logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/12/2014 lúc 10:36:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Sau tám tháng đến Hoa Kỳ và làm việc tại Viện Quốc Gia Phát Triển Dân Chủ (National Endownment for Democracy viết tắt là NED) ở thủ đô Washington với tư cách một nhà nghiên cứu, vào ngày 11-12-2014 vừa qua, Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã thuyết trình về đề tài “Thực hiện nhân quyền để dân chủ hóa Việt Nam” (Implementing Human Rights as a Path to Democracy in Vietnam).

TS Cù Huy Hà Vũ nhận xét rằng Đảng CSVN, giống như những chế độ độc tài khác, để duy trì quyền lực phải đàn áp nhân quyền. Nếu nhân quyền được tôn trọng sẽ không có độc tài và ngược lại. Theo ông, dân chủ là một phương tiện để chấm dứt những vi phạm nhân quyền và những tổ chức xã hội dân sự (XHDS). Cộng đồng quốc tế cần áp lực chính quyền Việt Nam chấm dứt những vi phạm nhân quyền và việc bảo vệ quyền của con người cần phải được hiến pháp và luật pháp bảo đảm.

Ông Vũ nhắc lại rằng vào ngày 30-4-1975, Đảng CSVN đã áp đặt chế độ độc tài trên toàn cõi Việt Nam và một năm sau họ đã thiết lập nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam theo mô hình độc tài tuyệt đối của Liên Xô. Theo Ông Vũ, Hiến Pháp 1992 và 2013 nhắc đến nhân quyền chỉ để lừa bịp những quốc gia dân chủ Tây phương hầu xin viện trợ kinh tế và quân sự, giảm bớt sự căm phấn của nhân dân Việt Nam, và cứu nguy nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

TS Vũ nhấn mạnh rằng “Đảng CSVN chỉ có thể tồn tại nhờ sự đàn áp nhân quyền.”

TS Cù Huy Hà Vũ nhận định rằng chính quyền Cộng Sản biến những hoạt động dân chủ Hiến Pháp công nhận thành những tội hình sự dựa trên ba điều khoản của luật hình sự: Điều 79: “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” Điều 88: “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,” và Điều 258: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.” Ông Vũ tố cáo Đảng CSVN dùng những tù nhân chính trị như những món hàng để đổi chác lấy sự trợ giúp kinh tế và quân sự của Tây phương.

Từ ngày sang Mỹ, TS Vũ đã vận động mạnh mẽ và liên tục để Hoa Kỳ chú trọng về hai vấn đề vừa kể. Kết quả là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã có một chính sách rõ rệt trong lãnh vực này với chính quyền Việt Nam. Đặc biệt trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 vừa qua của Trợ Lý Ngoại Trưởng Tom Malinowski, ông đã trao đổi với các viên chức Việt Nam rằng “những gì Việt Nam chung cuộc muốn gặt hái trong mối quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không thể có được đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm, nhất là trong khi họ vẫn tiếp tục bắt giữ những người khác … Hà Nội cứ thả vài người rồi bắt thêm vài người khác, họ sẽ không lấy điểm được với Hoa Kỳ và việc này dĩ nhiên sẽ không mang lại cho họ TPP.” Ông Malinowsky nói thêm: “Hoa Kỳ muốn nhìn thấy là tiến bộ trong việc cải cách luật lệ, đặc biệt là các điều luật về an ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình Sự được Việt Nam dùng để sách nhiễu, bắt giam, và cầm tù công dân chỉ vì những hoạt động ôn hòa.”

Ông Vũ kết luận rằng hủy bỏ những điều luật ức chế kể trên là một phương cách hòa bình để dân chủ hóa Việt Nam. Trước đây những điều khoản hình sự phản dân chủ đã bị lên án nhiều lần, nhưng xem ra TS Vũ là người đầu tiên đã quy mô hóa vấn đề này thành một chiến lược kể từ khi ông đến Hoa Kỳ. Mới đây ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trong thông cáo báo chí đề ngày 10-12-2014 nói: “Hiếm có một điều luật nào lại quái gở hơn quy định hình sự hóa hành vi ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước’, những cáo buộc đó còn phi lý hơn, khi xuất phát từ một chính quyền phi dân chủ và không tôn trọng quyền tự do cá nhân.”

