logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/03/2015 lúc 08:57:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Chiến Dịch Hợp Tác Cho Tự Do Mạng

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vừa phát động chương trình giúp người dân tiếp cận với các trang web đang bị ngăn nhận tại 11 quốc gia trên thế giới, trong đó có Nga, Việt Nam, Trung Quốc, Iran và Arap Xê út (Arap Saudi).

Chương trình này có tên là ‘Operation Collateral Freedom’, tạm dịch là Chiến Dịch Hợp Tác Cho Tự Do Mạng, và sẽ kéo dài trong nhiều tháng.

Cách mà Tổ chức phóng viên không biên giới thực hiện là tạo các trang web ảo của những website bị chặn, và đặt chúng trên không gian cloud computing, một dịch vụ do các công ty Amazon, Google và Microsoft cùng phát triển, và đang trở thành nơi chia sẻ thông tin được nhiều người ưa chuộng trên thế giới.

Thông báo của RSF cho rằng những nước muốn chặn những website này sẽ không thể thực hiện được điều mình muốn làm, vì việc này sẽ làm ảnh hưởng đến hàng ngàn công ty kỹ thuật đang sử dụng dịch vụ Cloud của Amazon hay Microsoft hàng ngày. Đó là chưa kể chi phí về kinh tế và chính trị cho việc chặn các website ảo này sẽ rất tốn kém.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 12/03/2015 lúc 05:25:30(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 12/03/2015 lúc 05:26:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phóng Viên Không Biên Giới thách thức chế độ kiểm duyệt của đảng CSVN

UserPostedImage

Nhân ngày Quốc tế Chống Kiểm Duyệt 12/3 năm nay, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đã hỗ trợ cho trang mạng Dân Làm Báo những kỹ thuật nhằm đập tan chế độ kiểm duyệt do nhà cầm quyền CSVN dựng lên bằng tường lửa.


Bằng kỹ thuật có tên “mirroring”, một bản sao của Dân Làm Báo đã được đưa lên máy chủ khổng lồ của các “ông lớn” như Amazon, Microsoft và Google. Nếu tiếp tục ngoan cố dùng thủ đoạn ngăn chặn, chế độ CSVN sẽ phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề cả về kinh tế lẫn chính trị.


Một khi không truy cập được vào những máy chủ khổng lồ, hoạt động giao dịch của hàng ngàn công ty lớn cũng sẽ bị ngưng trệ ngay lập tức. Nhờ vậy, độc chiêu này khiến cho những kẻ độc tài không dám manh động vì sợ ảnh hưởng đến túi tiền của chúng.


Giờ đây, độc giả tại Việt Nam có thể dễ dàng truy cập Dân Làm Báo qua đường link: http://dlb1.global.ssl.fastly.net/ mà không cần sử dụng đến bất kỳ phương pháp vượt tường lửa nào.


Dân Làm Báo là một trong 9 trang mạng của 11 quốc gia nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của RSF, trong đó có chi phí thuê băng thông trên các máy chủ khổng lồ.


2015 hứa hẹn sẽ là năm ''trúng mánh'' lớn đối với Dân Làm Báo, nhất là đúng vào thời điểm Chiến dịch Tranh Đấu cho Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền 2015 được ''mở hàng'' tràn đầy hy vọng.
Trọng
phai  
#3 Đã gửi : 16/03/2015 lúc 05:49:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
RSF mở Chiến dịch Hỗ trợ Tự do mạng

UserPostedImage
Chiến Dịch Hỗ trợ Tự Do Mạng của Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF)

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm 12 tháng 3 đã phát động một chiến dịch mới có tên là ‘Chiến dịch Hỗ trợ Tự Do’. Trong chiến dịch này, RSF đã chọn ra 9 trang mạng trên thế giới đang bị các chính phủ một số nước chặn để tạo các trang mạng ảo và đặt vào máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ mạng lớn như Google, Amazon, Microsoft. Với cách làm này, RSF hy vọng chính phủ các nước được coi là kẻ thù của internet theo báo cáo hàng năm của tổ chức này sẽ khó có thể tìm cách chặn được các trang mạng bị kiểm duyệt vì sẽ gây tổn phí lớn về kinh tế và chính trị. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn ông Benjamin Ismal, phụ trách khu vực chấu Á Thái Bình Dương của RSF về chiến dịch này. Trước hết nói về mục đích và thời gian tiến hành chiến dịch mới, ông Benjamin Ismal cho biết:

Benjamin Ismal: Ý tưởng mới lấy cảm hứng từ một nhóm có tên là greatfire.org. Họ là những nhà hoạt động xã hội ẩn danh ở Trung Quốc. Trong nhiều năm họ đã áp dụng phương pháp trang mạng ảo, tức là tạo một trang mạng ảo đặt ở một địa chỉ URL khác. Họ cho người đọc địa chỉ của website để có thể liên lạc. Giới hạn của kỹ thuật này là khi bạn thông báo địa chỉ thì giới chức chính quyền cũng biết và họ có thể nhanh chóng chặn website này và thế là bắt đầu một cuộc chơi mèo đuổi chuột.

