WESTMINSTER - “Bây giờ mà nói chuyện H.O. là nói chuyện đã cũ, tuy nhiên trên những trang quảng cáo hôm nay người ta
vẫn còn thấy những dòng chữ giảm giá cho H.O. thì câu chuyện H.O. vẫn còn là câu chuyện dài dài, ôn lại dăm ba chuyện cũ
để hiểu thêm sự đời cũng không phải là chuyện vô bổ.”
Trên đây là câu mở đầu trong trang Thay Lời Tựa của cuốn “Chân Dung H.O.” do hai tác giả Huy Phương và Võ Hương An
viết và sẽ được ra mắt vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 10 tháng 5, 2015 tại Phòng Hội Nhật Báo Người Việt.
WESTMINSTER - “Bây giờ mà nói chuyện H.O. là nói chuyện đã cũ, tuy nhiên trên những trang quảng cáo hôm nay người ta
vẫn còn thấy những dòng chữ giảm giá cho H.O. thì câu chuyện H.O. vẫn còn là câu chuyện dài dài, ôn lại dăm ba chuyện cũ
để hiểu thêm sự đời cũng không phải là chuyện vô bổ.”
Trên đây là câu mở đầu trong trang Thay Lời Tựa của cuốn “Chân Dung H.O.” do hai tác giả Huy Phương và Võ Hương An
viết và sẽ được ra mắt vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 10 tháng 5, 2015 tại Phòng Hội Nhật Báo Người Việt.
Bìa sách Chân Dung H.O. (Thanh Phong/Viễn Đông
Tác giả Huy Phương là một nhà văn quen thuộc trong cộng đồng, được nhiều độc giả yêu mến qua những cuốn Tạp Ghi như
Nước Mỹ Lạnh Lùng, Đi Lấy Chồng Xa, Ấm Lạnh Quê Người, Nhìn Xuống Cuộc Đời, Hạnh Phúc Xót Xa, Quê Nhà Quê Người,
Những Người Thua Trận, Những Người Muôn Năm Cũ, Chúc Thư Của Một Người Lính Già Thua Trận, và mới đây tác phẩm
Ngậm Ngùi Tháng Tư được rất nhiều độc giả khắp nơi đón nhận.
Nhà văn Võ Hương An đã có những tác phẩm: Luân Hồi, Huế Của Một Thời, Vua Khải Định, Lịch Sử Đà Nẵng, Từ Điển Nhà
Nguyễn, Trong Ngõ Ngách Sử Việt là những tập biên khảo và bút ký giá trị. Nay hai ông hợp tác viết cuốn Chân Dung H.O.
nhân dịp tưởng niệm 40 năm miền Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt khiến hàng trăm ngàn Quân, Cán, Chính phải vào tù để
rồi đến năm 1990, Hoa Kỳ chấp nhận cho những người đi tù từ 3 năm trở lên được vào Mỹ định cư theo chương trình H.O. mà
trong cuốn sách, hai tác giả đã nói rõ H.O. là gì.
Đối với những người qua Mỹ theo diện H.O. quả thực mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, có một cảnh ngộ khác nhau.
Trước đây nhiều người H.O. đã viết sách, viết báo kể chuyện tù tội như ông Hà Thúc Sinh, ông Đặng Trần Huân.
Năm 2004 và năm 2007, nhật báo Viễn Đông đã mở cuộc thi viết về H.O. và sau đó xuất bản hai cuốn “Chuyện Người Tù Cải
Tạo” và “Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo” với hàng trăm câu chuyện thương tâm khiến người đọc phải rơi lệ.
Nay hai nhà văn Huy Phương và Võ Hương An cũng là những H.O. thứ thiệt cho xuất bản cuốn “Chân Dung H.O. với mục đích:
“Bằng những kinh nghiệm cay đắng của bản thân và gia đình cộng thêm với kinh nghiệm của bạn bè đồng cảnh ngộ, chúng tôi
muốn vẽ lại một bức tranh sống động và trung thực với nhiều vũng tối để các thế hệ mai sau hiểu thêm về một thời điên khùng
của lịch sử dân tộc do việc du nhập một chủ thuyết ngoại lai và không tưởng, là chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi mong muốn
rằng tập sách nhỏ này là câu trả lời cho con cháu chúng ta về câu hỏi: Tại sao và từ bao giờ chúng ta có mặt trên nước Mỹ?”
