logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/12/2015 lúc 11:31:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
CHƯƠNG TRÌNH BÀI HỌC TỪ MYANMAR
Vĩnh Hội
(SGB tường trình từ Yangon)

‪#‎sgb‬ Ngày hôm nay, phái đoàn truyền thông, tổ chức XHDS và chính trị người Việt trong và ngoài nước bắt đầu tiếp xúc chính giới Myanmar.

Theo đó, lúc 15g00, ngày 07-12-2015, đoàn sẽ gặp gỡ ông U Nyan Win, Phát ngôn nhân và một lãnh đạo của National League for Democracy - NLD (ĐẢNG LIÊN ĐOÀN QUỐC GIA VÌ DÂN CHỦ - NLD).

Đảng NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, là tổ chức đối lập lớn nhất tại Myanmar trong 30 năm qua. Trong kỳ tổng tuyển cử vừa qua, NLD giành hơn 75% các ghế nghị viện và sẽ nắm quyền thành lập chính phủ sắp tới. Sau đó, Đoàn tham quan chùa Shwedagon.

Wikipedia cho biết NLD thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1988. Tổng bí thư đảng là Aung San Suu Kyi. Đảng này đã giành đa số đáng kể trong cuộc bầu cử Quốc hội Myanma năm 1990, nhưng bị giới quân phiệt cầm quyền bác bỏ kết quả.

Hơn 20 năm sau, ngày 6 tháng 5 năm 2010, nhà cầm quyền Myanma ra lệnh giải tán NLD, cho đây là một tổ chức phi pháp vì Liên minh Dân chủ Toàn quốc vận động tẩy chay cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 11 năm 2010.

Tháng 11 năm 2011, Liên minh Dân chủ Toàn quốc xúc tiến ghi danh hoạt động trở lại như là một đảng chính trị để tham gia cuộc bầu cử ngày 13-12-2011. Ủy ban bầu cử Myanmar chấp thuận, và sau đó trong cuộc bầu cử bổ sung năm 2012, Đảng Liên minh Dân chủ Quốc gia giành được 44 ghế trong số 45 ghế đang tranh cử.

Mặc dù chỉ chiếm một thiểu số nhỏ trong số 664 ghế Quốc hội, Liên minh Dân chủ Toàn quốc có tiếng nói đáng kể trên chính trường Myanmar. Bà Aung San Suu Kyi đã giành được ghế của khu vực bầu cử Kawhmu phía nam Yangon.

Tháng 11 năm 2015 trong cuộc tổng bầu cử 2015, Kết quả chính thức do Uỷ ban Bầu cử công bố cho thấy Liên minh Dân chủ Toàn quốc cho tới giờ đã chiếm được 126 ghế đại biểu tại Hạ viện, trong khi Đảng Đoàn kết Phát triển Liên hiệp do quân đội hậu thuẫn chỉ giành được 8 ghế.

Tiếp theo, Ban tổ chức chương trình Bài Học từ Myanmar cho biết, 12g00, ngày 08-12-2015, Đoàn Việt Nam sẽ gặp gỡ ĐÀI TIẾNG NÓI DÂN CHỦ MYANMAR (Democratic Voice of Burma) phát thanh từ năm 1992.

Sau đó, vào buổi chiều Đoàn Việt Nam gặp gỡ HỘI TƯƠNG TRỢ TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ (Assistance Association for Political Prisoners, AAPP). Hội Tương Trợ Tù Nhân Chính Trị được thành lập tại Thái Lan, nay có trụ sở ở Myanmar.

Chiều tối sẽ có THẢO LUẬN BÀN TRÒN: BÀI HỌC TỪ MYANMAR tại Myanmar Innovation Lab, Phandeeryar, cùng đại diện các tổ chức dân chủ Việt Nam & Myanmar.

Ngày cuối, lúc 10g00, ngày 09-12-2015, Đoàn Việt Nam sẽ gặp gỡ NHÓM SINH VIÊN THẾ HỆ 88 (88 Generation Students Group). Lưu ý, vào giai đoạn 1988, họ là những sinh viên trẻ tuổi, lãnh đạo phong trào xuống đường của sinh viên đòi độc lập cho Myanmar. Nhiều người trong số này đã bị cầm tù với những bản án chung thân.

