logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 08:28:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lịch sử tranh luận tổng thống

Ứng cử viên Tổng thống bên Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump thứ hai tới đây sẽ đối mặt lần đầu tiên trong loạt ba cuộc tranh luận Tổng thống tại Hempstead, New York. Bà Clinton và ông Trump đang trong một cuộc đua sát sao để được vào Tòa Bạch Ốc và nếu đúng như những gì từng xảy ra trong lịch sử, các cuộc tranh luận sắp tới này có thể có tác động đáng kể tới cuộc bầu cử. Thông tín viên Jim Malone giới thiệu thêm về lịch sử và tầm quan trọng của các cuộc tranh luận Tổng thống.

Các cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên được truyền hình diễn ra vào năm 1960 giữa Phó Tổng thống Đảng Cộng hòa Richard Nixon và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ John Kennedy thuộc tiểu bang Massachusetts.

Sự thể hiện tốt đẹp của ông Kenedy trước ông Nixon dày dạn kinh nghiệm hơn đã giúp định hình kết quả của cuộc bầu cử mà ông Kenedy đã giành chiến thắng sát sao.

Điều đó cho thấy các cuộc tranh luận tổng thống có thể đóng vai trò quan trọng, theo chuyên gia Jeremy Mayer thuộc Đại học George Mason.

Ông Mayer nói:

“Điều đó tạo ra vị thế. Bạn có thể trực diện và ngang hàng với một người nổi tiếng hơn, đó chính là những gì diễn ra trong các cuộc tranh luận.”

Trong các cuộc tranh luận năm 1976, Tổng thống Gerald Ford tự gây hại cho mình trong cuộc đua với ứng cử viên Đảng Dân chủ Jimmy Carter bằng sự hớ hênh khi nói về ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu.

Ông Carter đã nắm lấy sai lầm của ông Ford và ông Ford đã thua đau trong cuộc đua sát sao lúc đó. Đây là một ví dụ nữa để chứng minh rằng các cuộc tranh luận hết sức quan trọng, theo nhận định của Giáo sư Stephen Wayne từ đại học Georgetown.

Ông nói:

“Các cuộc tranh luận quan trọng trong bầu cử Tổng thống khi tỷ lệ ủng hộ dành cho các ứng viên không mấy cách biệt. Hầu hết mọi người xem các cuộc tranh luận đứng về phía đảng của họ hoặc ủng hộ cho ứng cử viên của họ.”

Bốn năm sau, ông Carter thất bại trong cuộc tái tranh cử khi ứng cử viên Đảng Cộng hòa Ronald Reagan đã vượt trội hơn trong cuộc tranh luận duy nhất.

Một câu hỏi chốt lại của ông Reagan dành cho cử tri đã trở thành một chuẩn mực cho cuộc tranh luận khi ông nói rằng: “Tôi nghĩ khi quý vị đưa ra quyết định, quý vị nên tự hỏi rằng cuộc sống của quý vị liệu sẽ tốt hơn so với bốn năm trước hay không?”

Trong những năm gần đây, các ứng cử viên chủ yếu quan tâm đến việc không mắc bất cứ sai lầm lớn nào trong các cuộc tranh luận, giáo sư Jeremy Mayer cho biết.

Ông nói:

“Các cuộc tranh luận dường như đang suy giảm sức mạnh. Mọi người không còn theo dõi nhiều như xưa. Nhưng giờ điều tệ hơn là, trong khi người dân không xem trực tiếp, nhưng nếu bạn phạm sai lầm thì mọi người có thể xem lại trên Facebook hay YouTube.”

Các nhà phân tích bầu cử dự kiến cuộc tranh luận đầu tiên của bà Clinton và ông Trump có thể là sự kiện được theo dõi nhiều nhất trong chiến dịch tranh cử, và có tác động lớn cho cả hai ứng cử viên.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 08:29:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tranh Luận: Chuyện Xưa

...tranh luận kéo dài hơn cả tiếng đồng hồ, chỉ cần một cử chỉ hố hay một câu nói sai...

Khi bài này được viết thì cuộc tranh luận đầu tiên giữa bà Hillary và ông Trump chưa diễn ra, do đó không thể bàn gì hơn. Thôi thì ta coi lại những cuộc tranh luận đáng ghi nhớ trước đây. Gọi là thay đổi không khí, bàn về chuyện quá khứ xa xưa.

Cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống được trực tiếp truyền hình lần đầu tiên là giữa PTT Richard Nixon và TNS John Kennedy. Ta bắt đầu từ đây vậy.

NIXON – KENNEDY

Lần đầu tiên cử tri Mỹ được coi tranh luận trên TV là năm 1960, khi đó vẫn còn là TV trắng đen. Hai ông tranh luận đúng một lần. Dĩ nhiên thu hút được kỷ lục người coi. Điểm độc đáo là sau đó, truyền thông thăm dò xem ai thắng ai thua. Kết quả, với những người theo dõi tranh luận qua đài phát thanh, chỉ nghe mà không nhìn thấy hình, thì PTT Nixon đại thắng, nhưng với những người theo dõi qua TV thì TNS Kennedy đại thắng.

Lý do khá giản dị. Ông Nixon làm phó cho TT Eisenhower trong 8 năm, kinh nghiệm cùng mình, lý luận vững hơn, nhưng khi đó đang bị cảm lạnh, đứng trên sân khấu với cả chục bóng đèn mấy trăm watts sáng rực chiả vào, ông bị đổ mồ hôi. Hình ảnh trên TV là hình ảnh một người chẳng những xấu trai hơn Kennedy, mà lại mặt mày bí xị, lâu lâu phải lấy khăn ra lau mồ hôi hột. Không có gì hấp dẫn. TNS Kennedy thắng cử khít nút. Thế mới nói anh nào xấu trai không nên mơ tưởng chuyện ra tranh cử tổng thống ở Mỹ.

Kinh nghiệm của PTT Nixon là bài học xương máu, khiến TT Johnson và cả TT Nixon sau này đều tránh né, không tranh luận gì nữa. Cho đến thời TT Ford.

FORD – CARTER

Tổng thống “ngáp phải ruồi” Gerald Ford ra tranh cử lần đầu tiên, đối mặt với cựu TĐ Georgia, Jimmy Carter năm 1976. Ngay từ đầu tỷ lệ hậu thuẫn của TĐ Carter cao hơn TT Ford rất nhiều, vì nhiều người không thích ông Ford. Chẳng những là tổng thống không chính danh mà lại còn làm thiên hạ nhớ lại tay gian hùng Nixon bị ép phải từ chức, đã vậy lại còn mắc tội ân xá cho Nixon nữa.

