logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/09/2015 lúc 07:47:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà báo Lê Diễn Đức nói ông 'vẫn bình tâm' sau khi bị hủy hợp đồng

Đài Á châu Tự do (RFA) vừa 'hủy hợp đồng' với một nhà báo, blogger người Việt ở hải ngoại, sau một số bình luận của

ông về điều được cho là 'thất bại' của Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, theo nhà

báo, blogger này.

Trả lời BBC ngày 5/9, ông Lê Diễn Đức nói đài RFA đã có quyết định trên do "bị áp lực dư luận rất nặng nề".

"Họ thông báo ngưng hợp đồng với tôi hôm nay và gỡ mục báo xuống", ông nói thêm.

"Tôi vẫn bình tâm và tiếc là RFA đã làm như thế".

Họ thông báo ngưng hợp đồng với tôi hôm nay và gỡ mục báo xuống. Tôi vẫn bình tâm và tiếc là RFA đã làm như thếNhà

báo, blogger Lê Diễn Đức
Hôm 30/8, ông Đức đã có bình luận trên Facebook với nội dung chỉ trích thất bại của quân đội Việt Nam Cộng hòa trong

Chiến tranh Việt Nam và của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam - do Phó đề đốc Chuẩn tướng Hải quân

Việt Nam Cộng hòa Hoàng Cơ Minh lãnh đạo vào những năm 80 của thế kỷ trước.

Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam được ông Hoàng Cơ Minh thành lập vào ngày 30/4 năm 1980 tại Nam

California, Hoa Kỳ, đúng 5 năm sau khi ông di tản khỏi Việt Nam ngày Sài Gòn sụp đổ.

Đến năm 1981, tổ chức này đóng căn cứ gần biên giới Thái Lan - Lào, nơi ông Minh tổ chức đại hội lập ra Việt Nam Canh

tân Cách mạng đảng ( Việt Tân) một năm sau đó.

Lực lượng của Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam được nói là vào khoảng 200 người, trong đó bao gồm

một số sỹ quan của quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Trong giai đoạn từ 1982-1987, tổ chức của ông nhiều lần tiến hành các đợt hành quân nhằm xâm nhập vào Việt Nam để

xây dựng căn cứ nhưng đều thất bại trước sự chống trả của quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia.

Các đợt tiến quân bất thành cũng khiến lực lượng của tổ chức này bị tổn thất nặng nề, với nhiều thành viên bị chết trận

hoặc bắt sống.

Trong cuộc hành quân cuối cùng vào tháng Tám năm 1987, ông Hoàng Cơ Minh bị thương và sau đó tự sát.

Bình luận gây tranh cãi
Bình luận trên trang Facebook cá nhân ngày 30/8 của nhà báo Lê Diễn Đức viết:

Nên tôn trọng những người đã nằm xuống và nên xem họ như nếu không thành công cũng thành danhLuật sư Vũ Đức

Khanh
"Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối

cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích Đông Tiến, phục quốc chỉ

là trò cười, ảo tưởng, chứ anh hùng cái nỗi gì."

"Đây đích thực là một cuộc làm chiến khu giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém!"

"Niềm tin vào những anh hùng vị quốc vong thân ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng."

Bình luận này sau đó đã bắt gặp sự phản đối từ một số nhà báo, blogger nổi tiếng trong và ngoài nước.

"Khi Lê Lợi mới khởi nghĩa đánh quân Minh, nếu lúc đó có anh Lê Diễn Đức, anh sẽ nói, quân Hồ Quý Ly có hàng vạn

người trang bị chính quy mà còn bị chúng nó (quân Minh) đánh cho tan tác, thì một dúm nông dân thiếu đói của các ông

làm nên trò trống gì?", blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết từ trong nước.
Một ý kiến khác của luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada thì cho rằng "lịch sử rồi sẽ soi rọi và làm sáng tỏ những khúc quanh

này nhưng bây giờ tôi chỉ mong các bạn nên có cái nhìn bao quát và đa chiều, nên tôn trọng những người đã nằm xuống

và nên xem họ như nếu không thành công cũng thành danh".

Phản hồi lại các ý kiến này, ông Lê Diễn Đức viết trong các bình luận ngày 31/8 trên trang Facebook cá nhân của ông:

"Một status đưa ra nhận định về một sự thật, nhưng cái viên thuốc đắng ấy không thể chữa hết bệnh cho những người

thiếu can đảm và cực đoan."

