logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 30/03/2016 lúc 07:57:04(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Tân tổng thống Miến Điện Htin Kyaw cùng với bà Aung San Suu Kyi tại Quốc Hội Miến Điện ngày 30/03/2016 ở Naypyidaw.
REUTERS/Stringer

Giây phút lịch sử mà dân chúng Miến Điện chờ đợi trong hơn 50 năm qua đã đến. Hôm nay 30/03/2016, phong trào dân chủ, qua Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đã chính thức tiếp thu chính quyền. Tân tổng thống Htin Kyaw, một người thân cận của bà Aung Sann Suu Kyi, đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc Hội liên bang ở Naypyidaw, kết thúc 60 năm thống trị của quân đội.

Từ Rangun , thông tín viên Rémy Favre tường thuật :

Tuyên thệ nhậm chức, tân tổng thống Htin Kyaw cam kết hoà giải dân tộc và một chế độ chính trị liên bang cho Miến Điện. Ông nói : Tôi tuyên bố trung thành với nhân dân và Cộng Hoà Miến Điện. Đứng bên cạnh tân tổng thống là hai phó tổng thống trong đó có một cựu tướng lãnh thân cận với nhà độc tài Than Shwe về hưu từ năm năm nay.

Sau khi tuyên thệ, ban lãnh đạo hành pháp mới đi đến dinh tổng thống nơi tổng thống mãn nhiệm Thein Sein gặp người kế nhiệm. Đây là một thời khắc biểu tượng và lần đầu tiên trong lịch sử Miến Điện, từ sau cuộc đảo chính năm 1962, một nhà chính trị không xuất thân từ quân đội, lên làm nguyên thủ quốc gia. Hơn thế nữa, ông ngồi vào chiếc ghế của một viên tướng.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà quân đội sẽ biến khỏi chính trường. Cách nay ba hôm, tư lệnh liên quân Min Aung Hlaing còn tuyên bố quân đội sẽ đóng vai trò trọng yếu và dè chừng nguy cơ « dân chủ hỗn loạn » như là muốn cảnh cáo tân chính phủ dân chủ.

Việc bàn giao quyền lực đã được tư lệnh Min Aung Hlaing và bà Aung San Suu Kyi đàm phán trực tiếp trong nhiều tuần lễ vừa qua. Giới thân cận của bà cho biết không khí rất căng thẳng và tố cáo thái độ không khoan nhượng của phe quân đội.

Theo RFI
xuong  
#2 Đã gửi : 31/03/2016 lúc 08:00:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người Miến Điện và ước vọng thay đổi thực sự

UserPostedImage
Người bán báo rong trên đường phố Rangun, 17/03/2016.
REUTERS/Soe Zeya Tun

Nhiều tờ báo chính của Pháp (31/03/2016) đều hướng về Miến Điện, nơi ngày hôm qua đã diễn ra một sự kiện trọng đại của đất nước Đông Nam Á này : Tân tổng thống Miến Điện, ông Htin Kyaw, tuyên thệ nhậm chức. Như vậy là lần đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 1962, chức vụ lãnh đạo đất nước cao nhất được trao cho một nhân vật dân sự thuần túy và xuất thân từ phe đối lập dưới chế độ độc tài quân sự.

Sau nửa thế kỷ dưới chế độ độc tài quân sự, sự kiện này quả thực đang mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, và người dân Miến Điện. Nhật báo La Croix có bài « Người Miến Điện mơ ước về các cải cách ».Thông tín viên của tờ báo tại Rangun đã tìm hiểu về những mong ước, hy vọng của nhiều tầng lớp người dân Miến Điện trước một viễn cảnh rộng mở của đất nước dưới chính quyền dân sự thực sự. Tuyệt đại đa số người dân Miến Điện đều đang hy vọng chính quyền mới sẽ tiến hành những cải cách kinh tế lớn và họ được sống trong tự do hơn.

Tuy nhiên La Croix ghi nhận : « Sau một nửa thế kỷ dưới chế độ độc tài quân sự ( 1962-2011) và mặc dù chính phủ chuyển tiếp đã thực thi một số cải cách trong 5 năm qua, đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (LND) nay lên nắm quyền, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn ».

