logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 09:07:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cảnh sát HK bắt kẻ tấn công biểu tình
UserPostedImage
Đường phố Hong Kong đã yên bình vào sáng thứ Bảy

Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ 19 người, trong đó có những người bị nghi thành viên của Hội Tam Hoàng, với cáo buộc họ tấn công người biểu tình đòi dân chủ.

Cuộc xô xát hôm 3/10 đã khiến cho cuộc đàm phán giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong hoãn lại.

Cảnh sát bác bỏ cáo buộc rằng họ móc nối với những người dùng bạo lực tấn công người biểu tình.

Trước đó, ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, đã đề xuất đàm phán để tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng chính trị.

Tuy nhiên sau đó đã xảy ra xung đột khi những người tức giận do sinh hoạt của họ bị biểu tình làm gián đoạn đã tìm cách tháo dỡ lều và rào chắn.

Yên bình trở lại
Vào sáng thứ Bảy ngày 4/10 không khí đã yên bình trên đường phố Hong Kong.

Trước đó, Liên đoàn Sinh viên Hong Kong, vốn là một bên được chính quyền mời đến bàn đàm phán, đã ra thông cáo nói rằng họ ‘dẹp’ đàm phán sang một bên. Thời gian và địa điểm cuộc đàm phán chưa bao giờ được xác nhận.

“Chính quyền đã để cho bọn xã hội đen tấn công những người biểu tình ôn hòa của Occupy Central. Họ đã cắt đứt con đường đối thoại và sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả,” thông cáo của họ viết.

Tôi không ủng hộ Occupy Central. Chúng tôi còn phải làm việc và kiếm tiền.Một công nhân xây dựng tên Lee nói với AFP
Hiện chưa rõ thông cáo này có phản án lập trường của các nhóm khác tham gia vào cuộc biểu tình hay không.

Ông Benny Tai, lãnh đạo của Occupy Central, nói với BBC rằng tổ chức của ông vẫn chỉ đang xem xét việc tẩy chay đàm phán.

Tuy nhiên ông cáo buộc cảnh sát đã không bảo vệ người biểu tình trước các cuộc tấn công và tình hình này không thể tiếp diễn.

“Sẽ rất là khó để duy trì tinh thần đối thoại nếu chính quyền không ngăn những vụ việc này xảy ra với những người biểu tình ôn hòa,” ông nói.

Hiện chính quyền chưa có phản ứng trước việc hoãn đàm phán.

Nhưng tại một cuộc họp báo vào tối ngày 3/10, cảnh sát đã tường thuật lại những gì đã xảy ra.
UserPostedImage
Những người đeo dải băng xanh bày tỏ sự ủng hộ với cảnh sát Hong Kong

Họ bác bỏ cáo buộc từ phía những người biểu tình rằng họ đã hành động ‘có phối hợp’ với những người muốn phá biểu tình.

Họ cho biết trong số 19 người họ bắt giữ thì 8 người có ‘có dính líu đến Hội Tam Hoàng’, một tổ chức xã hội đen khét tiếng ở Hong Kong.

Theo phóng viên BBC Martin Patience ở Hong Kong thì sự hiện diện của những người này nhắc nhở mọi người rằng không phải ai ở Hong Kong cũng ủng hộ biểu tình.

Ít nhất một số người bất bình với cuộc biểu tình dường như là người dân tức giận vì cuộc sống của họ bị xáo trộn.

“Tôi không ủng hộ Occupy Central. Chúng tôi còn phải làm việc và kiếm tiền. Occupy chỉ trò chơi,” một công nhân xây dựng nói tên là Lee nói với hãng tin AFP.

“Chúng tôi những người Hong Kong cần phải ăn chứ,” một người khác nói.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 04/10/2014 lúc 10:19:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 09:09:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc dùng mafia tấn công người biểu tình Hồng Kông ?

UserPostedImage
Cảnh sinh viên biểu tinh cầu viện : rào cản của họ đang bị dở bỏ. Ảnh chụp tại khu thương mại Mong Kok, Hồng Kông, ngày 04/10/2014. Reuters

Thời sự quốc tế nổi bật trên các trang báo ngày cuối tuần (04/10/2014) vẫn là cuộc biểu tình ôn hòa của dân chúng Hồng Kông và cuộc bầu cử tổng thống vòng một ở Brazil sẽ diễn ra vào ngày mai. Nhật báo Libération nghi ngờ Bắc Kinh đã dùng đến mafia để tấn công người biểu tình đòi dân chủ qua bài viết : « Mafia Trung Quốc trở lại Hồng Kông ».
Thông tín viên tờ báo tại chỗ tường thuật, hàng trăm tên côn đồ có tổ chức, đeo khẩu trang giấu mặt, được các thành phần thân Bắc Kinh sử dụng để tấn công vào một nhóm biểu tình ngồi vào chiều hôm qua. Các lều của khoảng 30 sinh viên đang cắm trại tại ngã tư khu phố Mongkok bị phá hủy và các hàng rào bảo vệ mà các sinh viên dựng lên cũng bị những tên vô lại đạp đổ. Họ cũng không ngớt lời thóa mạ người biểu tình. Tuy nhiên, cảnh sát lại không hề phản ứng khiến đám đông dân chúng phải thét lên : « cảnh sát là đồng phạm với mafia ». Một nhiếp ảnh trẻ, 28 tuổi trong khu phố làm chứng : « Đó chính là mafia, tôi nhận ra hành vi của họ, cách họ lăng mạ. Một số không phải là người Hồng Kông mà đến từ Hoa lục ». Liên đoàn sinh viên Hồng Kông, đồng tổ chức phong trào « Occupy Central » tố cáo « mafia tấn công vào người biểu tình ôn hòa » và khẳng định « cảnh sát và chính quyền đều nhắm mắt làm ngơ » để cho các tên côn đồ ra tay. Do đó, liên đoàn sinh viên đã từ chối lời đề nghị thương lượng do lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh (Chun-ying Leung) đưa ra.

Theo Libération, hiện chưa có gì chứng minh được là chính quyền Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công trên. Tuy nhiên, nhiều người Hồng Kông cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh mượn tay mafia để bịt miệng người phản kháng, các nhà dân chủ hay truyền thông. Vào tháng Hai, phóng viên Kevin Lưu Tiến Đồ (Kevin Lau Chun-to) của tờ Minh Báo ở Hồng Kông đã bị một gã đội mũ bảo hiểm đâm một nhát ngay giữa ban ngày và sau đó tẩu thoát nhờ một đồng bọn đi mô tô. Nạn nhân đã được cấp cứu với ba vết thương sâu ở lưng và hai vết ở chân. Các đồng nghiệp của anh ta cũng tố cáo thẳng mafia làm việc cho chính quyền Bắc Kinh. Nhiều vụ việc dã man như vậy cũng từng xảy ra với những người làm trái ý Bắc Kinh.