Bắt đầu thì thua xa nhưng rồi qua cuộc vận động tranh cử cả năm trời, cử tri thấy ông Ford, chững chạc, có tư cách, kinh nghiệm hơn xa ông Carter là thống đốc một tiểu bang “ruộng”, đã về hưu, khi đó đang trồng đậu phộng, buôn bán chắc không khá lắm, muốn đổi nghề, làm... tổng thống. Hậu thuẫn hai bên thành ngang ngửa với nhau.

Nhưng cuộc tranh luận đảo lộn hết. Trả lời một câu hỏi, TT Ford xác nhận “Không có chuyện Liên Bang Xô Viết thống trị Đông Âu”. Ta không nên quên khi đó, CS Xô Viết còn “đô hộ” cả khối Đông Âu từ Đông Đức qua đến Ukraine, và thời đó còn là thời chiến tranh lạnh. Chẳng những vậy mà trong khối cử tri Mỹ, có hàng triệu di dân từ các xứ Đông Âu chống Liên Bang Xô Viết kịch liệt. Ông Ford làm tổng thống mà không biết Nga đang xiết cổ cả Đông Âu? Đúng là lờ mờ! Kết quả, ông trồng đậu phộng có dịp đổi nghề vì đắc cử.

CARTER – REAGAN

TT Carter ra tái tranh cử chống TĐ Donald –xin lỗi- Ronald Reagan năm 1980. Một tổng thống với thành tích kinh tế và ngoại giao có thể nói là... cái gì cũng nhất: thất nghiệp cao nhất, lãi suất ngân hàng cao nhất, lạm phát cao nhất, kinh tế khủng hoảng trầm trọng nhất, trong khi Liên Xô chiếm Afghanistan, nhân viên tòa đại sứ Mỹ tại Iran bị bắt làm con tin cả năm trời, khiến uy tín Mỹ trên thế giới xuống thấp nhất.

TT Carter bó tay than trời, chẳng biết phải làm gì. Ông muốn dùng cuộc tranh luận để thanh minh thanh nga cho thành tích quá tệ, lải nhải giải thích. Đến phiên TĐ Reagan trả lời, thì ông nhìn TT Carter với cặp mắt... chán nản, lên tiếng với giọng ngao ngán “There you go again!”. Hơi khó dịch, đại khái là “Lại nữa rồi!” Câu nói ngắn gọn tóm lược toàn bộ thành tích của TT Carter. Ông làm tổng thống được đúng một nhiệm kỳ, thua đậm ông Reagan, về nhà, đổi nghề nữa, đi làm thợ xây cất nhà cho dân nghèo.

REAGAN – MONDALE

TT Reagan ra tái tranh cử chống cựu PTT Walter Mondale của Carter năm 1984. TT Reagan là người già nhất còn ra tranh cử, khiến nhiều người lo ngại cho sức khoẻ tinh thần và thể xác của ông, và phe Mondale dĩ nhiên chỉa mũi dùi tấn công ông.

TT Reagan lợi dụng cuộc tranh luận có cả chục triệu người theo dõi, để phá thế võ này một cách tuyệt diệu. Không đợi cho ông Mondale nêu vấn đề, TT Reagan đánh phủ đầu trước. Với một giọng bình tĩnh, cười mỉm chi rồi mặt thật nghiêm chỉnh, ông chậm rãi nói “Tôi sẽ không mang tuổi tác ra làm đề tài tranh cử. Tôi sẽ không vì mục tiêu chính trị khai thác tuổi trẻ và sự thiếu kinh nghiệm của đối thủ của tôi.” Cả hội trường nổ tung cười hơn vỡ chợ. Ngay cả ông Mondale cũng bật cười. Mấy năm sau, ông Mondale nhớ lại chuyện này và nói “Tôi bật cười thật, nhưng trong bụng biết ngay đó chính là lúc tôi đã thua cuộc”.

Ông Mondale năm đó 61 tuổi, với kinh nghiệm 4 năm phó tổng thống và 12 năm thượng nghị sĩ, trong khi ông Reagan 73 tuổi, với kinh nghiệm 4 năm tổng thống và 8 năm làm thống đốc Cali. Trước đó chỉ là tài tử phim cao bồi rẻ tiền.

TT Reagan tái đắc cử với tỷ lệ vô tiền khoán hậu, khi ông Mondale chỉ thắng được có đúng tại tiểu bang nhà Minnesota, và Washington DC với 90% cử tri là da đen. Được đúng 13 phiếu cử tri đoàn so với 525 của TT Reagan.

BUSH – DUKAKIS

PTT George W.H. Bush [cha] ra tranh cử khi TT Reagan mãn hai nhiệm kỳ, năm 1988, chống TĐ Michael Dukakis. Cuộc tranh cử mở màn với PTT Bush thua xa ông Dukakis, một thống đốc của tiểu bang cấp tiến nhất nước, Massachusetts. Ông Bush ra tranh cử dựa trên kinh nghiệm dầy cộm, từ giám đốc CIA, đến chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia CH, đại sứ tại Trung Cộng, phó tổng thống,... Nhưng lại là ứng viên buồn ngủ nhất lịch sử, có vẻ lờ mờ nữa, chỉ dựa hơi thành tích của TT Reagan thôi, trong khi TĐ Dukakis được truyền thông phe ta tung hô như đại trí thức thiên tài, tuy hơi xấu trai.

Ông Dukakis, là người chống án tử hình, bị hỏi một câu hóc buá “nếu như bà vợ ông bị hãm hiếp rồi giết chết, ông có đòi tuyên án tử hình thủ phạm hay không?”. Ông bình tĩnh trả lời ông chủ trương chống lại án tử hình trong bất cứ trường hợp nào. Rồi ông bỏ ra 5 phút giảng giải về ý nghiã mạng sống con người, chương trình xã hội nhằm giảm bớt tội phạm, v.v... Như một cái máy! Đến phiên PTT Bush, ông nói ngay đại khái không thể hiểu tại sao ông Dukakis có thể bình tĩnh trước chuyện bà vợ bị hãm và giết mà lại lo giải thích mạng sống của thủ phạm quan trọng như thế nào. Đây là một “vụ án khủng khiếp, man rợ mà tôi sẽ nổi cơn điên ngay”.

