Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức: Những dấu hỏi? Dư âm của chuyện hai cơ quan báo chí tiếng Việt xử lý nhân viên hay cộng tác viên do những gì họ viết trên Facebook vẫn
còn với một loạt câu hỏi chưa có câu trả lời.
Đây là đề tài của Bàn tròn thứ Năm ngày 10/9 từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam tại
VIDEO Sau khi đóng blog của ông Lê Diễn Đức, Đài Á châu Tự do, RFA, lúc đầu có thông báo trên Facebook mà theo đó ông
Đức bị tố cáo viết có tính chất "quy chụp" và "gây ra mâu thuẫn, chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong nước và Hải
ngoại".
Nhưng sau đó RFA đã rút lại thông báo này.
Mặc dù vậy trang blog của ông Lê Diễn Đức trên RFA vẫn bị khóa.
Hiện không rõ lý do tại sao RFA không chỉ ngưng cho ông Lê Diễn Đức viết các bài mới mà còn dường như đã bỏ tất cả
những blog ông từng viết trong nhiều năm qua với sự đồng ý của đài.
Và do RFA chưa ra tuyên bố gì chính thức sau khi bỏ thông báo trên Facebook, lý do đài ngưng hợp đồng với ông Lê
Diễn Đức cũng chưa rõ ràng.
Blogger Hiệu Minh cũng có bài viết với tựa đề ' Chuẩn đúp của RFA tiếng Việt?' trong đó ông đặt câu hỏi về chuyện liệu có
phải RFA cho phép chỉ trích chế độ cộng sản nhiều hơn so với chế độ Việt Nam Cộng hòa vốn nay đã không còn.
Trong khi đó ông Đức vẫn tiếp tục bảo vệ những gì ông viết trước đó trên Facebook.
Hôm 8/9 ông viết: "Nhưng hình ảnh thất bại cay đắng của VNCH, quân lính bỏ chạy toán loạn, vứt quân phục đầy đường là
sự thật mà tôi mô tả trong status của tôi."
Về người sáng lập Việt Tân, tướng Hoàng Cơ Minh, ông Đức cũng viết:
"Ông Hoàng Cơ Minh bị bắn bị thương và tự sát năm 1987, nhưng Mặt trận (MT) vẫn tiếp tục thu tiền bà con hải ngoại để
yểm trợ "kháng chiến" và 14 năm sau mới thực sự "cho" ông ta chết.
"Các cán bộ chủ chốt của MT bị đưa ra toà truy tố về tội gian lận tài chính, nhưng “được miễn tố” không phải vì các ông
Dean Nakamura (Hoàng Cơ Định), Steven Nakashima (Nguyễn Kim Hườn) và Masuda (em vợ Định) vô tội mà trắng án.
"Vì hồ sơ tồn đọng đã quá hạn nên vụ trốn thuế của các ông này đã được Toà cho giải tỏa theo đạo luật “Speed Trial Act”.
Dựa trên các sự kiện trên tôi cho rằng người ta đã lập "chiến khu" giả lừa gạt bà con lấy tiền không phải là không có cơ
sở."
'Mất chức' Tại báo Thanh Niên, ông Đỗ Hùng đã mất chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên nhưng cũng có tin nói
ông vẫn được làm việc tại báo này.
Vài ngày sau khi ông Đỗ Hùng bị cách chức, trang mạng Petrotimes đăng bài liệt kê một loạt "những bài viết có nội dung
sai trái, gây bức xúc trong cộng đồng suốt 2 năm qua" trên mạng xã hội của ông.
Các câu hỏi khác đã được đặt ra trong Bàn tròn thứ Năm bao gồm:
- Liệu vụ xử lý phóng viên mới nhất của Thanh Niên sẽ ảnh hưởng thế nào tới các nhà báo đang dùng mạng xã hội ở Việt
Nam?
- Các nhà báo cần cân bằng những gì họ viết trên Facebook và trên trang web báo chí chính thức ra sao?
- Trong vụ liên quan tới blogger Lê Diễn Đức, Đài RFA có lý do xác đáng để bỏ blog của ông không?
- Ông Đức kiên quyết bảo vệ những gì ông đã viết và khẳng định ông không viết gì sai, không "mạ lị" ai? Có đúng vậy
không?
- Có thể hiểu thế nào về điều được coi là 'sức ép của cộng đồng' đối với RFA và sức ép của lãnh đạo Cộng sản đối với
báo chí ở Việt Nam?
'Hạn chế tự do ngôn luận' Tham gia Bàn tròn thứ Năm từ Hà Nội, Blogger Đoan Trang nói cả hành động của Thanh Niên và RFA đều đã "hạn chế tự
do ngôn luận."
"Trong trường hợp của ông Đỗ Hùng, sự hạn chế ấy nó trắng trợn ... hơn, không dựa trên pháp luật.
"Còn trường hợp của ông Lê Diễn Đức va RFA, tôi không biết nó có dựa trên căn cứ pháp luật nước sở tại hay hợp đồng
giữa RFA hay ông Lê Diễn Đức hay không."
Còn Tổng biên tập trang Đàn Chim Việt, bà Mạc Việt Hồng, người từng cùng làm việc với ông Đức trên trang web hiện bà
đang quản lý nói:
"Theo quan điểm của tôi những điều anh Lê Diễn Đức phát biểu là quan điểm cá nhân của ấy thôi, và nó không đi ngược
lại những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại.
"Theo tôi nó không cổ vũ cho bạo lực, không cổ vũ cho chiến tranh, không xúc phạm hay phân biệt đối xử với người đồng
tính hay cổ vũ cho chủ nghĩa diệt chủng hay phân biệt chủng tộc gì cả.
"Theo quan điểm cá nhân của tôi, các tờ báo mà anh Đức cộng tác, và ngay cả BBC cũng vậy, bao giờ các anh chị cũng
khẳng định rằng các bài viết là quan điểm riêng của tác giả, huống chi đây là anh Đức không viết trên tờ báo mà ở
Facebook cá nhân thì theo tôi như vậy cách xử lý của RFA không được hợp lý lắm," bà Hồng nói.
Trong khi đó nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho rằng có khác biệt giữa chuyện cách chức và tước thẻ nhà báo của ông
Đỗ Hùng và chuyện đóng blog của ông Lê Diễn Đức:
"Các anh chị hoạt động báo chắc phải biết rằng ở Việt Nam có thẻ nhà báo thì anh có quyền và anh được pháp luật bảo vệ
đến tất cả các nơi có thể tác nghiệp báo chí và nếu anh bị tước cái thẻ nhà báo ấy ... anh đã mất khả năng đi tác nghiệp mà
nếu nhà báo mà không ra chiến trường, không vào mặt trận thì anh sẽ bị cản trở rất lớn.
"Thế còn như trường hợp của anh Lê Diễn Đức thì rõ ràng rằng anh ấy cũng chỉ là một cộng tác viên của RFA và việc anh
ấy có thể hợp tác, có thể viết bài ở bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào khác, hoàn toàn không bị hạn chế."
Ông Thắng cũng có ý nói ông Đức đã đưa ra những "sự việc không có bằng chứng với những lời lẽ khẳng định như vậy là
sự vu cáo, là sự nhục mạ có chủ ý. Tôi không chấp nhận chuyện ấy."
Theo BBC