logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/05/2014 lúc 06:33:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lịch sử Thái Lan lại đi vào một vòng luẩn quẩn mới khi Tư Lệnh Lục Quân Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố lật đổ chính phủ và dành quyền cai trị từ tay một chính phủ dân cử. Tùy theo tính toán, đây có thể là cuộc đảo chánh thứ 11 hay thứ 12 từ năm 1932. So sánh quang cảnh nhộn nhịp, cuộc sống cởi mở và hiện đại của kinh đô Bangkok, cũng như số du khách, nhất là các thanh niên đổ đến các khu nghỉ mát của các bờ biển tuyệt đẹp của Thái Lan, thật khó ai có thể hiểu nổi tại sao nền kinh tế vững mạnh nhất vùng lại có thể tiếp tục ngụp lặn trong những xáo trộn chính trị bất tận mà hầu như không có lối thoát.

Tờ Guardian ở Anh nói đến việc người Thái đã chờ đợi dân chủ từ năm 1932, khi nền quân chủ chuyên chế bị lật đổ. Nhưng tờ báo quên mất là cái gọi là cuộc cách mạnh năm 1932 thực sự cũng là một cuộc đảo chánh, tuy là một cuộc đảo chánh ôn hòa. Âm mưu của một nhóm sinh viên dân sự và quân sự ở Paris năm 1927, nhờ sự khôn ngoan và tính toán của một ông sĩ quan cấp tá và một giáo sư đại học với sự hợp tác của tối đa chưa đến 200 người đồng chí, đã kết thúc bằng một việc một số đơn vị quân đội bao vây Hoàng Cung và đưa ra công bố đòi Quốc Vương Prajadhipok phải chấp nhận một chế độ quân chủ lập hiến. Trước đó, những kẻ âm mưu đã bắt vị thủ tướng vốn là một hoàng thân cùng các vị hoàng tử khác vốn chia nhau mọi vị thế quan trọng trong chính quyền.

Có rất nhiều diễn dịch về lý do của cuộc “cách mạng/đảo chánh” đó, nhưng điều hầu hết các chuyên gia đồng ý đây là sự đối đầu giữa hoàng gia vốn nắm hết quyền hành và khối trung lưu thành thị, được theo học ở ngoại quốc vừa trở về cảm thấy mình không có chỗ đứng. Cuộc Cách Mạng 1932 đã đặt nền tảng cho việc hoàng gia rút ra khỏi chính quyền và chỉ còn đóng vai trò cai trị nghi thức với ảnh hưởng nhờ uy tín cá nhân của mỗi vị vua, trong khi quyền hành thực sự chuyển sang cho giai cấp cai trị mới, một tập hợp của khối trung lưu thành thị và hoàng gia với quân đội là một phần trong đó.

Trong suốt những năm từ lúc đó, những cuộc đảo chánh, chấm dứt hoặc là những chính phủ dân sự hay cũng chính một chính phủ quân phiệt khác. Theo tính toán thông thường thì quân đội Thái đã tổ chức 18 cuộc đảo chánh trong đó chỉ có 11 cuộc là thành công. Nhưng các chính quyền dân sự cũng chẳng phải thực sự là dân chủ. Một số chính phủ bị giật dây đằng sau bởi các ông tướng, một số là những liên minh rối loạn, còn một số khác nữa là những cuộc đụng độ liên tiếp giữa các lãnh tụ bướng bỉnh của các đảng tí hon.

Ðiều đúng nhất và cũng tổng quát nhất là chính trị Thái kể từ năm 1932 đến giờ là chính trị của một hệ thống quyền lực, gồm guồng máy hành chánh, tòa án, triều đình, quân đội và đám trung lưu của Bangkok, đã dùng hệ thống chính trị, kể cả động cơ thường được sử dụng đến là đảo chánh, để giải quyết sự tranh cãi cũng như đối đầu. Họ cai trị bất chấp dân chúng ở các nơi khác và nhất là dân chúng ở nông thôn.

Ðó là câu chuyện của chính trị Thái trong nhiều năm. Nhưng mọi sự thay đổi khi ông Thaksin Shinawatra, một cựu sĩ quan cảnh sát, vốn đã trở thành một nhà kinh doanh rất thành công, xuất hiện trên chính trường. Từ bỏ cuộc chạy đua chính trị của Bangkok, hơn thế thách thức họ, ông đã tìm và có lúc mua chuộc, có lúc thuyết phục, đã dành được sự ủng hộ của những nông dân nghèo hơn, cũng như những người đã từ nông thôn về thành thị để kiếm sống.

