logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/04/2016 lúc 07:35:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các cựu binh Úc trong cuộc chiến Long Tân dẫn đầu đoàn diễu hành tưởng niệm ngày Anzac 2016

Trong ngày ANZAC tại Melbourne, những cựu chiến binh Úc có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã lần đầu tiên đi đầu đoàn diễu hành để tưởng nhớ những quân lính Úc đã hi sinh.

Năm nay cũng đánh dấu kỉ niệm 50 năm cuộc chiến Long Tân ở Việt Nam.

Sáng sớm ngày 25/4, hơn 40 nghìn người đã tập trung trong thời tiết giá lạnh tại đài tưởng niệm ở Melbourne cho buổi lễ rạng đông của ANZAC.

Các quân nhân từ Bộ Quốc phòng, cũng như các cựu binh từ các cuộc chiến trước đây đã cùng người tụ hợp để kỉ niệm 101 năm cuộc chiến tại Gallipoli.

Từ 5:40 sáng, hàng ngàn người bắt đầu cuộc diễu hành nghiêm trang qua trung tâm thành phố tới con đường St Kilda Road và cuối cũng tới đài tường niệm.
UserPostedImage
Những cựu chiến binh Úc có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã lần đầu tiên đi đầu đoàn diễu hành của Anzac (ABC News: Emma Younger)

Cựu binh Ross Wilson cho biết 7 thế hệ trong gia đình ông đã phục vụ trong quân đội, và ông cảm thấy khiêm nhường khi thấy rất nhiều người tới dự buổi lễ.

“Ngày Anzac giống ngày Quốc khánh Úc hơn cả Ngày Quốc khánh thật,” ông nhận xét.
UserPostedImage
Sáng sớm ngày 25/4, hơn 40 nghìn người đã tập trung trong thời tiết giá lạnh tại đài tưởng niệm ở Melbourne (ABC News: Margaret Burin)

Gần 13 nghìn người cũng tập trung tại Torquay, bờ biển lướt sóng của bang, cho buổi lễ tưởng niệm tại Point Danger, nơi tụ họp lớn nhất bang Victoria ngoài Melbourne.

Buổi lễ ở đây đã có nguy cơ bị hủy bỏ do thiếu hỗ trợ ngân sách để trả cho chi phí thiết bị và lực lượng an ninh. Nhưng cuối cùng diễn ra được là nhờ sự giúp đỡ, góp sức của các doanh nghiệp và thành viên trong cộng đồng.
UserPostedImage
Gần 13 nghìn người cũng tập trung tại Torquay, bờ biển lướt sóng của bang, cho buổi lễ tưởng niệm tại Point Danger (ABC News: Cameron Best)

Trọng tâm của buổi lễ ngoài bờ biển này là tưởng niệm những nạn nhân vô tội của cuộc Thế chiến Thứ nhất cũng như những quân sĩ đã từng tham gia cuộc chiến này.

Robert Jones, một người dân địa phương, cho biết khung cảnh ngoạn mục của bờ biển khiến buổi lễ tưởng niệm càng thêm đáng nhớ.

“Đây là một nơi tuyệt đẹp. Tôi nghĩ có buổi lễ ở một chỗ đẹp như thế này sẽ giúp chúng ta luôn nhớ về nó,” Jones nói.

Ian Gilbank, chủ tịch của Câu Lạc Bộ Torquay RSL cũng đồng tình rằng một trong những lí do lễ tưởng niệm ở Torqua thu hút sự chú ý là vì cảnh đẹp ngoạn mục ở đây.

“Tôi thấy nơi này như một Gallipoli nhỏ với đồi, đại dương và bờ biển,” Gilbank cho biết.
UserPostedImage
Lễ tưởng niệm Anzac tại Torquay (ABC News: Cameron Best)

ANZAC Day - ngày các cựu chiến binh ‘mới’ và ‘cũ’ gặp mặt

Matt và Nina Gelton tới Melbourne từ Brisbane để tham gia buổi lễ tưởng niệm vào rạng đông.

“Tôi vẫn đang phục vụ trong quân đội, và đến thời điểm này tôi đã làm việc trong quân đội được 27 năm. Tôi đã may mắn được làm nhiệm vụ ở hải ngoại nhiều lần,” Gelton kể.

“Tôi ở Iraq năm ngoái. Tôi cũng đã tới Afghanistan, Đông Timor và các hòn đảo Solomon.