Theo TS Cù Huy Hà Vũ, xã hội dân sự sẽ đóng một vài trò quan trọng trong việc xây dựng dân chủ tại Việt Nam. Những phong trào dân chủ thông thường phát khởi từ những tổ chức XHDS đòi hỏi quyền con người. Tại Việt Nam, theo Ô. Vũ, tình trạng trái ngược là phong trào dân chủ phát sinh ra xã hội dân sự.

Những tổ chức XHDS giả tạo nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) đều do các đảng viên CSVN cầm đầu nhằm thay thế những tổ chức XHDS thực sự. MTTQ là một công cụ của Đảng CSVN nhắm vào việc kiểm soát nhân dân. TS Vũ cho biết Việt Nam không có luật về hội là một bằng chứng nữa cho thấy chế độ CSVN không muốn xã hội dân sự tồn tại ở Việt Nam.

Phong trào dân chủ phát triển ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau theo TS Vũ: (1) Những cá nhân bất đồng chính kiến chỉ trích sự lãnh đạo của Đảng CSVN; (2) Những người bất đồng chính kiến tập họp thành những diễn đàn hay tổ chức và công bố những tuyên bố chung; (3) Những người biểu tình ở những nơi công cộng để chống tham nhũng, tịch thu đất bất hợp pháp, đối sử bất công với công nhân, đàn áp nhân quyền, và Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam; và sau cùng (4) Những luật sư nhân quyền bảo vệ những nạn nhân của những vi phạm nhân quyền.

Về phần cá nhân hoạt dộng cho phong trào dân chủ, TS Vũ cho biết ông đã làm một số việc sau đây trong thời gian 2005-2010: (1) Kiện Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên – Huế về việc cho phép xây cất một trung tâm nghỉ mát tại khu vực di sản văn hóa. (2) Kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép khai thác bauxite tại Cao Nguyên Trung Phần. (3) Kêu gọi khởi tố Trung Tướng Vũ Hải Triều của Bộ Công An về việc ra lệnh tấn công những mạng nhậy cảm về chính trị. (4) Kiện Thủ Tướng lần thứ hai về việc ra nghị định cấm những kiến nghị tập thề. (5) Đại diện 2,000 giáo dân Cồn Dầu chống lại việc tịch thu tài sản của cả một giáo khu để làm dự án du lịch. (6) Kiến nghị với Quốc Hội Việt Nam không trương cờ búa liềm và biểu trưng khác của Đảng CSVN trong đại lễ kỷ niệm 1,000 năm Thủ Đô Thăng Long – Hà Nội và các lễ, hội khác của quốc gia, dân tộc, cộng đồng.

Những cá nhân và nhóm bất đồng chính kiến đã tập họp để làm một số việc sau đây trong thời gian vừa qua: (1) Kiến nghị đòi chấm dứt dự án bauxite. (2) Kiến nghị đòi trả tự do cho TS Củ Huy Hà Vũ. (3) Kiến nghị 72 lãnh đạo bởi 72 công dân và trí thức đòi sửa đổi Hiến Pháp 1992, thực hiện chế độ đa đảng, nhân quyền và hủy bỏ điều khoản đòi quân đội trung thành với Đảng CSVN. (4) Thư ngỏ 61 đòi hỏi hủy bỏ chế độ CSVN độc tài và chấm dứt đàn áp những tổ chức XHDS và nhũng người bất đồng chính kiến. (5) Kiến nghị 20 đòi ban lãnh đạo CSVN chấm dứt sử dụng quân đội và lực lượng công an để đàn áp nhân dân.