[img]Lương Chấn Anh còn tồn tại được bao lâu ?[/img]
Nhìn sang lãnh đạo Hồng Kông, nhật báo Le Monde có bài viết phân tích về con đường chính trị của ông Lương Chấn Anh. Hiện ông này đang là đối tượng công kích của người biểu tình. Người Hồng Kông cảm thấy bị phản bội, vì trước mắt họ, ông Lương Chấn Anh chỉ là tay sai cho Bắc Kinh, lo bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh tại Hồng Kông hơn là bảo vệ lợi ích của dân Hồng Kông trước chính quyền Hoa lục.

Trong lúc Hồng Kông đang trải qua một cuộc khủng hoảng dân sự chưa từng thấy, dân chúng mất lòng tin nghiêm trọng vào giới cầm quyền thì ông Lương Chấn Anh vẫn bình chân như vại, cố giữ chiếc ghế lãnh đạo và không chịu từ nhiệm.

Le Monde cho rằng, nếu như ông Lương Chấn Anh chưa từng được dân Hồng Kông tín nhiệm, thì dưới con mắt Bắc Kinh, ông cũng chưa từng có một ký lô nào. Năm 2012, ông được ra tranh cử cốt cũng chỉ để Bắc Kinh bảo vệ hình ảnh đa dạng hóa các ứng viên. Tuy nhiên, Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu thể hiện sự tin cậy và ủng hộ lãnh đạo Hồng Kông vào đêm 29/09 xảy ra bạo động. Chẳng ai lại bị lừa trước động thái của Bắc Kinh. Đối với nhiều nhà quan sát, sự nghiệp chính trị của ông Lương đã tắt từ lâu trong tư tưởng lãnh đạo Hoa lục, nhưng có lẽ ông Lương vẫn còn được tại vị trong một thời gian nữa ít ra vì hai nguyên nhân sau. Thứ nhất là vì lãnh đạo đầu tiên của Hồng Kông là ông Đổng Kiến Hoa (Tung Chee-Hwa) đã bị bãi nhiệm vào năm 2005, sau hàng loạt các cuộc biểu tình lớn. Do đó, không nên cho người biểu tình cái cảm giác là chỉ cần biểu tình là Bắc Kinh lập tức truất phế các quan chức. Lý do thứ hai là Bắc Kinh còn cần dùng đến ông Lương Chấn Anh, tùy theo diễn biến sắp tới của khủng hoảng, đặc biệt khi Bắc Kinh cần dùng đến vũ lực. Lúc đó, Bắc Kinh sẽ bật đèn xanh cho lãnh đạo Hồng Kông trấn áp người biểu tình và sau đó sẽ tố cáo và truất phế « con rối » Lương Chấn Anh.
Theo RFI
xuong  
#3 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 09:11:49(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hồng Kông : Đề nghị đối thoại của chính quyền là thủ đoạn ‘câu giờ’

UserPostedImage
Chính quyền Hồng Kông đề nghị đối thoại với dân Hồng Kông biểu tình nhưng chưa biết lúc nào và về cái gì. Ảnh tư liệu : Lãnh đạo biểu tình Hoàng Chi Phong phát biểu trước đám đông tối 02/10/2014. REUTERS/Tyrone Siu

Từ hơn 10 ngày nay, người dân Hồng Kông đã liên tục biểu tình để đòi hỏi chính quyền đặc khu và nhà cầm quyền Bắc Kinh tôn trọng lời hứa cho dân chúng Hồng Kông quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo mình. Sau nhiều ngày chần chờ, chính quyền Hồng Kông đã đề nghị mở đối thoại với phong trào phản đối. Theo chuyên gia Pháp Marie Holzman, đây là một mưu toan "câu giờ".

Thoạt đầu, sinh viên Hồng Kông, vốn đi tiên phong trong phong trào phản kháng, đã chấp thuận đề nghị đối thoại, dù rất mơ hồ. Tuy nhiên vào tối hôm qua, 03/10/2014, họ đã tuyên bố cắt đứt đối thoại sau các các vụ tấn công vào người biểu tình bị nghi ngờ là do chính quyền giật dây.

Theo nhận định của bà Marie Holzman, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Đoàn kết Trung Quốc (Solidarité Chine), đề nghị đối thoại do chính quyền Hồng Kông đưa ra là một diễn biến mới, nhưng vẫn chưa phải là đáp án cho hàng loạt vấn đề mà phong trào đấu tranh dân chủ đã nêu bật.

Trả lời phỏng vấn của ban Pháp ngữ RFI, bà Marie Holzman đã nhấn mạnh đến dụng tâm tranh thủ thời gian, nói nôm na là câu giờ, của chính quyền khi đưa ra đề nghị đối thoại với những người biểu tình. Theo bà, quyết định của Chính quyền Hồng Kông chưa thể xoa dịu tình hình.

Marie Holzman : Vấn đề không phải ở chỗ này. Các người biểu tình chỉ được xoa dịu hay hài lòng khi người ta bảo đảm với họ là họ có quyền bỏ phiếu bầu lãnh đạo Hồng Kông một cách bình thường. Hiện giờ thì không phải như thế.

Tôi nghĩ họ có cảm giác là người ta - tức là chính quyền - đang tìm cách câu giờ, người ta đang đánh lạc hướng khi cho họ khả năng nói chuyện với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), nhân vật số hai ở Hồng Kông, nhưng không nhất thiết là phải bãi chức ông Lương Chấn Anh, nhân vật số 1 của Hồng Kông, bị xem là con rối do Bắc Kinh giật dây, và rất tán thành việc để cho Trung Quốc thâu tóm vấn đề bầu cử ở Hồng Kông.

Theo tôi, chúng ta đang ở trong một tình huống đọ sức, phong trào đấu tranh có nguy cơ hụt hơi một chút vì dĩ nhiên sau dịp nghỉ lễ, người ta phải đi làm trở lại, trong lúc sinh viên phải trở lại đại học của mình.

Trước mắt thì cũng không biết rõ tình hình sẽ kết thúc như thế nào.

RFI : Chọn nhân vật số hai để đối thoại, đó có phải là điều quan trọng hay không ?

Marie Holzman : Tôi nghĩ đó là một sự chọn lựa tương đối thông minh. Vì bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là một nhân vật tương đối quan trọng. Sinh viên sẽ không cảm thấy bị thua thiệt, trong lúc - tôi nhắc lại - chính quyền có thể tranh thủ thời gian.