Buổi chiều Đoàn sẽ gặp gỡ tổ chức FREEDOM HOUSE (tại Phandeeryar) Freedom House là một trong các NGO lớn của Hoa Kỳ chuyên về vấn đề tự do chính trị, sau đó tổ chức KHỞI HÀNH MYANMAR (Myanmar Egress) Khởi Hành Myanmar, thành lập năm 2006 nhằm hỗ trợ các hoạt động xã hội dân sự, và cũng sẽ gặp gỡ tổ chức THẾ HỆ CƠN SÓNG (Generation Wave). Tổ chức Thế Hệ Cơn Sóng được thành lập năm 2007 ngay sau cuộc xuống đường của các sư sải (Saffron Revolution), bị đàn áp đẩm máu bởi nhà cầm quyền quân phiệt.

Một nghi thức kết thúc chuyến tìm hiểu học hỏi tại Myanmar lần này là ĐÊM THẮP NẾN CHO NHÂN QUYỀN.

+ Ảnh: Các tham dự viên ăn sáng, chuẩn bị sức khỏe cho ngày làm việc đầu tiên.

Nguồn: https://www.facebook.com...er/posts/942185405858281

Sửa bởi người viết 06/12/2015 lúc 11:36:09(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 07/12/2015 lúc 09:06:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
MYANMAR CÁM ƠN VIỆT NAM ĐÃ ỦNG HỘ PHONG TRÀO DÂN CHỦ

Vĩnh Hội
(SGB tường trình từ Yangon)

‪#‎sgb‬ 15g ngày 07-12-2015 tại trụ sở NLD số A97 Shwe Gon Tune Road, Yangon, Chương trình Bài Học Myanmar đã được ông Tin Oo tiếp đó. Ông là cựu đại tướng, lãnh đạo quân đôi, đồng sang lập National League for Democracy - NLD (ĐẢNG LIÊN ĐOÀN QUỐC GIA VÌ DÂN CHỦ), là Chủ tịch đầu tiên của NLD, nhưng đã bị bắt nhốt tù 15 năm.

Ông Tin Oo gởi lời cám ơn dân tộc Việt Nam đã ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ của Myanmar trong thời gian qua. Không biết lời cám ơn này chính phủ Việt Nam sẽ đứng ra nhận hay các tổ chức XHDS, đảng phái chính trị ngoài cộng sản… đứng ra nhận?

Nguyên nhân dẫn đến thành công của cuộc đấu tranh là sự ủng hộ của người dân và áp lực quốc tế, dưới sự hiện diện trong nước và lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi - ông Tin Oo cho biết như vậy, và thêm - Nguyên tắc quan trọng của cuộc đấu tranh là đảng NLD và dân như cá với nước. NLD luôn tôn trọng quan tâm đến quyền lợi của người dân.

Ông Tin Oo nhận định: Đấu tranh bất bạo động là phương pháp được người dân ủng hộ. Một tham dự viên nêu câu hỏi về vai trò của tôn giáo trong hành trình tìm dân chủ ở Myanmar thế nào? Ông Tin Oo cho rằng không ảnh hưởng gì. Tôn giáo và chính trị là hai lãnh vực độc lập nhau. NLD luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo cách tối đa.

Đôi nét về lịch sử hiện đại của Myanmar được mô tả:

Năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Myanmar tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Ông U Thant là người đầu tiên không phải là người phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế lúc ấy và đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi.

Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar. Cùng năm này, ông U Thant qua đời, đám tang của ông trở thành một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

Năm 1988, cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Myanmar quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanmar.

Năm sau, quốc hiệu bằng tiếng Anh đổi từ Union of Burma thành Union of Myanmar. Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn.

Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và từ chối giao lại quyền lực.

Quân đội, dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số.
UserPostedImage

Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993. Năm 1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang được đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC).

Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanmar được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Khi ấy, nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD, đã bị trục xuất.

Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua". Năm 2010, quốc hiệu của Myanmar đổi thành Cộng hòa Liên bang Myanmar (tiếng Anh: Republic of the Union of Myanmar).

Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hướng nhẹ nhàng hơn, triển khai song song hai chính sách là vừa trừng phạt vừa tiếp cận nhằm đạt cùng mục tiêu. Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu.