“Điều tôi cảm kích nhất khi tới đây là được gặp các cựu binh có tuổi hơn tôi. Họ luôn háo hức nói chuyện với những người trẻ tuổi hơn mình.”

Russell Pearson mang con gái của mình tới buổi lễ và kể rằng anh của ông đang làm nhiệm vụ trong Quân đội.

“Sự kiện này trở nên có ý nghĩa hơn khi anh tôi làm nhiệm vụ ở hải ngoại,” Pearson chia sẻ.

“Ông bà tôi trải qua các cuộc chiến khác. Nhưng khi anh tôi cũng đang làm nhiệm vụ ở hải ngoại, tự nhiên sự kiện trở nên gần gữi hơn.”
UserPostedImage
Warren là một trong những lính Úc tham gia chiến tranh Việt Nam. Warren, hiện sống ở Perth, tới Melbourne để diễu hành (ABC News: Margaret Burin)

Những người lính tiếp tục mang theo gánh nặng của cuộc chiến.

Trong bài phát hiểu ở lễ tưởng niệm, David Johnson, phó Chỉ huy Hải quân Hoàng gia Úc, nhấn mạnh rằng Ngày Anzac là “ngày tưởng niệm quốc gia trang nghiêm nhất” của đất nước.
UserPostedImage
Ngày Anzac là ngày tưởng niệm quốc gia trang nghiêm nhất của Úc (ABC News: Margaret Burin)

“Chúng ta tới để tưởng nhớ những người đàn ông và phụ nữ đã và vẫn tiếp tục cống hiến cho đất nước này với niềm hãnh diện, sự can đảm đến quên mình,” ông nói.

“Nhiều người đã hi sinh và không còn được thấy lại bờ biển tuyệt vời của Úc, cũng như ngôi nhà, bạn bè, gia đình và những người họ yêu mến”

“Những người khác dù đã trở về nhà nhưng vẫn mang theo những gánh nặng về thể chất và tinh thần từ cuộc chiến.”
Theo ABC

Sửa bởi người viết 27/04/2016 lúc 08:45:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 27/04/2016 lúc 07:46:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cựu binh Việt Nam: ký ức chiến tranh vẫn còn ám ảnh

Nhiều người Úc coi 'Anzac Day' là một sự kiện thường niên phản ánh ý nghĩa của chiến tranh. Tuy nhiên, đối với một số người lính trở về sau cuộc chiến, ký ức về chiến tranh vẫn ám ảnh họ mỗi ngày.
UserPostedImage
John Young được gọi nhập ngũ vào năm 1968 để phục vụ trong chiến tranh Việt Nam. Ông cho biết ông không được huấn luyện cách đối phó với cái chết. (ABC Central Victoria: Larissa Romensky)

Ông John Young đến từ vùng Bendigo, Australia, chiến đấu ở Việt Nam hơn 40 năm trước và những hồi ức của ông về cuộc chiến vẫn luôn sống động trong tâm trí.

"Đôi khi tôi cố đặt chúng sang một bên, xua đuổi những ám ảnh, nhưng sau đó một điều gì bất chợt khiến tôi gợi nhớ lại, một ký ức lại tái hiện", ông Young nói.

"Điều khiến tôi hồi tưởng lại ký ức có thể là một bài hát, có thể là một mẩu tin trên truyền hình hoặc chỉ một điều gì đó mà tôi vô tình nhìn thấy bên ngoài."

Điều này cũng cho thấy thời gian không phải luôn có tác dụng hàn gắn vết thương.

Ông Young thừa nhận mình nên tìm sự trợ giúp sớm hơn khi những gì ông gọi là "sự cố" ngày càng xảy ra thường xuyên hơn.

"Trước đó, những ký ức trôi đi, nhưng khi già đi, tôi lại nghĩ về ký ức đó nhiều hơn một chút và cảm thấy xáo trộn," ông nói.

Ông nhớ lại một lần ngồi trên bờ sông trong một chuyến đi câu cá với bạn bè và hồi ức chợt hiện về.

"Khung cảnh gần như đưa tôi trở lại đó, nó tái hiện hồi ức về một khu vực có nhiều cây tương tự, một đống cát, một vài khúc gỗ, và ký ức một lần nữa hiện về", ông Young kể.

"Cuối cùng, tôi ngồi trên một khúc cây lớn bị chặt, một gốc cây, và khóc nức nở, và hình ảnh chợt biến mất."