Và điều này gợi lại cho chúng ta những kỷ niệm không hay, vì khi sinh viên ở trên quãng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào tháng 5/1989, Thủ tướng Trung Quốc thời ấy, ông Lý Bằng, đã đồng ý tiến hành đối thoại với một vài đại diện sinh viên. Nhưng điều đó không ngăn cản được cuộc đàn áp hai tuần sau đó với bạo lực và chiến xa.

Tôi nghĩ là mô hình này sẽ không lập lại ở Hồng Kông, nhưng ý nghĩ mở đối thoại, theo tôi, là một cách thông minh để tranh thủ thời gian.

RFI : Thế ngoài nguy cơ phong trào bị hụt hơi như bà vừa nêu, thì còn có nguy cơ chia rẽ trong hàng ngũ phong trào hay không ?

Marie Holzman : Trong mọi phong trào, đều có nguy cơ chia rẽ, nhưng đây không phải là một phong trào mang tính chất chính trị thuần túy, mà liên quan đến một cái gì rất cụ thể, có nghĩa là để vào năm 2017, người ta có thể tổ chức một cuộc bầu cử mà trong đó không những thể thức phổ thông đầu phiếu được tôn trọng, mà ứng cử viên lại còn thật sự đến từ quần chúng.

Hiện giờ thì Bắc Kinh đang đề nghị là có 3, 4, hay 5 ứng cử viên, nhưng tất cả đều do Bắc Kinh chỉ định.

Chính trên điểm này mà người Hồng Kông đang huy động lực lượng để phản đối. Theo tôi trên điểm này, họ hoàn toàn đồng ý với nhau.

RFI : Nhất là với việc Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ các mạng xã hội ?

Marie Holzman : Đúng như thế. Nếu mà người dân Trung Quốc biết được là sinh viên đã được khả năng đối thoại và họ đòi được bầu cử tự do, đó sẽ là một quả bom thật sự ở Trung Quốc.

Dĩ nhiên cũng có một số người có được một số thông tin, nhưng nhìn chung, báo chí bị kiểm duyệt và khi người ta nói đến Hồng Kông, thì chỉ nói là có tình hình lộn xộn trên đường phố, nhưng sẽ lắng dịu ngay và chính quyền nắm vững tình hình. Người ta không nói chi tiết về những gì đang diễn ra.

RFI : Người ta chưa biết rõ về tính chất đề nghị của chính quyền, cũng như không có thời điểm cụ thể, cũng không có nội dung của những gì được bàn thảo lúc sinh viên có thể gặp đại diện chính quyền...

Marie Holzman : Điều đó đúng, nhưng chúng ta cứ hãy làm người phản biện triệt để. Hãy giả sử là chính quyền Bắc Kinh đặt ra những đòi hỏi cao đối với người dân Hồng Kông- đây là điều chưa từng có – và điều đó theo tôi sẽ là bước đầu một sự tháo gỡ chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc.

Cho nên tôi nghĩ là nhân vật số 1 ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đang lâm vào một tình huống khá khó khăn. Ông phải đưa ra những chỉ thị cho lãnh đạo Hồng Kông, tranh thủ thời gian càng nhiều càng tốt, với hy vọng là phong trào đấu tranh hụt hơi và tan biến.

RFI : Đó là để tránh một cuộc đối đầu mà các nhà quan sát hiện nay lo ngại ?

Marie Holzman : Có lẽ như vậy, tôi không thể khẳng định. Tôi nghĩ là sinh viên và người lao động ở Hồng Kông rất tôn trọng luật pháp, và có nhiều khả năng họ sẽ trở lại làm việc, nhưng điều này theo tôi không hoàn toàn khiến cho phong trào hụt hơi. Nó sẽ diễn ra dưới hình thức khác.

RFI : Phải chăng một chính quyền tập trung như chính quyền Trung Quốc lại gặp khó khăn trước một phong trào mà ban lãnh đạo không thống nhất ?

Marie Holzman : Thú thật là tôi không rõ. Vì phong trào diễn ra ở Hồng Kông. Và chế độ ở Hồng Kông hiện giờ rất khác biệt với chế độ ỏ Trung Quốc. Cho nên biểu tình ở Hồng Kông không diễn ra giống như ở Trung Quốc. Và như người ta biết rõ, ở Hồng Kông, tổ chức biểu tình cũng dễ như đi ăn mì ở nhà hàng.

RFI : Nhưng không phải kéo dài 10 ngày như thế ?

Marie Holzman : Điều khiến chính quyền bất an là việc đòi quyền bỏ phiếu theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Điều đó thật rắc rối. Họ đã đòi nhiều thứ rồi và họ đã thắng trong một số trường hợp.

Ví dụ như chính quyền Trung Quốc đã thử tung ra cái gọi là giáo dục yêu nước để buộc trẻ em Hồng Kông tỏ lòng yêu nước và dĩ nhiên yêu đảng Cộng Sản Trung Quốc. Người Hồng Kông đã không đồng ý, họ cho răng không muốn con em họ bị tẩy não, họ muốn con em giữ được đầu óc phán xét, có đánh giá riêng, và họ đã thắng.

Tóm lại thì người Hồng Kông quen với việc xuống đường biểu tình và đòi hỏi Bắc Kinh phải nhượng bộ, và đôi khi họ thắng. Cho nên tôi nghĩ là nên lạc quan.
Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 09:13:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc bắt giữ một số nghệ sĩ và nhà tranh đấu ủng hộ biểu tình Hồng Kông

UserPostedImage
Nhà thơ Vương Tạng trong một tấm ảnh nhằm đấu tranh chống lạm dụng tình dục nữ sinh. DR

Một nghệ sĩ Bắc Kinh đã bị công an bắt sau khi phổ biến một tấm ảnh bày tỏ sự ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông. Gia đình của nghệ sĩ hôm nay 04/10/2014 loan báo như trên, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho biết có khoảng hai chục vụ bắt giam các nhà tranh đấu tại Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Ông Vương Tạng (Wang Zang), nổi tiếng với những bài thơ nói đến vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn năm 1989 và những tác phẩm dàn dựng mang tính khiêu khích, hồi đầu tuần đã đưa lên mạng Twitter (bị chặn ở Trung Quốc) và mạng Vi Bác một tấm ảnh để ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Trong ảnh người ta thấy ông đứng trước lá cờ « Trung Hoa Dân Quốc » (tên chính thức của Đài Loan) - mà theo Bắc Kinh là hòn đảo « nổi dậy » mà luôn đòi hỏi chủ quyền – giương lên một chiếc dù màu xanh da trời và giơ ngón tay làm cử chỉ chế nhạo trước ống kính như Ngải Vị Vị thường làm.

Tấm hình nhanh chóng biến mất khỏi mạng Vi Bác - mà trong tuần này bị kiểm duyệt hết sức gắt gao, và ngay hôm sau Vương Tạng bị công an bắt.

