quan tâm đến nơi đến chốn thì việc đưa bố mẹ đến những trung tâm có đội ngũ chuyên nghiệp chăm sóc sẽ tốt hơn. Cuộc sống tại Hoa Kỳ rất bận rộn cho giới trẻ nói riêng và cho mọi người nói chung, nhất là với những người sống xa gia đình từ khi rời ghế nhà trường, theo công việc phải chuyển đi tiểu bang xa để sống và ít khi có dịp thăm viếng cha mẹ…


Tâm tình của những thân nhân có người thân sống trong viện dưỡng lão

Ông Nguyễn Văn Chà nay đã ngoài 70 tuổi và vợ đã từng sống ở vùng Riverside-San Bernardino, nhưng sau đó bà bệnh và cần phải ở trong viện dưỡng lão để được chăm sóc tốt. Ông đã đi thăm viếng nhiều viện dưỡng lão, và cuối cùng chọn Gardern Grove Convalescent Hospital (thành phố Gadern Grove) để đưa vợ vào đây, vì ông thấy viện dưỡng lão này là nơi khang trang, sạch sẽ, nhân viên chăm sóc người bệnh tốt, không khí thân tình như trong gia đình.

Ông đã tìm nhà để thuê ở gần nơi viện dưỡng lão để mỗi ngày vào thăm vợ từ sáng, trưa về nghỉ ngơi một chút, rồi lại vào ở đến tối mới về lại nhà để ngủ.

Ông Chà tâm sự, “Theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của cá nhân tôi, mình sống trên đất Mỹ này rồi, đừng có ngại và nghĩ rằng sợ phải vào sống trong nursing home. Tôi không quảng cáo cho nơi đây, nhưng mình đừng sợ. Đừng nên trách con, vì con cái có sự sống ở đây quá bận rộn, nếu không bận rộn công việc, thì không chi phí nổi cho cuộc sống của chúng, lại thêm gia đình riêng mà các con cần phải chăm sóc. Nên mình đừng trách con.

“Tôi đưa vợ vào ở trong này từ năm 2008 đến nay, tôi có mặt mỗi ngày để thăm vợ, tôi thấy có y tá, điều dưỡng viên chăm sóc vợ tôi rất chu đáo, nếu tôi chưa hài lòng điều gì, yêu cầu họ làm lại cho vợ tôi, họ đều vui vẻ mà làm, chứ không hề tỏ vẻ khó chịu. Còn vấn đề vào viện dưỡng lão rồi bị đánh đập, tôi không biết những nơi xa xôi ra sao, nên tôi không khẳng định là không có, nhưng riêng tại đây tôi thấy không hề có việc hà hiếp bệnh nhân.”

Còn với các chị Mỹ ÁI- Phương Thu- Phương Mai- Ngọc Điệp và anh Khoa có mẹ là cụ Nguyễn Thị Hiền (98 tuổi) ở tại VDL Gardern Grove Convalescent Hospital từ năm 2006 đến nay cho biết trước đó cụ sống cùng con, nhưng sau đó bà bị té gãy xương, sau đó gặp khó khăn trong việc đi đứng, vệ sinh cá nhân, khó khăn cho các con, vì hầu hết đều bận đi làm, nên gia đình chọn Gardern Grove Convalescent Hospital để đưa bà vào để được săn sóc tốt hơn, nơi đây rất tiện cho các anh chị em trong gia đình vào thăm viếng hằng ngày.

Theo những người con này cho biết, dù có y tá, điều dưỡng, nhưng các con vẫn vào thường xuyên để thăm mẹ. Vì nếu những bệnh nhân nào ở trong VDL bị con cái bỏ bê không vào thăm, thì nhân viên cũng sẽ chăm cho thân nhân của họ, có điều cũng sẽ lơ là hơn là những bệnh nhân có thân nhân vào thăm viếng thường xuyên.

