MYANMAR CÁM ƠN VIỆT NAM ĐÃ ỦNG HỘ PHONG TRÀO DÂN CHỦVĩnh Hội
(SGB tường trình từ Yangon)
#sgb 15g ngày 07-12-2015 tại trụ sở NLD số A97 Shwe Gon Tune Road, Yangon, Chương trình Bài Học Myanmar đã được ông Tin Oo tiếp đó. Ông là cựu đại tướng, lãnh đạo quân đôi, đồng sang lập National League for Democracy - NLD (ĐẢNG LIÊN ĐOÀN QUỐC GIA VÌ DÂN CHỦ), là Chủ tịch đầu tiên của NLD, nhưng đã bị bắt nhốt tù 15 năm.
Ông Tin Oo gởi lời cám ơn dân tộc Việt Nam đã ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ của Myanmar trong thời gian qua. Không biết lời cám ơn này chính phủ Việt Nam sẽ đứng ra nhận hay các tổ chức XHDS, đảng phái chính trị ngoài cộng sản… đứng ra nhận?
Nguyên nhân dẫn đến thành công của cuộc đấu tranh là sự ủng hộ của người dân và áp lực quốc tế, dưới sự hiện diện trong nước và lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi - ông Tin Oo cho biết như vậy, và thêm - Nguyên tắc quan trọng của cuộc đấu tranh là đảng NLD và dân như cá với nước. NLD luôn tôn trọng quan tâm đến quyền lợi của người dân.
Ông Tin Oo nhận định: Đấu tranh bất bạo động là phương pháp được người dân ủng hộ. Một tham dự viên nêu câu hỏi về vai trò của tôn giáo trong hành trình tìm dân chủ ở Myanmar thế nào? Ông Tin Oo cho rằng không ảnh hưởng gì. Tôn giáo và chính trị là hai lãnh vực độc lập nhau. NLD luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo cách tối đa.
Đôi nét về lịch sử hiện đại của Myanmar được mô tả:
Năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Myanmar tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Ông U Thant là người đầu tiên không phải là người phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế lúc ấy và đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi.
Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar. Cùng năm này, ông U Thant qua đời, đám tang của ông trở thành một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.
Năm 1988, cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Myanmar quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanmar.
Năm sau, quốc hiệu bằng tiếng Anh đổi từ Union of Burma thành Union of Myanmar. Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn.
Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và từ chối giao lại quyền lực.
Quân đội, dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số.
Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993. Năm 1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang được đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC).
Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanmar được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Khi ấy, nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ - NLD, đã bị trục xuất.
Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua". Năm 2010, quốc hiệu của Myanmar đổi thành Cộng hòa Liên bang Myanmar (tiếng Anh: Republic of the Union of Myanmar).
Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hướng nhẹ nhàng hơn, triển khai song song hai chính sách là vừa trừng phạt vừa tiếp cận nhằm đạt cùng mục tiêu. Mỹ sẽ từng bước dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu.
Các lực lượng vũ trang Myanmar được gọi là Tatmadaw, với số lượng 488.000 quân. Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân. Myanmar được xếp hạng thứ 10 trên thế giới về quân đội mạnh theo số lượng binh lính.
Hội đồng quân sự phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên Myanmar thành đề tài thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanmar. ASEAN đã họp kín liên nghị viện bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanmar.
Từ ngày Myanmar chuyển quyền từ quân sự sang cho dân sự, đầu tháng 02-2011, Quốc Hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây là tướng lãnh, ông Thein Sein làm tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm quân đội cầm quyền
Nguồn:
https://www.facebook.com...er/posts/942329929177162Sửa bởi người viết 07/12/2015 lúc 09:17:21(UTC)
| Lý do: Chưa rõ