logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/11/2014 lúc 10:15:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Sự kiện nhà tranh đấu Điếu Cày được trả tự do và tống xuất sang Hoa Kỳ được đón tiếp nồng hậu bởi cộng đồng Việt Nam và sau đó xảy ra vụ "áp đặt cờ vàng" ngay tại phi trường Los Angeles đã dẫn đến tranh cãi gay gắt trong cộng đồng giữa các luồng quan điểm chính trị khác nhau.

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bỗng nhiên trở thành tâm điểm của những cọ xát về quan điểm chính trị nhiều hơn là cuộc tranh đấu của bản thân ông với guồng máy của nhà nước Việt Nam.

'Chống cộng giả hiệu'
Từ nhiều năm nay, do các yếu tố từ quá khứ chiến tranh, từ những trò "chống cộng" giả hiệu để gạ gẫm tiền bạc, cho đến những bất đồng quan điểm giữa các thành phần trong cộng đồng, đã dẫn đến một thực trạng tiêu cực trong cộng đồng mà ai cũng lắc đầu ngán ngẩm, đó là sự phân hóa và mất niềm tin lẫn nhau.

Do những yếu tố trên, người trong cộng đồng dường như không tin bất cứ điều gì. Họ luôn đề phòng và thụ động. Họ sẵn sàng nghi kỵ bất cứ điều gì. Sự mất niềm tin này đã nhiều lần khiến cho các sinh hoạt trong cộng đồng trở nên ngột ngạt hơn.

Bên cạnh đó là sự cực đoan của một số người, luôn nhân danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, hay nhân danh VNCH, nhân danh "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" để áp đặt những quan điểm của họ lên người khác, và nếu ai đó có ý kiến khác biệt sẽ bị qui chụp "Việt gian", "tay sai Việt cộng" hay "làm lợi cho Cộng sản".
UserPostedImage

Và kết quả sẽ là những cuộc biểu tình mang tính "áp đảo", tẩy chay, đôi khi còn tệ hại hơn như các trường hợp đã bị sát hại ở thập niên 80 và đầu thập niên 90.

Đứng ở góc nhìn tiêu cực thì rõ ràng sự cực đoan đã đẩy người trong cộng đồng mất hẳn niềm tin lẫn nhau, trở nên gay gắt hơn và gây bầu không khí ngột ngạt thiếu lành mạnh trong cộng đồng.

Đứng ở góc nhìn tích cực thì sự mất niềm tin và cực đoan này cũng tác động tốt đến phần nào trong các sinh hoạt, nó khiến người ta suy xét cẩn thận hơn, sàng lọc kỹ hơn, không bị lôi kéo vào những sự kiện mang tính bầy đàn, vốn đã từng bị một số tổ chức chính trị hay một số cơ quan truyền thông từng gây ra những tiêu cực trong quá khứ mà nạn nhân không ai khác chính là những thành viên trong cộng đồng.

Cờ Vàng và phép thử máu

UserPostedImage

Từ năm 2002 sau khi nghị viên Andy Quách của thành phố Westminster vận động thông qua "Nghị quyết cờ vàng" đến nay, đã có nhiều thành phố, tiểu bang cũng có những hành động tương tự, và sự việc lan tỏa không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn trải rộng ra các quốc gia khác.

Lá cờ vàng hôm nay không còn là biểu tượng của đất nước Việt Nam, nhưng đến thời điểm hiện tại lá cờ được xem là biểu tượng chung cho người Việt ở hải ngoại, cho cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi, trừ đất nước Việt Nam.

Do phân tích ở trên về sự cực đoan và mất niềm tin lẫn nhau, lá cờ vàng đã trở thành một "phép thử máu" cho nhiều sinh hoạt khác nhau trong cộng đồng.

Một người mới gia nhập vào sinh hoạt cộng đồng, một người muốn lãnh đạo tổ chức nào đó trong cộng đồng, một chính trị gia muốn kiếm phiếu của cộng đồng, đều được trao lá cờ vàng để "thử máu".

Trong một cộng đồng đang bị phân hóa và mất niềm tin lẫn nhau, lá cờ vàng trở thành một "phép thử máu" hay một tấm "bình phong" an toàn cho bất cứ ai có những dự án gì trong cộng đồng
Thậm chí để tìm hiểu lập trường của một cá nhân, một tổ chức trong cộng đồng, đôi khi người ta buộc phải treo cờ vàng hoặc mở đầu các chương trình bằng thủ tục "chào quốc kỳ" và hát quốc ca VNCH.

Nếu từ chối thì sẽ nhận lãnh ngay các hậu quả không lường trước, nhẹ thì bị đặt vấn đề trên báo chí, Internet, nặng thì có thể dẫn đến bị tẩy chay, bị biểu tình.

Một nghị viên, một thị trưởng gốc Việt mới đắc cử, điều được "thử máu" bằng cách này để khẳng định lập trường, họ phải ra những "Nghị quyết vinh danh cờ vàng" hay những "nghị quyết gây khó khăn cho giới chức nhà nước Việt Nam" khi đến thành phố của họ sinh sống, thường hay được diễn dịch là "Nghị quyết cấm cửa viên chức cộng sản Việt Nam".

Tóm lại trong một cộng đồng đang bị phân hóa và mất niềm tin lẫn nhau, lá cờ vàng trở thành một "phép thử máu" hay một tấm "bình phong" an toàn cho bất cứ ai có những dự án gì trong cộng đồng.

Trường hợp Điều Cày

UserPostedImage

Ngay trong cuộc hội luận đầu tiên, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn tự tin với thành tích tranh đấu của bản thân nên khẳng định ông chỉ chọn lá cờ nào mà dân chúng trong và ngoài nước chấp nhận, một câu nói "khéo" để tránh đụng chạm các phía, mà theo đó bao gồm những người đang đón nhận ông ở hải ngoại chọn cờ Vàng, và những bạn tranh đấu trong nước của ông không thích lá cờ Vàng, đồng thời cũng để tránh bị nhà nước Việt Nam qui chụp cuộc tranh đấu "Xã Hội Dân Sự" của ông và bạn hữu, trở thành những "thế lực thù địch" muốn tái lập nước VNCH.

Nhưng đến cuộc hội thảo diễn ra tại Washington D.C, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã phải thốt lên câu "nhập gia tùy tục" - một hành động bị xem là thỏa hiệp với một số người cực đoan để có thể hội nhập vào cộng đồng mà ông đang phải hội nhập trong những ngày tháng sắp tới.

Đứng ở góc cạnh đấu tranh và bối cảnh lý lịch của blogger Điếu Cày, việc "chấp nhận" lá cờ vàng có thể sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho bản thân ông và bạn bè đang tranh đấu trong nước, nhất là gia đình ông đang có nhiều dấu hiệu bị an ninh Việt Nam tìm cách cô lập hay trù dập.

Nhưng đứng ở góc nhìn của nhiều thành phần trong cộng đồng xem lá cờ Vàng là biểu tượng, họ muốn ông phải khẳng định lập trường nếu ông muốn tiếp tục sinh hoạt và hội nhập trong cộng đồng, hay tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng cho công cuộc tranh đấu của ông, vì lá cờ Vàng đang là biểu tượng chung của cộng đồng người Việt hải ngoại.

Không chấp nhận biểu tượng chung này, có nghĩa là chọn đứng ngoài và điều này sẽ giới hạn các hoạt động của ông, vì các lời kêu gọi hay các dự án của ông sẽ không được hỗ trợ bởi những người người ủng hộ cho biểu tượng cờ Vàng.

Không chỉ riêng ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mà tương lai của các nhà bất đồng chính kiến trong nước, những nhà hoạt động tranh đấu cho Xã hội Dân sự cũng sẽ gặp trường hợp tương tự nếu họ vượt thoát hay bị tống xuất ra hải ngoại.

Đây sẽ là bài toán khó cho họ vì chọn hay không chọn cờ Vàng thì các sinh hoạt đấu tranh của họ cũng sẽ bị giới hạn một cách cụ thể.

Chung cuộc

UserPostedImage

Vụ tranh cãi "Áp đặt cờ vàng" tại phi trường LAX hay lấy chiếc khăn mang hình ảnh cờ vàng quấn cổ Điếu Cày cho thấy trong cộng đồng Việt Nam có nhiều quan điểm trái ngược nhau, nhưng tựu chung chỉ có hai khuynh hướng rõ rệt.

Những người được xem là thoáng trong cộng đồng nghĩ rằng các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của người cộng sản tại Việt Nam sẽ trẻ trung hơn và sẽ thay đổi để Việt Nam được hội nhập vào cộng đồng quốc tế dù có chậm hơn mặt bằng thế giới, do đó họ chọn thái độ không quá gay gắt, đôi khi sẵn sàng tiếp cận với giới chức của nhà nước Việt Nam để tìm hiểu hay tìm cách thay đổi.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người trong cộng đồng không tin rằng người Cộng sản sẽ thay đổi, từ những bài học trong quá khứ chiến tranh, cho đến sự quản lý đất nước một cách tồi tệ hiện nay, do đó họ chủ trương rằng, muốn Việt Nam thay đổi và khá hơn thì cách duy nhất là phải lật đồ hoàn toàn thể chế do người Cộng sản lãnh đạo.