Theo TS Vũ, một số hoạt động trên đây được sự hỗ trợ ngấm ngầm của một số đảng viên CSVN, viên chức nhà nước và quân đội. Ông cũng nhận xét thêm rằng trong năm năm vừa qua, phong trào dân chủ ở trong nước đã phát triển mạnh mẽ. Trên 20 tổ chức XHDS độc lập đã được thành lập, bao gồm Bauxite Việt Nam, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo. Không may là nhà nước tìm mọi cách để triệt hạ những người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền bằng cách triệt hạ những nguồn tài chánh và giới hạn hoạt động của họ một cách nghiêm trọng. TS Vũ đề nghị những luật sư và những người hoạt động về pháp luật thành lập những tổ chức bào vệ nhân quyền và những tổ chức XHDS hiện hữu nên liên kết để cùng nhau tổ chức những xưởng học tập, thăm viếng nạn nhân bị nhà nước tịch thu đất đai, và tiếp súc với những phái bộ ngoại giao về vấn đề nhân quyền.

Trở lại vấn đề nhà nước CSVN dùng luật hình sự để truy tố những người hoạt động dân chủ và nhân quyền, TS Cù Huy Hà Vũ cho biết thêm rằng Điều 79 của Luật Hình Sự (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) nhắm triệt hạ những tổ chức hoạt động ôn hòa. Tình trạng này trái với Điều 25 của Hiến Pháp 2013: “Công dân có quyền tự do lập hội,” và Điều 22 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị: “Mọi người có quyền tự do lập hội.” Luật Hình sự Việt Nam đã có ba điều khoản về âm mưu lật đổ nhà nước: (1) Điều 82: Tội bạo loạn. (2) Điều 83: Tội hoạt động phỉ. (3) Điều 84: Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.

TS Vũ tố cáo rằng Điều 88 (Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) dùng để cấm đoán tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin. Tình trạng này hoàn toàn mâu thuẫn với Điều 16 của Hiến Pháp 2013: “Mọi người bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” và Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị: “Mọi người có quyền tự do phát biểu ý kiến.”

Hiến Pháp Việt Nam 2013 không thừa nhận hành vi lạm dụng quyền tự do dân chủ. Do đó, theo Ông Vũ, tất cả những buộc tội căn cứ trên Điều 258 là tuyệt đối không có giá trị. Tuy nhiên qua Điều 14 và Điều 15 của Hiến Pháp, nhà nước đã tùy tiện dùng những lý do như quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia để giới hạn quyền con người và quyền công dân như ta thấy dưới đây:

Điều 14: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Điều 15: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
TS Cù Huy Hà Vũ đề nghị rằng để thay đổi chế độ CSVN trước hết phải đánh mạnh vào ba điều khoản của Luật Hình Sự 79, 88, và 258, vận động quốc tế và quốc nội để hủy bỏ ba điều luật “quái gở” và trả tự do cho tất cả những tù nhân bị kết tội chiếu theo những điều luật này. Ông Vũ cũng kêu gọi những cựu viên chức cao cấp nhà nước lên tiếng về những vi phạm nhân quyền của chính quyền.

Theo Ông Vũ, những quốc gia dân chủ trong Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) có thể trợ giúp tiến trình dân chủ hóa Việt Nam bằng cách thúc đẩy việc thục hiện Tuyên Ngôn Nhân Quyền ASEAN và tổ chức những cuộc hội thảo, xưởng học tập dành cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập và những người hoạt động bảo vệ nhân quyền. Trên bình diện quốc tế, các quốc gia dân chủ trên thế giới cần áp lực Việt Nam ban hành những đạo luật bảo vệ nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp và thực hiện những cải tổ định chế cho phép bầu cử tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái. Những biện pháp quốc tế cụ thể bao gồm:

(1) Những quốc gia dân chủ Tây phương cần đòi hỏi Việt Nam thiết lập một định chế pháp lý cho phép những tổ chức XHDS quốc tế được tự do chọn lựa cộng tác viên địa phương trong những chương trình riêng của họ. Điều này sẽ giúp hạn chế tham nhũng, lạm dụng tiền bạc, và khuyến khích sự tham gia của những tổ chức XHDS địa phương và những cá nhân hoạt động không nằm trong MTTQ;

(2) Cộng đồng quốc tế ban hành những luật và nghị quyết lên án mạnh mẽ những vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam;

(3) Cộng đồng quốc tế sử dụng những khoản tiền cho vay, những dự án đầu tư, thương mại, và viện trợ quân sự để buộc Việt Nam thi hành nhân quyền;

