logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/01/2015 lúc 10:08:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
RFS: Thảm kịch Charlie Hebdo là tấn công nhắm vào nền dân chủ

UserPostedImage

Sau vụ thảm sát nhắm vào tuần báo Charlie Hebdo ở Paris, mà mọi người tin là do các phần tử Hồi Giáo cực đoan thực hiện hôm thứ Tư 7 tây khiến 12 người thiệt mạng, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới tại Pháp bày tỏ sự thương tiếc những người bị giết hại, đồng thời mạnh mẽ lên án đây là vụ tấn công nhắm vào nền dân chủ và nền tự do báo chí của nước Pháp cũng như của thế giới.

Thể hiện quyền tự do ngôn luận
Trả lời Thanh Trúc từ Paris, bà Claire San Silippo, giám đốc phòng Châu Mỹ trong Reporteurs Sans Frontieres, khẳng định:

Claire San Silippo: Chuyện xảy ra hôm thứ Tư rõ ràng là một thảm kịch khủng khiếp chưa từng thấy, những ác thủ với súng máy hạng nặng ngang nhiên bắn giết giữa trung tâm Paris. Quả thật đó là cơn ác mộng.

Là một trong những tổ chức quốc tế, Phóng Viên Không Biên Giới từng nhìn thấy những cảnh bắn giết, tấn công nhắm vào giới truyền thông như đã xảy ra tại Iraq, Pakistan, Somalia, Philippines… Nhưng một chuyện như thế xảy ra ngay giữa lòng ở Paris thì thật không tưởng tượng nỗi, không thể tin nỗi. Cảm giác sửng sốt, bàng hoàng trước cái chết của những người chúng tôi gọi là đồng nghiệp, sự đau xót khi nghĩ đến thân nhân gia đình những người xấu số cứ như đọng lại trong lòng người dân Pháp, trong lòng các phóng viên người Pháp nói riêng và báo giới trên toàn cầu nói chung.

Thanh Trúc: Phóng Viên Không Biên Giới RSF thấy gì qua vụ thảm sát tại Charlie Hebdo vốn chỉ là một tuần báo nhỏ so với những nhật báo lớn khác của Pháp?

Claire San Silippo: Trước hết Charlie là một tuần báo trào phúng khá nổi tiếng đã góp mặt vào làng báo nước Pháp mấy chục năm qua. Với những cây bút hoạt họa tài tình, Charlie chọc cười độc giả khi đưa ra những tranh vẽ và tin tức trào lộng, châm biếm về tất cả mọi người và mọi khía cạnh trong cuộc sống. Đó là hình thức của tự do ngôn luận, tự do báo chí dù như hình thức đó nhiều lần mang lại phiền phức cho Charlie.

Trong quá khứ, tòa soạn của tuần báo Charlie từng bị đốt phá, điển hình như năm 2011 sau khi đăng lại hình vẽ có ý châm biếm giáo chủ Mohamed của đạo Hồi do một phóng viên nước ngoài thực hiện mà đã gây phẩn nộ tại các quốc gia Hồi giáo. Công việc của Charlie Hebdo thực tế không có gì ngoài thể hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Điểm đáng nói ở đây là ban biên tập của Charlie đã k hông lùi bước không sợ hãi trước những lời đe dọa của những kẻ nhân danh lý tưởng và niềm tin để bịt miệng những tiếng nói trung thực từ mọi giới mà báo chí có bổn phận phải nêu lên. Phóng Viên Không Biên Giới ngưỡng mộ lòng quả cảm của những người muốn chứng tỏ rằng tự do báo chí là một trong những nền tảng và giá trị quan trọng của truyền thông và của dân chủ trên thế giới ngày nay mà họ có quyền theo đuổi.

Chúng ta đứng về phía Charlie
Thanh Trúc: Phóng Viên Không Biên Giới nghĩ sao về phản ứng hoặc cáo buộc mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo thế giới cũng như từ những tổ chức báo chí hay nhân quyền quốc tế. Những bình luận đó có trung thực không?
Claire San Silippo: Theo tôi nước Pháp và người Pháp, trong lúc đau buồn vì vụ thảm sát, vẫn cảm thấy được an ủi trước những bình luận cứng rắn như vậy từ các vị nguyên thủ thế giới.

