logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/05/2016 lúc 06:13:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Vụ Hồ sơ Panama lan rộng sau khi kho dữ liệu liên quan hơn 200.000 tài khoản ở nước ngoài được đưa lên mạng.

Trang offshoreleaks.icij.org công bố dữ liệu từ chiều ngày 9/5.

Hồ sơ Panama đã cho thấy một số người giàu có sử dụng các công ty hải ngoại để tránh đóng thuế và tránh trừng phạt.

Tư liệu của công ty luật Mossack Fonseca đặt ở Panama đã bị một nguồn giấu tên tiết lộ.

Công ty này bác bỏ mọi sai trái.

Kho dữ liệu liệt kê hơn 200.000 công ty, tổ chức đặt tại hơn 20 địa phương hấp dẫn về thuế.

Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đã từ chức sau khi vụ việc được công bố.

Việt Nam có tên trong các quốc gia có người sử dụng tài khoản hải ngoại, theo trang offshoreleaks.icij.org.

Các công ty hải ngoại không phải là bất hợp pháp, nhưng mục đích của họ thường là để che giấu nguồn gốc và người sở hữu tiền bạc, và để tránh đóng thuế.

11.5 triệu văn bản ban đầu được tiết lộ cho báo Đức Sueddeutsche Zeitung hơn một năm trước.

Họ giao tài liệu cho Hiệp hội Quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ). Thông qua hàng trăm phóng viên của hiệp hội, kể cả từ BBC, ICIJ đã phân tích dữ liệu và công bố thông tin từ tháng Tư.

ICIJ nói họ không công bố toàn bộ dữ liệu thô.

Họ nói: “Kho dữ liệu không bao gồm hồ sơ tài khoản ngân hàng, giao dịch tài chính, email và các thông tin liên lạc khác, hộ chiếu, số phone. Thông tin có chọn lọc và hạn chế được công bố vì lợi ích công chúng.”
Theo BBC
nga  
#2 Đã gửi : 10/05/2016 lúc 07:52:48(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Panama Papers : Công bố dữ liệu của các công ty bình phong

UserPostedImage
Một trụ sở văn phòng luật Mossack Fonseca, nguồn gốc vụ tai tiếng Hồ sơ Panama.
RODRIGO ARANGUA / AFP

Hôm qua, 09/05/2016, Hiệp Hội Các Nhà Báo Điều Tra Quốc Tế (ICIJ) đã đưa dữ liệu của Panama Papers lên Internet. Công chúng giờ đây có thể tìm trong cơ sở dữ liệu thông tin của hơn 200.000 công ty bình phong.

Cơ sở dữ liệu được đưa lên Internet chỉ là một phần trong số 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật Mossack Fonseca, với hơn 360.000 tên của các cá nhân và công ty khắp thế giới, ẩn nấp dưới các công ty bình phong.

Scandal này đã tiết lộ việc tầng lớp giàu có, bên cạnh các tội phạm, đã cất giấu và luân chuyển tài sản nhằm trốn thuế và lách luật dưới hình thức công ty bình phong.

Trong số này có nhiều nhân vật tiếng tăm trên thế giới như tổng thống Nga Putin, thủ tướng Anh Cameron, thủ tướng Iceland và một bộ trưởng của Tây Ban Nha.

Theo ICIJ, việc công bố một phần dữ liệu là vì « lợi ích của công chúng », trong phong trào chống hành động trốn thuế và che dấu thông tin của những người sở hữu các công ty bình phong.

Các thông tin đầy đủ sẽ không được công bố, vì nó gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân chi tiết của những người/tổ chức được đề cập.

Công chúng có thể tìm kiếm theo tên cá nhân và công ty, cũng như địa chỉ của họ. Kết quả tìm thấy sẽ cho thấy mối liên hệ giữa những thông tin này, nhưng chỉ là thông tin ở lớp ngoài, tức chỉ có tên và địa chỉ. Thường thì tên các công ty được tìm thấy sẽ xuất hiện trong mối liên hệ với các công ty bình phong tương tự khác.

Trong dữ liệu, có rất nhiều tên Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ La Tinh và châu Âu.

Nếu tìm kiếm theo quốc gia, Việt Nam có 189 tên và 185 địa chỉ trong cơ sở dữ liệu. Rất nhiều công ty đăng ký từ Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009. Cũng có cá nhân hay công ty có danh tính rõ ràng.

Theo ABC

Sửa bởi người viết 10/05/2016 lúc 07:53:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

nga  
#3 Đã gửi : 10/05/2016 lúc 07:56:33(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Vụ Panama: Người Việt và tài khoản ở đảo

UserPostedImage
Hầu hết các tài khoản từ Việt Nam đăng ký ở Virgin Islands thuộc Anh

Một số trong gần 190 cá nhân và tổ chức từ Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama đã lên tiếng với truyền thông trong nước trong khi cơ quan thuế nói sẽ điều tra.

Bà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc điều hành của Ngân hàng ANZ, nói với trang Zing rằng đây có thể là chuyện mới ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài có tài khoản không phải ở nước mình là điều bình thường và nói thêm:

"Cũng vì vậy mà khi thấy danh sách có tên tôi, rất nhiều người quen hỏi thăm, tôi cũng vui vẻ chia sẻ để mọi người hiểu."