Dân Mỹ đồng ý với PTT Bush, chê ông Dukakis là loại chính trị gia lạnh lùng, tính toán mà không có tình người. Ông Dukakis đại bại. Một lần nữa, chứng minh luật xấu trai khó đắc cử tổng thống ở Mỹ.

BUSH - CLINTON

Năm 1992, TT Bush cha ra tái tranh cử, bị TĐ Bill Clinton chống. Tỷ lệ hậu thuẫn của TT Bush lên tới... đỉnh Hoa Sơn, hơn 90%, sau vụ Mỹ và đồng minh giải thoát Kuwait khỏi tay Iraq. Tai to mặt lớn của đảng DC tránh né hết vì nghĩ sẽ vô vọng. Chỉ có ông thống đốc trẻ, Bill Clinton của Arkansas, vô danh nhưng tham vọng hơn người, điếc không sợ súng, ra tranh cử, không phải lấy thắng, mà để thiên hạ biết tới, chuẩn bị cho cuộc tranh cử sau khi TT Bush hết hai nhiệm kỳ vào năm 1996.

Bất ngờ chẳng hiểu từ đâu nhẩy ra tranh cử một ông tỷ phú lập dị, bất mãn vì bị TT Bush tăng thuế. Lạ lùng thay, ông này được hậu thuẫn tới hơn 20%. Được coi như đáng kể và được tham gia cuộc tranh luận tay ba.

Cuộc tranh luận là một thảm hoạ cho TT Bush. Ông tự cho mình là quá quan trọng, tuy hậu thuẫn giảm bớt nhiều, nhưng đã có lúc lên tới hơn 90%, ai mà hạ nổi? Một cuộc tranh luận mất thời giờ vô ích. Đã vậy lại phải nghe hai ông đối thủ lải nhải, chỉ trích đủ chuyện. Thật ra, cả hai ông đối thủ đều nói rất hăng say, nghe rất hấp dẫn trong khi TT Bush lẩm bẩm thành tích đánh Iraq ai cũng thuộc lòng, mà lại không giải thích thỏa đáng tại sao ông thất hứa, tăng thuế cả nước.

Đã vậy, TT Bush lại còn biểu lộ rõ sự bực mình, giơ tay lên nhìn đồng hồ xem giờ. TV chiếu đi chiếu lại cảnh này cả triệu lần sau đó. Chỉ khiến dân Mỹ thấy ông Bush coi bộ không có hứng thú tranh luận để trình bày cho cử tri rõ đường lối, chính sách của mình. Đúng là có vẻ khinh thường cử tri. Kết quả, ông Perot gặm nhấm mất của ông Bush 18% cử tri bảo thủ CH, mang lại chiến thắng cho TĐ Clinton với 43% phiếu, thấp nhất trong lịch sử bầu cử. TT Bush được có 37%. Không có ông Perot, TT Bush đã thắng dễ dàng.

Người ta kể lại câu chuyện, sau khi đắc cử, tối hôm đó TĐ Clinton về hỏi vợ “Chết rồi, thắng cử rồi. Bây giờ làm gì đây bà?”. Bị bà vợ nạt ngay “Làm tổng thống chứ làm gì nữa? Vậy mà cũng hỏi!”.

GORE – BUSH

TT Clinton mãn hai nhiệm kỳ, PTT Gore ra tranh cử, chống TĐ Texas George Bush năm 2000. Hai ông tranh luận trên TV, đưa ra hai hình ảnh không thể nào tương phản hơn. Ông Gore nghiêm chỉnh, cứng hơn khúc gỗ, cười gượng gạo, mỗi câu trả lời là một câu trả bài học thuộc lòng, đưa hết thống kê này đến con số khác. Trong khi ông Bush con lè phè, cười nói huyên thuyên, dĩ nhiên chưa làm tổng thống nên chẳng có thống kê gì để khoe. Mà có thống kê chắc cũng chẳng nhớ nổi để khoe.

Đã vậy mỗi lần ông Bush nói thì ông Gore lại nhìn ông Bush một cách chán nản, lắc đầu quầy quậy, cố ý thở dài thật rõ cho tất cả mọi người nghe và thấy. Chiến lược này bị hố nặng. Thăm dò sau đó cho thấy cử tri bực mình, cho ông Gore là phách lối, coi thường đối thủ, thiếu nghiêm chỉnh.

Đã vậy, có lúc ông Bush đang nói thì ông Gore từ cái bục của mình, bước qua sát ông Bush cách đó 3-4 thước. Ông này đang nói, ngừng lại, quay qua nhìn ông Gore, bật cười một cách hóm hỉnh, gật đầu chào “Hi there!”, rồi quay qua khán giả, nói tiếp như không có chuyện gì xẩy ra. Ông Gore cụt hứng, trở về chỗ. Các chuyên gia phân tích ông Gore cố tình “lấn đất”, tính áp đảo tinh thần ông Bush, không ngờ ông cao bồi này tỉnh bơ. Chuyện nhỏ, nhưng mang nhiều ý nghiã. Dân Mỹ khoái ông cao bồi hơn. Ông Bush làm tổng thống 8 năm, trong khi ông Gore được giải an ủi: Nobel Hoà Bình vì có công cảnh giác thế giới sẽ thành lò lửa khoảng ba chục ngàn năm nữa! Nguy quá, may mà có ông Gore rung chuông báo động sớm!

OBAMA – ROMNEY

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa TT Obama và TĐ Romney năm 2012 là một đại họa khiến TT Obama xém mất job. TT Obama ngạo mạn, khinh thường TĐ Romney, tự tin ở khả năng thiên phú của mình, không tập dợt hay chuẩn bị gì, đi đánh gôn trong khi TĐ Romney đóng cửa học bài và tập dợt.

Ra trận, cả nước thấy TĐ Romney ăn nói thao thao trong khi TT Obama ú ớ, ấp úng, mặt mày ngơ ngác. Sau cuộc tranh luận ngay cả TTDC phe ta cũng phải thú nhận TT Obama quá tệ. Ông rút bài học, hai lần sau chuẩn bị thật chu đáo, tranh luận vững hơn, được TTDC dĩ nhiên tung hô “đại thắng”, để rồi ông tái đắc cử.