Quá nhiều tiếng nói từ báo giới năm châu gởi về nước Pháp, gởi về cho Charlie Hebdo. Cảm tưởng mà họ bày tỏ là hình như chính nền báo chí tự do bị tấn công, bị chết thảm bởi khủng bố.

Trong nhiều năm qua Phóng Viên Không Biên Giới nhận thấy bạo lực và giết hại là phương tiện được sử dụng để tiêu diệt tự do báo chí. Đó cũng là hành động chống lại dân chủ, thí dụ như hành động cắt cổ những nhà báo Mỹ chẳng hạn, nhưng qua vụ thảm sát Charlie Hebdo thì mức độ đe dọa báo chí trở nên khủng khiếp và đáng ngại hơn bao giờ hết. Dù chưa biết các sát thủ thuộc tổ chức nào nhưng hy vọng cảnh sát lần ra manh mối và mang chúng ra trước công lý. Có như vậy thì phóng viên khắp nơi mới cảm thấy mình được bảo vệ khi tác nghiệp cũng như khi tường trình những gì thuộc về dân chủ và truyền thông đúng theo trách nhiệm của mình.
http://www.rfa.org/vietn...l/000_Par8069566-400.jpg
Cảnh sát Pháp truy lùng các phần tử Hồi Giáo cực đoan thực hiện vụ thảm sát nhắm vào tuần báo Charlie Hebdo ở Paris. Ảnh chụp hôm 9/1/2015 tại Dammartin-en-Goele. AFP PHOTO.


Thanh Trúc: Theo tin từ Charlie Hebdo thì bất kể vụ tấn công đẫm máu và chết người hôm thứ Tư, số báo tuần tới vẫn ra đúng kỳ, Phóng Viên Không Biên Giới nghĩ sao về chuyện này?

Claire San Silippo: Đó là lời hứa thật can đảm và rất đáng ngưỡng mộ mà báo giới dành cho đồng nghiệp của họ ở Charlie Hebdo. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng ban biên tập còn lại sẽ vượt qua khó khăn tang tóc hầu tiếp tục công việc. Số phát hành tuần tới chắc chắn gây nhiều cảm xúc mà khó có ngôn từ nào diễn tả nỗi, thế nhưng quan trọng nhất là Charlie vẫn sống, Charlie vẫn tiếp tục và chúng ta đứng về phía Charlie.

Thanh Trúc: Sau cùng, thưa bà San Silippo, Phóng Viên Không Biên Giới có thể làm điều gì gì cụ thể trong việc ủy lạo gia đình các nhà báo Charlie Hebdo bị bắn chết?

Claire San Silippo: Dù đã nói rồi song Phóng Viên Không Biên Giới cũng một lần nữa qua quí đài để bày tỏ sự đau buồn sâu sắc đến cha mẹ, anh em, vợ con và bạn bè của những nhà báo bị giết hại.

Phóng Viên Không Biên Giới sãn lòng hỗ trợ một cách cụ thể qua một quĩ tương trợ nạn nhân Charlie Hebdo đang được tiến hành. Phóng Viên Không Biên Giới cam kết tiếp tục nêu cao tinh thần quả cảm của Charlie, tiếp tục lên tiếng đòi quyền tự do báo chí, tự do phát biểu, tiếp tục tranh đấu để ký giả khắp nơi được bảo vệ hữu hiệu trong khi tác nghiệp.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn bà Claire San Silippo.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 09/01/2015 lúc 10:09:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Báo Đan Mạch không đăng lại tranh biếm họa của Charlie Hebdo

Tờ báo Jyllands- Posten của Đan Mạch mà từng khiến thế giới Hồi giáo phẫn nộ 10 năm trước đây, hôm nay lên tiếng cho biết sẽ không đăng lại những tranh biếm họa của tuần báo Charlie Hebdo vì quan ngại về vấn đề an ninh.