Bà Wang Li vợ ông nói với AFP là công an ở Tống Trang (Songzhuang), khu vực ngoại ô Bắc Kinh nơi có một làng nghệ sĩ lớn, đã gọi điện thoại cho bà để báo là Vương Tạng đã bị bắt vào nửa đêm 1/10 ở ngay trước nhà. Từ hôm ấy đến nay gia đình hoàn toàn mất liên lạc với ông. Sáng nay bà đã gọi cho công an Tống Trang, nhưng họ nói là chồng bà không còn ở đó nữa, và không ai biết được ông bị giam nơi nào.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Rights Defense Network (weiquanwang, tức mạng Duy Quyền) vốn thu thập được nhiều lời chứng, hôm nay cũng thông báo về vụ bắt giữ ông Vương Tạng. Theo tổ chức này, có ít nhất 33 người trong đó có nhiều nghệ sĩ phản kháng đã bị bắt giam tại Hoa lục vì đã ủng hộ phong trào biểu tình Hồng Kông.

Về phía China Human Rights Defenders (CHRD) trước đó loan báo có hơn một chục người bị bắt. Còn Amnesty International hôm thứ Tư cho biết có 20 vụ bắt giữ và 60 người bị triệu tập để thẩm vấn. Theo CHRD, một nhà đấu tranh ở Thượng Hải đã bị bắt sau khi đăng lên mạng tấm ảnh cạo trọc đầu để ủng hộ người biểu tình, rồi bị giam ở một địa điểm bí mật. Một nhóm « khoảng 20 công dân » hôm thứ Ba cũng bị công an Quảng Châu bắt giữ khi tập hợp ở một công viên ủng hộ biểu tình Hồng Kông. Những vụ bắt bớ tương tự cũng diễn ra ở Trùng Khánh và Giang Tây.

Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 09:36:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một số dân Hồng Kông bắt đầu phản ứng với biểu tình

HỒNG KÔNG (NV) - Cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên và học sinh Hồng Kông bắt đầu gặp phản ứng của một số cư dân, cho rằng “tự do của họ bị nhóm biểu tình giới hạn.”

Sau sự kiện có tranh cãi giữa sinh viên và một số cư dân xảy ra tại Mong Kok hôm Thứ Sáu, làm một số người bị bắt, và sinh viên quyết định không thương lượng với chính quyền Hồng Kông, hôm Thứ Bảy, một số người bắt đầu phản ứng, không đồng ý với biểu tình tại khu trung tâm tài chánh.
UserPostedImage
Anh Joshua Wong (trái) và anh Chow Wing Hong phát biểu trước người biểu tình ở trung tâm tài chánh Hồng Kông. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Sáng sớm Thứ Bảy, khoảng hơn 100 người mang nơ xanh dương đến phản đối người biểu tình, nhóm mặc áo đen mang nơ vàng, và cảnh sát phải can thiệp.

Cũng trong ngày Thứ Bảy, nhóm mang nơ xanh dương tiếp tục phản đối nhóm sinh viên biểu tình tại Mong Kok, nhưng không có gì đáng tiếc xảy ra.

Tại tòa thị chính thành phố, trong những ngày qua, chỉ có nhân viên mới được vào để làm việc, và cư dân có nhu cầu làm giấy tờ với thành phố đều không được vào.

Sinh viên tự học trong lúc biểu tình


Theo nhật báo The South China Morning Post, cuộc biểu tình trong mấy ngày qua làm cho 270 tuyến xe buýt phải đổi đường, làm ảnh hưởng khoảng 1.2 triệu cư dân Hồng Kông.
Những người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hàng ngày đi qua khu vực trung tâm những ngày qua phải đi làm sớm hơn, từ 15 đến 30 phút.

Về phía sinh viên, họ tiếp tục khẳng định biểu tình trong ôn hòa, và kêu gọi mọi người đến khu vực trung tâm tài chánh để ủng hộ họ.

“Chúng ta sẽ tiếp tục biểu tình trong ôn hòa và không để họ (nhóm nơ xanh dương) khiêu khích,” anh Chow Wing Hong, tổng thư ký Liên Đoàn Sinh Viên Hồng Kông (HKFS), nói trước đám đông hàng ngàn người ngồi trước Admiralty Centre. “Ngay sau đây, chúng tôi sẽ có một cuộc họp để bàn xem sẽ làm những gì trong những ngày tới.”

UserPostedImage
11 cái dù mang thông điệp của 11 tổ chức chính trị ở Việt Nam ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)


Cũng có mặt tại chỗ, anh Joshua Wong, lãnh đạo nhóm Scholarism, một nhóm đại diện học sinh trung học Hồng Kông, và cũng là người khởi xướng phong trào biểu tình trong những ngày qua, kêu gọi: “Tôi mong tất cả sinh viên và người dân Hồng Kông tiếp tục đến đây tối nay để bày tỏ quan điểm của chúng ta, không chấp nhận một cuộc bầu cử theo ý của Bắc Kinh.”

Ngay sau đó, cả hai người, cùng một số đại diện sinh viên, bước rất nhanh vào tòa nhà cảnh sát để họp.

Cảnh sát Hồng Kông có để dành một phòng cho sinh viên để hội họp trong lúc cuộc biểu tình diễn ra trong mấy ngày qua.

Trong khi đó, vẫn chưa biết bao giờ cuộc thương thuyết giữa sinh viên và chính quyền, bị hủy bỏ hôm Thứ Sáu, sẽ được tái tục.

UserPostedImage
Một sinh viễn vẽ cảnh biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Cũng trong ngày Thứ Bảy, 11 tổ chức chính trị ở Việt Nam, qua anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, một thành viên của đảng Việt Tân, chuyển những thông điệp ủng hộ cuộc biểu tình đến sinh viên Hồng Kông.

Những thông điệp này được viết trên 11 cái dù, tượng trưng cho “Cuộc cách mạng dù,” và được để ngăn nắp tại chỗ biểu tình.

Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, anh Tâm cho biết: “11 tổ chức này muốn bày tỏ sự ủng hộ của họ và hy vọng một ngày nào đó, dân chủ sẽ đến với Việt Nam, như sinh viên Hồng Kông đang thực hiện.”