Trên đây là những mẫu chuyện về tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống. Ngay cả những tranh luận giữa các ứng viên phó, hay các ứng viên trong cuộc bầu sơ bộ cũng có chuyện vui.

QUAYLE – BENTSEN

Năm 1988, TNS Dan Quayle [dân tỵ nạn ta gọi là ông Quay-Lơ] trẻ, đẹp trai, được PTT Bush cha chọn đứng phó cùng liên danh, ra chống lại đồng nghiệp TNS già Lloyd Bentsen cùng liên danh với TĐ Dukakis. Ông Quayle tự cho mình là TT John Kennedy tân thời, nhưng của CH.

Ông Bentsen đoán biết thế nào ông Quayle cũng kiếm cách tự ví mình với Kennedy, nên có chuẩn bị chu đáo. Y như rằng, ông Quayle lôi Kennedy ra, và ông Bentsen phạng ngay bằng một giọng khinh bỉ, miả mai: “Tôi biết TT Kennedy. Ông ta là bạn xưa của tôi. Ông Nghị sĩ à, ông không phải là Kennedy đâu!”. [Senator, youre no Jack Kennedy!]. Cả hội trường vỗ tay rầm rộ. Ông Quayle chưng hững, mặt nghệt ra không biết phải phản ứng như thế nào.

Câu chuyện này chôn chặt ông Quayle vào hình ảnh một anh chính khách đẹp mã nhưng không mấy thông minh xuất chúng. Sau đó, ông Bush đắc cử và ông Quayle thành PTT. Nhưng trong suốt thời gian làm PTT, luôn luôn bị truyền thông bôi bác, khinh thường, không ngóc đầu lên nổi. Thời TT Clinton, ông ra tranh cử tổng thống, được chưa tới 5% hậu thuẫn trong nội bộ đảng CH. Phải từ giã chính trường, đi làm luật sư.

OBAMA – HILLARY

Trong cuộc tranh luận sơ bộ giữa TNS Obama và TNS Hillary năm 2008, cả hai đều được chú ý rất kỹ, và cả hai đều phải… uốn lưỡi bẩy lần trước khi mở miệng, chỉ vì nguyên tắc phải đạo chính trị, được coi như chuyện sinh tử trong khối cấp tiến DC. Một bên là một ông da đen, một bên là một phụ nữ. Cả hai đều thuộc thành phần “thiểu số” rất nhạy cảm, mà mọi đụng chạm đều sẽ bị khai thác triệt để bởi truyền thông.

Trả lời một câu hỏi về việc bà mang tiếng là không được nhiều người thích cho lắm, bà Hillary nhìn nhận bà không xuất sắc lắm trong chuyện tạo cảm tình, rồi quay qua TNS Obama nói ông này được nhiều người thích đấy –very likeable. Ông Obama cười cười nói ngay, “Bà cũng được cảm tình tạm tạm đấy, bà Hillary!” [Youre likeable enough, Hillary!].

Thái độ và câu nói của ông Obama sau đó bị đả kích kịch liệt vì thể hiện một cách nhìn có vẻ trịch thượng, coi thường phụ nữ, kiểu như lên giọng trưởng thượng vỗ đầu con nít. Giới phụ nữ thề sống chết bảo vệ bà Hillary. Ông Obama phải giải thích lên giải thích xuống.

PERRY

Ông Rick Perry là thống đốc Texas. Năm 2012, tiếng tăm ông nổi như cồn vì kinh tế Texas phát triển ào ào, thất nghiệp ít nhất, trong khi cả nước ngụp lặn trong dư âm khủng hoảng kinh tế. Năm đó, cả hơn nửa tá chính khách CH ra tranh cử tổng thống, chẳng ông nào được hậu thuẫn mạnh hết, kể cả ông đứng đầu là TĐ Mitt Romney, bị coi như … CH giả mạo, cấp tiến nằm vùng.

Ông Perry quyết định ra tranh cử, được rầm rộ đón chào như cứu tinh cho CH, bảo đảm sẽ đè bẹp dúm đương kim TT Obama thôi. Không ngờ ngôi sao Perry chưa nổi bao lâu đã chìm nghỉm rất mau lẹ.

Trong một cuộc tranh luận giữa cả nửa tá ứng viên, ông Perry hùng hổ hứa hẹn sẽ dẹp tiệm 3 bộ trong nội các, “bộ thương mại, bộ giáo dục, và… và…”. Đến đây ông mất trí nhớ, lúng túng mấy chục giây đồng hồ, vẫn không nhớ ra được cái bộ thứ ba ông muốn đóng cửa là gì nữa. Cuối cùng nói “ooops!” Một tiếng than trời đi vào lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ.

Hậu thuẫn của ông Perry rớt nhanh hơn diều đứt giây, vài tuần sau lui về Texas, không ra tranh cử nữa.

xxx

Có cả triệu yếu tố quyết định trong một cuộc tranh cử tổng thống, dù vậy, những mẫu chuyện trên chứng tỏ vai trò cực kỳ quan trọng của tranh luận. Quan trọng vì tính tiêu cực nhiều hơn. Trong cuộc tranh luận kéo dài hơn cả tiếng đồng hồ, chỉ cần một cử chỉ hố hay một câu nói sai có vài giây đồng hồ thôi, cũng có thể quyết định thắng thua dễ dàng.

Chuyện hy hữu, cả hai ứng viên năm nay đều bị mang tiếng nói láo như vẹt, khác nhau chỉ ở điểm bà Hillary nói láo có tính toán, cân nhắc, để có thể chẻ sợi tóc làm tư biện giải nếu bị bắt quả tang nói láo, trong khi ông Trump nói láo vung vít, bị bắt quả tang cũng coi như pha, không thèm cải chính. Ai cũng muốn xem họ nói láo tới đâu. Các cơ quan truyền thông đều đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu để bắt bẻ và tố giác chuyện nói láo của cả hai bên. Vai trò của truyền thông cũng cực kỳ quan trọng, có thể thổi phồng chuyện nhỏ hay ngược lại dìm chuyện lớn. TTDC hiện nay đang đứng về phe nào, khỏi cần bàn thêm.

Cuộc tranh luận năm nay còn thu hút cử tri ở điểm có thể sẽ gặp bất ngờ giờ chót mà không ai đoán trước được, như tò mò muốn biết xem sức khoẻ bà Hillary có cho phép bà đứng đánh nhau tay đôi với ông thiên lôi Trump được cả tiếng đồng hồ không, hay bất ngờ lên cơn ho hay bị qụy thì sao, hay cũng muốn xem ông Trump khoa tay múa chân, nói nhảm tới mức nào.