"Tôi không hề có ý khinh rẻ Việt Nam Cộng hòa, mà chỉ sử dụng một số từ mang tính hài hước, giễu cợt như "vũ khí xềnh

xàng", "chạy chí chết" (mà thực tế là như thế), nhằm so sánh cái "chiến khu" vớ vẩn của Mặt trận Hoàng Cơ Minh. Một số

bạn đã không hiểu hết ý của tôi," trang FB cá nhân của ông Đức viết.

BBC chưa có điều kiện liên lạc với cơ quan truyền thông mà ông Lê Diễn Đức đề cập ở trên để kiểm chứng thêm về các

chi tiết.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 05/09/2015 lúc 07:51:16(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 07/09/2015 lúc 08:14:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
RFA Việt ngữ gỡ giải thích về Lê Diễn Đức

Ban tiếng Việt Đài Á Châu Tự do gỡ trình bày về lý do chấm dứt hợp đồng với nhà báo Lê Diễn Đức khỏi trang Facebook của mình.

Trong status đăng hôm 6/9 mà nay không còn truy cập được (10:00 sáng giờ Hà Nội 7/9), quản trị viên trang Facebook của RFA Tiếng Việt giải thích rằng quan điểm cá nhân của nhà báo Lê Diễn Đức không phù hợp với những tiêu chí, mục đích và nguyên tắc của hãng nên họ đã chấm dứt hợp đồng.

Quyết định của RFA được đưa ra sau khi ông Lê Diễn Đức bình luận về điều ông gọi là 'thất bại' của quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như chiến dịch Đông Tiến của Việt Tân thời Tướng Hoàng Cơ Minh.

"Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích "Đông Tiến","phục quốc" chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ "anh hùng" cái nỗi gì.

"Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những "anh hùng vị quốc vong thân" ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng," ông Đức viết trên facebook cá nhân của ông.

Trả lời BBC ngày 5/9, ông Lê Diễn Đức nói đài RFA đã có quyết định trên do "bị áp lực dư luận rất nặng nề".

"Họ thông báo ngưng hợp đồng với tôi hôm nay và gỡ mục báo xuống", ông Đức nói thêm.

Bấy lâu nay ông Lê Diễn Đức viết các bài bình luận về thời sự liên quan tới Việt Nam trên blog mang tên ông trên trang web RFA tiếng Việt.

Hiện trang blog của ông Đức trên RFA đã không còn truy cập được.

Trong status trên Facebook, RFA tiếng Việt viết:

"Xét về mặt quan hệ, chuyện của RFA Việt ngữ với nhà báo Lê Diễn Đức là quan hệ dân sự.

“RFA Việt ngữ thấy rằng quan điểm cá nhân của nhà báo Lê Diễn Đức không phù hợp với những tiêu chí, mục đích và nguyên tắc của hãng, nên đã chấm dứt hợp đồng.

“Đây là một chuyện hoàn toàn bình thường trong xã hội dân sự thuần túy. Nếu có bất cứ khúc mắc nào, nhà báo Lê Diễn Đức hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự lên tòa án tại Hoa Kỳ,” quản trị trang này viết.

RFA tiếng Việt cũng so sánh về chuyện nhà báo Lê Diễn Đức với sự việc của nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên mà nhiều bạn “đã có thắc mắc”.

“Hai sự việc này có điểm giống nhau: Đều xuất phát từ những bài viết trên trang cá nhân facebook, đương nhiên không phải là bài viết báo chí, không phải là hoạt động báo chí và hoàn toàn là chuyện cá nhân.

Nhà báo Lê Diễn Đức công khai nhận định chủ quan về những người lính Việt Nam Cộng hòa...gây ra mâu thuẫn, chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong nước và Hải ngoại.Facebook RFA tiếng Viêt
“Chúng tôi tôn trọng quan điểm cá nhân và các quyền tự do của mỗi người, trong đó có hai nhà báo Lê Diễn Đức và Đỗ Hùng."

'Hai sự kiện khác nhau'
“Tuy nhiên, hai sự việc này có những điểm hoàn toàn khác nhau.

“Anh Đỗ Hùng bị tước thẻ nhà báo bằng quyết định hành chính, bị giáng chức và kể cả cho thôi việc dưới sức ép từ phía chính quyền, của Ban Tuyên giáo của đảng cộng sản và từ Cơ quan an ninh quản lý lĩnh vực báo chí, không phải vấn đề dân sự.