Cho nên cải thiện mới là tạo trang mạng ảo và đặt vào một địa chỉ an toàn, đó là mục tiêu đặt ra của chương trình hỗ trợ tự do. Chúng tôi gọi là hỗ trợ vì chúng tôi sử dụng các công ty lớn như Microsoft, Amazon, Google là những công ty có dịch vụ máy chủ cho các công ty tư nhân. Bằng cách đặt trang mạng ảo ví dụ như Dân Làm Báo của Việt nam vào dịch vụ này thì chúng tôi có thể bảo vệ được trang mạng vì giao thức (protocol) sử dụng STPS có nghĩa là an toàn. Nếu bạn cố gắng hình tượng máy chủ như một căn nhà, bạn chỉ cần lấy một phòng trong nhà và đặt trang mạng vào phòng đó. Vì mã hóa của máy chủ, giới chức chính quyền sẽ không thể biết được phòng nào là nơi có trang mạng. Nếu họ muốn chặn trang mạng họ phải chặn cửa chính của căn nhà tức là toàn bộ dịch vụ và điều này sẽ gây tổn phí lớn về kinh tế chính trị vì nó gây hại cho rất nhiều hoạt động của lĩnh vực tự nhân, và tạo sự phản đối của các doanh nghiệp là những người không có liên quan gì đến cuộc chiến này. Chúng tôi đã chọn ra 9 trang mạng trên thế giới và đặt các trang mạng này trong vài tháng.
Chúng tôi chịu chi phí vì đây là dịch vụ phải trả tiền. Càng nhiều người vào trang mạng thì càng tốn nhiều tiền. Chúng tôi sẽ làm việc này lâu nhất có thể, hy vọng là khoảng 1 năm. Cùng thời gian đó chúng tôi cũng sẽ tìm giải pháp tài chính để duy trì các trang web này trong lâu dài. Với các công ty truyền thông lớn thì chúng tôi có thể yêu cầu họ tự trả tiền dịch vụ, còn các trang web và blog nhỏ thì chúng tôi sẽ tìm kiếm người tài trợ để duy trì hoạt động.

Việt Hà: Trên thế giới có rất nhiều trang mạng đang bị kiểm duyệt, bị chặn, tại sao RSF chỉ chọn 9 trang mạng này, RSF có ý định mở rộng danh sách hay không và nếu không tìm được đủ nguồn tài trợ thì các ông có kế hoạch dự phòng nào?

Benjamin Ismal: Danh sách các trang web, hay blog bị kiểm duyệt, và chặn là rất dài. Có nhiều tài khoản của blog, twitter có thể được mở được nhờ dịch vụ này. Nhưng nếu như vậy thì sẽ rất tốn tiền và chúng tôi không thể làm hết. Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ luôn tìm ra được những giải pháp cho các trang nhỏ cần được sự trợ giúp. Chúng tôi đã trợ giúp rất nhiều công ty truyền thông trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm như vậy. Chúng tôi sẽ kêu gọi sự trợ giúp từ khu vực tư nhân và quốc tế. Vì những trang web này nhờ kỹ thuật mới có thể được mở được ra với mọi người trong nước, chúng tôi hy vọng là một số nhà quảng cáo không chịu sức ép từ chính phủ có thể đặt quảng cáo vào website để tạo thu nhập và từ đó giúp duy trì trang mạng.

Việt Hà: Cũng có ý kiến đánh giá rằng ý tưởng của chiến dịch là rất hay nhưng họ e ngại về hiệu quả của chiến dịch vì chính phủ những nước muốn ngăn chặn tự do internet sẽ luôn tìm được các giải pháp để đối phó như trước đây họ đã sử dụng bức tường lửa để ngăn chặn thông tin internet chẳng hạn. Các ông đã có giải pháp nào để chuẩn bị cho tình huống này?

Benjamin Ismal: Họ rất có thể sẽ tìm ra giải pháp, nhưng vào lúc này thì chưa. Các trang mạng được đặt ở các máy chủ này an toàn và họ chỉ có thể chặn trang mạng bằng cách chặn toàn bộ hệ thống. Cho nên đến khi họ tìm ra cách, tìm được cách giải mã thì việc chặn là không thể. Ngoài ra khi họ tìm ra giải pháp để chặn, thì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục chơi trò mèo đuổi chuột. Chỉ trong một phút, chúng tôi có thể tạo ra một trang web ảo khác ngay khi được biết là trang trước bị chặn. Chúng tôi cũng cân nhắc khả năng làm tăng khả năng của máy chủ chấp nhận các yêu cầu, và do đó chống được những vụ tấn công làm tràn ngập dữ liệu điển hình.

Ý tưởng của chiến dịch này không phải là để chứng minh là chúng tôi đã tìm cách mở được các trang mạng 100%, nhưng để tạo ra một sự hiểu biết trong cộng đồng của các nhà hoạt động xã hội và xã hội dân sự, những người muốn đưa thông tin đến công chúng. Đó là một chiến dịch tăng hiểu biết trên toàn cầu. Bằng chiến dịch này, chúng tôi cũng muốn đặt các công ty lớn như Microsoft, Amazon… vào cuộc chiến. Có thể họ muốn tránh tham gia, nhưng nếu ví dụ chính phủ Việt Nam gây khó khăn cho họ bằng cách liên hệ với Amazon và yêu cầu họ bỏ Dân Làm Báo nếu không sẽ phải chịu hậu quả thì chúng tôi sẽ biết là liệu công ty có đồng ý với chính phủ hay không.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.