Chiến lược của hai bên rõ hơn ban ngày. Bà Hillary sẽ tìm cách chọc gai ông Trump để ông này nổi cơn điên, nói nhảm. Ông Trump sẽ bới móc xì-căng-đan, có khi lôi luôn chuyện gái gú của ông Clinton ra nữa, để bà Hillary lên máu, té xiủ không chừng.

Cuộc bầu cử năm nay đặc biệt hơn tất cả các kỳ bầu trước, vì cả hai ứng viên đều bị ghét như nhau. Cả chục triệu người muốn coi ông Trump bị đánh đến cỡ nào, trong khi cả chục triệu người khác muốn xem bà Hillary bị đập tới đâu. Người ta ước tính cuộc tranh luận đầu tiên ngày thứ hai 26 tháng 9 có thể sẽ có khoảng 100 triệu người coi, một kỷ lục chưa từng thấy. Trong cả trăm triệu người coi đó, may ra có năm người muốn biết về chương trình kinh bang tế thế của hai ứng viên. (25-09-16)

Vũ Linh
song  
#3 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 08:31:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bà Clinton, ông Trump đối đáp quyết liệt trong cuộc tranh luận đầu tiên

UserPostedImage
Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton được tổ chức tại Đại học Hofstra ở Hempstead, bang New York, ngày 26 tháng 9, 2016.

Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump diễn ra quyết liệt khi hai người đụng độ về kế hoạch kinh tế và thương mại, an ninh quốc gia và quan hệ chủng tộc ở Mỹ.

Vào đầu cuộc tranh luận ông Trump công kích tới tấp bà Clinton, thường xuyên ngắt lời bà và nói chen vào. Nhưng khi cuộc tranh luận tiếp diễn ông Trump dường như liên tục bị bà Clinton đẩy vào thế thủ khi ông bị hỏi dồn về sự ủng hộ của ông đối với phong trào 'birther' đặt nghi vấn về nơi sinh của Tổng thống Barack Obama và những phát biểu gây tranh cãi về phụ nữ.

Hai ứng cử viên cáo buộc lẫn nhau về những phát biểu xuyên tạc và sai trái và hối thúc người xem vào website của chiến dịch tranh cử của riêng họ để xác minh sự thật.

Bà Clinton nói những chính sách thuế của ông Trump, tỉ phú bất động sản New York, ưu ái những người giàu thay vì tầng lớp trung lưu và ông Trump cáo buộc cựu ngoại trưởng Mỹ chỉ nói mà không làm.

"Tôi có cảm giác là tôi sẽ bị quy trách về mọi thứ," bà Clinton, người phụ nữ đầu tiên giành được đề cử tổng thống của một đảng chính trị lớn của Mỹ, nói trong một cuộc trao đổi gay gắt.

Ông Trump vặn lại: "Tại sao không?"

Bà Clinton đả kích ông Trump về việc ông không công bố hồ sơ khai thuế thu nhập và nói rằng quyết định đó khơi lên nghi vấn về việc liệu ông có giàu có và làm từ thiện nhiều như đã tuyên bố hay không. Bà lưu ý rằng hồ sơ khai thuế ít ỏi mà ông Trump đã công bố cho thấy dù giàu có, ông đã không nộp thuế thu nhập liên bang.

"Làm vậy mới thông minh," ông Trump đáp lại.
UserPostedImage
Bà Clinton chỉ trích ông Trump vì ông không trả tiền cho một số doanh nhân mà công ty của ông đã ký hợp đồng làm ăn. Bà nói bà đã gặp rất nhiều người bị ông Trump quỵt.

Ông Trump nói những vụ việc như vậy xảy ra là do công việc không đạt yêu cầu.

Đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong ba cuộc tranh luận giữa hai người trước khi người dân Mỹ bỏ phiếu vào ngày 8 tháng 11.

Bà Clinton nêu bật kinh nghiệm của mình du hành đến hơn 100 quốc gia và thương thuyết những thỏa thuận hòa bình và ngưng bắn khi còn làm ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.

Ông Trump đáp lại rằng dù bà Clinton có nhiều kinh nghiệm, đó là "kinh nghiệm tệ hại." Ông chỉ trích gay gắt thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ và năm cường quốc khác đạt được với Iran để hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, trong khi bà Clinton dẫn ra thỏa thuận này làm ví dụ cho hoạt động ngoại giao hữu hiệu, cắt đứt con đường của Iran tiến tới chế tạo bom hạt nhân.

Hai ứng cử viên đều nhất trí rằng vũ khí hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới, và rằng bất cứ ai có tên trong danh sách theo dõi khủng bố đều không được phép mua súng.

Bà Clinton kêu gọi cải cách tư pháp hình sự để "khôi phục lòng tin giữa những cộng đồng và giới cảnh sát" và để bảo đảm rằng cảnh sát chỉ sử dụng vũ lực khi cần thiết.
UserPostedImage

Ông Trump nhấn mạnh sự cần thiết phải "mang lại trật tự" và thúc đẩy kế hoạch của ông tái áp dụng hoạt động cảnh sát gây tranh cãi là dừng xe và khám xét.

Ông Trump nói: "Tình hình hiện giờ trong những khu vực nội đô là người Mỹ gốc Phi, người gốc Mỹ Latin đang sống trong địa ngục vì nó rất nguy hiểm. Bạn đi ra đường là bị bắn."

Bà Clinton bác bỏ quan điểm đó về những cộng đồng người da đen và gọi quan điểm này là "thê lương."

"Có rất nhiều điều mà chúng ta nên tự hào và chúng ta nên hỗ trợ và vực dậy," bà nói.

Cả hai ứng cử viên cũng lưu ý về mối đe dọa của những vụ tấn công mạng từ nước ngoài, nói rằng Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa để chống trả.

Về cuộc chiến ở Iraq, ông Trump mạnh mẽ tuyên bố rằng ông chưa bao giờ ủng hộ cuộc chiến này, mặc dù những cuộc phỏng vấn ông vào thời điểm đó cho thấy ông từng ủng hộ. Ông chỉ trích cách thức chính quyền Obama xử lý việc triệt thoái lực lượng Mỹ khỏi Iraq, nói rằng ít nhất 10.000 binh sĩ lẽ ra nên được giữ lại đó. Việc này, cộng thêm việc "lấy dầu," lẽ ra đã ngăn cản được sự trỗi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo.