Theo họ, người già sống trong VDL được chăm sóc tốt từ thuốc men, ăn uống, vệ sinh… nhưng họ rất cần sự quan tâm của con cháu và sự viếng thăm của con cháu sẽ rất họ vui hơn, an lòng hơn khi sống tại đây, sẽ tránh được cảm giác bị thân nhân lãng quên. Vì gia đình của họ đông anh chị em, nên mọi người luôn luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Đó cũng là kinh nghiệm mà họ muốn chia sẻ với những gia đình vì hoàn cảnh, phải gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão

Còn với ông Kiều Công Lang (hội trưởng hội quân cảnh Nam California) có vợ bị đột quỵ phải vào VDL để điều trị. Ông đã chọn Mission Palms Healthcare center, ông nói, “Trước khi vào nơi này, ai cũng có tâm trạng chung, ở nhà với gia đình vẫn tốt hơn. Nhưng khi đưa vợ vào đây rồi, tôi rất hài lòng. Vì thấy nơi đây rất tốt, khang trang sạch sẽ, không có mùi bệnh tật, vì luôn được dọn dẹp mỗi ngày. Sức khỏe của vợ tôi càng ngày càng khá hơn, tôi luôn vào thăm vợ hằng ngày để bóp tay, bóp chân, trò chuyện với vợ, để bà không cô đơn và tôi luôn cầu nguyện để bà sớm hồi phục và về lại với gia đình. Những y tá, điều dưỡng viên là người Philippin, người Mexican… chịu khó học những câu tiếng Việt đơn giản để nói với bệnh nhân khi chăm sóc, rất thân tình.”

Anh Richard Ngô có mẹ nằm ở viện dưỡng lão Mission Palms Healthcare center cho biết: “Mẹ tôi đã bị lẫn hơn 5 năm nay, bà sống với các anh chị em tôi, và gia đình có thuê người chăm sóc bà tại gia, nhưng vài tháng trước, bà bí té gãy xương vai, cần phải vào VDL để điều trị, khi đưa mẹ vào đây, tôi quan sát kỹ và nhận thấy các nhân viên chăm sóc bệnh nhân rất tốt, chuyện bỏ bê không chăm sóc người bệnh thì không thấy, nhưng chậm trễ thì có, vì một điều dưỡng viên phải chăm sóc 5- 8 cụ. Tôi rất hài lòng nơi này, dĩ nhiên khó tránh những sơ sót, nhưng nhỏ thôi, nếu ở nhà với mình, thì mình cũng sơ sót thôi. Nhưng cái chính là tôi thấy nhân viên họ rất có tấm lòng, đó là điều rất quý khi họ làm công việc ch8am sóc các cụ, bởi người già, người bệnh thường khó chịu, hay la to, lớn tiếng… do đau đớn bệnh tật, nhưng những nhân viên vẫn kiên nhẫn, nhẹ nhàng với người bệnh.”
Cách để tìm một viện dưỡng lão tốt


Ông Michael Andrea DiPasquale (người Mỹ) có vợ bị đột quỵ và ông đã đưa vợ vào Garden Park Care Center khoảng 3 năm nay, cho biết trước khi vào Garden Park Care Center, ông có đưa vợ đến một VDL khác, nhưng không hiểu lý do gì, vợ cứ ra vào nhà thương hoài khi ở tại đó, và bà luôn có vẻ sợ hãi khi ở tại đó. Sau đó bác sĩ gia đình giới thiệu cho một số VDL khác, trong đó có Garden Park Care Center, ông thăm viếng nơi này thấy nhân viên có tấm lòng, bệnh nhân ở đây tinh thần vui vẻ, các thân nhân luôn đem lại cho ông cảm giác như trong gia đình, bởi cùng hoàn cảnh và biết sẻ chia với nhau. Ông đưa vợ đến đây thì thấy vợ thoải mái hơn, ông cũng hài lòng.

Theo ông, trước khi đưa thân nhân vào VDL nào đó, chúng ta cần phải Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó. Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân. Vì người bệnh ở VDL cần sự quan tâm của gia đình và không khí chung quanh mình thân thiện, để sơm hồi phục và về với gia đình.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần vào trang mạng lưới toàn cầu để xem ranking của viện dưỡng lão mà mình quyết định đưa thân nhân vào. Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Chúng ta cần hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho. Sau khi xem hết những điều trên, thì mới quyết định đưa người thân của mình vào nơi đó.
Theo báo Viễn Đông
phai  
#2 Đã gửi : 26/05/2014 lúc 11:18:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bác Đặng Ngô có chồng ở viện dưỡng lão Garden Park Care Center thường vào thăm chồng để ông không cảm giác bị bỏ quên.