Với các khuynh hướng nói trên, trong những ngày tháng sắp tới sẽ là những thử thách khá nghiệt ngã cho các nhà tranh đấu, vì họ chưa có giải pháp nào có thể đạt được sự ủng hộ của các phía khác nhau.

Và chính điều này là hệ quả dẫn đến một số thất bại của các nhà tranh đấu: hồ sơ nhân quyền Việt Nam vẫn mỗi ngày một tệ hơn vì lực lượng tranh đấu chưa đủ lực thuyết phục được cộng đồng quốc tế.
Theo BBC
Trần Nhật Phong gửi cho BBC từ California
song  
#2 Đã gửi : 01/12/2014 lúc 10:10:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những chiếc bình vôi hải ngoại
Theo dõi, quan sát, tìm hiểu những tranh cãi ồn ào mấy tuần qua ở hải ngoại chung quanh đề tài Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH trước năm 1975, tôi không thể không liên tưởng, so sánh những diễn biến với truyên Ông Bình Vôi của cụ Phan Khôi cùng với bài thơ của cụ Lê Đạt cách đây gần 60 năm trong Nhân Văn Giai Phẫm khi phê phán chủ nghĩa CSVN.

Tôi không muốn lập lại những bài viết, những lời tố cáo, buộc tội hoặc bênh vực, bào chữa cho ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hãi vì tất cả hình ảnh, âm thanh cuộc đón tiếp ông Điếu Cày ở phi trường Los Angeles, các cuôc họp báo, gặp gỡ đồng hương ở Orange County , ở Washington D.C… đã được ghi nhận qua các video có thể tìm thấy dễ dàng trên intenet. Mỗi người sau khi coi kỹ các video đó có thể có nhận định, suy nghĩ, kế luận cho riêng mình.

Bình vôi là biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt Nam, thường làm bằng đất sét nung, sau này cũng có thứ làm bằng kim loại như nhôm, đồng, dùng để đựng vôi ăn trầu.

Trước khi kim loại được dùng để chế tạo thành đồ gia dụng ở Việt Nam, bình vôi có hai loại, loại thường và loại sang. Dù cả hai đều làm bằng đất nung nhưng hình dạng có khác nhau ( chút đỉnh ). Mỗi khi cho vôi vào bình người ta thường nói là cho ông ăn bởi người ta dùng cái chìa quẹt vôi, nhét vào miệng bình và dùng vôi đắp cho nó cao lên.

Bình vôi dùng lâu ngày, vôi trong bình khô cứng dần, dung tích càng ngày càng nhỏ, khi không dùng được nữa vì vôi đã đóng kín trong bình, không cạy, nạo ra được thì phải mua bình khác.

Bình vôi dù loại sang hay thường, giá trị không có bao nhiêu, thời gian dùng tùy theo người, có khi đến cả chục năm mới trở nên vô dụng khi vôi đóng kín miệng bình phải đem phế thải ( Thời gian đó chưa có ai nghĩ đến chuyện recycle, mà có thì cũng không biết xếp ông bình vôi vào loại vất liệu nào để có thể tái chế? ).


Truyện Ông Bình Vôi của cụ Phan Khôi có những đoạn diễn tả về cái bình, cách thức cho vôi vào bình cũng như lý do tại sao chiếc bình vôi đó ( có thời ) được tôn thờ trang trọng như sau:

„Nhà tôi, hồi bà nội tôi còn sống; có cái bình vôi hạng sang ấy. Mỗi khi mua vôi ở chợ về, bà tôi ngồi tỉ mỉ lấy cái chìa quệt vôi nhét vào miệng nó, gọi là ‘cho Ông Bình ăn’. Và lâu lâu lại tắp thêm cái miệng nó một lần, hóa nên cái miệng càng ngày càng chêu vêu ra.

Thứ bình vôi thường, dùng chìa bằng tre, những thứ bình vôi sang, bao giờ cũng dùng chìa bằng sắt, ở thân cái chìa đôi khi lại có đeo một lưỡi dao để rọc trầu.

Nhà khác thế nào tôi không biết, còn nhà tôi, tối lại, bà tôi cứ rút cái chìa ra để ra một nơi khác. Làm như thế, bà tôi cắt nghĩa rằng ‘Ông’ sẽ mách cho mình, mà nếu để cái chìa lấp cái miệng thì không mách được.

Lúc đó nhà tôi có một cái trang thờ Tam vị; ở giữa là Phúc đức chính thần, hai bên là Thổ công và Táo công. Hễ cái bình vôi nào bị thải ra thì bà tôi bảo đem đặt trên cái trang ấy, thờ nhân thể.

Sự thờ phượng như thế, không phải chỉ riêng một nhà tôi đâu. Cả làng, nhà nào có bình vôi thải ra, cũng đều đem đặt trên các tường thành đình hoặc chùa; như thế, người ta cho rằng thờ ‘Ông Bình’ đó.

Cái bình vôi, tại sao lại gọi bằng ‘Ông’? Đọc từ đầu đến đây, bạn đọc đã biết. Ở vùng quê chúng tôi, mà có lẽ cả nước Việt Nam cũng vậy, vật gì nó có thể hại mình được thì gọi bằng ‘ông’, vật gì nó to hay sống lâu năm thì cũng gọi bằng ‘ông’.

Con cọp ăn thịt mình được, gọi bằng ‘Ông cọp’, con khỉ phá hoa màu mình được, gọi bằng ‘Ông trưởng’, con chuột, cắn quần áo của mình được, gọi bằng ‘Ông tí’. Cái đầu rau, dùng năm mười năm mới thay cái khác, gọi bằng ‘Ông núc’, cái che, đường kính của nó có khi gần đến một mét, gọi bằng ‘Ông che’. Người Việt Nam về sau thế nào chưa biết, chứ về trước, hễ vật gì làm hại được hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ, vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.“
Khi ánh sáng Mác-Lê chưa soi rọi tới những vùng sâu, vùng xa, các ngõ ngách đen tối đầy dẫy những áp bức, bất công, nhân loại còn chửa thành người, một số người theo tập tục mê tín, dị đoan của ông bà, không vứt bình vôi đi mà đem vào để chung trong bàn thờ, bởi đơn giản họ chỉ nghĩ cái gì sống lâu, to lớn thì được gọi là ông, mà hễ là ông thì phải thờ, phải tôn kính… Số này không phải là ít.

Đến năm 18 tuổi, tuổi trưởng thành của nhận thức, thấy được sự vô lý, nhảm nhí trong việc thờ cúng các Ông Bình Vôi, cụ Phan Khôi và các bạn cùng tuổi đã đi qua các chùa, đình nơi có các thờ ông bình vôi, hất tất cả các ông này xuống đất như ông kể dưới đây:

„Năm tôi mười tám tuổi, tôi không tin nữa. Một đêm mùa hè, gió Nam như bão, sáng trăng mờ mờ, tôi rủ mấy thằng bạn cùng lứa tuổi với tôi đi chơi dọc đường cái làng, đi qua đình và chùa, bao nhiêu ‘Ông bình vôi’ thờ trên tường thành chúng tôi đều hất một loạt xuống đất cả. Sao lại làm như thế? Chúng tôi cứ làm như thế, không cần có lý luận. Nhưng, vài hôm sau, trở lại xem, không biết là do tay ai, thấy đều đặt lại tề chỉnh trên tường thành“.

Điều này chứng tỏ rằng trong một một thời gian nào đó, khi sự kém hiểu biết, u mê còn bao trùm xã hội, con người dễ dàng tin theo những điều nhảm nhí, phản khoa học.

Ngày hôm nay, chiếc bình vôi, những tưởng đã đi vào quá khứ, chìm trong quên lãng vì ở hải ngoại không còn mấy ai ăn trầu nữa, ai ngờ người ta vẫn thấy những chiếc bình vôi xuất hiện đây đó, tuy không nhiều nhưng đặc biệt vẫn khuấy động được sinh hoạt của người Việt, nhất là ở Hoa Kỳ.

Nguyên do những xáo động đó là do những cái bình vôi, những vật có óc, không bao giờ hiểu được giá trị thật sư của mình nhưng chỉ muốn người ta tôn thờ, quý trọng và nghe lời mách của mình.

Ở vào thời đại mà mọi sinh hoạt, biến động, tin tức của thế giới được truyền đi với tốc độ nhanh như ánh sáng qua điện thoại, internet…, mọi hình ảnh, âm thanh được thu thập , chuyển tải, lưu giữ khắp mọi nơi thì những lời mách với những suy nghĩ khô cứng, những ảo tưởng về giá trị cao quý của ông bình vôi đã trở thành lố bịch, kệch cỡm nếu không muốn nói là gây nên những tác động ngược làm cho bình vôi càng trở nên thừa thãi, vô ích.

Nhà thơ Lê Đạt trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã sáng tác một bài thơ nói về ông bình vôi như sau:

“Ông bình vôi”
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại…
Những chiếc bình vôi không còn giá trị như thế chỉ nên đem vứt đi, không đáng bàn tới.
Thạch Đạt Lang

song  
#3 Đã gửi : 01/12/2014 lúc 07:18:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sự lạm dụng lá cờ Vàng

Lá cờ là một biểu tượng rất thiêng liêng của một dân tộc, một đất nước, một lý tưởng. Người dân một nước, khi thấy lá cờ của quốc gia mình được kéo lên, thấy kiêu hãnh, thấy sôi sục trong tim lòng yêu nước. Biết bao lực sĩ Thế Vận Hội, được huy chương, và khi thấy lá quốc kỳ của mình được kéo lên, thì mắt họ long lanh ngấn lệ, làm người ngoại cuộc phải cảm động theo.