(4) Cộng đồng quốc tế phối hợp chặt chẽ với cộng động người Việt ở nước ngoài và những tổ chức nhân quyền xuyên quốc gia để gây áp lực với Việt Nam;

(5)Truyền thông quốc tế theo rõi sát những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam để khuyến khích những người oạt động nhân quyền trong nước;

(6) Gia tăng tài trợ những người hoạt động dân chủ và nhân quyền bị chính quyền Việt Nam làm kiệt quệ về phương diện tài chánh để buộc họ phải đầu hàng;

(7) Các tòa đại sứ Tây phương có thể giúp phong trào dân chủ Việt Nam nhiều cách như thăm viếng những người bênh vực nhân quyền trong các trại giam, lên tiếng bằng văn bản đòi thả những tù nhân chính trị, công khai lên án những cuộc đàn áp và bắt bớ những người bất đồng chính kiến, và tổ chức những xưởng học tập dành cho những tổ chức XHDS và những người bênh vực nhân quyền.

Theo TS Cù Huy Hà Vũ, áp lực từ cộng đồng dân chủ quốc tế, đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ, có tính cách quyết định trong việc thực hiện nhân quyền tại Việt Nam. Điều này sẽ chuyển tiếp đến dân chủ một cách hòa bình.

GS Zachary Abuza tham luận viên của buổi thuyết trình trước hết rào trước đón sau rằng ông đến đây không để nói về việc lật đổ chính quyền Cộng Sản. Là một công dân Hoa Kỳ, ông theo quyền lợi của nước Hoa Kỳ. Ông muốn Hoa Kỳ làm việc với một chính phủ Việt Nam thành công với một nền kinh tế mạnh và một nước lãnh đạo trong khối ASEAN. Hoa Kỳ và Việt Nam có những quyền lợi chung và sau cùng sẽ chia sẻ những giá trị chung.

GS Abuza, một khoa học gia chính trị làm việc tại Interational War College và Simmons College tại Boston, Massachusetts, phát biểu rằng ông rất lo ngai cho những nhà bất đồng chính kiến, những bloggers, và những người kiến nghị đã đi quá xa như đòi hỏi bỏ điều 4 trong hiến pháp, quân đội phải trung thành với Tổ Quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông tin rằng đây là những vấn đề hết sức nhậy cảm và quan trọng là những người tranh đấu cho dân chủ cần phải chọn những trận đánh có thể thắng. Những mâu thuẫn về luật pháp là một lãnh vực cần được chú ý. Nếu những mâu thuẫn này như sự khác biệt giữa Hiến Pháp và Luật Hình Sự của Việt Nam được giải quyết, nhân quyền sẽ được cải thiện. Nói chung theo GS Abuza lãnh vực pháp lý đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

Ông Abuza cam kết hỗ trợ việc phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam cũng như hệ thống Internet. Ở thành phố số người sử dụng Internet chiếm khoảng 60-70% so với khoảng 40% tại nông thôn. Từ những blog cá nhân, ngày nay Việt Nam đã có những mạng có tổ chức và chuyên nghiệp hơn. Ông Abuza nhận xét rằng chính quyền CSVN chú tâm đến những mạng có tổ chức này và những luật sư bênh vực nhân quyền. Trong chính quyền cũng có những người hỗ trợ cải tổ và mong muốn Việt Nam trở thành một xã hội có luật lệ. Những vấn đề hiện nay nhà nước thực sự lo lắng là luật lệ về đất đai, thanh toán các món nợ và giải thể một số cơ sở kinh doanh và đây là một số lãnh vực chung mà hai bên có thể làm việc.

