Tự do ngôn luận – Giá trị của những lời phát biểuSống trong một đất nước tự do, dân chủ, mọi người có quyền phát biểu những suy nghĩ, nhận định của mình về một vấn
đề của xã hội mà mình quan tâm.
Quyền tự do phát biểu ý kiến không bị giới hạn bởi một điều luật nào nếu những điều phát biểu không gây phương hại
nghiêm trọng, không làm tổn thương danh dự, không uy hiếp, đe dọa tinh thần, thể chất người khác.
Quyền tự do đó nói lên tính bình đẳng của mọi người trong xã hội, không phân biệt quá khứ, giầu nghèo, học vấn, nghề
nghiệp chuyên môn, địa vị xã hội…Khi cần biểu quyết một vấn đề chung, chọn lựa người đại diện, mỗi lá phiếu đều có giá
trị như nhau.
Bà Elizabeth Lauten
Xin được nói sơ về một phát biểu ý kiến ở Mỹ gây xôn xao trên Facebook và dư luận Mỹ trong tuần vừa qua:
- Phát ngôn viên báo chí của đảng cộng hòa, tiểu bang Tennessee, cô Elizabeth Lauten đã mất việc về những phát biểu vô
ý thức của mình trên Facebook.
Elizabeth Lauten đã chỉ trích 2 cô con gái của tổng thống Mỹ Obama là Malia và Sasha trong buổi lễ Thanksgiving tại tòa
Bạch Ốc đã mặc váy quá ngắn như đi vào bar rượu, tỏ vẻ chán nản, không lịch sự trong một buổi lễ quan trọng như vậy
trên truyền hình. Cô Lauten còn viết thêm:- Điều này như tấm gương phản ánh con người của Obama , người không hề coi
trọng địa vị tổng thống của mình.
Ngay sau đó một làn sóng phẫn nộ đã tới tấp đáp trả những phát biểu của Elizabeth Lauten, nhiều người sử dụng Twittter,
Facebook lên tiếng đòi cô phải từ chức.
Khi làn sóng phản đối lên cao, Lauten xóa đi ý kiến của mình trên Facebook về Malia và Sasha, nhưng đã quá trễ, viên đạn
bắn đi, không thể lấy lại được, sự hối hận không giúp Lauten giữ được công việc.
Sau khi nói chuyện với bố mẹ và cầu nguyện, Elizabeth Lauten thú nhận những lời của mình đã làm tổn thương người khác,
cô gửi lời xin lỗi.
Ngay trong đảng cộng hòa, người ta cũng giải thích cho Elizabeth Lauten biết rằng 2 cô con gái của Obama hoàn toàn
không có lỗi trong những xung khắc về đường lối chính trị của cha họ với đảng cộng hòa.
Cô Lauten không phải đối mặt với pháp luật vì không có người truy tố nhưng đã phải tự ý nghỉ việc vì áp lực từ mọi phía, kể
cả trong nội bộ đảng cộng hòa.
Đó là chuyện Mỹ, chuyên cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ mấy tuần qua cũng có những xáo trộn chung quanh nhân vật
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người tù lương tâm bị chế độ cộng sản trục xuất qua Mỹ ngày 23.10.2014.
Sự trục xuất ông Điếu Cày, buổi đón tiếp ông tại phi trường Los Angeles, những cuộc họp báo, hội luận, gặp gỡ đồng
hương sau đó ở Orange County, Washington DC…đã gây nên một làn sóng tranh cãi, hoan hô có, bênh vực có, bôi nhọ,
phê phán có..
Điều đáng chú ý là những bôi nhọ được viết thành những bài báo, những email, thách thức tranh luận…đăng rải rác, phổ
biến nhiều nơi trên mạng. Các công kích, chỉ trích phần lớn nhắm vào quá khứ đi bộ đội của Điếu Cày trước năm 1975.
Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từng là bộ đội của cộng sản Bắc Việt trước năm 1975, là người đòi hỏi tự do cho báo chí
trong nước, người biểu tình chống Trung cộng xâm lăng Việt Nam ở đảo Hoàng Sa, Trường Sa bị chế độ CSVN, tay sai
của Trung cộng phạt tù 12 năm.
Tôi không xưng tụng ông là anh hùng nhưng cúi đầu cảm phục ông đã có can đảm, dũng khí đấu tranh trực diện với chế độ
độc tài, gian ác, vô nhân nhất trong lịch sử Việt Nam.