Trong chiến tranh Việt Nam, biết bao nhiêu người lính đã hy sinh, chỉ để cắm được lá cờ vàng trên cổ thành Quảng Trị.

Cờ bay, Cờ bay trên thành phố thân yêu.

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu

Cờ bay, Cờ bay tung trời ta về với quê hương

Từng ngóng đợi quân ta tiến về

Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu

Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng.

Ai trong chúng ta quên được giây phút hào hùng đó , nhiều năm về trước ??

Lá cờ , sắc áo, còn gì cao quý hơn cho một người quân nhân.

Khi Việt Công thôn tính Miền Nam hoàn tòan bằng súng đạn do ngoại bang cung cấp, thì người Miền Nam đau lòng khi thấy lá cờ thân yêu của mình bị đọa đầy, lăng nhục, bị cắt ra, làm thành những cái quần đùi, hay nùi giẻ.

Sự uất hận, tủi nhục này, là lý do tại sao cho đến nay, sự chia rẽ dân tộc không thể nào hàn gắn được.

Người Miền Nam phải bỏ nước ra đi, chịu chấp nhận hiểm nguy, sự chết, nạn nhân của biển cả, của hải tặc, chỉ để chứng tỏ một điều : Không khi nào họ chấp nhận kẻ thù đến từ phương Bắc, với một lý thuyết hoàn toàn lạc hậu, và một thể chế lỗi thời, bị ruồng bỏ bởi chính những người đã phát minh ra nó, người Đức, người Nga.

Ra được đến hải ngoại, việc đầu tiên họ làm, là quy tụ với nhau dưới ngọn Cờ vàng.

Đã 40 năm, cờ vàng tung bay tại Mỹ, tại Úc, tại Pháp, tại Canada, tại bất cứ nơi nào có người tỵ nạn Miền Nam, trong khi lá cờ máu bị tẩy chay, đến độ không thể kéo lên tại bất cứ nơi nào, dẫu chỉ là một tiệm bán gạo, bán thịt.

Tuy nhiên, có một điều mà nhiều khi quá hăng say, người Việt tỵ nạn lạm dụng lá cờ của mình.

Nhiều khi một người nằm xuống, chỉ vì có một chút tiếng tăm, được làm lễ phủ Cờ.

Nhiều khi ra phi trường đón, một nhân vật cũng có một chút tiếng tăm,nhưng không hề dính dáng gì đến ngọn Cờ vàng cũng được cờ quạt tiếp đón, như đón một nhà đại vĩ nhân của dân tộc.

Thế là thế nào ??

Lỗi không phải do người đã nằm xuống, cũng không phải tại người đã đến phi trường.

Lỗi tại những người đã lạm dụng lá cờ vàng, trương lên, không đúng dịp, đúng nơi.

Mong rằng đây là một bài học, cho những ai còn coi lá cờ vàng là thiêng liêng, là hồn thiêng sông núi.
Bác sĩ Trần Mộng Lâm
xuong  
#4 Đã gửi : 03/12/2014 lúc 10:04:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tinh thần tự do dân chủ Điếu Cầy tại Virginia

UserPostedImage

Khoảng trên 200 người đã đến tham dự buổi tiếp tân dành cho nhà báo Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải vào chiều Chủ Nhật, 23-11-2014, vừa qua. Buổi tiếp tân này do Ban Biên Tập của Bản Tin Hoa Thịnh Đốn thuộc hệ thống truyền hình SBTN tổ chức tại Mason District Government Center thuộc thành phố Annandale, Virginia. Nhờ đó mà tôi và nhiều người Việt khác mới có dịp được gặp gỡ Ô. Điếu Cầy, để cám ơn một người anh hùng đã can đảm đứng lên đòi quyền tự do báo chí và chống Tầu Cộng xâm lăng ngay ở trong một nước độc tài Cộng Sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hải với bút hiệu là Điếu Cầy, là một blogger ở Việt Nam. Ông là một thành viên sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vào tháng 9, 2007. Nhân dịp Thế Vận Hội tại Bắc Kinh vào năm 2008, Ô. Điếu Cầy đã tham dự cũng như tường thuật về cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng lãnh hải ở Biển Đông của Việt Nam. Ông bị chính quyền Cộng Sản bắt giữ vào ngày 20-4-2008 tại Saigon và bị kết tội trốn thuế và lãnh án 30 tháng tù. Đáng lý ra, ông được trả tự do vào tháng 10, 2010, nhưng án tù của ông bị gia hạn một cách tùy tiện vì lý do chính quyền Cộng Sản muốn điều tra thêm về ông.

Vào tháng 9, 2012, Ô. Điếu Cầy bị mang ra tòa xét xử lần thứ hai về tội tuyên truyền chống nhà nước cùng với hai bloggers khác là Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Ô. Điếu Cầy bị một án nặng nề nhất với 12 năm tù. Vào tháng 3, 2012 cựu Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Joseph Cao và BPSOS đã tung ra một chiến dịch vận động hành lang để đòi trả tự do cho một số tù nhân chính trị trong đó có Ông Điếu Cầy. Vào tháng 4, 2012, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền thả tự do cho Ông Điếu Cầy và những bloggers khác. Vào tháng 5, 2012, Tổng Thống Hoa Kỳ Obama tuyên bố rằng “Chúng ta không thể quên những nhà báo như blogger Điếu Cầy, mà việc bắt bớ ông trùng hợp với cuộc đàn áp tập thể báo chí quần chúng tại Việt Nam.”

Vào ngày 21-10-2014, Ông Điếu Cầy đã được trả tự do và lập tức bị tống xuất qua Mỹ sau 6 năm 6 tháng và 20 ngày trong 11 nhà tù của Cộng Sản.

Trước khi đến tham dự buổi tiếp tân này, tôi nghĩ hôm nay là một ngày vui cho anh Điếu Cầy, cho tôi và nhiều người khác. Nhưng sau đúng 20 phút đầu tiên, một vài kẻ chống cộng cực đoan, nhân danh dân chủ tự do bắt đầu quậy phá buổi tiếp tân thân mật này thành một cuộc hỏi cung nghi can của một cơ quan điều tra tội phạm.

Kẻ đầu tiên quậy phá đặt ra hai câu hỏi xem ra vô hại, (1) Anh nghĩ thế nào về cuộc chiến do CSBV phát động từ 8-12-1960 – 30-4-1975 và (2) Anh nghĩ gì về Hồ Chí Minh?

Anh Điếu Cầy đã trả lời rằng đa số những người ở trong nước bị bưng bít thông tin. Khả năng tiếp nhận thông tin rất giới hạn mà đưa ra những quyết định có thể sai lệch. Nên ở đây xin để cho lịch sử phán xét khi có đủ thông tin. Tôi xin miễn bình luận ở đây.

Vấn đề là hắn không cho anh Điếu Cầy tự do bầy tỏ ý kiến của anh mà cố tình ép anh Điếu Cầy phải thành khẩn chấp cung, Hắn lớn tiếng hỏi tiếp: Chúng tôi muốn biết ý kiến riêng của anh.

Anh Điếu Cầy điềm tĩnh lập lại câu trả lời trước: “Khi quý vị đưa ra một quyết định, một nhận xét về một vấn đề nào, nó tùy thuộc vào lượng thông tin tiếp nhận được. Cho nên quyết định đúng hay sai tùy thuộc vào lượng thông tin nhiều hay ít. Chúng ta đã có đủ thông tin chưa? Lịch sử sẽ phán xét. Một mình cá nhân tôi không thể phán xét.”

Vẫn không hài lòng về câu trả lời này hắn không buông tha cho anh Điếu Cầy và gay gắt đối chất lại như thể một quan tòa hỏi cung một nghi can ở tòa án : “Tôi không bảo anh phán xét. Tôi hỏi ý kiến của anh thôi. Tôi không muốn anh phê bình. Tôi muốn biết ý nghĩ của anh về cuộc chiến đó.”

Rõ ràng là tên quậy phá này đã đi quá trớn, trà đạp lên quyền tự do của người khác, nên một khán thính giả trong hội trường trước sự bất công đã phải can thiệp: “Tôi đề nghị với anh như thế này. Đây là một nước tự do. Báo chí tự do. Mọi người có quyền phát biểu ý kiến. Nếu người ta không muốn phát biểu ý kiến, anh đừng ép buộc người ta phát biểu ý kiến. Cái lối đó là lối Cộng Sản.”

Những tiếng vỗ tay đồng loạt ủng hộ trong hội trường vang lên đã giúp chấm dứt giọng điệu tra khảo diễn giả Điếu Cầy của tên phá rối đầu tiên.