Chị tâm sự, “Mãi đến trước khi anh mất (vào đầu năm 2013), lúc đó anh bệnh nặng rồi, tôi đành chấp nhận đưa anh vào Garden Park Care Center, nơi tôi đang làm việc. Đến lúc anh vào nursing home rồi, thì tôi mới hiểu rằng đưa anh vào đây, tốt hơn để anh ở nhà. Anh ở đây luôn cảm thấy vui vẻ, vì những bệnh nhân ở trong này phần lớn đều là người Việt, rất thân tình, Tony Nguyễn, John… là bệnh nhân ở trong đây lâu năm thường sang phòng ông xã tôi để thăm anh mỗi ngày để anh không bị cô đơn.

“Anh được chăm sóc tốt về y tế, có các nhân viên làm việc 3 ca trong ngày, tôi cũng đỡ vất vả hơn khi không phải căng thẳng vừa đi làm, vừa phải lo lắng chăm sóc anh, nên tinh thần tôi cũng thoải mái hơn mỗi khi ở bên anh. Bản thân anh đã có những ngày cuối đời thật dễ chịu khi sống trong đây. Nơi này chúng tôi xem như gia đình lớn của mình, không chỉ việc chăm sóc y tế tốt, mà hơn hết là ở tấm lòng, ở cái tâm của đội ngũ nhân viên của trung tâm và tình thân thiện, quan tâm của các bệnh nhân với nhau.”

Theo chị Elizabeth Thu Hải bản thân chị, cũng như các y tá, điều dưỡng viên… làm việc tại các nursing home, trong bệnh viện… phải tiếp xúc hằng ngày với các bệnh nhân, các vị cao niên cần được chăm sóc. Chị kể, “Những người bệnh vì đau đớn do bệnh tật gây ra, rất khó tính nên khi chăm sóc họ sẽ rất dễ bị stress, nếu vì stress mà mình bực dọc, nạt nộ bệnh nhân, thì đó là điều không hay. Vì vậy tôi luôn ý thức khi mình làm việc với các bác trong này, mình luôn xem các bác như người thân của mình.
UserPostedImage
Họa sĩ Tony Nguyễn sống tại Garden Park Care Cente nhiều năm và xem nơi đây như gia đình của mình.

“Để có được năng lượng và tình yêu thương đó, bản thân tôi đã tham gia chương trình Healing Touch, do các y tá tại Mỹ này lập ra để giúp chính họ. Chương trình này giúp mình tĩnh tâm và tập luyện cho cơ thể để tạo lại năng lượng cho chính mình. Khi mình khỏe, tinh thần thoải mái thì mình mới có thể chăm sóc người khác bằng sự yêu thương, nếu không, mình sẽ chỉ làm việc như một cái máy và rất dễ khó chịu khi phải đối diện với những áp lực do tiếp xúc với bệnh nhân hằng ngày.”

Chị Nancy Trần là y tá đã làm việc hơn 13 năm tại Garden Park Care Center, cho biết người Việt học về y tá, trợ lý của y tá, y công không nhiều, vì vậy những nursing home có bệnh nhân người Việt đông như Garden Park Care Center, thì y tá người Việt chỉ có 2-3 người, còn những dịch vụ chăm sóc khác đều là người Phi Luật Tân, Mễ Tây Cơ.

Chị nói, “Hồi xưa tôi làm tại một nursing home chủ yếu là bệnh nhân người Mỹ rất dễ bị stress. Nhưng khi về đây làm, tôi thích hơn, vì bệnh nhân phần lớn là người Việt, nên cảm thấy gần gũi với bệnh nhân, thấy như trong gia đình. Nghề này rất cực, làm việc theo ca, ca sáng từ 7 giờ đến 3 giờ chiều. Ca thứ nhì là từ 3 giờ đến 11 giờ khuya và 11 giờ đến 7 giờ sáng. Mỗi ca trực có cái cực riêng, ban ngày bệnh nhân cần trợ giúp nhiều… còn ca trực tối bệnh nhân ngủ, nhưng y tá vẫn phải trực, chăm sóc bệnh nhân, cho thuốc, hoặc gọi đến nhà thương nếu bệnh nhân cần đi cấp cứu.