“… Đoạn viết của nhà báo Lê Diễn Đức công khai nhận định chủ quan về những người lính Việt Nam Cộng hòa, và quy chụp những người có tư tưởng, suy nghĩ và hành động riêng là “lừa gạt bà con Hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền” mà không có bằng chứng chứng minh. Từ đó gây ra mâu thuẫn, chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong nước và Hải ngoại.

“Đối với các vấn đề lịch sử, chúng ta cần có góc nhìn khách quan, không thiên kiến và tôn trọng cả hai bên của cuộc chiến, dù thành hay bại, nhằm mục tiêu xa nhất là xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là một trong những mục tiêu, nguyên tắc của RFA.

“Do đó, trong các bài viết, RFA Việt ngữ dù có nói đến vấn đề lịch sử cũng đều cố gắng nói về hiện tại và tương lai. Những vấn đề hiện tại là hậu quả của quá khứ, chúng ta cần biết để khắc phục, hoàn thiện cho tương lai, chứ không phải bới móc, quy chụp mà không chứng minh,”

“RFA Việt ngữ tôn trọng quan điểm cá nhân và quyền tự do cá nhân của blogger/nhà báo Lê Diễn Đức, nhưng những quan điểm cá nhân của anh Đức không phù hợp với nguyên tắc như đã nói ở trên, nên RFA Việt ngữ không còn cộng tác với anh Đức.

“Chúng tôi mong rằng, anh Đức có thể tìm kiếm cho mình một nơi cộng tác mới phù hợp với những quan điểm của anh,” RFA tiếng Việt viết thêm.

Không rõ nguyên nhân tại sao status này bị gỡ xuống.
Theo BBC
phai  
#3 Đã gửi : 08/09/2015 lúc 05:49:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘Người ngoài cuộc’ nói về vụ RFA cắt hợp đồng blogger Lê Diễn Đức

Vụ việc Đài Á Châu Tự Do RFA, có trụ sở tại Mỹ, không còn hợp tác với một trong những blogger của đài đã khiến cho dư

luận trong giới cầm bút tranh luận trên các diễn đàn, mạng xã hội trong suốt mấy ngày qua. Tại sao một sự việc vốn được

xem là rất bình thường ở Mỹ lại trở nên chủ đề gây tranh luận như vậy? Những người ngoài cuộc ‘bàn’ gì về chuyện này?

Phóng viên Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm.

Blogger Lê Diễn Đức là cây bút đã cộng tác viết blog cho Đài Á Châu Tự Do một thời gian khá dài. Trang blog của ông

cũng là một trong những trang thu hút khá nhiều độc giả. Sự kiện RFA thôi không cộng tác với blogger Lê Diễn Đức được

cho là vì một status ông viết trên Facebook mà nhiều người cho là mang tính ‘miệt thị’ về sự thất bại của quân đội Việt

Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam, và ông Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Mặt trận Thống nhất Giải phóng Việt

Nam.

Blogger Lê Diễn Đức viết trên Facebook hôm 30/8:

“Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối

cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng "chiến khu" với mục đích "Đông Tiến","phục quốc"

chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ "anh hùng" cái nỗi gì. Đây đích thực là một cuộc làm "chiến khu" giả lừa gạt bà con hải ngoại

nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những "anh hùng vị quốc vong thân" ấy là niềm tin ngô nghê, mù

quáng”.
Nói về quyết định cắt hợp đồng làm việc của RFA, ông Lê Diễn Đức nói với đài BBC rằng RFA đưa ra quyết định trên do

“bị áp lực dư luận rất nặng nề”. Nhưng cũng có nguồn dư luận nói rằng chính cách viết và từ ngữ sử dụng mang tính ‘chủ

quan’ của ông Lê Diễn Đức mới là nguyên nhân sự việc.

Theo Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - một blogger tại Việt Nam đã từng cộng tác với RFA, cho rằng vấn

đề nằm ở chỗ trong hợp đồng giữa hai bên có ràng buộc chuyện ‘được nói’ hay ‘không được nói’ hay không.

“Bản hợp đồng thì mình không biết mỗi người có khác nhau hay không, nhưng nếu mà đúng cái bản mà mình cũng có ở

đây thì những gì phát biểu trên Facebook hoàn toàn không có nằm trong hợp đồng. Trong hợp đồng không hề nói quan

điểm của họ là gì hết, cho nên nếu mình không biết trước quan điểm của RFA là gì mà phát biểu trên Facebook mà để bị

cắt hợp đồng như vậy thì Quỳnh nghĩ nó vô lý”.

