logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/06/2012 lúc 10:11:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giáo sư có tiếng của Đại học Harvard, Niall Ferguson, nói hệ thống kinh tế của các nước trên thế giới có thể coi là "lừa đảo".
UserPostedImage
Nhật Bản có mức nợ hơn 230% Tổng Sản phẩm Quốc nội
Người từng được tạp chí Time chọn là 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất hành tinh dẫn nguồn Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy nợ của Hy Lạp lên tới 153% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP).
Mức nợ của Anh là 88%, Hoa Kỳ 107%, Bồ Đào Nha 112%, Ireland 113%, Ý 123%.

Nhưng nước dẫn đầu thế giới về nợ trên GDP là Nhật Bản ở mức 236%.

Giáo sư Ferguson nói các khoản nợ chính thức này chỉ bao gồm trái phiếu chính phủ chứ không bao gồm những khoản còn lớn hơn là những chương trình phúc lợi xã hội quốc gia.

Trong bài viết đầu tiên trong loạt bốn bài giảng mang tên người sáng lập BBC Lord Reith, ông Ferguson nhận định:

"Những con số kinh khủng này không phải là điều gì khác ngoài chuyện thế hệ đang nghỉ hưu hay chuẩn bị nghỉ hưu khoác gánh nợ lớn lên vai con và cháu họ, những người bị luật pháp hiện hành buộc phải kiếm ra tiền trong tương lai qua việc chịu mức thuế cao hay việc cắt giảm các khoản chi tiêu công.

"...Hệ thống hiện nay, nói trắng ra, là lừa đảo. Không có các bảng cân đối [tài chính] chính xác được công bố thường xuyên.

"Những khoản nợ khổng lồ bị giấu đi. Không doanh nghiệp hợp pháp nào có thể làm ăn như vậy.

"Tập đoàn cuối cùng công bố những báo cáo tài chính gian dối như thế này là Enron."

'Quan hệ đối tác'
Trong bài viết của mình, Giáo sư Ferguson trích 'Những suy nghĩ về Cách mạng Pháp' xuất bản năm 1790 của Edmund Burke trong đó nói rằng hợp đồng xã hội thực sự không phải là giữa nhà nước và nhân dân mà là "quan hệ đối tác" giữa các thế hệ:

"Nhà nước là quan hệ đối tác không phải chỉ giữa những người đang sống, mà giữa những người đang sống, những người đã qua đời, và những người sẽ ra đời."

Giáo sư của Harvard nói sự chuyển giao lớn giữa các thế hệ thể hiện qua chính sách tài chính hiện nay cho thấy sự vi phạm "có lẽ chưa từng có" mối quan hệ đối tác này.
Ông cho rằng thử thách lớn nhất đối với các nền dân chủ lâu đời là phục hồi lại "hợp đồng xã hội giữa các thế hệ" nhưng bình luận:

"Nhưng tôi công nhận rằng những trở ngại để làm được như vậy là rất lớn.

"Trong đó có việc giới trẻ cảm thấy khó có thể tính được lợi ích kinh tế lâu dài của họ.

"Nó dễ dàng tới mức đáng ngạc nhiên để có được sự ủng hộ của những cử tri trẻ tuổi bằng những chính sách mà về lâu dài sẽ làm mọi chuyện thêm tồi tệ cho chính họ, chẳng hạn giữ lương hưu ở mức định trước cho nhân viên nhà nước."

Giáo sư Ferguson cho rằng để thay đổi hệ thống kinh tế hiện nay là rất khó vì những chính trị gia muốn làm như vậy sẽ thấy rằng họ nhanh chóng mất ghế.

Nhưng cách điều hành kinh tế hiện nay, theo ông, có thể dẫn tới sự vỡ nợ và lạm phát cao hay ít ra cũng là sự trì trệ kinh tế trong hàng chục năm ở phương Tây.

Vấn đề là ở chỗ "[c]húng ta muốn có quy định chặt chẽ hơn nhưng không phải cho thế hệ chúng ta," vị Giáo sư nhận định.
Source: BBC
xuong  
#2 Đã gửi : 17/06/2012 lúc 10:16:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chủ nghĩa tư bản 'hướng về Phương Đông'
Chủ nghĩa tư bản vẫn đang sống và sống khỏe – nhưng không phải ở các nước phương Tây mà đang dịch chuyển về phương Đông.
UserPostedImage
Một loạt các nước tư bản phương Tây đang phải thắt lưng buộc bụng về tài chính.
Chủ nghĩa tư bản Nga đã già cỗi và cần gấp một cuộc đại tu, nhưng tinh thần của chủ nghĩa tư bản – dám mạo hiểm, tiết kiệm, đầu tư, cần cù – tất cả những đức tính đó đã di cư và tìm được tổ ấm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nam Hàn và Nhật Bản – là những nước mà ta vẫn nghĩ chẳng bao giờ có thể thoát được đói nghèo.

Chủ nghĩa tư bản phương tây đã có cả nửa thế kỷ xa hoa quá mức, liên tục thịnh vượng, thất nghiệp thấp, tăng trưởng gần như được đảm bảo và kết quả là chi phí của chúng ta tăng lên theo, ngành chế tạo phải chuyển ra nước ngoài, trong khi ngành tài chính chứng tỏ là người bạn thiếu chung thủy.

Chúng ta sẽ phải nghĩ lại về mô hình của mình, giá trị của mình, sẽ lại cần đến những đức tính cũ bởi chủ nghĩa tư bản sẽ chẳng sớm biến mất.

Nếu châu Á có chủ nghĩa tư bản tràn đầy khí lực và chúng ta vẫn giữ cái chủ nghĩa tư bản đã kiệt sức này, chúng ta sẽ phải trả giá lớn và bán sự thịnh vượng của mình cho sự thịnh vượng cho họ.

Chủ nghĩa xã hội đã chết từ cách đây hai mươi năm – chủ nghĩa tư bản vẫn sống.

Nó thay đổi hình thái, nó dịch chuyển, nó thật sự có qui mô toàn cầu.

Cuối cùng thì nay chúng ta cũng hiểu được toàn cầu hóa là cái gì – nó có nghĩa là ai cũng có vị trí quan trọng như ai. Nếu ta không siêng năng làm việc, ta sẽ mất đi tầm quan trọng của chính mình.

Đó là bài học của thế giới đương đại.

Chủ nghĩa tư bản sống qua chu kỳ khủng hoảng, đó là cách nó tự làm mới và tiếp sinh lực cho chính mình.

Với thực tế là chúng ta thiếu may mắn, chủ nghĩa tư bản hồi sinh bằng cách dịch chuyển về phương đông.

Chúng ta bị bỏ lại với sự đổ nát và chúng ta phải làm điều gì đó để cứu chính mình ra khỏi đống gạch vụn này.

Nhưng điều này phải được thực hiện dựa trên tinh thần của chủ nghĩa tư bản chứ không phải đi ngược lại tinh thần đó.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.