Ngay sau đó một tên quậy phá thứ hai lên phát biểu. Hắn tự giới thiệu là một cựu sĩ quan Không Quân VNCH. Hắn đổ hết tội của CSVN lên đầu một anh binh nhì Bộ Đội bị cưỡng bách đi lính cho miền Bắc trong một cuộc đấu tố công khai trên một đất nước tự do Hoa Kỳ: “Tôi là nạn nhân của anh. Cách đây … (âm thanh không rõ) năm, khi anh đưa quân vào xâm lăng nước VNCH chúng tôi. Trở lại quá khứ, đất nước VNCH chúng tôi được công nhận bởi 112 nước trong thế giới tự do và là quan sát viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ và cũng là thanh viên của của Liên Hiệp Quốc Hội Âu Châu. Chúng tôi có chính nghĩa. Tôi nghĩ rằng ngày 30/4 anh cũng ở trong đoàn quân đó vào để gọi là giải phóng. Danh từ giải phóng và thống nhất của mấy anh 40 năm nay dồng bào ở trong nước và hải ngoại hiểu rõ rồi. Sau đó tôi cũng bị tù đầy. Ngày hôm nay tôi lưu vong qua đây, còn sống đây để gặp anh. Tôi chỉ hỏi một câu hỏi với cá nhân anh thôi, trong 40 năm nay, trong 10 năm, 15 năm, anh đã tỉnh ngộ được rằng chế độ Cộng Sản là sai trái và độc tài, cho nên anh mới trở thành một blogger báo chí tự do. Với tấm lòng trung thực của một người làm báo , tôi xin hỏi anh rằng cá nhân anh thôi, đối với tôi là một nạn nhân còn đây, có phải ngày đó là ngày một nước đi xâm lăng một nước hay không?”

Ô. Điếu Cầy đã điềm tình trả lời một cách đáng khâm phục: “Trong cuộc chiến này, chúng ta đều là người Việt Nam cả. Hãy đặt mình vào vị tri của tôi khi đặt câu hỏi đó. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 18 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên trong xã hội Cộng Sản và anh biết rằng truyền thôn và giáo dục của họ như thế nào. Chính quyền nào công dân đó. Bởi vậy, nếu anh là tôi vào thời điểm ấy vào vị trí của tôi, anh sẽ quyết định như thế nào? Anh có nghĩ rằng tôi là người đi xâm chiếm anh không?

Chúng ta là người Việt Nam cả, nhưng chủ nghĩa này chủ nghĩa kia, học thuyết này học thuyết kia đã phân chia chúng ta thành hai phía và gây ra cuộc chiến giữa những người anh em với nhau. Mấy chục năm qua, nếu chúng ta không nói lên sự hàn gắn, dân tộc này, vết cắt đó mãi mãi không hàn gắn được. Nếu ngày hôm nay anh vẫn giữ ở trong lòng mối hận thù, tất cả những gì chúng tôi đấu tranh ở bên kia và sang đến đây, những hi sinh mà Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và nhiều anh em trong nước đang nhìn sang các cộng đồng bên này khi tiếp đón chúng tôi, họ sẽ thấy như thế nào?”

Hội trường lại vang lên những tiếng vỗ tay tán thưởng khi anh Điếu Cầy chấm dứt phần giải đáp. Nhưng tiếp ngay sau đó một cựu quân nhân khác, một khuôn mặt quen thuôc trong sinh hoạt cộng đồng, đó là ông Nguyễn Kim Hùng đã lên phát biểu ý kiến. Một lần nữa ông này cũng lại đổ tội ác chiến tranh của CSVN lên đầu nhà báo Điếu Cầy: “Theo một cuộc hội luận của anh ở California, anh có nói lá cờ chỉ là biểu tượng. Biểu tượng có thể thay đổi. Chúng tôi tiếp nhận điều đó. Mục đích đấu tranh đem lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam ở quốc nội là mục đích chính và đó là mục đích không thay đổi. Tôi cũng chấp nhận chuyện đó. Tôi muốn hỏi bây giờ anh đã qua đây, đứng với chúng tôi tiếp tục đấu tranh, biểu tượng của anh là gì? “

“Câu hỏi thứ hai, trước kia anh là Bộ Đội của miền Bắc thì phải nói là các anh đã cưỡng chiếm miền Nam của chúng tôi. Dầu muốn dầu không, dầu ít dầu nhiều, anh cũng góp một phần nhỏ vào việc chiếm miền Nam của chúng tôi và hiện tại xã hội Việt Nam đã đưa dân tộc Việt Nam xuống tận cùng của đạo đức. Tất cả đều là tận cùng. Các công chuyện anh đã tham gia giải phóng, các anh nói giải phóng, nói chúng tôi là ngụy. Anh cho các chuyện đó là công hay là tội đối với cá nhân của anh. Anh đã là một trong những thành phần góp vô để cưỡng chế miền Nam chúng tôi.”

Ô. Điếu Cầy đã điềm tĩnh trả lời như sau: “Tôi muốn bà con hôm nay hiểu rằng chúng ta đến đây gặp nhau là tổ chức một cuộc hội luận. Những vấn đề được trao đổi với nhau trên tinh thần xây dựng một đất nước, chứ không phải hôm nay tới đây để một số người đưa ra đấu tố như năm 1956 của thế kỷ trước. Đó là một điều không phù hợp với giá trị dân chủ.”

“Khi chúng ta đấu tranh cho giá trị dân chủ, chúng ta phải hiểu rằng tất cả mọi người mọi nhóm trong xã hội đều có quyền biểu đạt ý kiến cá nhân, ý kiến nhóm của mình, và có quyền có biểu tượng riêng. Những nhóm khác nhau hay giống nhau đều tôn trọng biểu tượng của nhau, nhưng không áp đặt giá trị của mình lên người khác. Chúng tôi ngưỡng giá trị dân chủ đó cho nên chúng tôi đấu tranh để chống sự áp đặt của chính quyền CS lên người dân Việt Nam. Chúng tôi không thể tránh độc tài đỏ mà sang đây lại bị áp đặt một cái khác. Những người đã cho rằng cờ từ thời nhà Nguyễn để lại là lá cờ của tổ tiên đại diện cho giá trị tự do dân chủ, thì không sử dụng nó để áp đặt giá trị của mình lên người khác.”

Một lần nữa hội trường vang lên những tiếng vỗ tay ủng hộ lời giải đáp của anh Điếu Cầy. Rất may chỉ có ba nhân vật này đã công khai đánh phá anh Điếu Cầy. Thật tình đến bây giờ tôi cũng không thể hiểu được nguyên do nào khiến họ có ác cảm với người tù lương tâm với khi phách anh hùng như vậy. Căm thù một anh binh nhì Bộ Đội ư? Nếu thế thì đừng trách bọn VC đã bỏ họ vào những trại tù cải tạo. Ghen tức ư? Có thể vì anh Điếu Cầy được người Việt hải ngoại kính phục và được bao nhiêu giải thưởng quý trọng. Trong sáu năm qua Nhà Báo Điếu Cầy đã được trao một số giải thưởng về nhân quyền và tự do báo chí: Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008, Hellman-Hammett Award 2009 của Human Rights Watch và International Press Freedom Award 2013 của Committee to Protect Journalists. Ngoài ra, Ông Điếu Cầy còn được Amnesty International vinh danh là một tù nhân lương tâm và Civil Rights Defender chỉ định Ô. Điếu Cầy là Human Rights Defender của tháng.
Thật sự tôi cũng không hiểu được vì lý do gì mà những người kẻ quá khích như thế lại chống Cộng Sản độc tài vì chính họ đã tỏ ra bản chất độc tài. Họ muốn Việt Nam thành một nước tự do dân chủ ư? Không chắc. Vì những hành động của họ đưa đến hậu quả nghiêm trọng là đẩy những người yêu chuộng tự do thực sự về phía độc tài. Trước khi có buổi tiếp tân, Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington-DC, Maryland và Virginia đã quyết định không đón tiếp, không yểm trợ, và không tham dự buổi tiếp tân anh Điếu Cầy.

Đa số những người tham dự buổi tiếp tân đã nghĩ gì về anh Điếu Cầy và một thiểu số quậy phá? Tốt hơn hết là hãy nghe chính những người này nói gì.

Mở đầu cuộc hội luận, Ô. Trần Quang Duật, đã lên phát biểu rằng ông là một cựu Thiếu Tá TQLC-VNCH đã đi tù ở miền Bắc. Ông hân hoan chào đón Ô. Điếu Cầy, một cựu bình nhì của Bộ Đội CSVN, trở về với cộng đồng để cùng tranh đấu cho tự do và dân chủ.

GS Kim Oanh nhận xét rằng Ô. Điếu Cầy từ 2006 đã đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và bảo vệ quê hương chống quân xâm lược Trung Quốc. Ô. Điếu Cầy đã kêu gọi chúng ta hãy cùng nhau đứng dưới một lá cờ để đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc và đất nước. Ông cũng đã xác nhận rằng lá cờ vàng có từ thời Nhà Nguyễn (Vua Thành Thái). Đó là lá cờ tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Ô. Điếu Cầy đã tuyên bố ông là một phần của chúng ta. GS Kim Oanh nhân dịp đã tặng cho Nhà Báo Điếu Cầy một chiếc khăn quàng cổ với hình lá cờ Vàng.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ Tịch của Tiếng Nói của Người Mỹ Gốc Việt (Voice of Vietnamese Americans) nói rằng cô xin được tỏ lòng ngưỡng mộ Ô. Điếu Cầy, cám ơn Ô. Điếu Cầy và gia đình của ông và tất cả mọi người ở Việt Nam đã cùng với ông tranh đấu trong những năm qua. Cô rất vui mừng thấy ông mạnh khỏe, tinh thần minh mẫn, và rất là cương quyết dù sau nhiều năm trong tù.