Ký ức càng tái hiện rõ theo thời gian

Giáo sư Ian Hickie, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Não bộ và Tâm trí tại Đại học Sydney, cho biết bộ nhớ đã được gắn chặt với cảm xúc.

"Con người vẫn ghi nhớ những điều gắn với cảm xúc mạnh," ông nói.

Ông cho biết những trường hợp Rối loạn Căng thẳng Sau Chấn thương nặng (PTSD) và ký ức cảm xúc mạnh không giảm hay biến mất cùng với tuổi tác; trên thực tế, càng lâu sau, ký ức tái hiện càng rõ rệt.

"Mỗi lần nhớ lại sự kiện này, con người kích hoạt bộ nhớ một lần nữa, với cùng một trạng thái cảm xúc mạnh như lần đầu tiên," Giáo sư Hickie nói.

Ông nói rằng trong khi chúng ta có xu hướng quên đi những điều không quan trọng, chúng ta nhớ lại những điều quan trọng đối với sự tồn tại hay cuộc sống của mình.

"Đó là những ký ức liên quan tới những cảm xúc mạnh, là những điều chúng ta lưu giữ khi tiếp tục cuộc sống phía trước," ông nói.
John Young ở Núi Đất, Việt Nam vào năm 1969. (Ảnh do John Young cung cấp)
UserPostedImage
John Young ở Núi Đất, Việt Nam vào năm 1969. (Ảnh do John Young cung cấp)

'Chúng tôi không thể chạy đến giúp họ'

Khi ông Young lần đầu tiên đến Việt Nam, ông là lính Tiểu Đoàn 8, giữ chức phó chỉ huy một trung đội có nhiệm vụ bảo vệ một kho vũ khí, bao gồm một khẩu súng máy M60 và súng phóng lựu đạn.

Ông kể ông đã gặp một vài "tình huống xấu", nhưng trong tất cả những ký ức đó, một điều ông không thể quên đã xảy ra vào ngày 28 Tháng 2 năm 1970 trên đồi Long Hải.

Trung đội của ông ở trong một khu vực gài đầy mìn và họ thấy một quả mìn bẫy phát nổ trong khi một nhóm khác đang cố gắng gỡ mìn. Vụ nổ gây ra thương vong và khiến những người lính còn sống sót cảm thấy nản chí.

"Chúng tôi ở rất gần nhưng chúng tôi không thể tới giúp đỡ họ", ông Young nói.

Một vụ nổ khác diễn ra ngay sau đó, và khi trực thăng được gọi đến để giải cứu những người bị thương và hi sinh hạ cánh, luồng gió từ trực thăng đẩy một trong những người lính khỏi khu vực trống vào rơi vào chỗ một quả mìn phát nổ.

"Có hai người tôi biết khá rõ, họ chết ngay lập tức", ông Young kể lại.

Cho đến tận sáng hôm sau, khi máy may trực thăng quay trở lại, tôi mới biết ra một trong những bạn thân nhất của tôi đã qua đời do những vết thương.

Mặc dù được đào tạo trong quân đội về thương vong, ông Young nói rằng không có chương trình huấn luyện nào dạy họ cách đối phó với cái chết và sự mất mát một người bạn.

Tỉ lệ rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn trong các cựu chiến binh

Theo Tiến sĩ Brian O'Toole, giám đốc chương trình nghiên cứu quốc gia đầu tiên tìm hiểu sức khỏe sau chiến tranh của các cựu chiến binh và gia đình của họ, PTSD không phải vấn đề lớn nhất một cựu binh phải đối mặt.

Ông cho biết mặc dù nghiên cứu cho thấy khoảng 20% cựu chiến binh có chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), những người cựu chiến binh cũng có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và lo lắng cao hơn so với những người khác cùng nhóm tuổi trong dân số Úc nói chung.

Mọi chứng rối loạn tâm lý mà chúng tôi kiểm tra trong các nghiên cứu về các cựu chiến binh đã vượt xa dự đoán của người dân.

[Số này] cao hơn 40 lần - và đã ba thập kỷ sau chiến tranh.

Tiến sĩ O'Toole nói việc chiến đấu và tham chiến là "thủ phạm chính". Trải nghiệm chiến đấu và PTSD có liên quan nhiều đến điều kiện sức khỏe tâm thần.