“Một y tá tại nursing home chăm sóc khoảng từ 30 đến 32 bệnh nhân, công việc thường là phát thuốc cho bệnh nhân, gọi bác sĩ thông báo thay đổi bệnh tình của bệnh nhân, gọi nhà thuốc để lấy thuốc cho bệnh nhân, gửi bệnh nhân đi bệnh viện… Ngoài y tá, sẽ có người y công sẽ lo chăm sóc từ 7- 8 bệnh nhân, lo về thay tã, tắm rửa, đút ăn. Thường 1 tuần y công sẽ tắm cho bệnh nhân 3 ngày. Còn thay tã, thay ra giường, thay đồ thì thay mỗi ngày, hoặc mỗi lúc khi cần thiết.”


Tìm hiểu về một số dịch vụ tại viện dưỡng lão


Theo lời của ông Ronald Ellenich là quản lý của Garden Park Care Center và cô Tiffani Trần là người phụ trách tiếp thị của nơi này cho biết nơi đây có chương trình dành cho người Việt Nam khoảng hơn 18 năm có bệnh nhân người Việt khoảng 90 phần trăm.

Đối với các bệnh nhân, các cụ cao niên Việt Nam khi đến sống tại các viện dưỡng lão có nhiều người Việt, sẽ có thuận tiện là không bị rào cản ngôn ngữ. Dù người Việt làm y tá, y công, điều dưỡng viên… không nhiều tại đây, nhưng hầu hết các nhân viên của những công việc khác tại đây đều được trung tâm mướn người Việt làm.

Bản thân các nhân viên không phải người Việt cũng cố gắng học những từ tiếng Việt đơn giản để nói chuyện với bệnh nhân, tại đây còn có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt. Nên các bệnh nhân vào đây không bị cảm giác lạc lõng, bơ vơ. Nếu cả hai vợ chồng đều có nhu cầu vào đây, trung tâm sẽ sắp xếp để cả hai ở chung một phòng. Còn với những bác nào ở trong này không hợp với người cùng phòng mà muốn chuyển phòng, trung tâm cũng sẽ sắp xếp để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, vào những dịp lễ lớn của oa Kỳ, tết Nguyên Đán… trung tâm luôn có những chương trình giải trí mang đậm văn hóa Việt để phục vụ các bệnh nhân của mình.

Những dịch vụ trên không chỉ có tại Garden Park Care Center, mà các viện dưỡng lão có bệnh nhân Việt Nam đông, đều có tương tự nhau những chương trình dành cho người Việt, giúp bệnh nhân Việt Nam vào đây cảm giác quen thuộc như ở tại nhà mình.

Theo chị Annie Yến Phan phụ trách về tiếp thị và nhập viện của Garden Grove Convalescent Hospital thì hiện nay quanh Quận Cam, có 7 viện dưỡng lão chuyên phục vụ cho người Việt Nam.
UserPostedImage
Cô giáo Elizabeth Thu Hải và học trò của mình Tony Nguyễn.

Thường mỗi trung tâm có khoảng 99 giường nursing home dành cho người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt, riêng trung tâm này thì có 147 giường, ngoài 99 giường nursing home, còn lại là nơi ở cho các cụ cao niên vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt.

Theo chị số bệnh nhân bên phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care) tại đây có 2 dạng là ngắn hạn (ở một thời gian rồi về lại gia đình) và dài hạn (ở đến cuối đời). Khi nam bệnh nhân vào đây, thường chỉ ở ngắn hạn, một là qua đời, hai là về lại nhà, không chịu cho người nào chăm sóc mình. Chủ yếu ở dài hạn là nữ bệnh nhân.