Cô Phạm Quế Chi là một người trẻ đầu tiên phát biểu rằng Cô là một người Mỹ gốc Việt. Cô tôn trọng mọi người tiếng Mỹ gọi là có “gut”, nghĩa là có khí phách, giám đứng lên nói ra những gì mình thực sự tin. Cô nói Cô rất khâm phục Ô. Điếu Cầy cũng như những anh chị bloggers trẻ và lớn đã bị đánh đập, gia đình bị hại, mất việc vẫn giám đứng lên chống chế độ Cộng Sản. Ông Điếu Cầy ngồi đây ông vẫn bảo vệ ý tưởng riêng của mình. Ông không bị Cộng Sản chèn ép cũng như không bị cộng đồng Việt Nam chèn ép, buộc phải theo ý của họ. Cô đi Hướng Đạo, cô trọng lá cờ Hướng Đạo. Sống ở Mỹ, cô trọng lá cờ Mỹ. Là một phần của người Việt Nam ở Mỹ, cô trọng lá cờ của cộng đồng Việt Nam, nhưng đó là quyền của cô. Không ai có thể bắt buộc cô làm như vậy.

Một người trẻ khác: “Đầu tiên cháu cám ơn chú Điếu Cầy đã hiện diện ở đây và chia sẻ với cộng đồng hải ngoại một số suy nghĩ. Là một người trẻ Việt Nam qua Hoa Kỳ lúc 9 tuổi, cháu rất cảm phục tinh thần hi sinh của chú Điếu Cầy. Chú đã đứng lên để tranh đấu cho nhân quyền và tự do cho Việt Nam có tương lai lớn hơn. Cháu nghĩ là chú Điếu Cầy, các bác các chú ở đây cùng với cháu có một giấc mơ Việt Nam có dân tộc hơn, có nhân quyền hơn, cho tương lai của các con các cháu của con biết là Việt Nam vẫn còn tồn tại, chứ không bị CSVN hay Tầu tới xâm lược. Cháu muốn nói thêm là cháu rất bằng lòng với câu nhận xét của chú Điếu Cầy là mình là người Việt Nam hết, hãy nói lên những lời đoàn kết, chứ không phải là chia rẽ. Cháu nhận xét là phải có sự đoàn kết, nước Việt Nam mới có thể có một tương lai tốt hơn. Nếu có những ý kiến không hay hay không đoàn kết, cháu nghĩ là những người CSVN sẽ rất vui mừng vì họ đã đem lại sự chia rẽ trong cộng động Việt Nam ở hải ngoại.”

Nhà Văn Phong Thu: “Anh là một nhân vật mà tôi đã viết trong sách của tôi xuất bản vào 2012. Anh là người tôi ngưỡng mộ là vì anh là người đầu tiên chống Tầu. Mà anh biết chống Tầu là chống ông cố nội của CSVN rồi. Như anh đã nói, chúng ta đổ tất cả những tội của Cộng Sản lên đầu anh Điếu Cầy thì cũng tội cho anh. Bởi vì như thế này. Tất cả chúng ta Nam và Bắc đều là nạn nhân của chế độ Cộng Sản. Tôi ở miền Nam, tôi phải theo chế độ của miền Nam vì ba của tôi đi theo Cộng Hòa lần đầu tiên mới thành lập. Ba tôi đã hi sinh trên chiên trường, nhưng tôi không nghĩ là anh Điếu Cầy đã bắn ba tôi chết, bởi vì anh cũng là nạn nhân của Cộng Sản.”

Một người trẻ tự giới thiệu là Chính: Cá nhân tôi rất khâm phục những anh em ở trong nước như anh Điếu Cầy và những anh em bloggers khác. Mỗi tối tôi lên máy tôi coi người nào bị đàn áp, người nao bị tù đầy. Lòng tôi đau cắt như vầy nhưng tôi không biết cách nào để giúp đỡ được anh em ở trong nước. Khi các anh ra đây bị những chuyện hiểu lầm, tôi rất là búc xúc. Tôi cũng rất lấy làm vui khi thấy các anh rất là chín chắn đối phó với …. (âm thanh nghe không rõ), chúng tôi rất là yên tâm. Tôi có một lo âu là không biết mấy anh chị ở trong nước thấy anh bị như vậy có nản lòng hay không, Do đó tôi muốn gửi một message (thông điệp) cho những anh em ở trong nước rằng có một số đông thầm lặng, có thể không ồn ào cho lắm, sẵn sàng góp công góp sức với quý anh. Chúng ta phải tích cực hơn trong việc nối kết với đám đông thầm lặng.

Không phải người cựu quân nhân nào cũng có một tư tưởng hẹp hòi. Ông Phạm Văn Tiền, cựu thiếu tá Quân Lực VNCH đã viết về anh Điếu Cầy và những kẻ chống cộng bằng mồm như sau:

“Niềm vui chưa được bao lâu thì những kẻ luôn chống cộng bằng mồm, những thành phần chống cộng cực đoan trong cộng đồng Người Việt tại hải ngoại, thay vì mở rộng vòng tay chào đón người anh hùng chống cộng để an ủi giúp đỡ, thì lại tìm mọi cách mọi phương tiện để cố tình hạ nhục giết chết tên tuổi Điếu Cày.”

“Chúng ta có nguyền rủa cộng sản 30 năm, 50 năm v.v… thì cộng sản vẫn là cộng sản không làm chúng suy yếu tí nào. Lật đổ được cộng sản hay không là do chính bàn tay của người dân trong nước mà đại diện là những nhà đấu tranh trong lòng chế độ như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức… Người Việt hải ngoại chỉ có khả năng tiếp sức, hỗ trợ và sức mạnh của chúng ta là sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Những tổ chức tự xưng là ủy ban nầy chính phủ nọ để rồi về giải phóng quê hương là những tổ chức mộng du không tưởng. Họ chỉ là những con rối dao to búa lớn chuyên phá hoại chẳng làm nên tích sự gì!”

“Hãy thông cảm và đón nhận những sự hy sinh phi thường của những người cộng sản phản tỉnh. Việc mở rộng vòng tay tiếp đón hỗ trợ Điếu Cày và nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác tại quê nhà mới là điều cần thiết, nhất trong giai đoạn sống còn của đất nước hiện nay.”

Chí lý thay nhận xét của Ông Phạm Văn Tiền

Trần Quốc Nam (Danchimviet)

Sửa bởi người viết 03/12/2014 lúc 10:08:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#5 Đã gửi : 03/12/2014 lúc 06:59:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Suy nghĩ về Điếu Cày đã hơn một tháng đến Mỹ

Tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (ĐCNVH) đã bị Cộng sản Việt Nam (CSVN) trục xuất ra khỏi Việt Nam ngày 20-10-2014 và đến phi trường Los Angeles (LA-Mỹ) vào tối 21-10-2014. Điếu Cày được nhiều người ở California đón tiếp trong không khí nồng nhiệt, thân thương vì đương sự là “Tù nhân lương tâm” vừa đến được bến bờ tự do.
Cũng kể từ đó, những tin tức về Điếu Cày được đăng tải thường xuyên trên các cơ quan truyền thông của Việt Nam. Chỉ riêng E-mail thôi, mỗi ngày tôi nhận trung bình 20 E-mail từ bạn hữu hay người thân, trong số này có khoảng 20% đến 25% là nói về Điếu Cày. Dù xem hoài thấy nhàm chán nhưng nghĩ đến tình cảm của người gởi muốn san sẻ tin tức với mình và một phần do óc tò mò thôi thúc nên tôi cũng cố gắng xem cho biết. Tôi thiết tưởng cũng nên sơ lược qua Điếu Cày để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn.
Sơ lược qua Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (*).
Nguyễn Văn Hải, còn được gọi là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 23-9-1952, tại Hải Hưng (Bắc Việt) thường trú tại 57/3-4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, Sài Gòn, vợ là bà Dương Thị Tân (sinh năm 1958), nay đã ly dị và 3 người con là Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Thị Hoàng Yến và Nguyễn Thị Thu Hương (đang ở Vancouver, Canada). Nguyễn Văn Hải đi bộ đội từ năm 1971 đến 1976, rồi về làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó vào Sài Gòn học và làm nghề sửa chữa điện tử, Hải còn hành nghề mua bán bất động sản.
Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân có hai căn nhà ở Sài Gòn, một ở số 57/3-57/4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, và một ở 84D đường Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3. Lúc đầu ông cho Công ty Cổ phần Kính mắt Hà Nội thuê hai căn 57/3-57/4 đường Phạm Ngọc Thạch kể ngày 1-6-1999 với giá 1.200USD/tháng, sau đó tăng giá lên dần, đến ngày 1-7-2008 là 1.600USD/tháng và từ 1-7-2010 là 2.000USD. Kể từ năm 2007, hai căn nhà này đã được sang tên lại cho con trai là Nguyễn Trí Dũng.
Theo bản cáo trạng của công an, trong cả hai dịch vụ cho thuê nhà nói trên, vợ chồng Hải không hề kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập và thuế môn bài. Theo kết luận giám định của Chi cục Thuế quận 3, tổng số tiền cho thuê hai căn nhà nói trên là 2.816.371.275 đồng. Tổng số tiền trốn thuế là 441.632.446 đồng. Nguyễn Văn Hải bị bắt trưa ngày 19-4-2008.
Bản cáo trạng còn ghi rằng: Năm 2001 ký giả Lê Xuân Lập (sinh năm 1958) đang làm việc cho một tờ báo có văn phòng ở Sài Gòn đã gởi đơn cho Hội Nhà Báo Việt Nam xin thành lập “Hội nhà báo tự do” nhưng không được chấp thuận. Đến năm 2007, Lập nghỉ nghề làm báo và xin lập “Hội nhà báo tự do” lần nữa nhưng cũng không được chấp thuận.
Sau đó, Lập gặp gỡ Nguyễn Văn Hải cùng một số đối tượng khác và thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do”(CLBNBTD). Lập được bầu làm chủ nhiệm. Nguyễn Văn Hải và 2 đối tượng khác được giao nhiệm vụ thiết kế blog CLBNBTD. Sau đó Nguyễn Văn Hải đã tự động thay đổi mật khẩu blog và nhận làm chủ nhiệm blog, loại Lê Xuân Lập ra, đưa Tạ Phong Tần (sinh năm 1968, ở Bạc Liêu là một cựu sĩ quan công an) và Phan Thanh Hải (sinh năm 1969, ở Thủ Đức) vào phụ trách bài vở và biến thành một cơ quan đấu tranh chính trị, chống đối nhà nước. Tạ Phong Tần lập blog “Công lý và Sự thật”, sau đổi thành “Sự thật và Công lý”, còn Phan Thanh Hải lập blog “Anhbasaigon”.
Như vậy, có lẽ từ hai bàn tay trắng mà anh Hải đã tạo ra các căn nhà đồ sộ ở Sài Gòn để cho thuê, đưa con gái là Nguyễn Thị Thu Hương qua Canada và làm chủ nhiệm CLBNBTD thì quả là người giỏi giang vậy.
Trong thời gian từ tháng 9-2007 đến tháng 10-2010, đã có 421 bài đăng trên CLBNBTD, trong đó có 94 bài do thành viên CLBNBTD viết và 327 bài lấy lại từ các blog, trang web của các tổ chức khác hoạt động chống lại Nhà nước.
Bản cáo trạng còn cho biết Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải đã tham gia đợt huấn luyện do tổ chức phản động “Đảng Việt Tân” tổ chức tại Thái Lan. Thật ra đây là “Đảng Việt Tân” giả do Công An lập ra, để gài bắt nhóm Luật sư Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, nhóm Sinh viên thanh niên Công Giáo Vinh và nhóm Nguyễn Văn Hải. Lúc đầu Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải chối, nhưng Công An đưa băng ra làm bằng chứng nên hết chối cãi.
Ngày 10-9-2008, toà án Quận 3 tuyên phạt Nguyễn Văn Hải 2 năm 6 tháng tù giam về tội “trốn thuế”. Ngày 19-10-2010 là ngày Hải mãn hạn tù, nhưng thay vì trả tự do, Công An vẫn tiếp tục giam giữ.
Đến ngày 24-9-2012, Tòa án Sài Gòn mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Văn Hải 12 năm tù và 5 năm quản chế tại địa phương, Tạ Phong Tần 10 năm tù và 3 năm quản chế tại địa phương, và Phan Thanh Hải 4 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Cảm nghĩ về Cờ Vàng 3 Sọc đỏ (Cờ Quốc gia) với Điếu Cày

Khi tôi xem sơ qua các bài viết và Video clip trong các E-mail, thì tôi giật mình vì nhiều người ủng hộ ĐCNVH đến độ bênh vực và đề cao quá đáng! Còn những người chống đối cũng không ít, đã (lại) dùng những từ chỉ trích quá nặng nề?! Tôi nghĩ rằng những người bênh và người chống đều là người quốc gia chân chính, chỉ vì bênh và chống Điếu Cày là người có công biểu tình phản đối lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh vào ngày 29-4-2008 băng qua Sài Gòn?!.
Khi tôi xem các bài viết và Video clip, được biết Điếu Cày thường phát biểu: “Tôi đã trải qua 6 năm 6 tháng trong 11 nhà tù cộng sản”, với gian này không bằng một nửa thời gian mà các nhà chính trị và sĩ quan miền Nam bị ở tù bởi chế độ CSVN, nếu so với Nguyễn Hữu Cầu đã ở tù tổng cộng 37 năm thì Điếu Cày ở tù chưa bằng 1/5 thời gian ấy mà thôi?!
Các Sĩ quan bị ở tù lâu năm, sau này được đi định cư ở Mỹ theo diện HO (Humanitarian Organization: Tổ chức nhân đạo), khi đến các phi trường tại Hoa Kỳ đã có bao nhiêu người đồng hương hay chiến hữu ra phi trường đón rước họ (đáng nói là các Sĩ quan cao cấp) để cho họ được nhìn lá Cờ Vàng mà họ luôn ấp ủ trong tim, đã lâu lắm họ chưa có dịp nhìn lá cờ Quốc gia?!. Lá Cờ Vàng là lá cờ mà họ đã có nhiều năm chiến đấu vì “Trách nhiệm, Danh dự, Tổ quốc”, và có biết bao các chiến hữu của họ đã hy sinh hoặc chính họ đã bị thương tật vì anh dũng bảo vệ lá cờ Quốc gia.
Thú thật, tôi nói ra bà con cười nhưng sự thật không thể không thổ lộ, riêng tôi cấp bậc thấp và trại “tù cải tạo” giam giữ tôi bị/được dời đến nơi khác nên tôi được ra tù sớm hơn, lại liều lĩnh vượt biên và đến Mỹ vào năm 1981 (chỉ 6 năm sau 1975), lần đầu tiên tôi được đứng chào cờ (sau 6 năm được chiêm ngưỡng lại) do các hội đoàn tổ chức nhân ngày lễ hội nơi mình mới dung thân. Mặc dù tôi là người hèn nhát đã buông súng khi thất trận năm 1975, tôi không biết thẹn thùng đã rời quê hương để tìm tự do cho riêng mình?! Thế mà, khi tôi hát quốc ca với bà con, mắt chăm chú nhìn lá Cờ Vàng nỗi mừng tủi lẫn lộn, nước mắt luôn rưng rưng, cố ngăn mà không được?!!! Trong khi ấy, tại phi trường LA vào tối 21-10-2014, có người trao cho Điếu Cày Cờ Vàng 3 Sọc đỏ (Cờ Quốc gia), dù Điếu Cày chưa nhận lá Cờ Vàng vì vô tình hay cố ý, vẫn gây ra hiện tượng bên chống, bên che tranh luận mạnh mẽ cả một tháng qua! Ngoài ra, trong Video clip buổi gặp gỡ Điếu Cày tại Annandale, Virginia do Ban Biên Tập Chương trình TV Bản Tin HTĐ tổ chức vào ngày Chủ Nhật 23-11-2014, giáo sư Kim Oanh tặng Điếu Cày khăn quàng cổ “Cờ Việt Nam Cộng Hòa” và quấn vào cổ Điếu Cày ở phút 38:40. Tôi thiết nghĩ trao Cờ cho Điếu Cày ở phi trường LA và quấn Cờ vào cổ Điếu Cày là vội vàng là hình thức bên ngoài không cần thiết, vì quả tim của đương sự thật sự có thiết tha với chính nghĩa hay không mới cần thiết, chứ không phải trao hay quấn cờ vào tay hay vào cổ đương sự, vì chính nghĩa có tính thuyết phục chứ không phải là áp đặt và tôi nhớ câu nói: “Cách xử thế với người đời, làm cho họ tâm phục, đừng bắt họ khuất phục” là rất đúng. Vậy vì sao chúng ta lại bàn cãi về Cờ Vàng với Điếu Cày để làm chi?! Tôi xin phép đưa ra cụ thể rõ hơn, là có những người giả bộ nghiêm chỉnh, rất nghiêm chỉnh đứng chào lá Quốc kỳ VNCH, như:
- Phi công Nguyễn Thành Trung là tên phản phúc đã dùng máy bay phản lực F5E ném bom Dinh Độc Lập lúc 8h30 ngày 8-4-1975, tên thật của hắn là Đinh Khắc Chung, bí danh là Năm Chung, có anh cả là Đinh Khắc Cần, Cần đã tập kết ra Bắc rồi trở về Sài Gòn hoạt động.
- Vũ Ngọc Nhạ, hắn nổi tiếng với biệt danh “Ông cố vấn”, vì hắn có làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của VNCH và là nhân vật chủ chốt cụm tình báo A.22, hắn đã xây dựng một cụm tình báo chiến lược quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc Lực lượng thứ 3.
- Lê Hữu Thúy tự là Thắng là đầu não cụm tình báo A.25 của Việt cộng, hắn đã đi sĩ quan Thủ Đức, sau đó lại làm Trưởng phòng An ninh!.
- Huỳnh Văn Trọng, vào ngày 20-9-1969, đã bị cơ quan an ninh khám phá là nhân vật chính trong một ổ gián điệp, mà hắn đang làm Phụ tá cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã bị bắt vì hoạt động cho Việt cộng, đồng đảng cùng bị bắt lên đến 42 người. Tất cả những kẻ này, khi còn nằm vùng ở miền Nam, không ai trao cờ hay quấn cờ vào cổ, bọn chúng vẫn chào cờ rất nghiêm chỉnh, nhưng trái tim của chúng lại thầm thề thốt, ghi khắc phục vụ dưới lá cờ sắc máu khác?!
Điếu Cày và nhạc sĩ Trúc Hồ “đồng thanh tương ứng”