Tìm sự trợ giúp để đối phó với những hồi ức
UserPostedImage

Ông Young nói, ký ức chiến tranh luôn luôn trong tâm trí ông, và thường tái hiện do một số sự kiện. (AWM: EKN / 69 / 0074B / VN)

Năm 2002 ông Young tham dự một bữa tiệc đính hôn và nghe bài hát ‘Creedence Clearwater Revival - Bad Moon Rising’.

"Trước đó, bài hát chưa bao giờ ảnh hưởng đến tôi nhưng khi bài hát bắt đầu, tôi cảm thấy mình quay trở lại Việt Nam vào một đêm trăng sáng, tôi thấy mình như trở lại nơi đó, khung cảnh rất sống động", ông Young kể.

"Ngồi trong hầm tránh đạn, tôi biết kẻ thù ở ngoài kia, và có lẽ tim tôi đập mạnh và thực sự cảm thấy sợ hãi."

Cuối cùng, ông tỉnh dậy thấy mình nằm bên ngoài nhà, trên bãi cỏ trong vòng tay con trai vào sáng sớm, ngay khi trực thăng cấp cứu của Bendigo bay trên bầu trời.

"Sự kiện đó đã thực sự khiến tôi lo lắng, và hầu như ngay lập tức tôi đã phải tìm sự giúp đỡ", ông Young nói.

Ông nghỉ việc và tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý và những chuyên gia khác.

“Thật tốt là tôi đã được giúp đỡ và họ điều trị cho tôi khi những ký ức tái hiện – tôi được hướng dẫn phải làm gì và làm thế nào để vượt qua.”

Trong sáu tháng qua, ông Young cho biết ông đã khỏe và ông dự định tuần hành trong lễ diễu hành kỷ niệm Anzac năm nay.

Các tổ chức như Mates4Mates và Solideron hỗ trợ cho cả cựu chiến binh và quân nhân hiện phục vụ trong quân ngũ. Những người cần được hỗ trợ có thể liên lạc qua trang web của họ.
Theo ABC

Sửa bởi người viết 27/04/2016 lúc 07:52:36(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 27/04/2016 lúc 07:50:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hài cốt của cựu binh Úc sẽ được đưa về Úc 50 năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam

Năm 1965, Reg Hiller, một người làm nông nghiệp tại Lãnh thổ Bắc Úc (Northern Territory), đã vác túi sang Việt Nam chiến đấu.
Hạ sĩ Reg Hillier bị thiệt mang 5 tháng sau đó.
UserPostedImage
Hạ sĩ Reg Hillier bị thiệt mạng 5 tháng sau khi qua Việt Nam vào ngày 29/11/1965 (Ảnh được cung cấp) (Credit: ABC)

Vào tháng 6 này, hài cốt của ông Hillier sẽ được đưa về đất Úc cùng với hài cốt của 20 lính Úc cũng đã bỏ mạng tại Việt Nam khác.

Khi đứng gần nơi sẽ sớm là ngôi mộ của Reg Hillier tại nghĩa trang quân đội, cháu của ông Hillier, ông Neil Bond, cho biết mọi người đang đếm ngược từng ngày cho tới ngày trở về của ông Hillier với “niềm vui xen lẫn nỗi buồn”.

“Thật khó tin là cuối cùng nó cũng xảy ra sau hơn 50 năm đấu tranh,” ông Bond nhận xét.

Ông Hillier lớn lên tại Darwin và dành tuổi xuân của mình ở khu vực quanh Adelaide River. Nơi Hillier sống là một thị trấn quê nằm cách Darwin khoảng một tiếng về phía nam. Tại đây, ông Hillier sống bằng nghề kéo chuông và học nghề từ những người chăn nuôi gia súc thổ dân.

Năm 1961, ông Hillier gia nhập Quân ngũ.

“Cậu ta đã luôn muốn vào Quân ngũ, nhưng tôi không nghĩ cậu ấy ham hố gì việc chạy đua và đánh nhau,” Tommy Fawcett, một người bạn cũ của ông Hillier tại Adelaide River, cho biết

“Cậu ấy đùa tôi, ‘Thằng chó chết, tao sẽ tham gia quân ngũ’; và tôi đáp lại ‘Thằng chó chết, tao sẽ không đi đâu cả, tao sẽ ở đây bắt trâu’.

“Chúng tôi uống bia và từ đó tôi không gặp lại Hillier nữa.”