Chị nói thêm, “Trung tâm mở ra là nơi tin tưởng để gửi thân nhân là những bác cao niên vào điều trị, chăm sóc mà không cần phải lo ngại. Những trung tâm dành cho người Việt có nhân viên Việt Nam, luôn quan tâm, bênh vực quyền lợi và chăm sóc các bác chu đáo. Nếu các bác lo ngại, thì ở ngắn hạn trước, xem như thế nào. Hài lòng rồi, thì ở dài hạn. Trước khi vào viện dưỡng lão, các bác cần có thời gian tiếp xúc với những bác đã và đang sống tại trung tâm, để hỏi họ nơi này ra sao, rồi hãy quyết định tiếp tục ở lại.

“Theo tôi, trước ý kiến cho rằng có trường hợp những vị cao niên vào viện dưỡng lão, bệnh tình càng nặng hơn, đó là do tâm bệnh, chứ không phải do việc chăm sóc y tế tại đây không tốt. Thường những bác có con cái đông, cảm thấy mình bị bỏ rơi. Vì trung tâm vẫn có những sinh hoạt nhộn nhịp mỗi ngày, dịp lễ… để giúp tinh thần các bác.

“Với những bác bị đãng trí, thì không có vấn đề gì. Nhưng với những bác còn minh mẫn, thì những người con, cháu nên thăm viếng, và cho biết ba má, ông bà biết hãy ở một thời gian, sau khi ổn định công việc thì sẽ đón về, để các bác không bị cảm giác bị bỏ rơi.

“Tôi thấy cũng có nhiều trường hợp các cụ vào viện dưỡng lão một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa, vì ở trong này vui hơn là ở nhà thui thủi một mình khi con, cháu đi làm, tối con cháu đi làm về mệt, cũng chẳng trò chuyện gì với mình.”

Chị Kim Đỗ là giám đốc tiếp thị tại Mission Palms Healthcare Center cho biết, “Khi ở trong viện dưỡng lão là các bệnh nhân phải sinh hoạt theo giờ giấc quy định của trung tâm, giờ ăn sáng bắt đầu từ 7 giờ, giờ giải trí, giờ uống thuốc, đến 8 giờ tối là giờ đi ngủ. Cả ngày trung tâm luôn có những hoạt động giải trí khác nhau tại phòng sinh hoạt chung để các bác luôn bận rộn, không cảm thấy buồn chán. Chưa kể những chương trình do các hội đoàn của cộng đồng đến giúp vui cho các bác, chính vì vậy, nhiều bác cảm thấy rất vui khi sống tại đây.”

Chị cho biết điều kiện vào các viện dưỡng lão Có nhiều nguồn kinh phí khác nhau:

Medicare

Medi-Cal.

Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho viện dưỡng lão nhưng rất ít người Việt mua bảo hiểm này.
Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

Đối với bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại trung tâm, MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân. Thường những bệnh nhân bị đột quỵ, gãy xương… cần dịch vụ này. Medicare không trả cho custody care. Bệnh nhân phải xin Medi-Cal sẽ trả cho dịch vụ y tế và custody care. Bảo hiểm tư thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.

Cô Rea Jane Padua là chuyên viên về tập vật lý trị và giám đốc phòng vật lý trị liệu của Garden Park Care Center và ông Manlik Jambusaria là chuyên viên về tập vật lý trị liệu của Garden Park Care Center đều cho biết, với những bệnh nhân vào trong đây theo chương trình ngắn hạn, nghĩa là không ở trong viện dưỡng lão đến cuối đời, mà chỉ cần thời gian tập dượt để phục hồi (rehabilitation).

Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình. Những trường hợp này, các chuyên viên của phòng tập luôn khuyến khích thân nhân người bệnh cùng vào với bệnh nhân để được hướng dẫn phương cách để giúp cho bệnh nhân tập luyện thêm sau khi về nhà. Vì với thời gian cho phép có hạn của bảo hiểm về việc tập luyện có thể vẫn chưa đủ cho người bệnh, khi đó nếu được thân nhân giúp tập luyện thì người bệnh sẽ dễ hồi phục nhanh hơn.