Điếu Cày đến Mỹ tròn 10 ngày thì được Trúc Hồ giám đốc đài SBTN ở thành phố Garden Grove, Nam California tổ chức buổi Hội luận Truyền thông vào lúc 2 giờ trưa thứ Sáu ngày 31-10-2014. Tại hội trường có lẽ vì nhạy cảm, nên không ai thấy trưng bày một lá Cờ Vàng nào. Trong buổi Hội luận, Luật sư Đỗ Phủ hỏi: “Anh có thuộc về một tổ chức hay đảng phái nào hay không?”
Điếu Cày nói: “Tôi chỉ có một tổ chức duy nhất là CLB Nhà Báo Tự Do. CLB Nhà Báo Tự Do trong vai trò truyền thông là một tổ chức độc lập không liên quan đến các đảng phái chính trị nào. Nhưng là một cơ quan truyền thông, chúng tôi sẽ góp sức để kết nối thông tin để đưa tất cả tiếng nói của mọi người, mọi tổ chức xã hội lên trên hệ thống truyền thông để giúp tiếng nói của họ đi xa hơn mạnh hơn. Đó là điều chúng tôi làm.”
Nhà báo Lý Kiến Trúc gửi câu hỏi, “Trong bối cảnh chính trị nhân văn phức tạp của cộng đồng Việt hải ngoại và các nhà đấu tranh dân chủ, những thành phần cấp tiến trong nước, sự tiếp cận còn rất nhiêu khê, còn bị bưng bít và dễ bị 2 phía chụp mũ. Ông sẽ giải quyết sự bế tắc này bằng cách nào?”
Điếu Cày trả lời: “Mục tiêu của tôi sang đây là vì tôi đã nhìn thấy rõ khuyết tật của truyền thông Việt Nam. Bởi vậy, tôi sang đây là để làm việc kết nối truyền thông trong và ngoài nước để đẩy mạnh làn thông tin trao đổi giữa hai bên. Khi thông tin cân bằng thì sự thấu hiểu, thông cảm giữa hai cộng đồng trong và ngoài nước dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến việc hàn gắn, xây dựng tình đoàn kết trong ngoài”.
Và khi trả lời câu hỏi: “Trước đây anh là bộ-đội và ngay tại đây có nhiều người từng là sĩ-quan VNCH, nếu cần phải nói đều gì với họ thì anh sẽ nói gì?”.
Điếu-Cày đã trả lời: “Tôi muốn nói thế này: Ở Miền Bắc đến tuổi, không đi bộ-đội thì cũng bị bắt. Đi qua một cuộc chiến, tôi đã thấy nhiều điều đau khổ trên quê-hương đất nước này. Tôi từng thấy một bà mẹ VN từng đặt lên bàn thờ di-ảnh cuả hai con mình ở hai chiến-tuyến khác nhau. Nhà thơ Nguyễn-Duy có nói “bên nào thắng thì nhân-dân đều bại”?!. Còn chúng ta vì lý-do này hay lý-do kia từng đứng ở hai đầu chiến-tuyến và tôi cũng nói đến các vị cựu chiến-binh từng tham-chiến tại VN cũng như vậy thôi. Bây giờ là lúc chúng ta hàn-gắn Dân-tộc VN. Bây giờ là lúc bắt tay vào hợp-tác và phát-triển với bạn-bè trên cộng-đồng quốc-tế. Vì vậy, chúng ta hãy xếp lại quá-khứ, xếp lại sự khác biệt để cùng đấu-tranh vì một mục-đích vì tương-lai cuả dân-tộc. Còn những chính-quyền đã đem lại sự đau-khổ cho người dân thì, giờ mọi người đã nhận rõ và bây giờ chúng ta đấu-tranh vì một tương-lai VN đoàn-kết, hoà-hợp và phát-triển”.
Nhìn chung trong các buổi Hội luận tại SBTN ở Garden Grove, Nam California hay tại Annandale, Virginia... Điếu Cày có vẻ tự tin, giọng truyền cảm, nói năng rõ ràng đã gây được sự cảm tình của khán giả tham dự. Tuy nhiên, có nhiều câu Điếu Cày phát biểu còn lơ lửng chưa dứt khoát về mục tiêu đấu tranh của anh, như: “...Khi thông tin cân bằng thì sự thấu hiểu, thông cảm giữa hai cộng đồng trong và ngoài nước dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến việc hàn gắn, xây dựng tình đoàn kết trong ngoài”. hoặc “... chúng ta hãy xếp lại quá-khứ, xếp lại sự khác biệt để cùng đấu-tranh vì một mục-đích vì tương-lai cuả dân-tộc. Còn những chính-quyền(?) đã đem lại sự đau-khổ cho người dân thì, giờ mọi người đã nhận rõ và bây giờ chúng ta đấu-tranh vì một tương-lai VN đoàn-kết, hoà-hợp và phát-triển”. Xin hỏi: “... hàn gắn, xây dựng tình đoàn kết trong ngoài” và “... đoàn-kết, hoà-hợp và phát-triển” với ai? “Đoàn-kết, hoà-hợp và hàn gắn” với những người đấu tranh chống CSVN hay “Đoàn-kết, hoà-hợp và hàn gắn” toàn thể đảng CSVN???!.
Tôi theo dõi tất cả các bài viết và Video clip, Điếu Cày có nói về kết nối với Đài truyền Hình SBTN với CLBNBTD, tranh đấu cho tự do của Tạ Phong Tần... nhưng anh chưa hề thổ lộ tâm tư của anh nghĩ gì về “Bác Hồ” hoặc “Đảng ta” là những kẻ đã buôn dân bán nước, có phải “Đây là một chủ đề nhạy cảm” đúng không anh Điếu Cày?!.
Có lẽ Điếu Cày và Trúc Hồ mong muốn sửa đổi chế độ CSVN chứ không muốn thay đổi chế độ CSVN. Từ đấy, có thể nói rằng anh Điếu Cày và nhạc sĩ Trúc Hồ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, vì Trúc Hồ đã nói: “Lật Đổ CSVN là ... SAI... và chỉ xin quyền căn bản làm người mà thôi”. Mời xem Trúc Hồ phát biểu:http://www.youtube.com/watch?v=pbWlPNCDCz8
Cuối cùng tôi nghĩ rằng Điếu Cày là một Tù nhân lương tâm, là một con cờ mà chính quyền Mỹ và chính quyền CSVN dùng để trao đổi vì quyền lợi của mỗi bên, cùng muốn xích lại gần để ngăn ngừa Tàu cộng càng ngày càng hung hãn. Cho nên Điếu Cày được trình bày với Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Mỹ là chính quyền Mỹ muốn chứng tỏ rằng luôn lắng nghe từ người đã đấu tranh cho nhân quyền, chứ CIA và Bộ Ngoại Giao Mỹ đã biết rành rẽ tình trạng tự do, nhân quyền ở Việt Nam hơn Điếu Cày!
Còn nữa, nếu so sánh sự đấu tranh chống chế độ độc tài CSVN thì Điếu Cày cần nghiền ngẫm về lòng đấu tranh son sắt của Đặng Chí Hùng khi anh Hùng còn ở trong nước hay khi ra hải ngoại (người mới tỵ nạn CSVN tại Canada) luôn (đã) thẳng thắn, cương quyết. Ngoài ra, tôi hy vọng rằng anh Điếu Cày được sống thời gian dài với không khí tự do, tìm hiểu đâu là chính nghĩa, đâu là phi dân tộc, Điếu Cày sẽ có lựa chọn cho chính mình, như ông Bùi Tín lúc đầu rất dè dặt khi nói (hay viết) về “Bác-Đảng” nhưng sau nhiều năm sống trên đất tự do, ông đã có dịp chiêm nghiệm, so sánh hai chế độ độc tài và tự do, nên ông thẳng thắn lột trần chế độ CSVN, đã cho chúng ta nhiều bài bình luận súc tích và tin tức hữu ích.
Tôi thiết nghĩ: “Tù nhân lương tâm hay các nhà bất đồng chính kiến trong nước được đến vùng đất tự do, chúng ta sẵn sàng hỗ tương, nhưng chúng ta cẩn thận quan sát động tĩnh của người ấy?!” Từ đấy, tôi xin phép thưa rằng: Những ai tha thiết với quê hương hãy nhìn anh Điếu Cày là một Tù nhân lương tâm như mọi Tù nhân lương tâm khác: Đinh Nguyên Kha, Vi Đức Hồi, Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi Thị Minh Hằng... Và gần đây là Tù nhân lương tâm Trần Khải Thanh Thủy được đến Mỹ năm 2011, đã gây xôn xao dư luận một lúc rồi cũng qua thôi, nhưng nếu có ai bênh hay chống cho Tù nhân lương tâm này, lại/đã dùng lời lẽ hay các từ nặng nề có thể gây nên hệ lụy xấu rất khó khăn hàn gắn?!.
Điều khẩn thiết, chúng ta đừng bênh và chống anh Điếu Cày một cách quyết liệt để rơi vào tình trạng rạn nứt giữa những người Quốc gia, đảng CSVN thấy vậy sẽ vui mừng cười khẩy nói rằng: “Chỉ đưa một anh bộ độ phục viên qua Mỹ đã làm cho cả Cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại bị rạn nứt, vì bọn chúng luôn đố kỵ nên dễ dàng phân hóa”, nếu quả thật vậy thì buồn lòng biết bao?!!!
Vì vậy, không vì khác biệt chính kiến với anh Điếu Cày, mà người Việt Quốc gia lại cố bênh vực hay cố chống đối, có thể gây nên ít nhiều rạn nứt hay tổn thương trong Cộng đồng người Việt Quốc gia chúng ta là điều đáng tiếc, đáng tiếc lắm!!!.
Mong thay!
Ngày 3-12-2014
Nguyễn Lộc Yên
__________________
(*)- Đoạn này tham khảo trong bài viết “Kịch bản Điếu Cày trong ván bài Mỹ trở lại Việt Nam” của tác giả Lữ Giang.

nga  
#6 Đã gửi : 04/12/2014 lúc 06:51:52(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tự do ngôn luận – Giá trị của những lời phát biểu
Sống trong một đất nước tự do, dân chủ, mọi người có quyền phát biểu những suy nghĩ, nhận định của mình về một vấn

đề của xã hội mà mình quan tâm.