Bà Clinton chỉ ra rằng chính phủ Iraq đã không chịu chấp thuận Thỏa thuận Tình trạng Lực lượng cung cấp những biện pháp bảo vệ pháp lý cho binh sĩ Mỹ, và điều này là yếu tố chính đưa tới quyết định triệt thoái.

Cuộc tranh luận tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 10. Ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump, Mike Pence, và của bà Clinton, Tim Kaine, sẽ có cuộc tranh luận duy nhất của họ vào ngày 4 tháng 10.
Theo VOA

song  
#4 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 08:33:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tranh Luận Trump-Clinton Gây Chú Ý Nhất Lịch Sử Mỹ

WASHINGTON - Cuộc tranh luận đầu tiên giữa 2 ứng viên TT Donald Trump và Hillary Clinton tối Thứ Hai tại 1 trường đại học của tiểu bang New York gây chú ý nhất trong lịch sử hiện đại, dự kiến thu hút 100 triệu khán giả truyền hình, có thể so sánh với số luợng khán giả theo dõi trận bóng Super Bowl hàng năm.

Buổi tranh luận này cũng sẽ là cơ hội trải nghiệm hiếm hoi của 1 đất nước chia rẽ sâu xa về chính trị và tường thuật bởi 1 cộng đồng truyền thông manh mún.

Trước cuộc tranh luận này, khảo sát của CNN/ORC ghi nhận tỉ lệ cử tri hậu thuẫn bà Clinton hơn đối thủ chỉ 2%. Giới phân tích tin rằng cuộc đối đầu Trump-Clinton có thể đuợc nâng cao tới mức như là 1 phong trào văn hoá toàn quốc, theo nhận xét của giáo sư Aaaron Kall của truờng đại học Michigan, rằng “Chúng ta chưa bao giờ thấy 1 cuộc tranh luận gây chú ý đến thế, và có lẽ không bao giờ nữa”.

Ứng viên TT của đảng CH là tỉ phú địa ốc Donald Trump đã vận động tranh cử theo cách ngoài quy uớc với những ngôn ngữ bất chấp, và không có lý do để nghĩ rằng ông ta sẽ trở lại luận điệu ôn hoà khi toàn thế giới theo dõi.

Trong khi đó, bà Clinton sẽ phải đối đầu 1 ứng viên khó luờng như ông Trump lần đầu tiên từ cuộc tranh luận 2 ứng viên Kennedy và Nixon 56 năm trước.

Tuần qua, ông Trump tuyên bố qua Fox News “Nếu bà ấy đối xử với tôi bằng sự tôn trọng, tôi cũng tôn trọng” – ông Trump cho biết nhiều người đã hỏi ông như thế.

Mặt khác, 2 đối thủ có mục đich rõ ràng trong buổi tranh luận này – ông Trump cần gạt bỏ các hoài nghi với ông về kiến thức, về bản lãnh làm chủ tinh thần của nguyên thủ quốc gia giữa 1 thế giới biến động.

Với bà Clinton, không ai nghi ngờ về khả năng và kinh nghiệm của bà – nhưng, cá tính và khả năng đuợc tin cậy là vấn đề, chắc chắn sẽ bị đối thủ nêu lại vấn đề e-mail.
song  
#5 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 08:43:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các ứng cử viên bất đồng về các liên minh quân sự của Mỹ

UserPostedImage
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton tranh luận tại Đại học Hofstra ở Hempstead, New York, ngày 26/9/2016



Các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Hillary Clinton và Donald Trump tái khẳng định những quan điểm tương phản mạnh mẽ về vấn đề hỗ trợ quân sự cho các đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới, đặc biệt cho Nhật Bản và Hàn Quốc, trong cuộc tranh luận đầu tiên được truyền hình trực tiếp hôm thứ Hai.

Bà Clinton, ứng cử viên của đảng Dân chủ, đã chỉ trích những tuyên bố của ứng cử viên đảng Cộng hòa Trump trước đây nói ông có thể rút quân khỏi châu Á trừ khi các đồng minh châu Á đáp trả một cách công bằng hơn cho Hoa Kỳ để đổi lấy sự bảo vệ của Mỹ.

Bà Clinton nói: “Ông Trump một mực nói rằng ông ấy không quan tâm đến chuyện các quốc gia khác có vũ khí hạt nhân hay không, Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí cả Ả Rập Xê-út”.

Ông Trump phản bác rằng đối thủ của ông, bà Hillary Clinton đã bóp méo lập trường của ông về việc thương thuyết một thỏa thuận để Mỹ được bù đắp công bằng hơn về những sự hỗ trợ về an ninh cho các nước khác.

Ông nói: “Tôi chỉ nói là họ có thể phải tự bảo vệ lấy chính họ, hoặc họ phải giúp chúng ta. Chúng ta là một đất nước đang thiếu nợ tới 20 nghìn tỷ đôla, họ phải giúp chúng ta.”

Ông Trump trước đây chỉ ra rằng Nhật Bản và Hàn Quốc đã hưởng gần như miễn phí hoặc trả cho Washington một khoản tiền không đáng kể để đổi lấy sự hiện diện của 50.000 binh sĩ Mỹ trú đóng tại Nhật Bản, và 28.500 binh sĩ ở Hàn Quốc để duy trì hòa bình và an ninh khu vực.

Nếu Tokyo và Seoul từ chối yêu cầu đòi tăng số tiền bù đắp cho Washington để giúp duy trì an ninh, ông Trump nói ông sẽ cân nhắc việc rút quân ra khỏi khu vực và để cho các đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương tự gánh vác lấy trách nhiệm thủ đắc khả năng răn đe hạt nhân của chính họ.
Theo VOA
song  
#6 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 08:48:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bầu cử Mỹ: Ai thắng, ai thua cuộc tranh luận?

UserPostedImage
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton bắt tay nhau sau cuộc tranh luận tổng thống tại Đại học Hofstra ở Hempstead, New York, 26/9/2016.