Còn với những bệnh nhân ở dài lâu trong các viện dưỡng lão, nếu chi phí dành cho bệnh nhân này trong tập luyện đã hết, người nhà có thể liên hệ với nhân viên cán sự xã hội tại viện dưỡng lão để nhân viên xin phép bảo hiểm thêm thời gian cho bệnh nhân tập luyện.


Băng Huyền/ Viễn Đông
phai  
#3 Đã gửi : 02/06/2014 lúc 09:59:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Viện dưỡng lão, thiên đường của người bệnh và người già? (kỳ 3)
UserPostedImage
Nhóm “Quỳnh Hoa và thân hữu” mang văn nghệ đến các bệnh nhân tại Garden Grove Convalescent Hospital trong dịp lễ Giáng Sinh.

Một trong những tiêu chuẩn cần có của một viện dưỡng lão (VDL) đúng tiêu chuẩn là phải có một giám đốc chuyên lo về sinh hoạt hàng ngày (activity director) và phải có thời khóa biểu sinh hoạt lành mạnh gồm giờ tập thể dục, sinh hoạt chung, và giải trí. Giải trí không có nghĩa là chỉ mở tivi nơi phòng sinh hoạt chung cho các cụ xem, mà còn bao gồm các mục trình diễn văn nghệ, game, sinh hoạt tâm linh...

Theo An Lê là một activity director của Mission Palms Healthcare center cho biết thông thường những VDL có bệnh nhân Việt Nam đông như Mission Palms Healthcare Center, thì chủ nhân của trung tâm thường chọn người Việt làm activity director và các nhân viên dưới quyền của activity director hầu hết là người Việt để lập ra thời khóa biểu sinh hoạt với những chương trình gần gũi với các bệnh nhân, để các bệnh nhân xem viện dưỡng lão là mái nhà chung nơi người già có thể gặp gỡ và sinh hoạt cùng với những người đồng thế hệ để giảm đi nỗi cô đơn vào tuổi xế chiều. Chị cho biết mỗi sáng các cụ được nhân viên nơi đây đưa đến phòng sinh hoạt chung để tập thể dục, rồi được xem tivi, xem tin tức đài Việt Nam, chương trình ca nhạc của trung tâm Thúy Nga, Asia… có giờ sinh hoạt tâm linh theo tín ngưỡng phật giáo, công giáo, tin lành. Có chương trình văn nghệ của một số nhóm nhạc người Việt chuyên đi hát phục vụ tại các VDL quanh Quận Cam như nhóm Vui Sống, nhóm hát Quỳnh Hoa và thân hữu, nhóm của Kim Yến…

Chị An Lê nói, “Nhiều người trong cộng đồng của mình tốt lắm, đến VDL để xin được phục vụ những sinh hoạt từ văn nghệ đến tâm linh vào các buổi sáng tại VDL để giúp các cụ vui vẻ, chúng tôi rất vui vì nhận được những trợ giúp hoàn toàn thiện nguyện và tận tụy của các ân nhân này, hầu như không bao giờ các ân nhân này vắng mặt trong những ngày đã được ấn định tại VDL, dầu là trời mưa gió. Còn vào các buổi chiều, sau khi các cụ nghỉ trưa 1 tiếng, sẽ được đưa đến phòng sinh hoạt chung để cùng nhau chơi game như bingo… Phòng sinh hoạt có quỹ, trích tiền ra làm phần thưởng cho các cụ trong các trò chơi, mỗi game trúng 5- 10 xu, hoặc 50 xu là cao nhất. Các cụ không cần bỏ tiền ra chơi, nhưng chơi thì có thể thắng được tiền. Mấy bà, mấy ông thích lắm, chơi vừa vui, hoạt động trí não tránh bị quên lãng, lại còn có cơ hội thắng tiền, nhiều cụ để giành tiền thắng được gửi nhân viên đổi ra tiền giấy, để đi mua sắm khi đi chơi bên ngoài.”