Khi đã nhập ngũ, ông Hillier vẫn thường về thăm gia đình tại lãnh thổ Bắc Úc, trong đó có chị gái Margaret (mẹ của ông Bond) mà Hillier rất thân thiết.

“Bác ấy là một người bác điềm tĩnh,” ông Bond nhớ lại về Giáng sinh cuối cùng gia đình ông có với ông Hillier năm 1964.

“Tên thân mật của bác ấy là Territory vì bác ấy rất yêu Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc). Bác ấy có cả hình săm của Lãnh thổ Bắc Úc ở vai.”

Nhiều người khác thì nhớ rằng Hillier là một người sống trong rừng Úc với lối sống thư thả.

“Cậu ấy ít nói nhưng một khi cậu ấy đã nói chuyện thì cậu ấy sẽ rất sôi nổi và thân thiện,” Bob Shewring, một người bạn của gia đình Hillier, nhận xét.

“Như nhiều người khác thời đó, cậu ấy là một chàng trai thích đùa cợt.”

Ngay từ bé, cậu ấy đã rất yêu đất nước này; chính tình yêu đó đã thúc đẩy cậu ấy sang Việt Nam.

“Việc gia nhập quân đội rõ ràng rất tốt cho cậu ấy, nhưng thật không may, nó đã cướp mạng sống của cậu quá sớm.”
UserPostedImage
Neil Bond, cháu của Reg Hillier (ABC News: Jesse Dorsett)

‘Một cách hoàn toàn bất ngờ’

Năm 1965, ông Hillier được cử tới thị trấn Võ Xu, tỉnh Bình Thuận trong cương vị chỉ huy của trung đội 4, đại đội B, tiểu đoàn số 1 của Trung đoàn Hoàng gia Úc.

Một người khác cũng tới Võ Xu, Bình Thuận với Hillier là bạn thuở nhỏ Roger Steele. Steele kể lại rằng ông nhận được thư của ông Hillier chỉ một thời gian ngắn trước khi ông Hillier bị giết vào tháng 11 năm 1965.

“Cậu ấy nói cậu ấy phải nằm bệt xuống đất khi đạn bắn khắp xung quanh,” Steele kể.

“Cậu ấy có cảm tưởng mỗi viên đạn từ mỗi tiếng súng cậu ấy nghe được sẽ nhắm chúng cậu ấy. Thật không may đó lại đúng là chuyện đã xảy ra ra.”

Ông Bond cho biết tên bác của anh đã được nhắc đến trong các bản thông báo khi đó. Nhiều binh sĩ bắt đầu cảm thấy lo sợ về sự an toàn của mình nhiều hơn khi thấy bác tôi bị giết bởi viên đạn 0,50 “một cách hoàn toàn bất ngờ”

Có khoảng 60 nghìn lính Úc đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, trong đó 521 người đã bỏ mạng.

Những binh lính Úc thiệt mạng trước năm 1966, bao gồm ông Hillier, được chôn cất ở hải ngoại. Hài cốt của Hillier hiện đang được cất giữ tại nghĩa trang Terendak ở Malaysia.

“Luật thay đổi chỉ 6 tháng sau khi bác tôi chết, và dù chúng tôi đã lập tức tìm cách đưa hài cốt của bác ấy về đây, chúng tôi không thể thuyết phục chính phủ Úc thay đổi luật,” ông Bond kể.

“Tôi cảm thấy khá ghê tởm họ. Họ bảo chúng tôi là nếu chúng tôi muốn đưa hài cốt bác ấy về, chúng tôi phải trả 500 bảng.

“Số tiền đó khi ấy là gần nửa tiền lương một năm của một người. Cha mẹ tôi chỉ có một người đi làm, lại có 4 đứa con và tiền thế chấp mua nhà. Chúng tôi không thể có đủ tiền đưa bác ấy về.

“Ông và mẹ tôi đã gửi thư cho báo chí khẩn khoản xin chính phủ trả tiền để đưa hài cốt bác tôi về.

“Mẹ tôi cố hết sức của bà và luôn quyết tâm đưa được hài cốt của người em trai về Úc. Bà cảm thấy đau lòng không nguôi.

“Cho tới ngày bà mất bà vẫn mong mỏi thấy hài cốt của bác tôi được mang về. Chuyện đó đã hủy hoại bà về nhiều mặt, khiến bà không thể nào sống vui vẻ, trọn vẹn.”