Trong bài xã luận đăng hôm nay, tờ Jyllands- Posten cho rằng vụ tấn công khủng bố nhắm vào tòa soạn Charlie Hebdo chứng tỏ bạo lực đã ra tay hiệu quả.

Trong khi đó những tờ báo khác tại Đan Mạch khi loan tin về vụ tấn công Charlie Hebdo vẫn đăng lại những tranh biếm họa của tuần báo này.

Nhiều tờ báo tại Châu Âu cũng cho đăng tranh nhằm phản đối vụ tấn công khủng bố sát hại các nhà báo như thế.

Vào năm 2005, khi tờ Jyllands- Posten của Đan Mạch cho đăng 12 tranh châm biếm của những họa sĩ khác nhau mô tả Đấng tiên tri Mohammad, một làn sóng phản đối nổ ra trong thế giới Hồi giáo trên khắp thế giới, giết chết ít nhất 50 người.
Theo RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 09/01/2015 lúc 10:25:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Charlie Hebdo, biến cố làm bàng hoàng nước Pháp

UserPostedImage
Hai tên khủng bố xả súng vào tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris khiến 12 người thiệt mạng. Hình chụp từ camera an ninh ngày 7 tháng 1 năm 2015.

Nền tảng dân chủ bị đe dọa
Ngày 7 tháng 1 vừa qua, tại quận 11 Paris, Pháp Quốc, tòa soạn báo Charlie Hebdo bị khủng bố tấn công. Cả nước Pháp bàng hoàng. Thông tín viên Tường An hỏi chuyện một số cư dân tại Pháp về cảm tường của họ.

Vào khoảng 11 giờ 20 ngày 7 tháng 11. Hai tên khủng bố bịt mặt đã tấn công vào tòa soạn tờ báo biếm họa Charlie Hebdo làm 12 người chết và 11 người bị thương. Anh Lê Đức Nghị, cư ngụ tại quận 11 gần tòa soạn báo Charlie Hebdo đã đến hiện trường sau khi đọc được tin trên mạng Twitter. Anh cho biết cảnh tượng lúc đó:

“Khi đến nơi thì thấy cảnh sát và bác sĩ đã đến đó rất đông, mặc dù việc xảy ra mới chưa đầy 1 tiếng. Cảnh sát đưa người bị thương ra và chặn hầu hết những tuyến đường vào nhà đó. Tôi đứng cạnh đó để nghe tường thuật từ đài TF1 và các đài truyền hình khác và người dân đứng đó rất là đông, đứng đo một lúc thì nghe thông báo bao nhiều người chết, bao nhiêu người bị thương. Càng ngày thì số người càng tăng lên.”

Đây vụ tấn công kinh hoàng nhất tại Pháp từ mấy chục năm nay. Tổng thống François Hollande đã gọi ngay đâu là một cuộc tấn công của “khủng bố” và là một hành động “cực kỳ man rợ” Thủ tướng Đức Merkel gọi đó là hành động “kinh tởm”. Tổng thống Mỹ Obama cho đó là một việc “đáng sợ và đồng thời hèn nhát” của tổ chức khủng bố. Các nguyên thủ quốc gia từ khắp thế giới đồng lên tiếng về hành động sát nhân này.
Tại Pháp, nỗi bàng hoàng vẫn chưa lắng xuống trong lòng người dân nước này. Chị Mỹ Dung, một blogger cho biết cảm tưởng:

“Cũng như mọi người, nói chung là tôi thấy sốc, nhưng sau đó tôi thấy đây quả là một hành động man rợ. Cho dù núp dưới lý do, danh nghĩa nào đi chăng nữa thì cũng đáng lên án. Bởi vì đối đãi lại với những cấy bút lại dùng vũ khí, dùng đạn dược thì quả là kinh khủng thật. Chỉ có những chế dộ man rợ, những tổ chức man rợ họ mới làm như thế mà thôi.”

Anh Lê Đức Nghị cũng cho biết:

“Cảm tưởng khá là bàng hoàng vì nước Pháp là một nước phép sử dụng ngòi bút, sử dụng hình ảnh để nói lên suy nghĩ, nói lên tâm tư của người ta. Và những tâm tư, suy nghĩ ấy không phải bị ràng buộc bởi một giới hạn nào cả. Việc dùng súng đạn để chống lại việc bày đạt tự do như thế là một việc không thể tưởng tượng nỗi, rất là kinh khủng ở nước Pháp.”

