logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/03/2015 lúc 12:09:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mùa hè của một đứa trẻ thường ngập niềm vui nhưng mùa hè cái năm tôi lên bảy, mùa hè năm 1975 khi cộng quân Bắc

việt tràn vào miền Nam, lại quá dữ dội, như một vết khứa hằn sâu trong ký ức, không thể nào quên.

Thật ra nỗi lo sợ ly loạn ám ảnh tôi từ lúc Má may cho anh em tôi mỗi đứa một cái túi vải dây rút đựng sẵn mấy bộ đồ và

dặn “đang đêm Má kêu dậy chạy giặc là phải dậy liền nghe chưa”. Có những đêm bị đánh thức bởi tiếng pháo dội về, bọn

tôi choàng dậy đợi lệnh Má. Má nghe ngóng một hồi rồi trấn an: “Không sao đâu, ngủ lại đi tụi con”.
Ba tôi đóng quân ở xa, lâu lâu mới tạt về Sài Gòn thăm nhà. Đi học về mà thấy đôi botte de saut dính đầy bụi đỏ của Ba

ngoài bệ cửa là tụi tôi mừng hết lớn. Ba về, cho tụi tôi đi ăn mì, mua sầu riêng ngoài khu Lakai trên đường Nguyễn Tri

Phương. Mấy chú Tàu thấy ông lính Biệt động quân dắt đám con lóc nhóc chắc hơi sờ sợ mà cũng thương thương nên

múc cho mấy tô mì vịt tiềm đặc biệt, lựa cho trái sầu riêng thiệt ngon. Ba về, Má được những đêm ngon giấc… Nhưng ôm

vai, bá cổ, áp vào ngực Ba để nghe mồn một tiếng thở khò khè được vài hôm là ông lại đi biền biệt. Má tôi lại một mình

buôn bán lo cho bầy con năm đứa, đêm đêm lại đốt nhang van vái Trời Phật cho Ba tôi bình yên trong hòn tên mũi đạn, cho

hòa bình mau tới. Cứ thế, chiến tranh xa mà gần…

Ba tôi, bệnh suyễn ngày càng nặng, được giải ngũ chỉ vài tháng trước ngày miền Nam mất. Những ngày miền Nam sắp rơi

vào tay cộng sản, nhà tôi ở khu Trường đua Phú Thọ nhưng kẹt ở Củ Chi với Nội tôi. Bác tôi, Trung tá Bộ Tổng tham mưu,

thấy tình hình lộn xộn đã nhắn Ba tôi về ráng đưa bà lên Sài Gòn “cho dễ tính”. Từ ngày ông Nội tôi mất, con cái lớn lên

xuống Sài Gòn lập nghiệp, bà Nội tôi sống thui thủi một mình, ai nài nỉ cũng không chịu về ở chung. Đêm đêm Việt cộng

đắp mô ngoài quốc lộ trước nhà, có khi gõ cửa “má má con con” xin gạo, Nội sợ lắm nhưng không bỏ được “mồ mả ông

bà phải nhang khói”.

Ba tôi đâu dám để mấy mẹ con tôi ở nhà lúc loạn lạc như vậy, nên cả nhà chất lên hai chiếc xe Honda dame chạy lên trên

đó. “Thôi thì sống chết có nhau!”, Má tôi dứt khoát nói.

Ở cái nôi cộng sản, “đất thép thành đồng” Củ Chi, có khi Việt cộng ở sát nhà mình, sớm tối qua lại xin chút dầu, chút nước

mắm nên vừa lên tới Ba tôi đã dặn tụi tôi ở yên trong nhà, đừng chạy ra vườn leo trèo hái trái như mọi lần và nghe súng nổ

là chạy xuống hầm ngay. Ba má tôi chỉ định ở một hai hôm rồi quay xuống Sài Gòn, nào ngờ Nội trượt chân té rồi không

ngồi dậy được, đành nấn ná cho Nội khỏe hơn.

Nghe tiếng pháo kích xa xa, Nội tôi lo lắng ra mặt, lâu lâu lại không kềm được tiếng thở dài. Có gia đình tôi lúc bà đau yếu

thế này Nội mừng lắm nhưng lại lo cho Ba tôi. Ở trên này như bị trói chân trói tay, không liên lạc được với bác Ba tôi để biết

tình hình, Ba tôi đứng ngồi không yên.

Nhà Nội tôi nằm ngay mặt Quốc lộ 1, sáng 30/4 xe gắn cờ Mặt trận giải phóng rầm rập chạy vô Sài Gòn. Ba tôi ngồi trong

nhà nhìn ra thấy, biết là chuyện không xong, vội vã đóng hết cửa nẻo, vào buồng ôm cái radio nghe tin tức. Thấy mặt Ba

căng thẳng tụi tôi chỉ dám ngồi xa xa trên bộ ván gõ, gần trưa mà không thấy đói bụng như mọi khi. Nghe Ba đấm mạnh tay

xuống bàn, thốt ra hai tiếng “Khốn nạn!”, tôi sợ lắm. Chưa bao giờ Ba tôi như vậy cả. Sau này tôi mới biết đó là lúc Tổng

thống Dương Văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kêu gọi binh sĩ buông súng.