Với 498 trang sách, chắc chắn không đủ chuyên chở hết những mảnh đời cay đắng, nghiệt ngã cùng nỗi tủi nhục của kẻ thua
trận. Hai tác giả đã có công tìm gặp trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, qua email mà thu thập được những mẩu chuyện
của 54 ông, bà H.O. gồm đủ mọi thành phần, từ nhạc sĩ Xuân Điềm (H.O.1) đến nhà văn Phan Nhật Nam (H.O.50), từ Mục Sư
Chung Tử Bửu (H.O.3) đến Linh Mục Đinh Ngọc Quế (H.O.16), cố Hòa Thượng Thích Hạnh Đạo (H.O.19), và những H.O. mà
nhiều người trong cộng đồng đã biết mặt biết tên như cố Đại Tá Võ Hữu Hạnh (H.O.19), nhà văn Bích Huyền (H.O.1), nhà văn
Nguyễn Thạch Kiên (H.O.18), nữ Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (H.O.1), giáo sư Dương Ngọc Sum (H.O.3), Thiên Nga
Nguyễn Thanh Thủy (H.O.12), nhà thơ Tô Thùy Yên (H.O.20), v.v. nhiều người đã nghe danh, biết tiếng họ nhưng chắc chắn
chưa một lần nghe kể về “đoạn đường H.O. mà họ đã trải qua với trăm cay nghìn đắng và có thể nói.
Từ người lính, người sĩ quan, từ một nhà giáo, một viên chức hành chánh đến các nhà tu hành trong các tôn giáo đều đã vào
tù cộng sản. Một số những người kém may mắn đã ra đi, có khi vì bệnh hoạn, vì đói, khát, vì vượt ngục; số người may mắn
được đến Mỹ theo diện H.O. thì sau thời gian dài trong lao tù Việt Cộng đến khi ra khỏi tù nhỏ vào nhà tù lớn vẫn bị theo dõi,
hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, cộng thêm tuổi tác mỗi ngày một chồng chất nên khi đến được nước Mỹ, bảo sao thân thể
không tiều tụy, tinh thần làm sao còn minh mẫn như xưa nên đã có những người H.O. bị người anh em đồng hương khinh dể
như tác giả viết: “Vậy ông H.O. là ai? Phải chăng là cái ông áo quần tàng tàng, mặt mũi hom hem, buồn bã, thân thể gầy yếu, đi
thì lúc nào cũng cúi gầm xuống, hay đứng đợi chuyến xe bus trên tuyến đường Bolsa hay lượm báo Việt trong các khu chợ
Việt Nam.”
Nhưng hiện nay, cái hình ảnh H.O. đó đã tan biến, và một cuộc đổi đời thực sự đã xảy ra, xảy ra như thế nào, và điều gì đã làm
cho những người H.O. giờ đây được nể trọng; đó là phần “Những Cuộc Đổi Đời” sau “Chân Dung H.O.” mà mỗi câu chuyện
của một H.O. được hai tác giả đề cập trong cuốn sách là một câu trả lời rõ ràng nhất cho người đọc.
Hy vọng rằng, sau cuốn sách đặc biệt này, hai tác giả sẽ còn thu thập hàng trăm câu chuyện của các H.O. khác để biết những
người H.O. đã phấn đấu như thế nào để thay đổi cuộc đời sau bao nhiêu năm tù đày, và để những ai chưa từng nếm mùi vào
tù cộng sản biết thế nào là đi “học tập, cải tạo,” bốn chữ lừa bịp của Việt Cộng mà những người H.O. không bao giờ chấp
nhận.
Điện thoại để liên lạc tác giả: (949) 241-0488.
THANH PHONG