ĐẠI HỌC HOFSTRA —

Sau khi hai ứng cử viên của hai đảng chính rời sân khấu, tranh luận vẫn tiếp tục ở Đại học Hofstra, nơi tổ chức cuộc tranh luận tổng thống 2016 thứ nhất. Các chuyên gia lẫn các sinh viên bàn cãi về ứng cử viên nào đã giành phần thắng, và ứng cử viên nào thua.

Tại trường đại học Hofstra ở Hempstead, bang New York, sinh viên và các nhà bình luận săm soi từng chữ, từng cử chỉ một của hai nhân vật đã được hai chính đảng lớn nhất của Mỹ đề cử ra tranh chức tổng thống, trong cuộc tranh luận ứng cử viên tổng thống 2016 lần thứ nhất.

Khi cuộc tranh luận chính thức hạ màn, cuộc đua để giành phần thắng vẫn tiếp diễn.

Ông Mark Cuban, một doanh nhân tỉ phú, đồng thời là chiến lược gia ủng hộ bà Clinton, nhận xét:

"Trả lời của bà Clinton có chiều sâu. Bà không hề ngập ngừng. Ông Trump là người ở thế thủ, và giống như những người ở thế thủ như vậy, khi tung ra đòn mà đánh hụt thì sẽ đâm ra bực dọc, và càng tăng sức ép hơn nữa."

Ông David Plouffe, một chiến lược gia về chính trị thuộc đảng Dân chủ, nhận xét:

"Theo tôi thì giữa lúc cuộc tranh luận kéo dài, ông Trump bị phân tán và gặp khó khăn để tìm cách lấy lại sự tập trung. Ý tôi muốn nói là có những lúc chúng ta khó nắm bắt nội dung của những gì ông thực sự muốn nói."

Ông Rudy Giuliani, cựu Thị trưởng New York và là một người ủng hộ ông Trump, nhận định:

"Bà ấy đúng là một người giả dối. Bà là một ngoại trưởng thất bại. Điều mà bà ấy muốn phô diễn tối hôm nay là một sự thiếu hiểu biết khó tin về kinh tế. Làm sao có thể duy trì việc làm ở trong nước khi tăng thuế đánh vào doanh nghiệp? Có doanh nghiệp nào muốn bị tăng thuế không?"

Nhưng có lẽ lời tán dương tài tranh luận của ông Donald Trump chính là lời ông tự ca ngợi mình:

"Căn cứ vào kết quả các cuộc thăm dò trên Internet, chúng tôi đạt thành tích vô cùng lớn. Tôi rất hài lòng là đã không đưa ra những phát biểu về những hành động thiếu thận trọng của ông Bill Clinton, bởi vì tôi rất tôn trọng Chelsea Clinton và không muốn nói ra những gì tôi đã định nói và đã chuẩn bị sẵn sàng để nói."

Bên ngoài hội trường chính, nhiều sinh viên theo dõi cuộc tranh luận cũng bàn luận sôi nổi không kém gì giới bình luận gia.

Brandon Lebowitz, sinh viên trường Hofstra, nói:

"Ông Trump là một diễn giả xuất sắc. Nhiều người đánh giá sai khả năng diễn thuyết của ông, và cách ông truyền đạt thông điệp. Hãy nhớ là ông ấy đã làm việc với hàng ngàn công nhân trên khắp nước. Ông ấy đã làm việc với các công nhân xây dựng, và đã tự thân tiến lên hàng đầu trong lãnh vực tài chánh, và trong rất nhiều lãnh vực khác."

Với các sinh viên Hofstra, cuộc tranh luận ở trường sẽ vẫn tiếp tục.
Theo VOA
song  
#7 Đã gửi : 27/09/2016 lúc 08:56:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cử tri gốc Việt: không ai thắng rõ ràng trong tranh luận Clinton-Trump

UserPostedImage
Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ, Donald Trump và Hillary Clinton, được tổ chức tại Đại học Hofstra ở Hempstead, New York, ngày 26/9/2016.

Sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Hillary của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa tối 26/9, hai cử tri người Mỹ gốc Việt nói với VOA Việt ngữ rằng họ không thấy có người chiến thắng rõ ràng trong cuộc tranh luận.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện sống ở bang Virginia, bờ Đông Hoa Kỳ, nói cuộc tranh luận không có gì hấp dẫn vì những câu hỏi và câu trả lời không có gì mới mẻ hay đặc biệt, và không gây tác động thay đổi suy nghĩ của các cử tri.

Ông nói:

“Những người họ chọn phía ông Trump là đã không thay đổi được cái sự nhìn của họ. Cái người họ chọn bà Clinton cũng không thay đổi được các ý kiến của họ. Còn những người đứng chính giữa, những câu hỏi này không có cái gì mới mẻ hết. Tối hôm nay, cuộc tranh luận này rất là chán, không có gì mới mẻ hết để mà có người lý thú”.

Ở bờ Tây, từ thành phố Oakland, bang California, ông Nguyễn Khoa Thái Anh, đưa ra nhận xét:

“Tôi nghĩ thì nó cũng một chín một mười. Tôi nghĩ là bà Clinton thắng thế hơn vì bà ấy đi vào vấn đề. Ông kia thì vẫn không trả lời vào vấn đề. Cái ấn tượng tốt nhất về bà Clinton là bà ấy giỏi về đối ngoại. Về những người trung dung, mình nghĩ là họ bị kẹt vì họ chán ngán cả hai, mà chẳng đặng đừng thì họ mới bỏ phiếu cho bà Clinton. Tôi nghĩ là bà ấy sẽ lấy được phiếu”.

Từ Hà Nội, ông Nguyễn Đại Phượng, một nhà bình luận quốc tế ở Việt Nam có 32 năm kinh nghiệm, nói với VOA rằng sau cuộc tranh luận tối 26/9, ông thấy ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ có sức thuyết phục hơn. Ông cho rằng bà Clinton sẽ giành được thêm sự ủng hộ từ các cử tri trung dung. Ông nói:

“Tôi nghĩ rằng họ sẽ ngả về Hillary Clinton nhiều hơn, bởi lẽ trong suốt cuộc tranh luận trực tiếp này, Hillary Clinton tỏ ra là hơn hẳn, vượt trội. Bà trở nên xuất sắc hơn hẳn so với lại các vấn đề mà hai người đã từng đấu với nhau trực tiếp ở trong quá trình tranh cử trong suốt thời gian vừa qua. Các cử tri trung dung còn ở giữa thì tôi nghĩ là họ sẽ hướng về Hillary Clinton”.