Năm hai mươi tuổi Má tôi di cư vào Nam nên quá hiểu cộng sản. Má tôi tin chắc ở cái đất Củ Chi biết quá rõ gia đình bên

Nội tôi ba đời làm quan, đến thời bác tôi, ba tôi đi lính Cộng hòa thì không thể nào yên. Nhưng có sợ thì cũng chạy đâu cho

thoát…

Tôi chỉ nhớ hôm đó là ngày giỗ ông Nội tôi. Đám giỗ buồn hiu hắt vì bác tôi ở trong trại tù “cải tạo”, các cô tôi chỉ tạt về thắp

nhang cho ông Nội rồi đi ngay. Tối đó, một đám người lăm lăm súng ống kéo tới nhà Nội tôi, giộng báng súng vào cửa rầm

rầm kêu Nội tôi ra ngoài sân banh ‘họp với bà con’. Ba tôi vội vàng mặc áo đi theo Nội. Má tôi cũng vội vã dắt díu tụi tôi chạy

theo.

Làm sao tôi có thể quên được cái quang cảnh hệt như đấu tố đêm ấy, khác chăng là nhiều người vẫn còn nhớ những gì

ông bà tôi làm cho mảnh đất này. Nếu không làm gì có con kinh mang tên Cai tổng dẫn nước cho họ cày cấy. Đất đai ông

bà tôi khai khẩn mà nên chớ có cướp giật của ai. Bà Nội tôi tiếng là bà huyện chứ có lúc nào ngơi tay, mà cũng có tá điền

nào đong lúa bị bà khó dễ đâu. Cho nên họ chỉ yên lặng nhìn đám cán bộ diễn tuồng. Tấn tuồng cướp đất. Nội tôi như chết

đứng ở giữa sân, Ba tôi đứng cạnh nắm lấy tay Nội cho bà bớt sợ. Tên cán bộ kè kè khẩu súng lục bên hông, đi tới đi lui,

hoa tay múa chân hài tội ba đời dòng họ tôi để rồi tuyên bố rằng từ nay đất đai của Nội tôi ‘là của nhân dân’.

Má tôi đưa mắt ra dấu cho Ba tôi nhẫn nhục nhưng ông không dằn nổi, bật dậy chỉ vào mặt tên cán bộ: “Thời Tổng thống

Thiệu, đất đai của Má tôi bị truất hữu được bồi thường. Còn các anh cướp cả miếng ăn của một bà già gần 80 tuổi!”. Tiếng

súng lên cò rôm rốp. Má tôi nhắm mắt lại, nắm chặt tay tôi, chờ nghe một tiếng nổ… Nhưng không, hắn không nổ súng vì

ánh mắt bà con chòm xóm đổ dồn vào. Ai mà không biết ông nội hắn từ miệt dưới trôi giạt tới đây, được ông cố tôi cưu

mang, rồi dựng vợ gả chồng. Tới thời cha hắn lại tiếp tục làm ở Nhà việc cho ông Nội tôi nên mẹ hắn, mới đây thôi, qua

thăm bà Nội tôi, vẫn đon đả: “Bà Huyện khỏe không? Lóng rày cậu Sáu hay về ở với bà, cũng mừng”. Hắn gằn giọng: “Rồi

mày sẽ chết kiểu khác. Đồ ngụy!”.

Sau đêm đó Nội tôi “vô sản” như họ mong muốn, không ruộng, không rẫy, chỉ còn lại căn nhà bà đang ở, rồi cũng phải cắt

bớt mảnh đất bên hông nhà cho cán bộ làm nhà.

Gia đình tôi trở lại Sài Gòn chịu chung cái khổ của cả triệu người miền Nam mất nước. Tuổi thơ của tôi cũng bị bóp nát,

không còn những ngày náo nức về quê nội, không còn cái hạnh phúc được làm con người đàn ông ngang tàng nhưng dịu

dàng ấy nữa. Nỗi buồn thời cuộc đổi dời, nghèo khó, bệnh tật, thiếu thốn thuốc men đã cướp mất ba tôi khi ông mới hơn

40. Không còn Ba, anh em tôi chông chênh chống chọi với cái xã hội một màu xám xịt, của “chủ nghĩa lý lịch”…

Sau này biết được các anh con bác tôi vào gọi gia đình tôi cùng ra ngoài bến tàu di tản nhưng không gặp, bà Nội tôi cứ

than thở: “Nội làm khổ tụi con!”. Trước khi mất Nội tôi vẫn chưa an lòng, tụi tôi chỉ biết an ủi: “Tụi con khổ thật đó, nhưng

bao nhiêu người cùng chung số phận mà Nội!”.

Muộn mằn lắm tôi mới có mặt ở đây. Nhiều đêm nhìn hai đứa con gái say sưa giấc nồng, tôi thấy mình còn may mắn hơn

biết bao người khác khi bước qua những tháng ngày dữ dội, đau thương để tới được mảnh đất bình yên này.
Yến Hoàng

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.