Lập trường của Ông Abuza, một người Mỹ gốc Do Thái chắc phải khác với lập trường của người Mỹ gốc Việt và khác xa với người Việt thuần túy. Dù sao ta cũng nên lắng nghe. Người ngoại cuộc đôi khi ít thành kiến.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ Tịch Tiếng Nói của Người Mỹ gốc Việt (Voice of Vietnamese Americans), phát biểu rằng một nước Việt Nam dân chủ có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam và thế giới. Chủ nghĩa Cộng Sản đã thất bại. Cô Ngọc Giao ủng hộ lập trường của TS Cù Huy Hà Vũ đòi hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp. Đó là nguyện vọng của hầu hết dân Việt Nam thể hiện trong cuộc chưng cầu ý kiến vào năm 2013. Cô ước mong TS Cù Huy Hà Vũ tiếp tục đấu tranh để thay đổi Việt Nam từ bên trong và đây cũng là trách nhiệm chung của người Việt. Trợ giúp của Hoa Kỳ rất cần thiết nhưng không áp đặt.

Trong phần thảo luận, một người tham dự buổi hội thảo cho rằng Trung Quốc sẽ không để cho Việt Nam dân chủ hóa. Trung Quốc sụp đổ có phãi là một diều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể có những thay đổi ý nghĩa hay không? TS Cù Huy Hà Vũ phản biện rằng Việt Nam có cơ hội dân chủ hóa sớm hơn Trung Quốc vì phong trào dân chủ ở Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài mạnh hơn và kinh tế của Việt Nam yếu. Một yếu tố khác không kém quan trọng là Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép ở Biển Đông ngày càng thân thiện hơn với Hoa Kỳ và những quốc gia dân chủ khác. Khoảng 76% dân Việt ưa thích Hoa Kỳ và tỉ lệ của Trung Quốc là 50% theo một điều nghiên của Pew Research Center phổ biến vào đầu năm 2014. TS Vũ lạc quan cho rằng dân chủ hóa Việt Nam khi thành công sẽ tạo ra ảnh hưởng giây truyền (domino effect) đối với những nước Cộng Sản còn lại trên thế giới.

Ông Phương Trần, một tham dự viên khác đưa ra một nhận xét rất đáng chú ý rằng cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có trên 2 triệu người có thể đóng góp rất lớn vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, nếu biết cách làm việc. Đa số những người này có thân nhân còn ở Việt Nam. Giả sử mỗi người ở hải ngoại có 10 bà con thân thuộc ở trong nước. Chúng ta có 20 triệu người quốc nội ủng hộ, chưa kể một số đông không có thân nhân ở nước ngoài. Mỗi năm người Việt gửi về nước 12 tỉ dollars. Đây là một tích sản rất lớn. Người Việt ở hải ngoại nên ngồi lại để kiếm ra một phương thức có thể đóng góp vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Chúng ta có một lực lượng nhân sự đáng kể. Nếu chúng ta không biết cách tự giúp chúng ta, không ai có thể giúp chúng ta được.

Được hỏi khi nào nhận ra được những sai lầm của CSVN, TS Cù Huy Hà Vũ trả lời rằng khi còn ở trung học, ông đã bị nhồi sọ với chủ thuyết Maxism-Leninism. Vào lớp tuổi 21-22 sau một năm làm việc tại Bộ Ngoại Giao, ông đã thấy những khác biệt quá to lớn giữa lý thuyết và thực tế. Được cử làm một thành viên trong ban lãnh đạo Công Đoàn cơ quan, ông cố gắng bênh vực quyền lợi của đồng nghiệp, nhưng không thành công vì tất cả mọi thứ đều được quyết định từ trên cao. Ông Vũ đã xin ra khỏi Công Đoàn. Ông không hiểu tại sao CSVN lại có thể dối trá được rất lâu như vậy và Ông không bao giờ là một đảng viên của Đảng CSVN.

Chủ Tịch NED Carl Gershman đúc kết hội thảo bằng một nhận định và khuyến khích rằng Việt Nam đã thay đổi rất nhiều về cả hai lãnh vực kinh tế và chính trị, nhưng theo ông thật là rõ ràng rằng con đường đi tới của Việt Nam còn dài. Những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng CSVN vẫn là nguyên nhân tạo ra mối lo ngại. Việt Nam xem ra sẵn sàng tiếp cận với thế giới và sẵn sàng chuyển về hướng hiện đại hóa không những về mặt kinh tế mà cả về chính trị. Nhân dịp này Ông Gershman cám ơn Open Society Foundation đã giúp ngân khoản để tài trợ chương trình nghiên cứu của TS Cù Huy Hà Vũ tại NED với tư cách một Reagan-Fascell Democracy Fellow.