Đinh Quang Anh Thái & Đỗ Dzũng/Người Việt (tường thuật từ Hồng Kông)













Sửa bởi người viết 04/10/2014 lúc 10:02:37(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#6 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 09:39:25(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một số dân Hồng Kông bắt đầu phản ứng với biểu tình

Từ Hong Kong, diễn biến chuyện tấn công người biểu tình và thái độ người không ủng hộ biểu tình ôn hòa cho thấy, giá trị đấu tranh đòi quyền dân chủ đã đứng trước kẻ thù mới, tuy không lạ nhưng nguy hiểm không kém gì chuyện công an Hong Kong-Trung Quốc dùng bạo lực đàn áp biểu tình.
UserPostedImage
Thái độ hung hãn của những 'con chim mồi' phản biểu tình ở Hồng Kông. (Hình: Getty Images)


Những kẻ tấn công biểu tình và những kẻ chống biểu tình muốn sống ngoan- ổn đinh theo khung chuồng chuyên chế áp đặt của Trung Quốc đã ném ra loại vũ khí tối thượng của họ: "Người Hong Kong cần làm việc kiếm tiền, Người Hong Kong cần phải ăn."

Người Trung Quốc hiện nay không bị nạn đói như các thế kỷ trước đây và không có dịch đói như một số vùng ở Châu Phi. Người Hong Kong, kể cả dân mới nhập cư từ lục địa có mức sống hơn hẳn nhiều quốc gia kém phát triển. Và một điều căn bản là họ chưa bao giờ không ăn và mất miếng ăn dù chỉ một bữa.

Vậy thì, họ trưng ra cái vũ khí. Cần kiếm tiền, cần ăn để làm gì. Họ chính xác là những con chim mồi cùng với chủ chuồng chim trưng ra miếng ăn để nhốt hốt sự ý thức tự do.

Như những sinh viên Hong Kong đang biểu tình đang chứng minh là cha ông họ đến Hong Kong và xây dựng Hương Cảng, chấm dứt ám ảnh đói nghèo và nay họ muốn xây dựng Hong Kong cho lúc này và tương lai chấm dứt nỗi ám ảnh trở thành nô lệ cho tập đoàn chuyên chế độc tài Bắc Kinh.

Không có bọn làm nhiệm vụ những con chim mồi thì Bắc Kinh không thể nhốt vào cái lồng lớn hơn một tỉ người Trung Hoa. Việt Nam, Cu Ba, Bắc Triều Tiên bầy đàn người làm chim mồi cũng không thiếu.

Nhưng lịch sử chứng minh chưa bao giờ bọn chim mồi và thế lực độc tài có thể nhốt hốt hết những trái tim và ý thức đấu tranh cho quyền con người trong ánh sáng tự do-dân chủ.

Những chiếc dù trên đầu và những cánh nơ vàng trên ngực các công dân trẻ và già của Hong Kong hôm nay sẽ là con đường lớn, không chỉ riệng cho họ mà còn là đích đến tương lai những dân tộc đang sống dưới tai họa độc tài.


Trần Tiến Dũng từ Sài Gòn
xuong  
#7 Đã gửi : 04/10/2014 lúc 10:17:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Jimmy Lai, tỷ phú truyền thông của HK, nhiệt tình ủng hộ phong trào sinh viên đòi dân chủ

UserPostedImage

Hackers đã hack vào máy vi tính của công ty và của cá nhân ông Jimmy Lai, công bố hàng loạt bằng chứng cho thấy chính ông là người tài trợ toàn bộ cho 2 tổ chức Occupy Central và Scholarism. Cảnh sát cũng đã khám xét nhà ông.


Nhưng ông tỷ phú này chỉ cười hề hề vì ông chẳng cần chối. Suốt mấy ngày qua, 2 tờ báo của ông là tờ Apple Daily Newspaper và tờ Next Magazine đã đăng toàn những tin tức và bài viết ủng hộ các sinh viên đòi dân chủ.

Bản thân ông cũng suốt mấy ngày nay ở ngoài đường ăn ngủ với sinh viên. Ông suốt ngày có mặt trong một căn lều bạt giăng bên ngoài Khu Chính Phủ ở Admiralty. Ông đi xem các sinh viên làm gì, trò chuyện với họ, phụ họ dọn dẹp.


Ông cho biết riêng về cuộc biểu tình này ông không tốn một xu, vì người dân HK ủng hộ sinh viên đã đem cho quá nhiều. Thậm chí sinh viên còn phải từ chối bớt vì không có chỗ để.


Tuy là người tài trợ nhưng ông Jimmy Lai chưa bao giờ xen vào chuyện nội bộ hay tổ chức của các hội sinh viên. Ông nói ông là dân võ biền, tự lập và lớn lên từ nghèo đói, không phải là người có học cao hay văn hóa cao, nên ông nghĩ ý kiến của ông sẽ không phù hợp với các sinh viên.


Trả lời phóng viên Hugo Restail của Wall Street Journal, ông cho biết, theo ông thì phong trào dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi, cho dù nhà cầm quyền Bắc Kinh không nhượng bộ, vì ông nói những gì xảy ra trong những ngày qua đã hoàn toàn thay đổi một thế hệ. Những sinh viên học sinh chung vai sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng của mình sẽ mãi mãi mang tư tưởng tự do, dân chủ. Họ sẽ không bao giờ cúi đầu chịu nhận những gì CSTQ nhồi nhét nữa, mà họ sẽ tự tìm những gì họ muốn, và họ cũng sẽ dạy dỗ cho con cháu họ như thế.


Ông Lai cho biết nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang tìm mọi cách để triệt tiêu ông. Ông đi đâu cũng có 2-3 tên đi theo. Nhà ông từng bị xe của xã hội đen đâm vỡ cổng. Bắc Kinh cũng tìm mọi cách bôi nhọ ông, moi móc đời tư, nói ông bám đít Mỹ, nói ông làm ăn gian lận, trốn thuế v.v... Năm 2008 cảnh sát HK từng bắt giữ một người từ Hoa Lục sang với súng giấu trong hành lý và khai rằng đã được mướn để ám sát ông.


Ông Lai, khác với những tỷ phú HK khác, thường nịnh bợ Bắc Kinh để dễ làm ăn, ông luôn ra mặt chỉ trích chính sách độc đài của CSTQ. Ông kể mẹ ông đã phải vét hết tiền bạc và mang nợ mới cho ông vượt biên thành công từ Quảng Đông sang HK năm 1960, khi ông mới 12 tuổi. Ông nói sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của mẹ ông và gia đình để ông có được tự do.


Dù là một tỷ phú, ông không ngại xông pha ngoài đường phố với sinh viên. Hôm cảnh sát đàn áp bằng lựu đan cay, ông có mặt để động viên sinh viên và giúp các em không sợ hãi. Bản thân ông bị một trái lựu đạn cay bắn trúng lưng ngã sấp nhưng ông vẫn không lùi. Ông kể lại hôm ấy cảnh sát đã bắn lựu đạn cay đến 20 đợt. Mấy đợt đầu sinh viên sợ hãi bỏ chạy, ông đã lên tiếng trấn an họ. Sau đợt thứ 3 thì sinh viên đã hết sợ, chỉ né ra xa vài trăm thước, chờ khói tản bớt rồi lại xông lên. Cuối cùng cảnh sát biết họ đã hoàn toàn thua cuộc nên rút lui. Ông Lai cười nói rằng vốn xuất thân nghèo khổ từ tầng lớp thợ thuyền, ông cũng khá "đầu gấu". Ông nói nếu ông trẻ lại mấy chục tuổi thì cảnh sát đã không yên với ông.


