Hài cốt của cựu binh Úc sẽ được đưa về Úc 50 năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam Năm 1965, Reg Hiller, một người làm nông nghiệp tại Lãnh thổ Bắc Úc (Northern Territory), đã vác túi sang Việt Nam chiến đấu.
Hạ sĩ Reg Hillier bị thiệt mang 5 tháng sau đó.
Hạ sĩ Reg Hillier bị thiệt mạng 5 tháng sau khi qua Việt Nam vào ngày 29/11/1965 (Ảnh được cung cấp) (Credit: ABC)
Vào tháng 6 này, hài cốt của ông Hillier sẽ được đưa về đất Úc cùng với hài cốt của 20 lính Úc cũng đã bỏ mạng tại Việt Nam khác.
Khi đứng gần nơi sẽ sớm là ngôi mộ của Reg Hillier tại nghĩa trang quân đội, cháu của ông Hillier, ông Neil Bond, cho biết mọi người đang đếm ngược từng ngày cho tới ngày trở về của ông Hillier với “niềm vui xen lẫn nỗi buồn”.
“Thật khó tin là cuối cùng nó cũng xảy ra sau hơn 50 năm đấu tranh,” ông Bond nhận xét.
Ông Hillier lớn lên tại Darwin và dành tuổi xuân của mình ở khu vực quanh Adelaide River. Nơi Hillier sống là một thị trấn quê nằm cách Darwin khoảng một tiếng về phía nam. Tại đây, ông Hillier sống bằng nghề kéo chuông và học nghề từ những người chăn nuôi gia súc thổ dân.
Năm 1961, ông Hillier gia nhập Quân ngũ.
“Cậu ta đã luôn muốn vào Quân ngũ, nhưng tôi không nghĩ cậu ấy ham hố gì việc chạy đua và đánh nhau,” Tommy Fawcett, một người bạn cũ của ông Hillier tại Adelaide River, cho biết
“Cậu ấy đùa tôi, ‘Thằng chó chết, tao sẽ tham gia quân ngũ’; và tôi đáp lại ‘Thằng chó chết, tao sẽ không đi đâu cả, tao sẽ ở đây bắt trâu’.
“Chúng tôi uống bia và từ đó tôi không gặp lại Hillier nữa.”
Khi đã nhập ngũ, ông Hillier vẫn thường về thăm gia đình tại lãnh thổ Bắc Úc, trong đó có chị gái Margaret (mẹ của ông Bond) mà Hillier rất thân thiết.
“Bác ấy là một người bác điềm tĩnh,” ông Bond nhớ lại về Giáng sinh cuối cùng gia đình ông có với ông Hillier năm 1964.
“Tên thân mật của bác ấy là Territory vì bác ấy rất yêu Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc). Bác ấy có cả hình săm của Lãnh thổ Bắc Úc ở vai.”
Nhiều người khác thì nhớ rằng Hillier là một người sống trong rừng Úc với lối sống thư thả.
“Cậu ấy ít nói nhưng một khi cậu ấy đã nói chuyện thì cậu ấy sẽ rất sôi nổi và thân thiện,” Bob Shewring, một người bạn của gia đình Hillier, nhận xét.
“Như nhiều người khác thời đó, cậu ấy là một chàng trai thích đùa cợt.”
Ngay từ bé, cậu ấy đã rất yêu đất nước này; chính tình yêu đó đã thúc đẩy cậu ấy sang Việt Nam.
“Việc gia nhập quân đội rõ ràng rất tốt cho cậu ấy, nhưng thật không may, nó đã cướp mạng sống của cậu quá sớm.”
Neil Bond, cháu của Reg Hillier (ABC News: Jesse Dorsett)
‘Một cách hoàn toàn bất ngờ’
Năm 1965, ông Hillier được cử tới thị trấn Võ Xu, tỉnh Bình Thuận trong cương vị chỉ huy của trung đội 4, đại đội B, tiểu đoàn số 1 của Trung đoàn Hoàng gia Úc.
Một người khác cũng tới Võ Xu, Bình Thuận với Hillier là bạn thuở nhỏ Roger Steele. Steele kể lại rằng ông nhận được thư của ông Hillier chỉ một thời gian ngắn trước khi ông Hillier bị giết vào tháng 11 năm 1965.
“Cậu ấy nói cậu ấy phải nằm bệt xuống đất khi đạn bắn khắp xung quanh,” Steele kể.
“Cậu ấy có cảm tưởng mỗi viên đạn từ mỗi tiếng súng cậu ấy nghe được sẽ nhắm chúng cậu ấy. Thật không may đó lại đúng là chuyện đã xảy ra ra.”
Ông Bond cho biết tên bác của anh đã được nhắc đến trong các bản thông báo khi đó. Nhiều binh sĩ bắt đầu cảm thấy lo sợ về sự an toàn của mình nhiều hơn khi thấy bác tôi bị giết bởi viên đạn 0,50 “một cách hoàn toàn bất ngờ”
Có khoảng 60 nghìn lính Úc đã tham gia chiến đấu tại Việt Nam, trong đó 521 người đã bỏ mạng.