Nguyễn Quốc Khải (Danchimviet)

Sửa bởi người viết 26/12/2014 lúc 11:00:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 26/12/2014 lúc 11:02:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyễn Văn Chưởng bị tòa án VN kết án tử hình trái pháp luật
Cũng như bất cứ chế độ độc tài nào, chính quyền cộng sản Việt Nam tồn tại dựa trên đàn áp các quyền con người. Điều này có nghĩa oan, sai mà chính quyền gây ra cho người dân là chuyện đương nhiên, kể sao cho xiết. Vấn đề ở chỗ những người có lương tri không thể chỉ bằng lòng với việc lên án sự tàn bạo của chế độ cộng sản mà cần phải ra tay đẩy lùi để đi tới triệt tiêu nó, mỗi người theo cách của mình. Chỉ còn một tuần nữa thôi, khi cả thế giới hồ hởi đón Giáng Sinh và Năm mới 2015 trong đầm ấm của gia đình xum họp thì ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích – bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng – rất có thể sẽ buốt giá giữa lòng Hà Nội mà đón nhận hung tin vì họ đã được các cơ quan tư pháp báo là Chưởng sẽ bị hành quyết vào cuối tháng 12 này, cho dù họ đã gào oan cho đứa con của họ bằng máu của mình trong đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cho dù phản đối bản án tử hình này đã dậy sóng từ trong nước ra ngoài nước…

Tối ngày 14/7/2007, một thiếu tá công an tên Sinh bị chém chết tại Hải Phòng. Công an sau đó đã bắt Nguyễn Văn Chưởng và hai người khác tên Hoàng và Trung vì cho rằng những người này là thủ phạm của vụ giết viên công an này. Thế nhưng đã có một số người xác nhận rằng vào tối xảy ra án mạng Chưởng đang có mặt tại quê nhà ở Hải Dương, cách Hải Phòng 40 km. Mặc dầu vậy, cả tòa án sơ thẩm lẫn tòa án phúc thẩm đều tuyên tử hình đối với Chưởng với tư cách là chủ mưu vụ giết người.

Quan điểm của tôi là mọi tội ác phải bị trừng trị thích đáng và tôi có lời chia buồn với thân nhân của công an Sinh. Tuy nhiên kẻ thủ ác chỉ có thể được xác đinh trên cơ sở luật pháp. Nói cách khác, kết tội ai đó không theo pháp luật chính là tội ác. Tôi khẳng định tòa án Việt Nam đã tuyên tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng trái pháp luật, cụ thể là trái Hiến pháp và Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) với chí ít năm căn cứ sau đây.

Thứ nhất, các cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng lời nhận tội của Nguyễn Văn Chưởng được thu thập trong quá trình Chưởng bị công an điều tra tra tấn để làm chứng cứ kết tội.

Điều 64 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Điều 6 BLTTHS quy định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Đó cũng là tinh thần của Điều 71 Hiến Pháp 1992 (Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình công dân) và Điều 20 Hiến Pháp 2013 hiện hành (Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe).

Như vậy, cho dù nghi can không nhận tội nhưng với những chứng cứ được thu thập một cách khách quan, theo đúng quy định của BLTTHS các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền xác định nghi can phạm tội. Ngược lại những lời khai hay nhận tội của nghi can hoặc của những người khác được thu thập trong khi những người này bị tra tấn (nhục hình) hoàn toàn không có giá trị pháp lý đồng nghĩa không thể được sử dụng làm chứng cứ.

Tại cả phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm, Chưởng và hai bị can khác đều khai họ đã bị công an điều tra ép cung, dụ cung, đặc biệt đánh đập gây thương tích và họ đã phải nhận tội do chịu đau không nổi. Để chứng minh bản thân đã bị tra tấn, Chưởng khai là giám thị trại giam Trần Phú đã lập Biên bản xác định thương tích trên người Chưởng với sự chứng kiến của y sĩ trại giam. Hoàng khai bị công an điều tra đốt bộ phận sinh dục. Vụ Nguyễn Thanh Chấn bị công an tra tấn đến mức phải nhận tội giết người mà bản thân không là thủ phạm để rồi sau đó bị kết án tử hình vẫn sờ sờ kia!