Ông Nguyễn Quốc Nam thì liên tưởng ngày đến ngày 11 tháng 9, lúc đó ông cũng đang ở bên Mỹ, ông nói:

“Vừa nghe tin này thì tôi nhớ liền đến ngày 11 tháng 9 của nước Mỹ. Mặc dù số người chết không bằng nước Mỹ nhưng sự tàn bạo gây nên chấn động trong nước Pháp.”

Nhà báo Từ Thức, cư ngụ tại Paris cho biết đây không phải chỉ là một cuộc khủng bố tấn công vào sự khác biệt tôn giáo mà còn là một cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận của nước Pháp nói riêng và của thế giới nói chung:
“Phải nói là tôi rất sửng sốt vì đó là những ký giả vẽ hí họa mà tôi theo dõi say mê từ nhiều năm nay. Vụ thảm sát ở tòa soạn Charlie Hebdo là một biến cố quan trọng của Pháp giống như là ngày 11 tháng 9 ở Mỹ vậy. Đối với người Pháp thì quan trọng hơn biến cố 11/9 vì lần này quân khủng bố không chỉ muốn giết người, họ còn muốn giết cả tư tưởng con người. Những ký giả bị giết là những người vẽ hí họa có tài. Chỉ cần vài nét vẽ là họ có thể nói nhiều hơn những bài bình luận tràn giang đại hải. Họ là những người đấu tranh chống độc tài, chống độc đoán về tư tưởng, chống kỳ thị hơn bất cứ một chính trị gia nào. Người ta không thể nào tưởng tượng ngay trong lòng Paris một ký giả có thể bị giết vì vẽ một tấm tranh hí họa. Ở đây không chỉ có an ninh của người dân mà cả một nền tảng của dân chủ bị đe dọa trầm trọng.”

Tuần báo trào phúng Charlie Hebdo có trụ sở tại Paris, được thành lập năm 1970, nổi tiếng với những bức biếm họa táo bạo, tờ Charlie Hebdo là 1 trong những tờ báo điển hình cho tinh thần trào phúng của người Pháp, họ diễu cợt bất cứ ai, từ giới cầm quyền cho đến tôn giáo. Do vậy, họ đã bị nhóm Hồi giáo cự đoan hăm dọa từ năm 2011. Các ký giả biếm họa cũng được cảnh sát bảo vệ.

Lên án hành động man rợ?
Tối đêm 7 tháng 1, khắp nơi trên nước Pháp người dân tổ chức các cuộc biểu tình tự phát. Tại quảng trường Rébublique gần tòa soạn báo Charlie Hebdo tối hôm 7 tháng 1 đã có hơn 3000 người đến thắp nên tưởng niệm, mỗi người mang các biểu ngữ “Je suis Chaarlie, we are Charlie, 12 morts, 60 miljoen blessés” và giơ lên những cây bút… Họ biểu tình trong im lặng, nến thắp sáng rực một góc trời. Có mặt tại nơi đó, blogger Mỹ Dung cho biết cảm nghĩ:

“Rất là cảm động và tôi có nhiều ấn tượng về cuộc biểu tình này. Không khí ở đó rất là tươi trẻ, hoàn toàn không mang màu sắc u buồn, tăm tối, cũng không mang màu sắc ‘thề phanh thấy uống máu quân thù’ Bao trùm cái không khí mà tôi cảm nhận được là sự tha thứ, sự kêu gọi hòa bình và dĩ nhiên là lên án hành động man rợ đó.”

Và chị nghĩ đến những blogger đang bị cầm tù tại quê nhà cũng chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận:

“Những kẻ hành xử một cách dã man như thế, có thể bên này, họ khủng bố bằng vũ khí, đạn dược. Nhưng kiểu cầm tù lâu dài, quấy rối, gây khó khăn các kiểu trên diện rộng cả nước và với một số lượng những người hoạt động báo chí cũng như muốn cất lên tiếng nói tư do của mình ở trong nước, tôi nghĩ tuy mức độ có thể khác nhau, nhưng mà tính chất nó thì cũng như nhau và cái độ khốc liệt của nó cũng chẳng kém gì.”