Blogger Mẹ Nấm kể về lý do cô ngừng cộng tác với RFA:

“Vì Quỳnh thấy một số tiêu chí sau này không phù hợp với Quỳnh, thứ hai là đối với Quỳnh thì truyền thông là phi đảng phái,

tức là nó không phục vụ cho mục tiêu hay đảng nào hết, nhưng sau này Quỳnh thấy nó không đi đúng những cái Quỳnh

muốn ngay từ đầu nên Quỳnh tự động thôi thôi”.
Trong khi RFA vẫn giữ im lặng và không lên tiếng chính thức bình luận gì thì cộng đồng mạng và đặc biệt là giới cầm bút

không ngớt tranh luận về vụ việc này, nhất là sau khi blogger Lê Diễn Đức ‘trải lòng’ về sự việc này trên Facebook. Ông tự

so sánh mình tương tự như trường hợp của nhà báo Đỗ Hùng tại Việt Nam. Ông Đỗ Hùng, Phó Tổng thư ký Tòa soạn báo

Thanh Niên Online, đã bị Bộ Thông tin và Truyền Thông thu hồi thẻ nhà báo vì một status vui về ngày 2/9, trong đó ông sử

dụng toàn dấu sắc. Status của ông bị cho là ‘đả kích và xuyên tạc’ về ngày Quốc khánh của Việt Nam.

Blogger Lê Diễn Đức viết trên Facebook hôm 5/9:

“Nhà báo Đỗ Hùng của Thanh Niên Online bị rút thẻ nhà báo và bãi nhiệm chức Phó Tổng thư ký, vì một status hài hước

trên Facebook nói về Cách mạng tháng Tám, cũng tương tự như với tôi ngừng hợp đồng viết cho RFA, vì một status trên

Facebook nói về những điều trên”.

Cũng từ sự trùng hợp về thời điểm của hai câu chuyện của hai nhà báo, một số người trong cộng đồng mạng đã so sánh

chuyện thôi hợp tác giữa RFA và ông Lê Diễn Đức với chuyện tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Tuy nhiên, blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội lại cho rằng đây là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.

“Tất nhiên, sự đa dạng, phong phú trong thế giới blog là một điều tốt. Thế nhưng sự đa dạng ấy cũng đòi hỏi phải có các

tiêu chuẩn và giới hạn nhất định, chứ không thể là anh có thể lên trên đó anh phát biểu, anh muốn nói gì cũng được. Ở đây,

tôi muốn nói là sự tự do ngôn luận là anh có quyền nói, nhưng người nghe anh người ta có quyền đồng tình, phản đối,

cũng như từ chối việc nghe anh phát ngôn. Còn chuyện anh có thể nói vấn đề này, vấn đề kia ở đâu thì đó là quyền của

anh”.

Một cư dân mạng khác có tên Dominic Pham diễn giải câu chuyện một cách đơn giản hơn:

“Có nhiều ý kiến nói là Đài RFA không nên hủy hợp đồng với anh LDĐ bởi vì…
Cho dễ hiểu.
Hãy coi RFA là chủ một nhà hàng;
anh LDĐ là bồi bàn cho nhà hàng;
khách hàng không hài lòng với lối phục vụ, ăn nói của người bồi bàn LDĐ;
nhà hàng bị mất khách dần đi.
Nếu bạn là chủ nhà hàng, thì bạn phải làm gì?”

Blogger Nguyễn Lân Thắng, dựa vào những lập luận của blogger Lê Diễn Đức trên Facebook, nhận xét về câu chuyện cắt

hợp đồng gây tranh cãi:

“Tôi thấy có 3 điều: Thứ nhất, ông ấy phỉ báng một cộng đồng người Việt – Việt Nam Cộng Hòa – đã phải tị nạn khắp nơi

trên thế giới vì kết cục thua trận ở Việt Nam. Tôi cho đó là một điều rất nghiêm trọng về mặt đạo đức cũng như nhận thức

về mặt lịch sử. Vì như chúng ta biết về lịch sử Việt Nam thì cũng đã có rất nhiều mổ xẻ, rất nhiều tư liệu lịch sử, mà ông

