logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 03/06/2015 lúc 08:27:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Dân Cuba chờ xin visa nhập cảnh Hoa Kỳ, trước văn phòng đại diện Mỹ tại La Havana - REUTERS /Enrique de la Osa

Tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Washington – La Habana nửa năm qua đã có những tiến triển tích cực, tuy nhiên đến giai đoạn chủ chốt là mở sứ quán ở thủ đô hai nước thì lại gặp phải rào cản là quy chế hoạt động cho các nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba.

La Habana nghi ngại nhân viên sứ quán Mỹ có thể sẽ trở thành những tác nhân cổ vũ cho phong trào đối kháng với chế độ vẫn muốn giới hạn quản lý hoạt động của các nhà ngoại giao đó.

Vòng đàm phán ngoại giao Mỹ Cuba cuối tháng Năm vừa qua bàn việc mở lại đại sứ quán ở thủ đô của hai bên một lần nữa không đạt được kết quả như mong muốn. Trước khi bước vào vòng họp lần này, đại diện đoàn Cuba đặt ra những vấn đề trọng tâm cần được hai bên giải quyết đó là “ chế độ hoạt động của các nhân viên ngoại giao ” và “ cách ứng xử của họ ”.

Những điểm mà phía Cuba đặc biệt quan tâm này rõ ràng muốn ám chỉ đến những hoạt động “ cổ vũ dân chủ ”, hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự, của các nhà ngoại giao Mỹ có mặt ở Cuba.

Điều nghi ngại của La Habana không phải là không có căn cứ. Chuyên gia Marc Hanson, thuộc nhóm tư vấn có tên Văn phòng Washington về Mỹ Latin (WOLA) đã nhận định: “ Các đoàn ngoại giao Mỹ vốn đã rất nổi tiếng trong việc can dự hỗ trợ các nhà đấu tranh nhân quyền và dân chủ ” ở nhiều nước. Trong khi mà, theo chuyên gia này, tại Cuba, “các nhà đấu tranh như vậy có xu hướng hoạt động như là những người đối lập với chính quyền ”.

Năm 1961, hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao, nhưng đến năm 1977, theo thỏa thuận giữa Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hai nước đã cho mở văn phòng đại diện ở hai thủ đô. Quy chế hoạt động cho các nhà ngoại giao Cuba cũng như Mỹ bị giới hạn trong vòng kiểm soát rất chặt chẽ.

Tuy vậy, phái đoàn Mỹ vẫn đòi chính quyền Cuba cho lắp đặt mạng internet, mở các lớp đào tạo cho người Cuba ngay tại cơ quan đại diện hay thậm chí nhà riêng của nhân viên ngoại giao. Những đòi hỏi như vậy của phái đoàn ngoại giao Mỹ đã gây không ít phiền toái cho chính quyền trong việc kiểm soát chính trị trong nước.

Giờ đây, khi bước đến giai đoạn nâng cấp từ cơ quan đại diện lên thành đại sứ quán với quy mô và chức năng hoạt động lớn hơn nhiều, mối lo lắng của chính quyền La Habana đối với hoạt động của các nhân viên Mỹ cũng lớn lên theo.

Trong một phát biểu mới đây, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã cảnh báo rằng việc sứ quán Mỹ mở lại chỉ có thể diễn ra chừng nào các “ứng xử“ của các nhân viên Mỹ phải được thay đổi. Ông nói: “ Tôi đã giải thích với Tổng thống Obama rằng điều mà tôi lo ngại nhất là họ (các nhân viên ngoại giao Mỹ) tiếp tục có các hoạt động phi pháp”, như đào tạo “ các nhà báo độc lập, khi thì ở cơ quan khi thì ở nhà riêng của nhân viên ngoại giao”.

Theo chuyên gia Hanson, vì lợi ích lớn của bình thường hóa quan hệ, Washington có thể sẽ phải nhượng bộ trước đòi hỏi của La Habana. Nhưng có một điểm mà chính quyền Mỹ không chấp nhận, đó là giới hạn đi lại đối với các nhân viên ngoại giao của họ. Hiện tại các nhân viên Mỹ muốn ra khỏi thủ đô La Habana đều phải xin phép chính quyền Cuba.

Tuần trước, phát ngôn viên Nhà trắng Josh Earnest đã nói rõ quan điểm về vấn đề này rằng “vai trò của các nhà ngoại giao trong tất cả các nước trên thế giới, không cứ gì Cuba, là trao đổi, không chỉ với các quan chức chính quyền mà còn với người dân nước sở tại ”.

Khi giải trình trước Thượng viện về các vòng đàm phán ngoại giao Mỹ-Cuba, trưởng đoàn Mỹ, bà thứ trưởng Ngoại giao Roberta Jacobson đã nhấn mạnh vấn đề nhân quyền và dân chủ vẫn là chướng ngại vật chính của các cuộc đàm phán hiện nay với La Habana.

Washington ban đầu mong muốn tháng Tư mở lại đại sứ nhưng đến nay mục tiêu không đạt được, dù hai bên đã qua lại gặp nhau bốn lần kể từ khi có thông báo lịch sử mở tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương hôm 17/12/2014.