Chị An Lê cho biết mỗi ba tháng trung tâm có chương trình đưa các cụ còn khỏe, không phải nằm một chổ, đi ra ngoài chơi như mua sắm (đi vào ngày thường trong tuần), ai muốn đi thì ghi danh “chúng tôi sẽ đặt xe bus để đưa các cụ đi, mỗi một cụ sẽ có một nhân viên của trung tâm đi theo để chăm sóc. Thường thì những nơi được chọn để đi là những trung tâm thương mại lớn như Phước Lộc Thọ, Walmart, Target… Ngoài ra vào mỗi thứ Sáu, chúng tôi cho các bác gái làm các nữ trang bằng những hạt đá giả, các bác còn được sơn móng tay. Những buổi tiệc thường được tổ chức trong năm (ví dụ như: Lễ Tạ Ơn, Lễ Giáng Sinh, Năm mới, Tết Nguyên đán, Lễ Vu Lan, rằm Trung Thu…) nhằm quy tụ tất cả các bệnh nhân trong trung tâm và thân nhân của họ đến chung vui, giúp không khí viện dưỡng lão trở nên rộn ràng, ấm áp hơn. Chưa kể những dịp này, có nhiều người con, cháu đón cha mẹ, ông bà họ về chơi với gia đình vài tiếng, hoặc ngày cuối tuần (dành cho các bệnh nhân sức khỏe tốt, được sự đồng ý của bác sĩ cho phép rời trung tâm ngắn ngày) rồi quay trở lại.”


Tâm sự của các thiện nguyện viên tại các VDL

Ông Lê Phát thuộc nhóm Vui Sống OC và chị Quỳnh Hoa thuộc nhóm nhóm hát Quỳnh Hoa và thân hữu bày tỏ rằng việc đem tiếng hát, lời ca của mình đến phục vụ các cụ cao niên trong các VDL, là niềm vui của các thành viên, với họ, âm nhạc chính là phương thuốc kỳ diệu giúp các cụ trong các VDL luôn cảm thấy vui vẻ, là một cách xoa dịu tinh thần rất tốt. Ông Lê Phát nói: “ấn tượng của tôi khi đi hát trong các nursing home, nhìn các cụ ca theo khi nghe chúng tôi ca, hoặc gõ nhịp theo rất vui nhộn, những lúc như vậy, chính các cụ đem lại cho chúng tôi niềm hạnh phúc, vì chúng tôi thấy việc mình làm có ý nghĩa”

Trong một lần ghé thăm Mission Palms Healthcare Center nhằm vào giờ sinh hoạt tâm linh dành cho các cụ cao niên theo tín ngưỡng Phật giáo do sư cô Thích Nữ Chân Phụng ở tịnh thất Phổ Quang (thành phố Huntington Beach) và các Phật tử thực hiện, người viết bài đã được sư cô chia sẻ, “Ước nguyện của tôi là đi giúp các bệnh nhân, các cụ già tại Nursing home, để sao cho các cụ đang bệnh, vẫn nghe được những câu kinh, vẫn được niệm Phật để tinh thần an lạc, cho nên tôi đã phát tâm đi đến các nursing home dành cho người Việt trong quận Cam từ năm 2003.

“Trước tôi, thì có những sư cô khác như sư cô Hiền Lương, hoặc các bác Phật tử đã đến đây từ năm 2000. Tôi thấy sinh hoạt tâm linh này rất ý nghĩa, mình vui và đem lại niềm vui cho các cụ. Tuần nào cũng vào ngày thứ năm, từ 10 giờ đến 11 giờ 30. Sau thời kinh, có khi là kinh sám hối 108 lạy (nhằm 14, 15 hay 30 mồng 1), còn ngày thường thì sám hối đơn giản hơn, rồi tôi kể chuyện Phật pháp cho các cụ nghe.

“Sau giờ tụng kinh, có sinh hoạt văn nghệ, các phật tử đi cùng tôi sẽ hát những bài ca Phật giáo… Ngoài ra những dịp lễ như Giáng Sinh, tôi mua những món quà nhỏ đem đến tặng các cụ, các các phật tử thì mua những thức ăn đến để mời các cụ ăn. Các phật tử đi cùng với tôi đến đây thường là các vị của nhiều chùa khác nhau. Chúng tôi không chỉ đến Mission Palms Healthcare center, mà còn đến 5 nursing home có người Việt nhiều trong cả tuần, chia đều ra mỗi ngày đi 1 nơi theo giờ sinh hoạt do trung tâm ấn định.”