Đức lại mô tả một cách ngây ngô, ấu trĩ như vậy thì chứng tỏ là ông ấy nhận thức lịch sử rất kém. Điều thứ hai tôi muốn nói

ở đây là việc ông ấy nói về vấn đề những sự kiện liên quan đến ông Hoàng Cơ Minh, đến chương trình vận động của Đảng

Việt Tân, thì tôi cho rằng ông ấy có thể đưa ra nhận định, có thể phát biểu điều này điều kia nhưng ông ấy cần phải có

bằng chứng. Có thể ông ấy phát biểu là ông ấy không thích Việt Tân chẳng hạn, ông ghét Hoàng Cơ Minh chẳng hạn, điều

đó không sao. Nhưng nếu cáo buộc một người, một tổ chức, một sự việc thì anh cần phải có bằng chứng, anh không thể

nào nói khơi khơi như vậy được. Điều thứ ba tôi thấy ở đây là sau khi có những phản ứng của cộng đồng mạng, lại trùng

với sự việc nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên ở Việt Nam bị rút thẻ nhà báo, thì ông lại vận động sự thương cảm, sự

ủng hộ của quần chúng mạng về vấn đề ông Đỗ Hùng để nương nhờ vào sự thương cảm cho hai thân phận nhà báo đang

có những vấn đề với tòa soạn của họ.”

Hiện nay có khá nhiều cây bút trong nước đã hoặc đang cộng tác với nhiều cơ quan báo chí ở nước ngoài. Đây cũng được

cho là một phần lý do của câu chuyện ‘cắt hợp đồng’ của RFA được quan tâm nhiều trong những ngày qua.

Theo blogger Mẹ Nấm, mặt tốt của truyền thông nước ngoài là giúp cho những người yếu thế, hoặc những trường hợp

không được đăng tin rộng rãi, có được tiếng nói mà chắc chắn không bao giờ xuất hiện trên báo chí truyền thống. Thế

nhưng nếu không cẩn thận, truyền thông nước ngoài rất dễ bị ‘nghiêng’ sang ‘lề trái’ và mất đi tính độc lập của mình.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 10/09/2015 lúc 07:52:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,156

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức: Những dấu hỏi?
UserPostedImage

Dư âm của chuyện hai cơ quan báo chí tiếng Việt xử lý nhân viên hay cộng tác viên do những gì họ viết trên Facebook vẫn

còn với một loạt câu hỏi chưa có câu trả lời.

Đây là đề tài của Bàn tròn thứ Năm ngày 10/9 từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam tại


Sau khi đóng blog của ông Lê Diễn Đức, Đài Á châu Tự do, RFA, lúc đầu có thông báo trên Facebook mà theo đó ông

Đức bị tố cáo viết có tính chất "quy chụp" và "gây ra mâu thuẫn, chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong nước và Hải

ngoại".

Nhưng sau đó RFA đã rút lại thông báo này.

Mặc dù vậy trang blog của ông Lê Diễn Đức trên RFA vẫn bị khóa.

Hiện không rõ lý do tại sao RFA không chỉ ngưng cho ông Lê Diễn Đức viết các bài mới mà còn dường như đã bỏ tất cả

những blog ông từng viết trong nhiều năm qua với sự đồng ý của đài.

Và do RFA chưa ra tuyên bố gì chính thức sau khi bỏ thông báo trên Facebook, lý do đài ngưng hợp đồng với ông Lê

Diễn Đức cũng chưa rõ ràng.

Blogger Hiệu Minh cũng có bài viết với tựa đề ' Chuẩn đúp của RFA tiếng Việt?' trong đó ông đặt câu hỏi về chuyện liệu có

phải RFA cho phép chỉ trích chế độ cộng sản nhiều hơn so với chế độ Việt Nam Cộng hòa vốn nay đã không còn.

Trong khi đó ông Đức vẫn tiếp tục bảo vệ những gì ông viết trước đó trên Facebook.

Hôm 8/9 ông viết: "Nhưng hình ảnh thất bại cay đắng của VNCH, quân lính bỏ chạy toán loạn, vứt quân phục đầy đường là

sự thật mà tôi mô tả trong status của tôi."

Về người sáng lập Việt Tân, tướng Hoàng Cơ Minh, ông Đức cũng viết:

"Ông Hoàng Cơ Minh bị bắn bị thương và tự sát năm 1987, nhưng Mặt trận (MT) vẫn tiếp tục thu tiền bà con hải ngoại để

yểm trợ "kháng chiến" và 14 năm sau mới thực sự "cho" ông ta chết.