Trong khi đó ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) được Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời nói việc mở tài khoản tại nước ngoài đã được cấp phép.

Ông cũng "mong muốn cơ quan quản lý sớm giải pháp để tránh đánh thuế hai lần với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với công ty của ông."

Một số báo cũng dẫn thông cáo báo chí của SSI và Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Duy Hưng nói:

“Hiện tại, cũng chưa có bất kỳ quốc gia nào cấm hành động mở công ty ở nước ngoài để quản lý tài sản, rất nhiều quỹ đầu tư, cả ở Việt Nam và thế giới sử dụng các công ty ở nước ngoài làm pháp nhân cho thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

"Do đó, chúng tôi một lần nữa khẳng định việc một công ty đầu tư ra nước ngoài khi đã được Cơ quan quản lý cấp phép là hoàn toàn bình thường, minh bạch và tuân theo quy định của pháp luật."

Trên Facebook của ông, Chủ tịch SSI cũng có ý nói cùng một tài khoản hải ngoại nhưng có người sẽ sử dụng vào mục đích chính đáng và cũng có người có những cách dùng bất hợp pháp nhưng không thể đánh đồng hai cách sử dụng này.

Trong lúc đó báo Dân Trí nói Tổng cục Thuế đã "họp gấp" về vụ việc chiều 10/5 và "quyết định lập ngay một tổ công tác điều tra về nghĩa vụ thuế đối với 189 tổ chức, cá nhân Việt Nam có tên trong hồ sơ này."

Vụ Thanh tra của Tổng cục sẽ đóng vai trò tổ chức điều tra.

Cũng trong tuần này, giáo sư Pháp Thomas Piketty, tác giả cuốn ‘Tư bản trong thế kỷ 21’ cùng chừng 300 nhà kinh tế hàng đầu đã ký thư yêu cầu xóa bỏ các ‘thiên đường thuế’.

Trong số họ có ông Angus Deaton, nhà kinh tế được giải Nobel 2015, ông Ha-Joon Chang, nhà kinh tế từ ĐH Cambridge, Nora Lustig, giáo sư ĐU Tulane, Jeffrey Sachs, giáo sư, cố vấn cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, và ông Olivier Blanchard, cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
UserPostedImage

Trả lời kênh BBC Radio 4, GS Sachs giải thích vì sao ông và những người khác ký thỉnh nguyện thư gửi lên chính phủ Anh và Hoa Kỳ trước một hội nghị chống tham nhũng tại London.

Ông cho rằng “thông điệp các chính trị gia cần gửi ra là họ không đầu hàng trước những vận động hành lang của giới giàu có và thất bại trong việc cải cách” hệ thống tài chính và thuế toàn cầu.

Ông cũng gọi thiên đường thuế là “các lỗ hổng tạo ra vì sự tiện lợi của những người giàu có và đầy thế lực”.
Đảo Virgin

Hầu hết các cá nhân và tổ chức liên quan tới Việt Nam có tài khoản tại Virgin Islands thuộc Anh.

Đây là quần thể 40 đảo lớn nhỏ ở vùng Caribbe nổi tiếng với khí hậu cận nhiệt đới, những bãi cát trắng và các rặng san hô.

Kinh tế của Virgin Islands phụ thuộc chủ yếu vào du lịch và dịch vụ tài chính hải ngoại cho các công ty và cá nhân.

Những công dân của đảo này đã được quyền lấy hộ chiếu Anh từ năm 2002, cũng là năm mà Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế bỏ Virgin Islands ra khỏi danh sách các thiên đường thuế bất hợp tác mặc dù chính phủ Anh vẫn kêu gọi đảo này và nhiều đảo trực thuộc cải thiện luật lệ trong báo cáo hồi năm 2009.

UserPostedImage

Tới năm 2013, Virgin Islands cùng các đảo Bermuda, Cayman Islands, Anguilla, Montserrat cùng Turks và Caicos Islands ký hiệp định chia sẻ thông tin thuế với Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Đảo được nhà thám hiểm Christopher Columbus đặt tên, tiếng Việt có nghĩa là 'trinh nữ', hồi năm 1493 và người Hà Lan đã định cư ở đây tới năm 1666. Đảo chính Tortola đã bị toàn quyền đảo Leeward Islands sáp nhập hồi năm 1672 và 200 năm sau toàn bộ Virgin Islands cùng Leeward Islands trở thành thuộc địa của Anh.

Thuộc địa này được cai quản theo dạng liên bang tới năm 1956 và chuyển dần sang chế độ tự quản hạn chế trong thập niên 60. Quyền tự quản này mở rộng dần và tới năm 2002 các công dân đảo này được quyền nhận hộ chiếu Anh.

Theo hiến pháp mới thông qua hồi năm 2007, Virgin Islands có quyền tự trị lớn hơn nữa và vị trí thủ hiến được lập ra thay vị trí tổng trưởng trong vài trò người đứng đầu chính quyền.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.