Các lực lượng vũ trang Myanmar được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 quân. Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân. Myanmar được xếp hạng thứ 10 trên thế giới về quân đội mạnh theo số lượng binh lính.

Hội đồng quân sự phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên Myanmar thành đề tài thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanmar. ASEAN đã họp kín liên nghị viện bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanmar.

Từ ngày Myanmar chuyển quyền từ quân sự sang cho dân sự, đầu tháng 02-2011, Quốc Hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây là tướng lãnh, ông Thein Sein làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm quân đội cầm quyền

Nguồn: https://www.facebook.com...er/posts/942329929177162

Sửa bởi người viết 07/12/2015 lúc 09:17:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#3 Đã gửi : 08/12/2015 lúc 09:40:47(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam gặp Đảng cầm quyền kế tiếp của Miến Điện

UserPostedImage
Tướng U Tin Oo đón tiếp các nhà dân chủ Việt Nam

Để có cái nhìn sâu hơn về sự thành công trong công cuộc đấu tranh dân chủ của Miến Điện, một số nhà hoạt động dân chủ quốc nội và hải ngoại đã thực hiện một chuyến đi sang Miến Điện để gặp gỡ và học hỏi từ nhiều tổ chức xã hội dân sự, chính trị, và truyền thông đóng vai trò quan trong trong quá trình dân chủ hoá đất nước này.
Chuyến đi học hỏi do Đảng Việt Tân tổ chức, kéo dài ba ngày từ ngày 7-9 tháng 12, 2016. Trong ngày đầu tiên của chuyến đi, phái đoàn đã tiếp xúc với Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Đảng do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Tại trụ sở Đảng NLD tại Yangon, phái đoàn các nhà hoạt động đã được phát ngôn nhân Đảng, ông Nyan Win chào đón. Sau đó, Tướng U Tin Oo, Chủ tịch Danh Dự của Đảng đã trao đổi với đoàn về vấn đề đối lập chính trị, một yếu tố cần thiết trong quá trình dân chủ hóa một đất nước.

Tướng U Tin Oo từng là tổng tư lệnh của quân đội Miến Điện. Ông cùng với bà Aung San Suu Kyi là một cặp bài trùng không thể thiếu của cuộc đấu tranh dân chủ Miến Điện. Vào năm 1988, ông đã tách ra khỏi chế độ quân phiệt và kết hợp với bà Suu Kyi để thành lập đảng NLD. Sau đó ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Đảng NLD, và bà Suu Kyi là Tổng thư ký Đảng. Ông cũng từng bị nhà cầm quyền phân phiệt bắt giam 15 năm vì những hoạt động đối lập của mình.

Tướng U Tin Oo đã chia sẻ nhiều bài học, đặc biệt là vai trò cũng như đường lối mà Đảng NLD thực hiện để góp phần đưa công cuộc dân chủ hóa của đất nước Miến Điện đến ngày hôm nay.

Khi được cho biết rất nhiều người Việt Nam sung sướng với kết quả thắng cử vừa qua, ông nói: "Đừng! Khoan hãy mừng vội. Đó chỉ là một chặn đường và chúng tôi chưa thành công. Chúng tôi còn nhiều điều phải làm để đất nước này khá hơn và thật sự dân chủ." Ông cũng chia sẻ rằng Đảng NLD đã quyết định không bày tỏ sự hân hoan đối với cuộc bầu cử vừa qua. Vì đối với họ, đây vẫn chưa là một cuộc bầu cử tự do thực sự, khi 25% số ghế Quốc hội vẫn do Quân đội chỉ định. Thêm vào đó, vì người dân có quá nhiều sự kỳ vọng vào đảng của ông trong vai trò là Đảng cầm quyền kế tiếp, thử thách đối với Đảng NLD càng to lớn.

Với câu hỏi điều gì đã giúp các ông thành công trước 30 năm đàn áp của nhà cầm quyền, ông nói: "Lòng dân. Chúng tôi luôn đi sát với lòng dân. Chúng tôi hiểu họ và đấu tranh cho họ, là tiếng nói của họ." Nói về đường lối đấu tranh của đảng NLD, ông nói: "Phải bất bạo động. Đó là chính sách và kim chỉ nam của chúng tôi. Chúng tôi chống lại mọi hành vi bạo động, kể cả việc trả thù với những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù chúng tôi.”