Họ là những người mà thái độ của họ đối với các chính trị gia cứ vài năm một lần tìm đến chào mời xin lá phiếu của họ. Họ ví những chính trị gia cứ mỗi mùa bỏ phiếu đổ về hứa hẹn và mua phiếu. Họ gọi những chính trị gia đó là chim con, và nói là mỗi lá phiếu họ bỏ cho các chính trị gia này như là những cái lông. Khi đủ lông cánh, chim sẽ bay đi và người ta sẽ không còn bao giờ gặp chim lại nữa. Ông Thaksin khác hẳn. Ông giữ lời hứa, thay đổi cuộc sống nông thôn và cuộc sống dân nghèo qua việc cung cấp dịch vụ y tế miễn phí, cho vay nhẹ lãi và cung cấp các ngân khoản phát triển kinh tế. Chả trách mà những người từ trước đến nay chưa được ai để ý tới bỏ phiếu cho ông và trở thành rất trung thành với ông. Rồi khi ông bị lật đổ, phải sống lưu vong, họ tiếp tục bỏ phiếu cho những người mà ông đề cử. Khi những người ông đề cử bị tống ra khỏi chính quyền với đủ thứ trò ma mãnh của giới lãnh đạo, họ bầu cô em gái của ông lên. Rồi thì cô cũng đã bị lật đổ vì một viện cớ phạm luật.

Dĩ nhiên gia đình Thaksin cũng không phải là đẹp đẽ gì. Ông Thaksin khi nắm quyền đã độc đoán và gia đình trị không kém gì hoàng gia hồi xưa.

Nhưng điều căn bản tạo nên đối đầu là khối cai trị cũ không thể chấp nhận được là thời độc tôn của họ đã qua rồi và nay họ phải ít nhất chia sẻ quyền hành. Họ tìm cách lật ngược kết quả bầu cử bằng cách xuống đường biểu tình, làm tê liệt chính quyền với đe dọa bạo động và khiêu khích những ủng hộ viên của ông Thaksin trả lời bằng bạo động. Họ cũng dùng những thủ thuật như cho các ông tòa “đảo chánh” chính phủ qua những phán quyết bất kể luật pháp. Và cùng quá thì họ dùng đến đảo chánh.

Ở thế kỷ thứ 21 nơi mà ngay cả những chế độ độc tài cũ như của các ông tướng ở Miến Ðiện đến những chế độ của các tiểu vương Ả Rập, đều phải chấp nhận là không thể cai trị nếu không có sự đồng thuận của đa số dân chúng, đám cầm quyền ở Thái hoàn toàn bác bỏ. Họ đưa ra lý luận đòi lập lại như thời tiền Cách mạng Kỹ nghệ, khi những kẻ cầm quyền nói là không phải ai cũng được bình đẳng và có quyền bỏ phiếu. Quyền cai trị tùy thuộc vào sở hữu tài sản hay giai cấp. Vì cứ mỗi lần bầu cử họ lại thua ông Thaksin nên họ bảo là ông mua phiếu, và họ bảo là dân nghèo, nông dân quá ngu dốt, không thể được hưởng quyền công dân và họ đòi sửa hiến pháp, chỉ dành quyền bỏ phiếu cho một thiểu số hay là mở ra một thứ siêu hội đồng để cai trị đất nước.

Khổ một nỗi tuy nông dân và dân nghèo có thể đã bị ông Thaksin dụ dỗ, mua phiếu, nhưng nay khi họ đã nếm được mùi vị dân chủ, họ sẽ không chịu từ bỏ những quyền đó. Và hai bên đụng độ nhau qua hai nhóm đàn em, một bên là phe áo đỏ ủng hộ gia đình Thaksin, một bên là đám áo vàng ủng hộ cho phe thủ cựu. Nếu phe áo vàng không chịu từ bỏ độc quyền cai trị thì phe áo đỏ cũng đã bực tức khi thấy nhiều định chế của chính quyền, từ tòa án đến Quốc Hội, tìm cách để lật đổ chế độ do họ bầu lên.

Không hiểu lần này các ông tướng sẽ xoay xở ra sao? Có thể Quốc Vương Bhumibol lại can thiệp lần nữa. Những chính sự can thiệp của nhà vua, tuy có thể giúp tránh đổ máu, nhưng cũng không giúp gì cho nền dân chủ.

Thái độ mâu thuẫn của quốc gia này về trọn quyền của công dân đã khởi sự từ cuộc cách mạng/đảo chánh năm 1932. Từ đó quân đội và giới cầm quyền đã lợi dụng hoàng gia để thủ lợi. Vùng thủ đô Bangkok được hưởng quá nhiều lợi nhuận từ chính phủ hơn là các vùng phía bắc đông dân hơn. Nhưng nay khi ông Thaksin đã mở cửa rồi thì không còn có thể đóng kín lại được như trước nữa.

Nhưng cho đến bây giờ cả hai bên đều tin mình là đúng và từ chối đối thoại với nhau để giải quyết khác biệt và tìm một mẫu số chung vì tương lai của tất cả và của đất nước. Cả hai phe đều muốn hưởng lợi từ nhà nước mà không chịu chấp nhận rằng một nền dân chủ đòi hỏi phe này phải lắng nghe phe kia và có lúc phải có sự nhượng bộ vì lợi ích chung.

Khái niệm công dân của một quốc gia dân chủ dựa trên một sự thăng bằng giữa tự do cá nhân và lợi ích của cộng đồng. Tinh thần công dân trên nguyên tắc đầu tiên đòi phải có một sự tôn trọng tiến trình dân chủ trong đó ai cũng có đồng đều quyền lợi và đồng đều bổn phận. Ðó là một bài học đơn giản nhưng rất khó thực hiện.

Ðó là một bài học mà hơn bảy thập niên sau người Thái cũng vẫn còn vật lộn.
Lê Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.