Sư cô Thích Nữ Chân Phụng nói thêm, “Là một tu sĩ, đem được niềm vui an lạc được cho ai, thì đó là niềm an lạc của tôi. Đức Phật có nói phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật, nên mình lấy đó làm niềm an lạc cho mình. Hơn 10 năm qua đến thăm các cụ hằng tuần tại năm VDL, tôi thấy tinh thần rất là thoải mái. Vì thấy các cụ rất hoan hỉ thấy phái đoàn Phật giáo vào. Ban giám đốc tại các VDL rất quý trọng và tạo điều kiện cho phần phục vụ tâm linh của chúng tôi. Nên tôi ước mong phát triển thêm và kêu gọi các Phật tử ai có thời gian rảnh, hãy cùng tham gia cho đông. Khi vào đây, trước tiên mình phát tâm vào phục vụ. Và là một sự chuẩn bị cho mình, vì không ai tránh khỏi việc đau ốm, già lão, nếu phải vào đây sống vào cuối đời, thì mình cũng không sợ hãi vì đã hiểu VDL ra sao.”

Bên cạnh sinh hoạt tâm linh của Phật tử, người viết cũng có dịp trò chuyện với nhóm bên Công Giáo gồm các cô Trần Bạch Mai thuộc nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm, cô Khổng Thị Nhan, chú Bùi Đăng (nhà thờ Barbara), Lý Minh- Phạm Ngọc Anh (Đức Mẹ La Vang) Nguey64n Văn Sang (Nhà thờ Tam Biên) Trần Bạch Mai nói về thăm viếng tại Viện Dưỡng Lão (bên công giáo) tại Garden Park Care Cente.

Cô Trần Bạch Mai đại diện cho nhóm kể rằng vào mỗi thứ Tư, nhóm đến đây từ 10 giờ sáng, để dâng mình Thánh Chúa cho các cụ tại đây. “Bác Phúc (nay đã mất) và chị Ngọc Anh và tôi đã hình thành nhóm cầu nguyện này đến các viện dưỡng lão trên 5 năm rồi. Thứ Tư nào, chúng tôi cũng đến đây, dù mưa, dù nắng. Phải nói rằng việc chúng tôi đến các nursing home là do ơn chúa cho, chứ không phải ai cũng đến được.

“Chúng tôi đến đây là niềm vui của chúng tôi an ủi các cụ, tôi xem các cụ ở đây như cha mẹ tôi vậy, bản thân tôi cha mẹ mất lâu rồi. Vì vậy đến đây, nhìn thấy các cụ, tôi lại nhớ đến bố mẹ mình. Các cụ ở trong này được săn sóc kỹ lưỡng về sức khỏe, chúng tôi muốn săn sóc các cụ về phần hồn, sinh hoạt tâm linh. Chúng tôi có an ủi là chia sẻ tình thương đến với các cụ, đem chúa đến các cụ, nếu các cụ nào cần cha đến, thì chúng tôi mời cha đến để các cụ gặp cha.

“Chúng tôi đến để cầu nguyện, có chia sẻ lời Chúa, rước lễ, cám ơn, chúc lành… Với những cụ nào yếu không vào phòng sinh hoạt chung được thì các thành viên trong nhóm sẽ đến từng phòng để cầu nguyện, để các cụ rước lễ. Khi hát ca ngợi Chúa và đọc những bài kinh cầu nguyện, chúng tôi sử dụng 3 ngôn ngữ Anh- Tây Ban Nha, Việt để giúp các bệnh nhân không phải Việt Nam cùng tham dự được thánh lễ hằng tuần.”

Cô cho biết không chỉ đi thăm các VDL, nhóm còn đến các tư gia, có những cụ già không thể đi lễ nhà thờ được. Gíang sinh nhóm luôn có quà tặng cho các cụ là phần qua do chúng tôi bỏ tiền túi và xin các nhà hảo tâm, với ước mong đem đến niềm ấm áp để các cụ không cô đơn, nhất là những cụ không có thân nhân thăm viếng thường xuyên hoặc cô độc một mình.”

Băng Huyền/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.180 giây.