Cựu binh Úc ở Việt Nam tham gia cuộc đấu tranh với gia đình Hillier

Mẹ của ông Bond qua đời 8 năm trước vì ung thư phổi. Trong suốt cuộc đời, bà chưa có dịp lần nào tới thăm mộ của anh trai ở Malaysia. Thế nhưng sau khi bà mất, gia đình bà đã đem một phần tro hỏa tang của bà sang Malaysia và rải trên mộ của anh trai Hillier.

Năm 2014, các thế hệ sau của ông Hillier đã đành rất nhiều thời gian đòi chính phủ Úc trả tiền chuộc hài cốt thế nhưng họ không đạt được mấy kết quả.

Khi bạn cũ của Hillier, ông Shewring quyết định tham gia giúp đỡ, gia đình cũng không chắc chắn mọi chuyện sẽ đi đến đâu.

Thế nhưng ông Shewring, vốn cũng là một cựu binh Úc tham gia chiến tranh ở Việt Nam, quyết tâm sửa chữa lại sai lầm của quá khứ.

“Thật đáng ghê tởm; thật sai lầm,” ông Shewring thốt lên khi nhận xét về cách chính phủ Úc đối xử gia đình Hilliers cũng như các gia đình khác có thân nhân đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Việt Nam nhưng hài cốt vẫn đang ở nước ngoài.

Vào đầu năm 2015, ông Shewring mang đội quay phim tới Malaysia thăm mộ của ông Hillier và đã giúp viết một đơn kiến nghị trực tuyến.

Tháng 5 năm ngoái - 50 năm sau ngày ông Hillier thiệt mạng, Tony Abbott, thủ tướng Úc khi đó, đã tuyên bố với nghị viện là chính phủ sẽ trả tiền để chuộc lại hài cốt của các binh lính Úc đã thiệt mạng tại Việt Nam.

“Cuối cùng chuyện đó cũng xảy ra,” ông Bond nói.

Năm nay tin tốt nữa lại đến khi nghĩa trang quân sự ở Adelaide River thông báo sẽ chôn cất hài cốt của ông Hillier dưới bóng một cây lớn.

Buổi lễ tang quân sự cho ông Hillier sẽ diễn ra vào 12/6 sau khi hài cốt của ông tới Úc vào 2/6.

“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Nhưng chúng tôi vẫn còn con đường dài phía trước. Chúng tôi muốn sự kiện này sẽ diễn ra suôn sẻ,” ông Bond kể với ABC.

“Chuyện đưa hài cốt bác tôi về là vấn đề mà gia đình tôi đã dồn hết tâm trí trong suốt những năm qua. Thật lạ khi tự nhiên nó không còn là vấn đề chính nữa.

“Tôi cũng cảm thấy vui buồn lẫn lộn vì mẹ tôi không thể ở đây và thấy cảnh này.”

Ông Fawcett, hiện vẫn sống ở Adelaide River, nói ông rất háo hức muốn tới thăm mộ của người bạn cũ.

“Đó đâu phải thế chiến thứ nhất hay thế chiến thứ 2, khi một ngày có thể có tới hàng nghìn người bị giết. Cậu ấy là người ở đây. Chúng ta không thể bỏ xó cậu ấy ở nơi khác,” ông Fawcett nói.

“Cuối cùng cậu ấy đã có thể về lại quê hương.”
Theo ABC
phai  
#4 Đã gửi : 27/04/2016 lúc 07:51:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chiến tranh ở Việt Nam vẫn chưa kết thúc

Roni Wildeboer là người thành lập Artists for Orphans (Vietnam) và cũng là một người vợ của một cựu binh Úc tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong bài này, cô chia sẻ những suy nghĩ của mình về cuộc chiến tranh ở Việt Nam – một cuộc chiến mà theo cô vẫn chưa hề kết thúc.



Tôi viết những dòng này từ một khu vực đang trong xung đột, chiến tranh. Tôi đã thấy nhiều người bị mất chân tay bởi bom nổ. Tôi đã phải ngồi an ủi một người phụ nữ khi cô vừa mất đứa con thứ 3. Tôi đã thấy cả một vùng đất và mạch nước bị nhiễm chất độc hóa học.

Có rất nhiều người đang bị chấn thương về tâm lý do chứng kiến những gì đã xảy ra từ cuộc chiến. Đôi mắt họ đã thấy quá nhiều tàn khốc của chiến tranh, khiến khi nhìn vào mắt họ, tôi nhận thấy một nét thâm trầm đặc biệt.