Khi được cho biết có một số các anh em hoạt động đã bị chính quyền CSVN ngăn chặn khi sang Miến Điện kỳ này, người đại diện Đảng NLD cho biết họ cũng từng đối mặt với khó khăn tương tự. Đã từng có thời gian, tất cả thành viên của Đảng NLD đã bị chính quyền quân phiệt cấm xuất cảnh và họ cũng phải tìm những phương cách để ra ngoài gặp gỡ quốc tế.

Tướng U Tin Oo trong phần trao đổi đã bày tỏ sự cảm kích đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Ông cho biết trong lúc phong trào Miến Điện đang đối đầu với những khó khăn, thì các chính phủ trong ASEAN đã không ủng hộ họ. Ngược lại, họ đã nhận được sự ủng hộ từ các phong trào dân chủ ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì vậy ông gởi lời cám ơn đến người dân Việt Nam đã ủng hộ người dân Miến Điện cho công cuộc đấu tranh vì ước mơ chung: đó là tự do, dân chủ, và nhân quyền.
SBTN
nga  
#4 Đã gửi : 08/12/2015 lúc 11:12:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
‘Đoàn từ VN học được nhiều ở Myanmar’

UserPostedImage
Đoàn gặp đại diện Đảng Liên Đoàn Dân tộc Vì Dân Chủ (NLD) vào hôm 07/12/2015. (Ảnh: Trinity Hong Thuan)

Một nhà hoạt động từ Việt Nam nói về chuyến đi học hỏi về kinh nghiệm đấu tranh dân chủ tại Miến Điện.

Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt qua điện thoại từ Miến Điện, bà Nguyên Hồng cũng nói về dự định của bà khi quay trở lại Việt Nam. Trước hết bà Hồng nói về lý do tham gia chuyến đi này.

Nguyên Hồng: Tôi cũng như rất nhiều người hoạt động tại Việt Nam rất ấn tượng với những thành công bước đầu của Miến Điện trong kỳ bầu cử tự do vừa rồi. Do đó chúng tôi rất háo hức sang đây để học tập kinh nghiệm của họ và xem có thể áp dụng được gì trong công cuộc đấu tranh của mình ở Việt Nam.

BBC: Đoàn từ Việt Nam có bao nhiêu người và có khó khăn gì khi rời Việt Nam sang Miến Điện hay không?

Chúng tôi rất háo hức sang đây để học tập kinh nghiệm của họ và xem có thể áp dụng được gì trong công cuộc đấu tranh của mình ở Việt Nam
Có 14 người tại Việt Nam được mời tham gia và 7 người không sang được và 7 người tham gia. An ninh họ giữ lại khi làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay.

Những người bị giữ lại là những nhà hoạt động đã có tiếng ở Việt Nam cho nên người ta sợ rằng họ sẽ học được những kiến thức rất tốt và sẽ làm những việc gì đó không tốt cho chính quyền cộng sản Việt Nam nên họ bị giữ lại trong nước.

BBC: Vì sao trường hợp của bà lại đi được còn một số người khác thì không?

Tôi cũng không rõ lắm nhưng có lẽ chúng tôi chưa phải là những người có tên tuổi trong giới đấu tranh vì dân chủ. Chúng tôi là những người còn trẻ mà họ chưa để mắt nhiều tới. Những người bị giữ lại là những người đã bị theo dõi nhiều hơn.

BBC: Bà có thể chia sẻ về chuyến đi lần này?

Chúng tôi đã tới nhà của bà Aung San Suu Kyi, tới trụ sở của đảng NLD (Liên Minh Dân tộc vì Dân chủ) và gặp người đồng sáng lập đảng này với bà Suu Kyi.

Chúng tôi đã tới một số trụ sở khác hỗ trợ phong trào dân sự ở Miến Điện như là tổ chức Thế hệ Con sóng (Generation Wave), Đài DVB (Đài Tiếng Nói Dân Chủ Miến Điện), và Hội Hỗ Trợ Tù Nhân Chính Trị Miến Điện (AAPP), và chúng tôi cũng có cuộc thảo luận bàn tròn trong đó có đại diện của tổ chức Freedom House và một số tổ chức xã hội dân sự khác ở Miến Điện.