Những binh lính Úc thiệt mạng trước năm 1966, bao gồm ông Hillier, được chôn cất ở hải ngoại. Hài cốt của Hillier hiện đang được cất giữ tại nghĩa trang Terendak ở Malaysia.
“Luật thay đổi chỉ 6 tháng sau khi bác tôi chết, và dù chúng tôi đã lập tức tìm cách đưa hài cốt của bác ấy về đây, chúng tôi không thể thuyết phục chính phủ Úc thay đổi luật,” ông Bond kể.
“Tôi cảm thấy khá ghê tởm họ. Họ bảo chúng tôi là nếu chúng tôi muốn đưa hài cốt bác ấy về, chúng tôi phải trả 500 bảng.
“Số tiền đó khi ấy là gần nửa tiền lương một năm của một người. Cha mẹ tôi chỉ có một người đi làm, lại có 4 đứa con và tiền thế chấp mua nhà. Chúng tôi không thể có đủ tiền đưa bác ấy về.
“Ông và mẹ tôi đã gửi thư cho báo chí khẩn khoản xin chính phủ trả tiền để đưa hài cốt bác tôi về.
“Mẹ tôi cố hết sức của bà và luôn quyết tâm đưa được hài cốt của người em trai về Úc. Bà cảm thấy đau lòng không nguôi.
“Cho tới ngày bà mất bà vẫn mong mỏi thấy hài cốt của bác tôi được mang về. Chuyện đó đã hủy hoại bà về nhiều mặt, khiến bà không thể nào sống vui vẻ, trọn vẹn.”
Cựu binh Úc ở Việt Nam tham gia cuộc đấu tranh với gia đình Hillier
Mẹ của ông Bond qua đời 8 năm trước vì ung thư phổi. Trong suốt cuộc đời, bà chưa có dịp lần nào tới thăm mộ của anh trai ở Malaysia. Thế nhưng sau khi bà mất, gia đình bà đã đem một phần tro hỏa tang của bà sang Malaysia và rải trên mộ của anh trai Hillier.
Năm 2014, các thế hệ sau của ông Hillier đã đành rất nhiều thời gian đòi chính phủ Úc trả tiền chuộc hài cốt thế nhưng họ không đạt được mấy kết quả.
Khi bạn cũ của Hillier, ông Shewring quyết định tham gia giúp đỡ, gia đình cũng không chắc chắn mọi chuyện sẽ đi đến đâu.
Thế nhưng ông Shewring, vốn cũng là một cựu binh Úc tham gia chiến tranh ở Việt Nam, quyết tâm sửa chữa lại sai lầm của quá khứ.
“Thật đáng ghê tởm; thật sai lầm,” ông Shewring thốt lên khi nhận xét về cách chính phủ Úc đối xử gia đình Hilliers cũng như các gia đình khác có thân nhân đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Việt Nam nhưng hài cốt vẫn đang ở nước ngoài.
Vào đầu năm 2015, ông Shewring mang đội quay phim tới Malaysia thăm mộ của ông Hillier và đã giúp viết một đơn kiến nghị trực tuyến.
Tháng 5 năm ngoái - 50 năm sau ngày ông Hillier thiệt mạng, Tony Abbott, thủ tướng Úc khi đó, đã tuyên bố với nghị viện là chính phủ sẽ trả tiền để chuộc lại hài cốt của các binh lính Úc đã thiệt mạng tại Việt Nam.
“Cuối cùng chuyện đó cũng xảy ra,” ông Bond nói.
Năm nay tin tốt nữa lại đến khi nghĩa trang quân sự ở Adelaide River thông báo sẽ chôn cất hài cốt của ông Hillier dưới bóng một cây lớn.
Buổi lễ tang quân sự cho ông Hillier sẽ diễn ra vào 12/6 sau khi hài cốt của ông tới Úc vào 2/6.
“Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Nhưng chúng tôi vẫn còn con đường dài phía trước. Chúng tôi muốn sự kiện này sẽ diễn ra suôn sẻ,” ông Bond kể với ABC.
“Chuyện đưa hài cốt bác tôi về là vấn đề mà gia đình tôi đã dồn hết tâm trí trong suốt những năm qua. Thật lạ khi tự nhiên nó không còn là vấn đề chính nữa.
“Tôi cũng cảm thấy vui buồn lẫn lộn vì mẹ tôi không thể ở đây và thấy cảnh này.”
Ông Fawcett, hiện vẫn sống ở Adelaide River, nói ông rất háo hức muốn tới thăm mộ của người bạn cũ.
“Đó đâu phải thế chiến thứ nhất hay thế chiến thứ 2, khi một ngày có thể có tới hàng nghìn người bị giết. Cậu ấy là người ở đây. Chúng ta không thể bỏ xó cậu ấy ở nơi khác,” ông Fawcett nói.
“Cuối cùng cậu ấy đã có thể về lại quê hương.”
Theo ABC