Trước tiên là nạn tham nhũng. Ở Miến Điện, trước đây làm gì từ việc nhỏ đến lớn dính đến chính quyền, từ làm chiếc thẻ căn cước hay muốn có một chỗ bán hàng hoa quả bên hè phố, tất cả đều phải có tiền lót tay, hối lộ mới xong việc. Giới trẻ thì hy vọng chính phủ mới thu hút thêm nhiều đầu tư nước ngoài để tạo công ăn việc làm.

Thách thức lớn nữa đối với chính phủ mới là vực dậy nền giáo dục đang trong tình trạng thê thảm. Tác giả bài báo cho biết : Năm nay, Nhà nước dự trù 7% ngân sách quốc gia dành cho giáo dục, chỉ bằng một nửa tiền chi cho quân đội. Cũng vì sự bất công trong giáo dục mà sinh viên học sinh đã nổi dậy biểu tình bất chấp bị phạt tù.

Giờ đây giới sinh viên và đại học Miến Điện mong muốn chính quyền phải dành cho giáo dục sự quan tâm gấp bội và để cho họ được tự chủ quyết định chương trình giảng dạy. Phyo Phyo Aung, tổng thư ký hội sinh viên lớn nhất Miến Điện hy vọng : « Đảng LND là một đảng cách mạng ra đời trong phong trào nổi dậy của sinh viên 1988. Tôi tin chắc những con người ưu tú mới sẽ hiểu những đòi hỏi và nỗi khổ cực của chúng tôi ».

Theo La Croix, trong một báo cáo công bố tháng này, tổ chức Ân Xá Quốc Tế ( Amnesty international) đã thống kê khoảng hơn chục bộ luật mơ hồ cho phép chính quyền Miến Điện bỏ tù đối lập. Người Miến Điện hy vọng chính phủ mới sẽ nhanh chóng hủy bỏ các điều luật đó hoặc ít ra là cho hoãn áp dụng một số luật.

Báo chí hy vọng nhưng vẫn dè dặt

Nhật báo Le Monde đề cập đến « Hy vọng mở cửa của các nhà báo Miến Điện ». Tờ báo ghi nhận, cùng với việc tân tổng thống dân sự nhậm chức, các nhà báo Miến Điện hy vọng chính quyền mới sẽ có những quyết sách ngay để bảo đảm quyền tự do báo chí, đã có nhiều cải thiện trong những năm qua. Chính phủ của tổng thống mãn nhiệm Thein Sein từ năm 2011 đến nay đã xóa bỏ một số quy định cơ bản nhằm kiểm soát báo chí và các nhà báo. Điều này đã được chính những người trong giới truyền thông của Miến Điện xác nhận.

Một trong những hệ quả trong chính sách cởi mở với báo chí đó là sự bùng nổ về các xuất bản phẩm báo chí, đặc biệt trong các bang dân tộc thiểu số. Chỉ tính riêng trong bang Chin, một vùng nghèo nhất nước, nay cũng có tới ba chục tờ nhật báo và tuần báo. Nhưng mặc dù có những chuyển biến tích cực, chính phủ cũ vẫn chưa chịu xóa hẳn các điều luật cũ mà họ vẫn có thể áp dụng để trấn áp báo chí khi cần thiết.

Trong khi đó, đa số các nhà báo Miến Điện vẫn còn non về nghiệp vụ thiếu chuyên nghiệp, thi thoảng vẫn mắc lỗi nhưng một lỗi nhỏ có thể dẫn đến hình phạt rất nặng do việc áp dụng các điều luật cũ. Một vấn đề đặt ra hiện nay là : Chính phủ mới sẽ có quyết định gì ? Bà Aung San Suu Kyi, giờ nắm trong tay các bộ Ngoại Giao, Giáo Dục, Năng Lượng và vốn là người không ưa gì bị chỉ trích, sẽ ứng xử ra sao với báo chí ?

Le Monde trích dẫn ông Zayar Hlaing, tổng biên tập nguyệt san Mawkun chuyên về phóng sự điều tra quả quyết chính phủ mới cho biết sẽ xóa bỏ dần truyền thông Nhà nước và ông cũng nói thêm là : « một vấn đề khác có thể nảy sinh là : công chúng có chịu để chúng tôi phê bình bà Aung San Suu Kyi, thần tượng của họ ? »
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.