Quyền tự do phát biểu ý kiến không bị giới hạn bởi một điều luật nào nếu những điều phát biểu không gây phương hại

nghiêm trọng, không làm tổn thương danh dự, không uy hiếp, đe dọa tinh thần, thể chất người khác.

Quyền tự do đó nói lên tính bình đẳng của mọi người trong xã hội, không phân biệt quá khứ, giầu nghèo, học vấn, nghề

nghiệp chuyên môn, địa vị xã hội…Khi cần biểu quyết một vấn đề chung, chọn lựa người đại diện, mỗi lá phiếu đều có giá

trị như nhau.
UserPostedImage
Bà Elizabeth Lauten

Xin được nói sơ về một phát biểu ý kiến ở Mỹ gây xôn xao trên Facebook và dư luận Mỹ trong tuần vừa qua:

- Phát ngôn viên báo chí của đảng cộng hòa, tiểu bang Tennessee, cô Elizabeth Lauten đã mất việc về những phát biểu vô

ý thức của mình trên Facebook.

Elizabeth Lauten đã chỉ trích 2 cô con gái của tổng thống Mỹ Obama là Malia và Sasha trong buổi lễ Thanksgiving tại tòa

Bạch Ốc đã mặc váy quá ngắn như đi vào bar rượu, tỏ vẻ chán nản, không lịch sự trong một buổi lễ quan trọng như vậy

trên truyền hình. Cô Lauten còn viết thêm:- Điều này như tấm gương phản ánh con người của Obama , người không hề coi

trọng địa vị tổng thống của mình.

Ngay sau đó một làn sóng phẫn nộ đã tới tấp đáp trả những phát biểu của Elizabeth Lauten, nhiều người sử dụng Twittter,

Facebook lên tiếng đòi cô phải từ chức.

Khi làn sóng phản đối lên cao, Lauten xóa đi ý kiến của mình trên Facebook về Malia và Sasha, nhưng đã quá trễ, viên đạn

bắn đi, không thể lấy lại được, sự hối hận không giúp Lauten giữ được công việc.

Sau khi nói chuyện với bố mẹ và cầu nguyện, Elizabeth Lauten thú nhận những lời của mình đã làm tổn thương người khác,

cô gửi lời xin lỗi.

Ngay trong đảng cộng hòa, người ta cũng giải thích cho Elizabeth Lauten biết rằng 2 cô con gái của Obama hoàn toàn

không có lỗi trong những xung khắc về đường lối chính trị của cha họ với đảng cộng hòa.

Cô Lauten không phải đối mặt với pháp luật vì không có người truy tố nhưng đã phải tự ý nghỉ việc vì áp lực từ mọi phía, kể

cả trong nội bộ đảng cộng hòa.

Đó là chuyện Mỹ, chuyên cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ mấy tuần qua cũng có những xáo trộn chung quanh nhân vật

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người tù lương tâm bị chế độ cộng sản trục xuất qua Mỹ ngày 23.10.2014.

Sự trục xuất ông Điếu Cày, buổi đón tiếp ông tại phi trường Los Angeles, những cuộc họp báo, hội luận, gặp gỡ đồng

hương sau đó ở Orange County, Washington DC…đã gây nên một làn sóng tranh cãi, hoan hô có, bênh vực có, bôi nhọ,

phê phán có..

Điều đáng chú ý là những bôi nhọ được viết thành những bài báo, những email, thách thức tranh luận…đăng rải rác, phổ

biến nhiều nơi trên mạng. Các công kích, chỉ trích phần lớn nhắm vào quá khứ đi bộ đội của Điếu Cày trước năm 1975.

Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từng là bộ đội của cộng sản Bắc Việt trước năm 1975, là người đòi hỏi tự do cho báo chí

trong nước, người biểu tình chống Trung cộng xâm lăng Việt Nam ở đảo Hoàng Sa, Trường Sa bị chế độ CSVN, tay sai

của Trung cộng phạt tù 12 năm.

Tôi không xưng tụng ông là anh hùng nhưng cúi đầu cảm phục ông đã có can đảm, dũng khí đấu tranh trực diện với chế độ

độc tài, gian ác, vô nhân nhất trong lịch sử Việt Nam.

Đã có những bài báo nói về chuyện trục xuất ông Điếu Cày, ông Cù Huy Hà Vũ, bà Trần Khải Thanh Thủy phát tán trên

mạng…Họ gọi đó là hiện tượng trục xuất, họ so sánh những năm tháng tù đầy của những người này với những năm tháng

tù tội mà họ phải gánh chịu sau năm 1975 vì đã đứng trong hàng ngũ cảnh sát, quân dội Việt Nam Cộng Hòa trước kia, để

rồi đi đến kết luận: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ không xứng đáng được sống ở Mỹ, những người này có tội vì

đã có thời gian đứng trong hàng ngũ quân xâm lược…, có người nặng nề hơn cáo buộc Điếu Cầy là gián điệp cộng sản,

dùng khổ nhục kế để xâm nhập, phá hoại cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Tôi sẽ không có ý kiến, không phản bác lại nhận định, phát biểu của họ nếu họ không nhân danh lá cờ vàng, biểu tượng cho

tự do, dân chủ của miền Nam Việt Nam trước đây mà tôi là một thành viên, đã từng đứng dưới lá cờ đó.

Nhân danh cờ vàng, những lời phát biểu của họ kéo theo một số người chưa hiểu rõ nội tình, ồn ào phản đối.

Tôi lên tiếng vì họ đã nhân danh lá cờ vàng, dùng biểu tượng của một chế độ ( cho dù chế độ không còn tồn tại ) để phê

phán quá khứ, vu khống, kết tội ông Điếu Cày một cách hàm hồ, không bằng chứng.
Dùng lá cờ vàng, biểu tượng của nền cộng hòa, dân chủ, tự do, để soi mói, chỉ trích, vu khống, kết tội người trực diện đấu

tranh cho dân chủ, tự do cho thấy khoảng cách thật lớn giữa lời nói và việc làm của một số người lúc nào cũng quấn cờ

vàng lên người như tấm bình phong chứng minh gốc gác để chống cộng, đồng thời chống tất cả những ai không chống

cộng giống mình.
Thiểu số này lợi dụng quyền tự do để phỉ báng, vu cáo, hạ nhục người khác bằng những lời lẽ áp đặt, truy bức quá khứ của

những người một thời vì hoàn cảnh đất nước đối đầu với họ, nay đã trực diện đấu tranh đòi hỏi dân chủ, tự do với chế độ

cộng sản.
Người Việt hải ngoại, những người lớn tuổi thuộc thế hệ thứ nhất, ít người dùng facebook, Twitter…nên những lời phát

biểu của Điếu Cày, những video clip tường thuật những cuộc họp báo, hội luận của ông dù được phổ biến trên mạng, khá

nhiều người vẫn chưa coi hoặc nghe đến, có thể dễ dàng tin theo những xách động chống phá Điếu Cày.

Hoa Kỳ là một đất nước dân chủ, tự do nhưng không vì thế mà luật pháp cho phép người này tự do nhục mạ, chửi bới, vu

khống, uy hiếp, truy bức…người khác bằng lời nói hay hành động.

Luật pháp chắc chắn sẽ can thiệp nếu những hành động, lời phát biểu… làm thiệt hại danh dự, nhân phẩm hay gây nguy

hiểm đến tính mạng người khác.

Tôi tin rằng sự chụp mũ gián điệp, thách thức tranh luận hay những câu hỏi trong những lần gặp gở đồng hương có tính

cách truy bức quá khứ để buộc tội chưa đủ làm phương hại đến thể chất, tinh thần của Điếu Cày, nhưng ít nhiều cũng tạo

ra những ngộ nhận, nghi kị không nên có.

Những người Việt sống ở hải ngoại, may mắn hơn 90 triệu người dân trong nước phải sống dưới chế độ độc tài cộng sản ,

nên ý thức được việc làm, lời nói, hành động của mình.

Tìm cách áp đặt những nhận định, suy diễn của mình lên hành động, lời nói người khác chỉ là phương pháp điều tra của

các chế độ cộng sản, độc tài nhằm làm suy yếu sức đối kháng của người dân. Áp dụng hình thức này ở hải ngoại, nơi mọi

người có tiếng nói bình đẳng như nhau sẽ không có hiệu quả, nó chỉ nói lên sự nhỏ nhen, ghen tị hay hận thù vô cớ…

Thạch Đạt Lang (Danchimviet)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.479 giây.