Hơn nửa thế kỷ sống trong hiềm khích, thù hằn đã làm cho lịch sử quan hệ hai nước trở nên phức tạp và việc mở cửa lại cho nhau tất nhiên “không phải là nhiệm vụ dễ dàng”, như nhận định của trưởng đoàn Mỹ sau phiên hội đàm gần đây nhất. Tuy nhiên, trở ngại đó chắc cũng không phải không thể vượt qua.
Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 03/06/2015 lúc 08:29:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đối lập Cuba trước đà bình thường hóa quan hệ La Habana–Washington
UserPostedImage
Chuẩn bị họp báo sau vòng đàm phán thứ tư Mỹ-Cuba tại Washington ngày 22/05/2015. REUTERS/Yuri Gripas

Cuba đang ở trước ngưỡng cửa bình thường hóa quan hệ với Mỹ hứa hẹn nhiều thay đổi sau bước ngoặt lịch sử này. Hòn đảo nằm giữa vùng biển Caribe đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Nhật báo Le Monde số ra ngày 03/06/2015, dành sự quan tâm với đối lập Cuba trong bối cảnh đất nước đang chuẩn bị cho những biến chuyển. Bài viết có tựa đề : « Những lựa khó khăn của đối lập Cuba ở thời điểm tan băng ».
Le Monde ghi nhận đến lúc này, chế độ Castro tiết tục trấn áp ly khai hiện đang chia rẽ trong thời khắc chuyển tiếp hiện nay của đất nước.

Le Monde dẫn lời những nhà hoạt động đối lập với chính quyền để tìm hiểu suy nghĩ hành động của họ trước tình hình mới của đất nước. Bà Miriam Leiva, một trong những người lập ra hội « Những phụ nữ áo trắng », phong trào tập hợp những phụ nữ thân nhân của tù chính trị Cuba, cho biết bảo vệ nhân quyền giờ không đủ, đối lập phải đưa ra được chương trình cho tương lai.

Bà nói : « Chính quyền đã phá hủy xã hội dân sự, triệt tiêu tập quán chính trị. Trong vòng một nửa thế kỷ, người Cuba chỉ phải tuân thủ mọi thứ, vì việc làm, nhà ở, việc học hành của con cái , tất cả đều lệ thuộc vào Nhà nước ».

Một nhân vật ly khai khác, ông Manuel Cuesta Morua, một người theo chủ trương xã hội dân chủ, cũng nhận thấy đối lập đang đứng trước bước ngoặt lịch sử của chính mình.

Đối lập là diễn viên hay khán giả của đổi mới ở Cuba ?
Theo le Monde, nhà đấu tranh ngoài năm mươi tuổi này cho rằng, có ba chủ đề có thể gắn kết những nhà hoạt động đối lập với người dân Cuba vào thời điểm chủ nghĩa Xã hội Nhà nước phát triển theo hướng một nền kinh tế hỗn hợp, đó là : Quyền hội họp lập hội, quyền sở hữu và cải cách bầu cử nhằm tạo điều kiện cho sự xuất hiện đại diện đa nguyên.

Một nhân vật khác được Le Monde tiếp cận đó là ông Roberto Veiga, chưa đầy 50 tuổi, hiện đang điều hành một nhóm tư vấn mang tên Cuba Possible, tập hợp các nhà cải cách có xuất thân khác nhau, trong đó có cả những người đã từng gắn bó nhiều năm với chế độ.

Quyền lập hội và cải cách bầu cử là hai chủ đề được ông rất quan tâm. Lãnh đạo quốc gia phải được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu . Trong khi đó, năm 2018 Chủ tịch Raul Castro sẽ kết thúc nhiệm kỳ ở tuổi 84, phó chủ tịch Miguel Diaz-Canel, 55 tuổi, ngay từ giờ đã được chỉ định như là người kế tục. Thủ tục còn lại chỉ là tên ông được thông qua ở Quốc hội, một cơ quan có thể gọi là bù nhìn của đảng Cộng sản.

Còn cựu đảng viên Cộng sản Cuba, nay đã nghỉ hưu , ông Pedro Campos thì khẳng định nếu có bầu cử tự do hai vòng, chính phủ hiện nay sẽ không thể thắng được.

Liên quan đến ý tưởng các nhà đối lập có thể tham gia tuyển cử, ông Antonio Rodiles nhận định : « Có vài nhà đối lập ở Quốc hội chẳng thay đổi được gì ». Vì quan điểm về thời kỳ chuyển tiếp dân chủ Cuba vẫn còn nhiều dị biệt trong đối lập : « Người này thì nghĩ, như Obama , là thay đổi kinh tế sẽ kéo theo những biến chuyển chính trị, trong khi chúng tôi cho rằng chế độ Castro có thể duy trì dưới hình thức toàn trị mới, giống như ở một số nước cộng sản hiện nay ».

Cuối cùng Le Monde trích dẫn ông Elizardo Sanchez, 70 tuổi, thành viên Liên đoàn quốc tế về nhân quyền, một gương mặt ly khai kỳ cựu. Ông tỏ ra bi quan về các cải cách và các quyền tự do ở Cuba. Theo ông, chính quyền « chỉ muốn câu thêm thời gian ». Trong khi đó Antonio Rodiles, đại diện cho thế hệ đối lập khác thì đặt câu hỏi : « Liệu những nhà đối lập sẽ là diễn viên hay khán giả của sự thay đổi này ? ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.