"Các cán bộ chủ chốt của MT bị đưa ra toà truy tố về tội gian lận tài chính, nhưng “được miễn tố” không phải vì các ông

Dean Nakamura (Hoàng Cơ Định), Steven Nakashima (Nguyễn Kim Hườn) và Masuda (em vợ Định) vô tội mà trắng án.

"Vì hồ sơ tồn đọng đã quá hạn nên vụ trốn thuế của các ông này đã được Toà cho giải tỏa theo đạo luật “Speed Trial Act”.

Dựa trên các sự kiện trên tôi cho rằng người ta đã lập "chiến khu" giả lừa gạt bà con lấy tiền không phải là không có cơ

sở."

'Mất chức'
Tại báo Thanh Niên, ông Đỗ Hùng đã mất chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên nhưng cũng có tin nói

ông vẫn được làm việc tại báo này.

Vài ngày sau khi ông Đỗ Hùng bị cách chức, trang mạng Petrotimes đăng bài liệt kê một loạt "những bài viết có nội dung

sai trái, gây bức xúc trong cộng đồng suốt 2 năm qua" trên mạng xã hội của ông.

Các câu hỏi khác đã được đặt ra trong Bàn tròn thứ Năm bao gồm:

- Liệu vụ xử lý phóng viên mới nhất của Thanh Niên sẽ ảnh hưởng thế nào tới các nhà báo đang dùng mạng xã hội ở Việt

Nam?

- Các nhà báo cần cân bằng những gì họ viết trên Facebook và trên trang web báo chí chính thức ra sao?

- Trong vụ liên quan tới blogger Lê Diễn Đức, Đài RFA có lý do xác đáng để bỏ blog của ông không?

- Ông Đức kiên quyết bảo vệ những gì ông đã viết và khẳng định ông không viết gì sai, không "mạ lị" ai? Có đúng vậy

không?

- Có thể hiểu thế nào về điều được coi là 'sức ép của cộng đồng' đối với RFA và sức ép của lãnh đạo Cộng sản đối với

báo chí ở Việt Nam?

'Hạn chế tự do ngôn luận'
Tham gia Bàn tròn thứ Năm từ Hà Nội, Blogger Đoan Trang nói cả hành động của Thanh Niên và RFA đều đã "hạn chế tự

do ngôn luận."
"Trong trường hợp của ông Đỗ Hùng, sự hạn chế ấy nó trắng trợn ... hơn, không dựa trên pháp luật.

"Còn trường hợp của ông Lê Diễn Đức va RFA, tôi không biết nó có dựa trên căn cứ pháp luật nước sở tại hay hợp đồng

giữa RFA hay ông Lê Diễn Đức hay không."

Còn Tổng biên tập trang Đàn Chim Việt, bà Mạc Việt Hồng, người từng cùng làm việc với ông Đức trên trang web hiện bà

đang quản lý nói:

"Theo quan điểm của tôi những điều anh Lê Diễn Đức phát biểu là quan điểm cá nhân của ấy thôi, và nó không đi ngược

lại những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại.

"Theo tôi nó không cổ vũ cho bạo lực, không cổ vũ cho chiến tranh, không xúc phạm hay phân biệt đối xử với người đồng

tính hay cổ vũ cho chủ nghĩa diệt chủng hay phân biệt chủng tộc gì cả.

"Theo quan điểm cá nhân của tôi, các tờ báo mà anh Đức cộng tác, và ngay cả BBC cũng vậy, bao giờ các anh chị cũng

khẳng định rằng các bài viết là quan điểm riêng của tác giả, huống chi đây là anh Đức không viết trên tờ báo mà ở

Facebook cá nhân thì theo tôi như vậy cách xử lý của RFA không được hợp lý lắm," bà Hồng nói.

Trong khi đó nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho rằng có khác biệt giữa chuyện cách chức và tước thẻ nhà báo của ông

Đỗ Hùng và chuyện đóng blog của ông Lê Diễn Đức:

"Các anh chị hoạt động báo chắc phải biết rằng ở Việt Nam có thẻ nhà báo thì anh có quyền và anh được pháp luật bảo vệ

đến tất cả các nơi có thể tác nghiệp báo chí và nếu anh bị tước cái thẻ nhà báo ấy ... anh đã mất khả năng đi tác nghiệp mà

nếu nhà báo mà không ra chiến trường, không vào mặt trận thì anh sẽ bị cản trở rất lớn.