BBC: Cá nhân bà và thành viên trong đoàn cảm nhận đã học hỏi được gì từ chuyến đi này?
Chúng tôi học được rất nhiều thứ. Chúng tôi thấy rằng họ trong điều kiện rất khó khăn về vật chất, tức là Miến Điện thua kém Việt Nam về kinh tế nhiều, mà họ lại có thể có được những thành quả trước Việt Nam rất nhiều.

Thứ hai là cách tổ chức đấu tranh của họ cũng rất tốt. Mỗi một tổ chức đều có sứ mệnh riêng và điều đặc biệt ấn tượng là tất cả họ đều liên kết với nhau. Điều đó khiến phong trào đó trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều so với hoạt động tại Việt Nam.

BBC: Bà có e ngại là khi trở về thì cá nhân bà và các thành viên từ Việt Nam có thể gặp rắc rối gì không?

Tôi nghĩ là mỗi một người tham gia phong trào này đều sẵn sàng trước những khó khăn đó mà chắc chắn sẽ gặp phải, nhưng chẳng sao cả.

BBC: Khi trở về bà có dự định chia sẻ những gì học hỏi được từ Miến Điện, thậm chí chia sẻ ngay cả với chính quyền Việt Nam hay không?

Trong điều kiện rất khó khăn về vật chất, tức là Miến Điện thua kém Việt Nam về kinh tế nhiều, mà họ lại có thể có được những thành quả trước Việt Nam rất nhiều
Chắc chắn là có chứ. Thứ nhất là sẽ rút kinh nghiệm cho công việc của mình sao để có tổ chức hơn, qui củ hơn, có mục đích và mục tiêu rõ ràng hơn.

Thứ hai là chắc chắn sẽ phải chia sẻ những kinh nghiệm này trên phương tiện truyền thông. Nếu có cơ hội để chia sẻ với chính quyền thì tại sao lại không. Cũng có rất nhiều bài học bổ ích từ phía nhà cầm quyền Miến Điện.

Còn đối với những người đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam ở hải ngoại thì họ cũng cần được biết về con đường mà những người đấu tranh trong nước đang đi để họ ủng hộ hoặc có thái độ rõ ràng hơn đối với công việc mà những người trong nước đang làm.
Theo BBC
xuong  
#5 Đã gửi : 09/12/2015 lúc 06:39:03(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày thứ nhì của chuyến đi học hỏi Miến Điện: dân chủ VIệt Nam đang đi đúng đường!

UserPostedImage

Phái đoàn các anh em hoạt động dân chủ Việt Nam đã bắt đầu ngày thứ nhì của chuyến đi học hỏi Miến Điện, với một buổi gặp gỡ rất thú vị với một tổ chức đấu tranh của giới trẻ mang tên Generation Wave (Cơn Sóng Thế Hệ).

Generation Wave ra đời sau cuộc xuống đường và bị đàn áp đẫm máu của các chư tăng vào năm 2007. Họ được các tổ chức quốc tế biết đến như một tổ chức trẻ, với nhiều sáng kiến và phương thức đấu tranh mới lạ.

Khi nghe đại diện Generation Wave trình bày về quá trình hoạt động của họ, đoàn Việt Nam liên tưởng đến phong trào Zombie của Việt Nam. Cũng là những người trẻ, cũng đầy nhiệt huyết cho đất nước. Cũng có những cách thức rất sáng tạo trong đấu tranh. Hai bên rất giống nhau trong nhiều phương thức hành động. Tuy nhiên, Generation Wave có tính tổ chức cao, có đường lối hành động và phát triển nhân sự rõ rệt. Vì vậy, dù chỉ một thời gian ngắn ngủi sau khi thành lập, từ những thanh niên trẻ phải lấy tiền bố mẹ cho đi học để sử dụng cho việc hoạt động, họ đã trở thành một tổ chức được nhiều sự hậu thuẫn và tài trợ từ quốc tế.

Buổi gặp gỡ tiếp theo của phái đoàn là với Đài Tiếng Nói Dân Chủ Miến Điện (DVB), một đài truyền hình và truyền thanh đã hoạt động ngoài Miến Điện, nhưng phát sóng về nước. Tuy nhiên, sau năm 2012 họ đã trở về Miến Điện, và trở thành cơ quan truyền thông độc lập duy nhất tại đất nước này cho đến hôm nay. Hiện nay DVB có một mạng lưới gồm hơn 150 ký giả, trải dài trên mọi tỉnh thành của đất nước.