Nay tuổi đã già, tóc đã bạc, ông vui vẻ lùi ra phía sau yểm trợ để các sinh viên có thể bước lên trải nghiệm và học hỏi. Tuy vậy ông nói nếu TQ thật sự đem xe tăng qua đàn áp, ông là một trong những người có khả năng hướng dẫn và bảo vệ cho sinh viên.


Ông nói sinh viên là lực lượng tốt nhất để đấu tranh, và ông nhận định sinh viên HK có chiều sâu hơn sinh viên TQ ở Thiên An Môn. Ông nói đây là cuộc biểu tình không cần lãnh đạo, tự mỗi sinh viên biết họ phải làm gì. Ông nói phía cảnh sát HK đã hành động ngu xuẩn, như việc ném lựu đạn cay và nay là bao che cho côn đồ vào hành hung sinh viên. Ông nói các bậc cha mẹ ông bà người HK cho dù không ủng hộ con cháu mình đi biểu tình, nhưng vẫn sẵn sàng chết để bảo vệ an toàn cho họ. Tấn công đả thương các em chỉ làm người dân HK nổi giận.


Ngoài ra ông Lai cũng nói mỗi hành động bạo lực ở phía cảnh sát để đàn áp phong trào sẽ là một nắm bùn trét lên mặt Tập Cận Bình, người đang cố tạo một bộ mặt một lãnh tụ đáng kính và yêu mến hòa bình với thế giới. Vì vậy ông tin rằng nếu các sinh viên kiên trì đấu tranh, trước sau gì Tập cũng phải nhượng bộ.

Phỏng dịch từ: online.wsj.com/articles/hugo-restall-hong-kongs-billionaire-democrat-một4một2375777

Ngoc Nhi Nguyen
xuong  
#8 Đã gửi : 05/10/2014 lúc 10:10:09(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hong Kong: cuộc 'tự vệ' văn hoá dân chủ
UserPostedImage
Đụng độ đã diễn ra giữa hai phe biểu tình và phản biểu tình ở Hong Kong.

Khi giới quan sát dự đoán đêm chủ nhật 4/10/2014 sẽ là đêm quyết định cuộc biểu tình và vận mạng chính trị Hong Kong, nhiều người ở Sài Gòn chờ đợi tinh thần đấu tranh dân chủ của công dân Hong Kong sẽ đạt đỉnh, từ đỉnh cao này, giá trị văn hoá dân chủ sẽ tạo nên đỉnh cao mới trong tương lai.

Tuy nhiên, hàng triệu trái tim trên khắp thế giới đang ủng hộ những nhà dân chủ ôn hoà Hong Kong đều cảm thấy lo lắng trước khả năng cuộc biểu tình chính nghĩa này bị đàn áp thô bạo.

Lo lắng nhưng luôn tin rằng ngay từ lúc phát động cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự, không bao giờ trái tim các công dân Hong Kong chảy dòng máu thất vọng.

Nhiều người vô tư, hỏi "đang yên đang lành tại sao người Hong Kong lại đấu tranh - biểu tình đòi dân chủ?" Nhưng chẳng phải là chính chế độ chuyên chế Bắc Kinh đã tấn công trước, một cách công khai nhằm thủ tiêu văn hoá dân chủ được hình thành qua hơn trăm năm của người Hong Kong đó sao.

Nếu thế hệ trẻ Hong Kong hôm nay không đấu tranh tự vệ thì hệ thống tuyên truyền cả thô bạo lẫn tinh vi của ý thức chuyên chế Bắc Kinh sẽ cải tạo và thủ tiêu văn hoá dân chủ của họ và con cháu họTrần Tiến Dũng
Nếu thế hệ trẻ Hong Kong hôm nay không đấu tranh tự vệ thì hệ thống tuyên truyền cả thô bạo lẫn tinh vi của ý thức chuyên chế Bắc Kinh sẽ cải tạo và thủ tiêu văn hoá dân chủ của họ và con cháu họ.

Người Hong Kong, văn hoá dân chủ Hong Kong đang đấu tranh tự vệ. Nhận định như vậy để thấy "văn hoá" chuyên chế Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ tham vọng thống trị.

Sau sự kiện Thiên An Môn, không khó hiểu trước tình trạng mất khả năng tự vệ và cả ý thức về quyền tự vệ cũng không còn đồng hành với sự sống và quyền được sống trong ánh sáng văn hoá dân chủ của hàng tỉ người ở Hoa Lục và các xứ chuyên chế còn lại của thế giới.

Khi người ta cảm phục những người trẻ cùng nhiều tầng lớp công dân Hong Kong tổ chức đấu tranh với phương pháp ôn hoà gần như hoàn hảo, thì thế giới, kể cả cái nôi văn hoá dân chủ phương Tây, cũng đồng thời học được một bài học mà tưởng chừng đã cũ.

Đó là bài học rằng tinh hoa văn hoá dân chủ không bị hạn chế trong biên giới địa lý, chủng tộc, dòng máu ý thức ấy luôn gieo mở bất tận để tôn vinh phẩm giá của nhân loại.

Từ Budapest đến Hong Kong

UserPostedImage
Sinh viên, thanh niên tiếp tục biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong dù gặp nhiều chống phá

Năm 1956, khi Liên xô đưa các binh đoàn xe tăng vào đàn áp đẩm máu biểu tình dân chủ Hungary, thì từ Sài Gòn, trong ánh sáng của nền dân chủ tự do non trẻ, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền (1936-2006) đã viết bài thơ về sự kiện đau đớn của lương tri nhân loại này, đó là bài "Những Cuộc Tình Duyên Budapest".

Bài thơ có những câu: "Hãy cho anh khóc bằng mắt em/Những cuộc tình duyên Budapest/Anh một trái tim em một trái tim/Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác.

"Hãy cho anh giận bằng ngực em/Như chúng bắn lửa thép vào/Môi son họng súng/Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

"Hãy cho anh la bằng cổ em/Trời mai bay rực rỡ/Chúng nó say giết người như gạch ngói/Như lòng chúng ta thèm khát tương lai..."