Ngày 8/1 vào đúng 12 giờ trưa, các công sở tại toàn nước Pháp đã yên lặng 1 phút để tưởng nhớ nạn nhân khủng bố và sẽ treo cờ rũ 3 ngày. Ông Nguyễn Quốc Nam liên tưởng đến một người đấu tranh cho dân chủ cũng đã hy sinh vào đúng ngày này, 40 năm về trước, ông nói:

“Sự tàn bạo không có biên giới. Sự khủng bố gần kề với tất cả mọi người và điều đó làm cho tôi nhớ là ngày hôm nay 8 tây tháng giêng, cái ngày mà cộng đồng chúng ta đều nhớ đến sự tàn sát người yêu nước 1985 mà trong đó có anh Trần Văn Bá. Điều đó làm chúng ta liên tưởng tới cái tàn bạo của một nhóm người hay là một nhóm lãnh đạo. Điều đó làm cho tôi hết sức xúc động. Nhà tôi treo 2 lá cờ: một lá cờ Pháp, 1 lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trước cửa nhà của chúng tôi.”

Nước Pháp thường có một chính sách khá hòa hoãn với chế dộ nhập cư cũng như với các nhóm Hồi giáo. Sau biến cố này, có lẽ nước Pháp đã thức tỉnh và theo ký giả Từ Thức chính phủ Pháp sẽ phải cứng rắn hơn:

“Trước áp lực của người dân, chắc chắn chính phủ Pháp cũng như chính phủ Âu châu phải có những biện pháp cứng rắn hơn đối với người Hồi giáo quá khích. Có thể nói: Có một nước Pháp trước và sau vụ Chaarlie Hebdo cũng như có một nước Mỹ trước và sau ngày 11 tháng 9.”

Biến cố 7 tháng 1 đã làm người dân Pháp thức tỉnh. Sư đau thương đã kéo họ lại gần nhau. Và, họ đã không sợ hãi trước áp lực của vũ khí. Chị Mỹ Dung chia sẻ:

“Họ không sợ hãi, họ tự nhận rằng chúng tôi là Charlie đây. Giết một Charlie thì còn vài chục triệu Charlie khác Họ nói rất rõ ràng: Tình yêu luôn luôn có sức mạnh nhiều hơn lòng thù hận. Họ hô hào đoàn kết vì giá trị của tự do ngôn luận. Đụng đến tự do ngôn luận, đụng đến đệ tứ quyền của Pháp thì đúng là bọn khủng bố này đã đụng vào ổ kiến lửa thật sự rồi.”

Ông Nguyễn Quốc Nam nói:

“Người dân khi họ ngồi sát bên nhau thì họ không biết sợ hãi nữa. Khủng bố sẽ không đạt được mục tiêu của sự khủng bố vì người dân sẽ phản ứng ngược lại. Tôi thấy rõ ràng rằng người dân Pháp không sợ hãi nữa.”

Anh Lê Đức Nghị khẳng định:

“Thật ra sự sợ hãi này nó không có, bởi vì những người tấn công cực đoan như thế là vì họ đã đi đến chỗ bất lực, cho nên họ phải dùng đến vũ khí để mà chống lại ngòi bút.”

Trong số 12 người tử thương có 2 cảnh sát, 8 ký giả và 2 nhân viên của báo biếm họa Charlie Hebdo. Charb, Cabu, George Wolinski,Tignous et Honoré:những cái tên lớn của các nhà biếm họa hàng đầu của nước Pháp đã ra đi, phần lớn Ban Biên Tập của Charlie Hebdo đã nằm xuống, nhưng hàng triệu Charlie khác sẽ đứng lên, và tờ báo, bình thường chỉ xuất bản vài chục ngàn tờ, tuần sau có thể sẽ ra hơn 1 triệu số. Đó sẽ là câu trả lời đầu tiên cho bạo lực.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.163 giây.