Tôi đang ở Việt Nam. Hôm nay là ngày 21/4/2016. Đúng vậy! Cuộc chiến tranh ở đây vẫn chưa kết thúc.

Quân đội Mỹ đã sử dụng chất hóa học khi bơm chất độc màu da cam xuống Việt Nam. Họ bảo nó là chất để làm rụng lá nhưng thực tế nó đã hủy hoại gần 5 thế hệ người Việt Nam. Hôm qua tôi vừa đi thăm một trung tâm chuyên chăm sóc những đứa trẻ đã bị ảnh hưởng bởi chất độc này.

Những đứa trẻ này bị mất chân, tay và cả ngón tay. Một bé gái có một cái đầu quá cỡ với đôi mắt bị lồi ra. Có những em tôi không biết miêu tả sao, và có những em sẽ không thể nào sống lâu hơn vài năm nữa. Đây là những đứa trẻ với chất độc màu da cam. Và tôi ở đó để đại diện tổ chức của tôi, tổ chức Artists for Orphans Inc.

Chất độc da cam quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam cũng ảnh hưởng cả tới phe đồng minh.Nhiều binh lính Mỹ và Úc vấn đang chết mòn hay vẫn phải gắng chịu những căn bệnh hiểm nghèo gây ra bởi chất độc màu da cam. Những cựu binh tham gia cuộc chiến Việt Nam thường bảo là họ đã “bị phun chất độc và bị phản bội”

Trong khi đó, những tổ chức ở Việt Nam như tổ chức Project Renew vẫn đang cố tháo rỡ các quả bom mìn chưa nổ nằm rải rác quanh tỉnh Quảng Trị. Tôi cũng đã tới thăm một người bị cụt mất 2 chân và tay. Nghe nói anh mất chúng khi đang đi tìm kim loại vụn ở phía trong một khu đồi và vô tình tác động vào một quả bom chưa nổ. Tôi cũng gặp một chàng trai trẻ bị cụt mất chân khi mới 17 tuổi. Anh cũng lỡ kích hoạt một quả bom chưa nổ khi đang trồng cà phê.

Ngay cả những cựu binh Úc tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam, như chồng tôi chẳng hạn, cũng đã bị cuộc chiến này thay đổi cuộc sống mãi mãi.

Những người lính này đã tham gia một cuộc chiến rất khác những cuộc chiến khác. Kẻ địch không mặc đồng phục mà trà trộn vào các ngôi làng nhỏ hoặc đi dưới các đường hầm.

Những người lính này đã tham gia cuộc chiến mà họ không hiểu mục đích của nó là gì và cho tới giờ họ vẫn không thực sự hiểu. Họ là những chàng trai trẻ đã phải chứng kiến những hành động hung ác tàn bạo con người đối xử với nhau và cảnh con người trở nên mất nhân tính.

Khi về tới quê nhà, những người lính Úc đó lại bị mọi người lảng tránh, hắt hủi, và còn bị gọi là sát nhân và kẻ hiếp dâm. Ngay cả Liên đoàn trợ giúp cựu binh cũng lạnh lùng bảo họ rằng cuộc chiến họ vừa thoát khỏi không thực sự là một cuộc chiến tranh đúng nghĩa. Không có ai ra diễu hành chào đón họ trở về. Sự lạnh lùng của mọi người hủy hoại những người lính này không kém gì cuộc chiến ở Việt Nam.

Nhiều người lính dù đã về Úc nhưng vẫn sống trong chiến tranh. Họ về với chứng rối loạn tâm lý do chấn động mạnh. Họ vẫn nghĩ họ đang sống trong chiến tranh, trong khi coi vợ hay những người thân của họ là những người thường dân.

Chỉ tới năm 1987 những người lính này mới nhận được lễ diễu hành chào mừng họ trở về tại Sydney. Ước tính có khoảng 25 nghìn người đã tham gia diễu hành và tung hô hàng trăm ngàn lời chúc và ca tụng. Nhiều cựu binh cảm thấy đỡ bị tổn thương nhờ sự kiện này, nhưng có người vẫn tin rằng nó xảy ra quá muộn.

Vậy đấy, cuộc chiến ở Việt Nam vẫn chưa hề kết thúc. Trên thực tế nó vẫn tiếp tục hủy hoại cuộc sống của mọi người bằng chất hóa học và bom mìn.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.189 giây.