Hãy cho anh khóc bằng mắt em/Những cuộc tình duyên Budapest/Anh một trái tim em một trái tim/Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bácThơ Thanh Tâm Tuyền
Trong thời điểm cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền sáng tác và độc giả văn chương miền Nam đọc bài thơ ấy thì tất cả đều không thể biết hoặc dự đoán được ngày mặt trời tự do rạng ngời trên nước Nga và Đông Âu, cũng như không ai có thể ngờ nền văn hoá dân chủ dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa không thể tự vệ.

Nhưng hẳn cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền và những công dân xuất thân từ nền văn hoá dân chủ non trẻ ấy của Việt Nam, đều có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh tinh khiết của nền văn hoá dân chủ.

Nếu máu và nước mắt của những thiên thần dân chủ Hong Kong ngày mai sẽ chảy, giới quan sát vẫn tin các công dân trẻ Hong Kong hôm nay và ngày mai vẫn yêu nhau trong tinh thần "cuộc cách mạng dù" bởi đó là cách để họ chuẩn bị tình yêu dân chủ và tiếp tục đấu tranh tự vệ.

"Những cuộc tình duyên Budapest" sẽ được "Những cuộc tình duyên Hong Kong" nối tiếp để hoàn thành phần ánh sáng quyền con người ngay trên phần Đông Á còn lại.

Đừng hỏi "cuộc cách mạng dù" Hong Kong bao giờ thành công; hãy yêu nhau như những đôi lứa công dân Hong Kong yêu nhau và hiến dâng tình yêu tinh khiết đó cho mọi cuộc đấu tranh vì quyền con người.


Nhà thơ Trần Tiến Dũng Gửi cho BBC từ Sài Gòn

xuong  
#9 Đã gửi : 05/10/2014 lúc 11:10:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
1:30AM thứ Hai, 6 tháng 10: WIFI tất chậm hoặc hầu như bị cắt hết ở trung tâm tài chánh

Bất chấp đề nghị thương thảo của chính phủ, Alex Chow, tổng thư ký Tổng Hội Sinh Viên Hong Kong, nói rằng thương thảo là không thể thực thi trừ khi chính phủ bảo đảm an toàn cho tất cả mọi người, kể cả nhóm người chống lại người biểu tình. Alex Chow nói người biểu tình e rằng chính phủ đang sử dụng chiêu thức “cây gậy và củ cà rốt” để dập tắt biểu tình. Alex Chow cũng chỉ trích chính quyền đưa “thông tin sai lệch” cho công chúng khi nói rằng lối vào các công sở bị người biểu tình ngăn chặn.

Oct. 05 Chính quyền Hong Kong ra điều kiện thương thuyết với sinh viên: Tối thiểu phải gỡ bỏ tất cả các chướng ngại vật trên chiếc cầu bắc vào Tòa Thị Chính, để sáng thứ Hai công chức có thể đi làm.

Oct. 05 6:15PM: Nhóm Occupy Central có một số quyết định quan trọng: Thay đổi lộ trình biểu tình để tránh kẹt đường một số khu vực. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục ngăn chặn lối ra vào các cơ sở công quyền.

Oct. 05 Cựu quan chức cao cấp của Hong Kong, Henry Tang Ying-yen (chief executive), ra thông cáo báo chí, lời lẽ có đoạn: Kêu gọi sinh viên và người biểu tình rút lui, vì sự an toàn của chính mình; Giải pháp tốt nhất là đối thoại, không phải đối đầu; Mọi cải cách đều dựa trên nền tảng Luật Căn Bản và quyết định của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc.

Oct. 05 Nếu cảnh sát tấn công, chúng tôi sẽ bỏ chạy, vì đây là cuộc tranh đấu bất bạo động.



Oct. 05 Chiều Chủ Nhật, cảnh sát phổ biến thông tin về 10 người bị bắt (9 nam, 1 nữ) tại Mong Kok ngày hôm qua. Các cáo buộc bao gồm đánh nhau nơi công cộng, tấn công người khác, có hành vi bất xứng và tụ tập bất hợp pháp. Một số trong 10 người này có liên quan đến băng đảng Tam Hoàng, một hệ thống tội phạm có tổ chức tại Hong Kong.

Oct. 05 Đe dọa nhảy cầu, chống biểu tình




4:00 PM, các linh mục đến cầu nguyện tại nơi có biểu tình tại Trung Tâm Tài Chánh Hong Kong.

UserPostedImage
Mong Kok, biểu tình và phản biểu tình



Oct. 052:14PM Sinh viên cáo buộc chính quyền 'đánh lạc hướng'
Tổng Hội Sinh Viên Hong Kong phản hồi thông điệp của chính quyền Hong Kong, rằng chính quyền “đánh lạc hướng.”
Chính quyền Hong Kong ra thông điệp rằng họ sẵn sàng mở đường đối thoại với lãnh đạo biểu tình nếu đường xá được khai thông và con đường dẫn vào các tòa hành chánh được khai thông để công chức đi làm.
Tổng Hội Sinh Viên cáo buộc chính quyền “đánh lạc hướng,” nói rằng người biểu tình không hề có ý định ngăn cản công chức đi vào các tòa nhà chính phủ.

Oct. 052:24PM Chuyển phải đến, đang đến?
2:24 phút chiều Chủ Nhật, phóng viên Đinh Quang Anh Thái gọi về, nói rằng “chắc sẽ có chuyện lớn trong vài giờ nữa.”
Sáu xe cứu thương xuất hiện. Phòng cấp cứu dã chiến được thiết lập. Cảnh sát xuất hiện, chặn đường chính dẫn vào khu hành chánh. Lập rào cản ngăn cách giữa cảnh sát và người biểu tình. Trực thăng bay trên bầu trời. Media dồn về. Một giáo sư đại học Hong Kong gởi email cho các sinh viên của ông, có đoạn: “Tôi e rằng sẽ có một thảm họa xảy ra trong vài giờ nữa. Tôi e rằng đây là email cuối cùng tôi gởi cho các em.”


Oct. 05 Cầu hôn giữa biểu tình
Sáng Chủ Nhật, anh Yau Chi-hang, 22 tuổi, quỳ xuống và ngỏ lời cầu hôn người yêu, cô Crystal Chan. Cô trả lời: “Yes.” Mọi người reo hò hân hoan rồi cùng nhau hát bài “Lương Chấn Anh từ chức” và bài “Quyền Phổ Thông Đầu Phiếu Thật Sự.” Khi được hỏi về con cái, đôi trẻ trả lời: “Chúng tôi hy vọng thế hệ sau sẽ không phải chiếm lấy đường phố vì họ sẽ có được quyền bỏ phiếu thật sự.” (Theo SCMP)


Oct. 05(10AM)(HK)

Đỗ Dzũng và Đinh Quang Anh Thái nhận định về "ngày mai."