Do đó việc các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng những lời khai, lời nhận tội của Chưởng và của các bị can khác để kết tội những người này là hoàn toàn trái với quy định về thu thập chứng cứ của BLHS, đồng nghĩa những lời khai, nhận tội này không có giá trị pháp lý và vì vậy không thể được sử dụng làm chứng cứ.

Thứ hai, Tòa án xác định Nguyễn Văn Chưởng đã nhận tội trong khi Chưởng đã phản cung.

Tòa án đã “căn cứ vào sự phù hợp giữa lời khai của các bị cáo với lời khai người làm chứng, phù hợp với vật chứng” để kết tội Nguyễn Văn Chưởng. Tuy nhiên nhận định này của Tòa án là hoàn toàn mang tính áp đặt bởi lẽ lời nhận tội của Chưởng thu thập trong quá trình Chưởng bị tra tấn không phải là chứng cứ như trên vừa chứng minh. Hơn thế nữa, tại tòa Chưởng đã phản cung, khẳng định mình không có hành vi phạm tội, điều này có nghĩa lời nhận tội trước đó của Chưởng đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

Thứ ba, Tòa án đã không triệu tập những người xác nhận ngoại phạm cho Nguyễn Văn Chưởng đến tham dự phiên tòa.

Điều 10 BLTTHS quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội”.

Khoản 1 Điều 55 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định: “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng”.

Điều 65 BLTTHS quy định: “1/ Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án; 2/ Những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án”.

Như vậy, người làm chứng có thể là người làm chứng buộc tội và người làm chứng gỡ tội. Do đó việc tòa án đã không triệu tập Trần Quang Tuất, Lục Thị Nhiễu, Vũ Thị Mến, Trịnh Xuân Trường, Phạm Văn Khương, Trịnh Xuân Rình là những người xác nhận sự ngoại phạm của Chưởng tham gia tố tụng là hoàn toàn trái các quy định pháp luật nói trên.

Hẳn là để biện minh cho việc không triệu tập những người làm chứng gỡ tội cho Chưởng nên tòa sơ thẩm đã liệt luôn những người này vào hàng “tội phạm” khi tuyên bố “Đối với Trần Quang Tuất, Lục Thị Nhiễu, Vũ Thị Mến và Trịnh Xuân Trường, có hành vi cùng Nguyễn Trọng Đoàn viết giấy xác nhận để cung cấp tài liệu sai sự thật cho bị cáo Chưởng ngoại phạm, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ xử lý sau”. Thế nhưng quan điểm này của tòa án là phản pháp luật vì tòa án không có quyền xác định việc cung cấp tài liệu chứng minh ngoại phạm của Chưởng là “cung cấp tài liệu sai sự thật” một khi hành vi này không được làm rõ tại phiên tòa đồng nghĩa sự có mặt tại phiên tòa của những người cung cấp tài liệu nói trên là bắt buộc. Đó là chưa nói tới việc bị can, bị cáo hay tù nhân đi chăng nữa thì cũng đều có quyền ra tòa làm chứng.

Cũng cần nói thêm rằng việc các cơ quan tiến hành tố tụng bắt giam, truy tố và xử tù Nguyễn Trọng Đoàn là em ruột của Chưởng về hành vi “che dấu tội phạm” của Chưởng trong cùng vụ án với Chưởng là hoàn toàn trái pháp luật. Thực vậy, Điều 9 BLTTHS quy định: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”, điều này có nghĩa Đoàn chỉ có thể bị truy cứu về “Tội che dấu tội phạm” sau khi Chưởng đã bị tòa phúc thẩm xác định là có tội. Để nói việc truy cứu hình sự Đoàn không nằm ngoài ý đồ của công an đe dọa những người đã xác nhận ngoại phạm cho Chưởng để họ rút lời khai có lợi này cho Chưởng.