Ông Thái Anh, gần 60 tuổi, nói với VOA ông ủng hộ ứng cử viên Clinton. Vị cựu nhà giáo từng dạy tại nhiều trường ở học khu San Francisco đưa ra lý do:

“Bà ấy đại diện được cho một nước Mỹ mà thế giới nói chung sẽ thích bà ấy hơn là để cho một người như ông Trump lãnh đạo nước Mỹ và làm cho các liên kết giữa các nước như là NATO hoặc Liên hiệp Âu châu, hoặc nói chung là thế giới bị xâu xé ra nếu có một người lãnh đạo như ông Trump”.

Ngược lại, Trung tá Hải quân Mỹ hồi hưu Nguyễn Anh Tuấn, năm nay 51 tuổi, nói rõ ông ủng hộ ông Trump.

Lý giải vì sao bản thân ông và nhiều người ủng hộ ứng cử viên của đảng Cộng hòa, ông Tuấn cho rằng trước hết phải xét đến tâm lý chản nản, mệt mỏi của người dân Mỹ sau 8 năm qua với nền kinh tế chưa phát triển mạnh và đất nước vẫn dính líu vào một số cuộc chiến. Theo ông, ứng cử viên Trump đã làm nhiều người thấy lạc quan, có hy vọng trở lại khi ông tuyên bố sẽ làm cho “nước Mỹ này thịnh vượng trở lại”.

Một yếu tố nữa là cho dù ông Trump có nhiều phát biểu tranh cãi về vấn đề nhập cư, trong khi bản thân ông Tuấn và nhiều cử tri khác là người nhập cư, song họ thấy ông Trump có lý khi muốn hạn chế người nhập cư. Ông Tuấn lập luận:

“Ông Trump nói nếu mà cái nước mình mạnh thì mình mới giúp được những người nghèo. Còn nếu mình cứ đem những người nghèo vô để kéo thêm nghèo nữa thì mình không thể giúp được ai hết. Còn bên bà Clinton thì vẫn phải mở cửa ra cho bất cứ người gì ở trên thế giới này muốn tới đây thì cho họ vào đây. Chúng ta là những người tị nạn để qua Hoa Kỳ này để kiếm tự do, để cho cuộc đời tiến cao, qua đây để mình học hỏi, hấp thụ sự văn minh của đất nước này. Mình trở thành người Mỹ để tạo cơ hội cho thế hệ sau. Nhưng mà những người sau này họ vào đất nước này để họ trở thành những người gọi là, tôi có thể nói là những người ăn bám. Có nghĩa là cái gì cho tôi thôi chứ không phải là tôi cống hiến lại cho đất nước này”.

Vị cử tri ở bang Virginia đưa ra quan điểm cá nhân rằng có những nhóm người nhập cư trong thời gian gần đây có tâm lý rằng nước Mỹ dính líu vào chiến tranh ở nước họ nên nước Mỹ nợ họ. Khi những người tị nạn đó đến Mỹ, họ không muốn hòa nhập mà lại muốn nước Mỹ phải đi theo tôn giáo của họ. Ông Tuấn cho rằng lối sống như vậy gây ra khó khăn và nhiều vấn đề cho nước Mỹ và làm cho nhiều người ủng hộ ông Trump.

Vị trung tá Hải quân hồi hưu nói với VOA rằng yếu tố thứ ba làm nhiều cử tri ngả về ứng cử viên của đảng Cộng hòa là trong 8 năm qua nhiều sự kiện trên thế giới làm người Mỹ có cảm giác đất nước của họ mất đi vị thế cường quốc, trong khi ông Trump hứa hẹn sẽ mang lại thay đổi. Ông Tuấn nói:

“Trung Cộng hiện bây giờ cũng đàn áp các nước ở Đông Nam Á. Nước Nga Xô thì đi qua đảo Crimea để lấy lại cái đảo mà người Mỹ không đứng ra để nói gì hết. Nên cái tiếng nói của nước Hoa Kỳ này trong thời đại này rất là yếu. Không có ai có sự nể nang đất nước này. Nên những người đi theo ông Trump nghĩ rằng ông sẽ đổi đường hướng để tạo đất nước này thịnh vượng trở lại”.

Ông Tuấn nói thêm nhiều người Mỹ tin rằng bỏ phiếu cho ông Trump sẽ tốt vì ông là nhà kinh doanh, ông sẽ hành động nhiều hơn nói, không giống như các chính trị gia lâu năm chỉ giỏi hứa hẹn và thuyết phục nhưng các việc làm thực tế lại không nhiều.

Trong khi đó, nhận định về ai làm tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tới sẽ phù hợp với lợi ích của Việt Nam hơn, ông Nguyễn Đại Phượng, cựu Trưởng ban Quốc tế báo Tiền Phong, phân tích:

“Donald Trump thì người Việt Nam ít hiểu biết ông ta, và những gì người ta hiểu biết được ông ta chủ yếu qua thời gian tranh cử vừa rồi, thì ông đưa ra một số tuyên bố thì tôi thấy nó cũng không thật phù hợp, nó không tương đồng với lợi ích của người châu Á và của người Việt Nam. Ví dụ, nếu ông lên làm tổng thống ông sẽ không hào hứng với các hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và với các nước ngoài. Nếu Donald Trump mà trở thành tổng thống quả thực ông sẽ thực hiện cái điều giống như ông từng tuyên bố, thì rõ ràng việc triển khai, đưa hiệp định TPP vào hoạt động cũng như là hoạt động một cách có hiệu quả chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với Hillary Clinton. Bởi vì Hillary Clinton là một trong những người tham gia vào xây dựng chính sách xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ, cũng như là tham gia vào chính sách tái cân bằng lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như chính sách TPP của chính quyền Barack Obama. Nếu Hillary Clinton trở thành tổng thống, thì rõ ràng nói riêng về người Việt Nam chúng ta, với các chính sách của bà và các chính sách của bà đưa ra trong thời gian vừa qua hầu hết là phù hợp với lợi ích của người Việt Nam chúng ta. Nếu Hillary Clinton lên làm tổng thống thì Việt Nam sẽ đón nhận dễ dàng hơn và sẽ chấp nhận các chính sách của bà dễ dàng hơn”.

Bà Clinton và ông Trump còn hai cuộc tranh luận nữa trước khi diễn ra bầu cử tổng thống. Cuộc tranh luận tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 10.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.286 giây.