Oct. 05 Một nữ sinh viên: "Tôi cảm thấy hơi sợ [cuộc đàn áp có thể có vào tối Chủ Nhật], nhưng tôi thấy cần ở lại để hỗ trợ các bạn mình." (Thực hiện: Phóng viên Đinh Quang Anh Thái / Người Việt)



Oct. 05
8:00 PM Bất chấp đề nghị thương thảo của chính phủ, Alex Chow, tổng thư ký Tổng Hội Sinh Viên Hong Kong, nói rằng thương thảo là không thể thực thi trừ khi chính phủ bảo đảm an toàn cho tất cả mọi người, kể cả nhóm người chống lại người biểu tình. Alex Chow nói người biểu tình e rằng chính phủ đang sử dụng chiêu thức “cây gậy và củ cà rốt” để dập tắt biểu tình. Alex Chow cũng chỉ trích chính quyền đưa “thông tin sai lệch” cho công chúng khi nói rằng lối vào các công sở bị người biểu tình ngăn chặn.


Oct. 05 Chính quyền Hong Kong ra điều kiện thương thuyết với sinh viên: Tối thiểu phải gỡ bỏ tất cả các chướng ngại vật trên chiếc cầu bắc vào Tòa Thị Chính, để sáng thứ Hai công chức có thể đi làm.


Oct. 05 6:15PM: Nhóm Occupy Central có một số quyết định quan trọng: Thay đổi lộ trình biểu tình để tránh kẹt đường một số khu vực. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục ngăn chặn lối ra vào các cơ sở công quyền.


Oct. 05 Cựu quan chức cao cấp của Hong Kong, Henry Tang Ying-yen (chief executive), ra thông cáo báo chí, lời lẽ có đoạn: Kêu gọi sinh viên và người biểu tình rút lui, vì sự an toàn của chính mình; Giải pháp tốt nhất là đối thoại, không phải đối đầu; Mọi cải cách đều dựa trên nền tảng Luật Căn Bản và quyết định của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc.

Oct. 05 Nếu cảnh sát tấn công, chúng tôi sẽ bỏ chạy, vì đây là cuộc tranh đấu bất bạo động.


Oct. 05 Chiều Chủ Nhật, cảnh sát phổ biến thông tin về 10 người bị bắt (9 nam, 1 nữ) tại Mong Kok ngày hôm qua. Các cáo buộc bao gồm đánh nhau nơi công cộng, tấn công người khác, có hành vi bất xứng và tụ tập bất hợp pháp. Một số trong 10 người này có liên quan đến băng đảng Tam Hoàng, một hệ thống tội phạm có tổ chức tại Hong Kong.


Oct. 05 Đe dọa nhảy cầu, chống biểu tình

Oct. 05 4:00 PM, các linh mục đến cầu nguyện tại nơi có biểu tình tại Trung Tâm Tài Chánh Hong Kong.

Oct. 05 Mong Kok, biểu tình và phản biểu tình


Oct. 05 2:14PM Sinh viên cáo buộc chính quyền 'đánh lạc hướng'
Tổng Hội Sinh Viên Hong Kong phản hồi thông điệp của chính quyền Hong Kong, rằng chính quyền “đánh lạc hướng.”
Chính quyền Hong Kong ra thông điệp rằng họ sẵn sàng mở đường đối thoại với lãnh đạo biểu tình nếu đường xá được khai thông và con đường dẫn vào các tòa hành chánh được khai thông để công chức đi làm.
Tổng Hội Sinh Viên cáo buộc chính quyền “đánh lạc hướng,” nói rằng người biểu tình không hề có ý định ngăn cản công chức đi vào các tòa nhà chính phủ.

Oct. 05
2:24PM Chuyển phải đến, đang đến?
2:24 phút chiều Chủ Nhật, phóng viên Đinh Quang Anh Thái gọi về, nói rằng “chắc sẽ có chuyện lớn trong vài giờ nữa.”
Sáu xe cứu thương xuất hiện. Phòng cấp cứu dã chiến được thiết lập. Cảnh sát xuất hiện, chặn đường chính dẫn vào khu hành chánh. Lập rào cản ngăn cách giữa cảnh sát và người biểu tình. Trực thăng bay trên bầu trời. Media dồn về. Một giáo sư đại học Hong Kong gởi email cho các sinh viên của ông, có đoạn: “Tôi e rằng sẽ có một thảm họa xảy ra trong vài giờ nữa. Tôi e rằng đây là email cuối cùng tôi gởi cho các em.”

Oct. 05 Cầu hôn giữa biểu tình
Sáng Chủ Nhật, anh Yau Chi-hang, 22 tuổi, quỳ xuống và ngỏ lời cầu hôn người yêu, cô Crystal Chan. Cô trả lời: “Yes.” Mọi người reo hò hân hoan rồi cùng nhau hát bài “Lương Chấn Anh từ chức” và bài “Quyền Phổ Thông Đầu Phiếu Thật Sự.” Khi được hỏi về con cái, đôi trẻ trả lời: “Chúng tôi hy vọng thế hệ sau sẽ không phải chiếm lấy đường phố vì họ sẽ có được quyền bỏ phiếu thật sự.” (Theo SCMP)


Oct. 05(10AM)(HK)

Đỗ Dzũng và Đinh Quang Anh Thái nhận định về "ngày mai."

Oct. 05 Một nữ sinh viên: "Tôi cảm thấy hơi sợ [cuộc đàn áp có thể có vào tối Chủ Nhật], nhưng tôi thấy cần ở lại để hỗ trợ các bạn mình." (Thực hiện: Phóng viên Đinh Quang Anh Thái / Người Việt)


Oct. 05(8AM-HK)

150 cảnh sát, trong đó có 80 từ lực lượng cơ động, đi vào khu vực xung quanh văn phòng Đặc Khu Trưởng vào sáng Chủ Nhật. Mỗi cảnh sát viên mang theo một chiếc túi lớn, không biết bên trong đựng gì. (Tin và hình: SCMP)


UserPostedImage
Oct. 05 Vũ lực là điều không thể chấp nhận'
Phỏng vấn một sinh viên đêm thứ Bảy tại trung tâm tài chánh Hong Kong. (Đinh Quang Anh Thái/Người Việt thực hiện)



Oct. 05 "Tối Chủ Nhật sẽ là tối quyết định."
Phỏng vấn một sinh viên vào tối thứ Bảy. Các sinh viên nói rằng Đặc Khu Trưởng đã tỏ quyết tâm là vào Thứ Hai, mọi chuyện trở lại bình thường. Và điều ấy khiến họ lo ngại: "Tối Chủ Nhật sẽ là tối quyết định." (Phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái)



Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.474 giây.