Tóm lại, việc tòa án loại bỏ những người xác nhận ngoại phạm cho Chưởng ra khỏi tố tụng chỉ có thể là hành vi khép Chưởng vào tội cho bằng được.

Thứ tư, công an điều tra đã không cho luật sư thực hiện việc bào chữa Nguyễn Văn Chưởng đúng thời hạn như luật định.

Khoản 4 Điều 56 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. Thế nhưng các luật sư bào chữa cho Chưởng là luật sư Nguyễn Đức Quang, luật sư Hà Thị Thanh, luật sư Chu Văn Chiến, luật sư Phạm Hoàng Việt, luật sư Hoàng Văn Quánh đã không được công an điều tra cấp giấy bào chữa trong thời hạn 3 ngày mà phải ít nhất hai tháng sau mới được cấp. Rõ ràng việc công an điều tra cấp giấy bào chữa cho luật sư của Chưởng quá chậm trễ như vậy chỉ có thể là nhằm kéo dài thời gian tra tấn Chưởng để không những lấy được lời “nhận tội” của Chưởng mà còn triệt tiêu ý muốn phản cung hay kêu oan của Chưởng khi gặp luật sư.

Thứ năm, các cơ quan tiến hành tố tụng cố ý để lọt tội phạm

Điều 1 BLTTHS quy định: “Không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Điều 10 BLTTHS còn quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội”.

Do đó việc các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố ý không làm rõ đôi dép cỡ 42 và một khẩu trang bỏ lại ở hiện trường là của ai chẳng những đã “không xác định sự thật một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ” mà còn là hành vi “cố ý để lọt tội phạm” hay cố ý loại bỏ những chứng cứ về khả năng vô tội của Nguyễn Văn Chưởng.

Vấn đề còn lại là cần tìm hiểu tại sao tư pháp Việt Nam lại bất chấp pháp luật, tức quyết tâm tử hình Nguyễn Văn Chưởng đến như vậy.

Báo Đời sống và Pháp luật số ra ngày 05-11-2014 trong bài “Tướng Đỗ Hữu Ka kể chuyện phá án và ngày ăn một gói mỳ” ghi lại lời kể của người đứng đầu cơ quan điều tra vụ sát hại thiếu tá công an Sinh cho biết: “Nhìn lại vụ án trên, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ka tâm sự: ‘Sau ngày xảy ra vụ án, tôi mất ăn mất ngủ, có ngày chỉ ăn một gói mì tôm. Cả tháng trời, tôi nhốt mình trong phòng làm việc, không về nhà. Đó không còn là ý thức điều tra tội phạm, mà là tình anh em. Nếu không tìm ra hung thủ thì đó là một món nợ với chính cấp dưới của mình’”! Thế là quá rõ: mong muốn trả thù cho “người anh em” cùng sắc phục công an đã khiến tướng công an Ka đạp lên pháp luật về điều tra tội phạm để sớm tìm và buộc tội một ai đó, mà trong trường hợp này là Chưởng, làm vật tế “người anh em”!

Nếu như tướng công an Ka vì “thù nhà” mà dùng các thủ đoạn bất hợp pháp như tra tấn để khép tội Nguyễn Văn Chưởng cho bằng được thì tại sao viện kiểm sát cũng như tòa án cũng bất chấp pháp luật như vậy? Hỏi tức trả lời: hai cơ quan tư pháp này nói riêng, chính quyền Việt Nam nói chung, đều chịu “sự lãnh đạo” của Đảng cộng sản Việt Nam trong khi đảng này cưng công an hơn thảy bởi công an “chỉ biết còn Đảng còn mình”!

Bất luận thế nào thì “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” như Hiến pháp Việt Nam hiện hành quy định tại Điều 19. Vì vậy, bản án tử hình trái pháp luật đối với Nguyễn Văn Chưởng phải bị hủy bỏ ngay lập tức để điều tra lại vụ án.

Tôi tin rằng Công Lý và Quyền Con Người sẽ chiến thắng, ông Chinh và bà Bích sẽ còn được gặp Nguyễn Văn Chưởng của ông bà sau giao ban sắp tới giữa năm cũ và năm mới.

Cù Huy Hà Vũ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.213 giây.