"Thế còn như trường hợp của anh Lê Diễn Đức thì rõ ràng rằng anh ấy cũng chỉ là một cộng tác viên của RFA và việc anh

ấy có thể hợp tác, có thể viết bài ở bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào khác, hoàn toàn không bị hạn chế."

Ông Thắng cũng có ý nói ông Đức đã đưa ra những "sự việc không có bằng chứng với những lời lẽ khẳng định như vậy là

sự vu cáo, là sự nhục mạ có chủ ý. Tôi không chấp nhận chuyện ấy."
Theo BBC
xuong  
#5 Đã gửi : 11/09/2015 lúc 06:13:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuẩn đúp của RFA tiếng Việt?

UserPostedImage
Trang RFA tiếng Việt. Ảnh: HM từ màn hình.

Về DC nghe hai tin liên quan đến nhà báo bị liên lụy vì Facebook: (1) Tại Việt Nam, anh Đỗ Hùng (Mr. Đỗ) bị mất ghế Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên và bị tước thẻ nhà báo. (2) Tại Hoa Kỳ, anh Lê Diễn Đức bị đài Á châu Tự Do (RFA – Radio Free Asia) hủy hợp đồng.


Hai nhà báo này đều viết trên facebook cá nhân về hai người cùng tên là Minh. Mr. Đỗ viết về ông Hồ Chí Minh, Mr. Đức viết về ông Hoàng Cơ Minh, nếu viết tắt đều là HCM. Đỗ và Đức đều có vần Đ hiện đang…ăn đòn :razz:
Mr. Đỗ viết vui pha chút chế giễu, dùng các từ có dấu sắc “Bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh Phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến…”

Mr. Đức viết thẳng hơn về thất bại của quân lực Việt Nam Cộng hòa và chiến dịch Đông Tiến do ông Hoàng Cơ Minh chỉ huy “Cả hàng trăm ngàn quân lính trong tay, vũ khí xềnh xàng mà còn bị bộ đội Bắc Việt đánh cho tan tành, chạy chít chết, cuối cùng phải đầu hàng, thì vài chục người đi qua rừng núi Thái Lan dựng “chiến khu” với mục đích “Đông Tiến”,”phục quốc” chỉ là trò cười, ảo tưởng, chứ “anh hùng” cái nỗi gì.

Đây đích thực là một cuộc làm “chiến khu” giả lừa gạt bà con hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền, không hơn không kém! Niềm tin vào những “anh hùng vị quốc vong thân” ấy là niềm tin ngô nghê, mù quáng.”

Bất kỳ một cơ quan, công ty hay tổ chức nào trên thế giới đều có hướng dẫn, nhân viên không được vi phạm qui định của người chủ thuê mướn. Nhân viên WB ra đường biểu tình chống WB sẽ bị đuổi việc, lên án đường lối dù trên blog cá nhân cũng bị về hưu sớm.

Trường hợp Mr. Đỗ bị phạt vì bị cho rằng ăn cơm phủ chúa mà không thờ chúa. Ngồi vào ghế quyền lực của tờ Thanh Niên online phải theo luật của báo chí Việt Nam, toàn tâm toàn ý phục vụ đảng và nhà nước. Dù là blog cá nhân nhưng để công cộng thì vẫn coi là vi phạm.

Chuyện Mr. Đức đơn giản hơn, làm hợp đồng với RFA, có blog mang tên gắn với trang web của RFA, mỗi khi có bài viết, được nhuận…blog. Anh không phải là nhân viên (staff) làm việc dài hạn, hưởng lương hay bảo hiểm.
UserPostedImage
Nhà báo Lê Diễn Đức. Ảnh: BBCVN

Nếu trong hợp đồng của RFA với anh Lê Diễn Đức mà ghi rõ, RFA có thể chấm dứt hợp đồng bất kỳ lúc nào (thường là báo trước 1 tháng, trường hợp khẩn cấp có thể chấm dứt ngay nếu vi phạm nặng), hoặc những câu chung chung như nếu thấy quan điểm (blog, FB) cá nhân “không phù hợp với những tiêu chí, mục đích và nguyên tắc của hãng’ thì RFA hành xử như vừa qua là rất bình thường.