Chia sẻ về việc hoạt động dân báo, anh Than Win Htut, người sáng lập ra đài DVB nói rằng: "Muốn làm dân báo trong chế độ độc tài, điều kiện đầu tiên: phải chấp nhận đàn áp, tù đày!" Trong vụ xuống đường của các giới tu sĩ vào năm 2007, các ký giả dân báo làm việc cho DVB đã không quản ngại nguy hiểm để quay hình lại những cảnh đàn áp khủng khiếp và gởi ra bên ngoài, nhờ vào đó thế giới đã chứng kiến được thảm trạng tàn khốc của Miến Điện dưới chế độ độc tài quân phiệt.

Một năm sau đó, một cuốn phim tài liệu mang tên Burma VJ ra đời (VJ ở đây gọi tắt cho chữ Video Journalist - phóng viên thu hình). Cuốn phim nói về những ký giả can trường của đài DVB đã nhận được hơn năm mươi giải quốc tế và được đề cử cho giải Oscar. Sự tận tụy và chuyên nghiệp của các ký giả dân dân báo Miến Điện, đã làm phái đoàn Việt Nam thám phục. Bây giờ mới hiểu tại sao tình hình Miến Điện lại được thế giới quan tâm như vậy!

Buổi họp tiếp theo là với Hội Hỗ Trợ Tù Nhân Chính Trị Miến Điện (AAPP). Đây là tổ chức làm việc để hỗ trợ mọi mặt cho các tù nhân chính trị, từ việc tổ chức các chiến dịch kêu gọi tự do cho tù nhân chính trị, đến giúp đỡ gia đình họ khi họ còn ở tù, hay giúp chính họ khi ra tù. Đặc biệt, AAPP còn dạy nghề cho các tù nhân chính trị sau khi ra tù, để họ có công ăn việc làm và trở lại với đời sống bình thường.

Khi vừa bước vào văn phòng của AAPP, đoàn Việt Nam đã lặng người trước một bức tường lớn, đăng di ảnh các tù nhân chính trị đã chết trong ngục tù tại Miến Điện trong 30 năm qua. Nhiều người chết vì tra tấn, có người chết trên đường đến trại tù. Có người chết sau khi tuyệt thực.

UserPostedImage

Người đại diện của AAPP cho rằng tình hình Việt Nam có 2 điểm khó khăn hơn Miến Điện. Thứ nhất: “vấn đề Việt Nam quốc tế biết còn ít quá! Các bạn cần làm nhiều chiến dịch, nhỏ thôi, không cần to tát gì, nhưng làm nhiều, thật nhiều để tạo tiếng vang, tạo sự quan tâm của quốc tế…”

Và điều thứ hai, theo anh: “…ở Miến Điện ngay thời điểm này nếu tôi bị cảnh sát bắt giữ, tôi có thể an tâm là dầu gì thì sinh mạng tôi cũng được bảo đảm! Tôi biết điều này không xảy ra cho Việt Nam của các bạn. Tôi biết các bạn nếu bị bắt giữ, dù là vì chính trị hay dân sự, tính mạng của các bạn bị lâm nguy...”. Xem ra, người Miến Điện hiểu rõ tình hình Việt Nam.

Chỉ vọn vẹn trong nửa ngày, đoàn Việt Nam đã học hỏi rất nhiều điều, với sự ngưỡng mộ không ngừng đối với phong trào Miến Điện. Các tổ chức của họ làm việc chuyên nghiệp. Họ nhận được sự quan tâm và tài trợ khá nhiều từ quốc tế. Đa số người dân Miến Điện họ sẵn sàng bày tỏ và hành động cho lý tưởng dân chủ.

Đoàn Việt nam cũng vui khi nhìn lại phong trào Việt Nam. Mặc dù còn yếu, còn cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của quốc tế, nhưng qua những gì nhìn thấy từ các tổ chức Miến Điện, có một điều có thể chắc chắn rằng: phong trào dân chủ trong nước đang đi đúng đường! (HỒng Thuận)
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.214 giây.