Đã có những bài báo nói về chuyện trục xuất ông Điếu Cày, ông Cù Huy Hà Vũ, bà Trần Khải Thanh Thủy phát tán trên
mạng…Họ gọi đó là hiện tượng trục xuất, họ so sánh những năm tháng tù đầy của những người này với những năm tháng
tù tội mà họ phải gánh chịu sau năm 1975 vì đã đứng trong hàng ngũ cảnh sát, quân dội Việt Nam Cộng Hòa trước kia, để
rồi đi đến kết luận: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ không xứng đáng được sống ở Mỹ, những người này có tội vì
đã có thời gian đứng trong hàng ngũ quân xâm lược…, có người nặng nề hơn cáo buộc Điếu Cầy là gián điệp cộng sản,
dùng khổ nhục kế để xâm nhập, phá hoại cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Tôi sẽ không có ý kiến, không phản bác lại nhận định, phát biểu của họ nếu họ không nhân danh lá cờ vàng, biểu tượng cho
tự do, dân chủ của miền Nam Việt Nam trước đây mà tôi là một thành viên, đã từng đứng dưới lá cờ đó.
Nhân danh cờ vàng, những lời phát biểu của họ kéo theo một số người chưa hiểu rõ nội tình, ồn ào phản đối.
Tôi lên tiếng vì họ đã nhân danh lá cờ vàng, dùng biểu tượng của một chế độ ( cho dù chế độ không còn tồn tại ) để phê
phán quá khứ, vu khống, kết tội ông Điếu Cày một cách hàm hồ, không bằng chứng.
Dùng lá cờ vàng, biểu tượng của nền cộng hòa, dân chủ, tự do, để soi mói, chỉ trích, vu khống, kết tội người trực diện đấu
tranh cho dân chủ, tự do cho thấy khoảng cách thật lớn giữa lời nói và việc làm của một số người lúc nào cũng quấn cờ
vàng lên người như tấm bình phong chứng minh gốc gác để chống cộng, đồng thời chống tất cả những ai không chống
cộng giống mình.
Thiểu số này lợi dụng quyền tự do để phỉ báng, vu cáo, hạ nhục người khác bằng những lời lẽ áp đặt, truy bức quá khứ của
những người một thời vì hoàn cảnh đất nước đối đầu với họ, nay đã trực diện đấu tranh đòi hỏi dân chủ, tự do với chế độ
cộng sản.
Người Việt hải ngoại, những người lớn tuổi thuộc thế hệ thứ nhất, ít người dùng facebook, Twitter…nên những lời phát
biểu của Điếu Cày, những video clip tường thuật những cuộc họp báo, hội luận của ông dù được phổ biến trên mạng, khá
nhiều người vẫn chưa coi hoặc nghe đến, có thể dễ dàng tin theo những xách động chống phá Điếu Cày.
Hoa Kỳ là một đất nước dân chủ, tự do nhưng không vì thế mà luật pháp cho phép người này tự do nhục mạ, chửi bới, vu
khống, uy hiếp, truy bức…người khác bằng lời nói hay hành động.
Luật pháp chắc chắn sẽ can thiệp nếu những hành động, lời phát biểu… làm thiệt hại danh dự, nhân phẩm hay gây nguy
hiểm đến tính mạng người khác.
Tôi tin rằng sự chụp mũ gián điệp, thách thức tranh luận hay những câu hỏi trong những lần gặp gở đồng hương có tính
cách truy bức quá khứ để buộc tội chưa đủ làm phương hại đến thể chất, tinh thần của Điếu Cày, nhưng ít nhiều cũng tạo
ra những ngộ nhận, nghi kị không nên có.
Những người Việt sống ở hải ngoại, may mắn hơn 90 triệu người dân trong nước phải sống dưới chế độ độc tài cộng sản ,
nên ý thức được việc làm, lời nói, hành động của mình.
Tìm cách áp đặt những nhận định, suy diễn của mình lên hành động, lời nói người khác chỉ là phương pháp điều tra của
các chế độ cộng sản, độc tài nhằm làm suy yếu sức đối kháng của người dân. Áp dụng hình thức này ở hải ngoại, nơi mọi
người có tiếng nói bình đẳng như nhau sẽ không có hiệu quả, nó chỉ nói lên sự nhỏ nhen, ghen tị hay hận thù vô cớ…
Thạch Đạt Lang (Danchimviet)