Tuy nhiên, RFA lại ngưng hợp đồng như đài này giải thích trong Đôi lời minh định về sự kiện nhà báo Lê Diễn Đức

“Đoạn viết của nhà báo Lê Diễn Đức công khai nhận định chủ quan về những người lính Việt Nam Cộng hòa, và quy chụp những người có tư tưởng, suy nghĩ và hành động riêng là “lừa gạt bà con Hải ngoại nhẹ dạ để kiếm tiền” mà không có bằng chứng chứng minh. Từ đó gây ra mâu thuẫn, chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong nước và Hải ngoại.

Đối với các vấn đề lịch sử, chúng ta cần có góc nhìn khách quan, không thiên kiến và tôn trọng cả hai bên của cuộc chiến, dù thành hay bại, nhằm mục tiêu xa nhất là xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đó là một trong những mục tiêu, nguyên tắc của RFA.

Do đó, trong các bài viết, RFA Việt ngữ dù có nói đến vấn đề lịch sử cũng đều cố gắng nói về hiện tại và tương lai. Những vấn đề hiện tại là hậu quả của quá khứ, chúng ta cần biết để khắc phục, hoàn thiện cho tương lai, chứ không phải bới móc, quy chụp mà không chứng minh.”

Hiện nay “Đôi lời minh định…” bị rút khỏi trang RFA nhưng khổ nỗi đã lên internet thì kiểu gì cũng bị moi ra.

Xem lại các bài của anh Lê Diễn Đức và rất nhiều bài của RFA thì không phải có nhiều nội dung như tiêu chí trên. Mất hợp đồng là do anh Lê Diễn Đức dám tấn công quá khứ của VNCH (Việt Nam Cộng hòa) trong khi những bài viết về chính quyền hiện nay tại Việt Nam dường như thoải mái hơn.
UserPostedImage
FB của anh Lê Diễn Đức. Ảnh: từ màn hình

Tôi ít đọc blog Lê Diễn Đức cũng như các bài và blog khác trên RFA, thỉnh thoảng có xem anh Kami. Nhân chuyện RFA lùm xùm mới vào xem thế nào. Lang thang khá thời gian và thấy phần lớn là các bài viết về CHXHCN Việt Nam, lời lẽ gay gắt hơn so với nói về VNCH.

Nếu theo tiêu chí như RFA giải thích ở trên thì các blog hay bài viết trong RFA có nhiều điều cần bàn thêm trước khi hủy hợp đồng với anh Đức. Bạn đọc xem thêm Trang web của RFA tiếng Việt để tham khảo.

Để hướng tới công bằng trong truyền thông thì lịch sử của VNCH hay CHXHCNVN đều phải được đặt dưới cùng một lăng kính của truyền thông chuyên nghiệp gồm 4 tiêu chí quan trọng: (1) Đưa tin chính xác và khách quan; (2) Tránh gây phương hại; (3) Độc lập; và (4) Trách nhiệm và minh bạch.

Đây có phải chuẩn đúp (double standard) về “khách quan, độc lập và trách nhiệm” đang được áp dụng qua sự việc RFA và Lê Diễn Đức? Bạn đọc tự rút ra kết luận.

Như cái tên Đài Châu Á tự do, RFA có mục đích cổ súy cho tự do ngôn luận, dân chủ và nhân quyền, nhưng lại xử lý một người vì dám động đến quá khứ của VNCH.

Nhất quán như báo Thanh Niên hay Bộ 4T của Việt Nam chỉ có một chuẩn do đảng qui định, vớ vẩn là chém đầu như Mr. Đỗ vừa bị dính đòn viết vần sắc.

Hồi tháng 6-2015 anh Đức từng có bài “Báo chí cách mạng nói thật ăn đòn”. Nay như anh giải thích vụ việc vừa qua anh cũng nói lên sự thật. Liệu rằng bị cắt hợp đồng có được anh coi là “ăn đòn”?

Đối với giới cầm bút thì bài học từ Chí Phèo của Nam Cao vẫn còn nguyên giá trị với cả hai bán cầu. Chửi cả làng Vũ Đại thì ok vì ai cũng nghĩ y trừ mình ra. Chí Phèo chỉ bị đòn và bị giết chỉ vì động đến Bá Kiến.

Mà Bá Kiến ở đâu và thời nào cũng vậy.

7-9-2015
Theo Hiệu Minh Blog
Càng đi xa, càng thấy mình nhỏ bé
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.267 giây.