logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/04/2017 lúc 08:48:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Là một người làm thơ không ngừng nghỉ, và cũng vì trong lòng có lời muốn nói, thi sĩ Lê Giang Trần lại vừa ấn hành thi tập Trái Bôm Tình Yêu.

UserPostedImage
Hình bìa thi tập “Trái Bôm Tình Yêu” của Lê Giang Trần.



Đây là tập thơ tình, thoạt đọc lướt qua cũng có vẻ như những tập thơ tình trước kia của anh… Nhưng không, tập thơ này đau đớn hơn nhiều. Thi sĩ Lê Giang Trần nhiều lần nói về mối tình 10 năm vừa tan vỡ của anh.

Thi tập này khởi đầu với bài nửa văn xuôi, nửa thơ (có nên gọi theo thể văn xưa là phú?) trong đó minh bạch nói rằng, nơi trang 11:

con đường không thể buồn hơn…

và Lê Giang Trần như dường sẽ vĩnh viễn nhập thất, vì:

ngày nàng vĩnh viễn lìa xa

đời còn chi để bước ra đời thường… (Bông Tím).

Nếu Lê Giang Trần không bước ra đời thường, phải chăng thơ sẽ là nơi an trú của anh, nơi anh có thể lấy chữ thay cơm và nước uống?

Đôi khi Lê Giang Trần cảm động, viết lên những dòng thương nhớ nàng rất mực ca dao, như trang 23:

.

mỗi ngày mình mỗi xa ta

tôi nhìn thấy cả thiên hà rưng rưng

sao Mai mình tới hừng đông

sao Hôm tôi đứng trời trồng phía đêm.

.

một hôm có nắng qua thềm

tò mò tôi lại tìm thêm một lần

bước ra sân đứng tần ngần

hình tôi ở đó, bóng mình ở đâu?

.

Bạn muốn biết thăm thẳm một cõi  tình của Lê Giang Trần?  Hình như những dòng thơ sau này được viết khi chàng bật khóc, trong bài “ngày em đi” nơi trang 23:

.

ngày em đi đêm mưa rơi tầm tã

mười năm tình những hạt mưa sa

mưa xối xả bàng hoàng tâm sự

mưa bùng lên chất ngất sầu đau

.

Trọn tập thơ Trái Bôm Tình Yêu là những bài thơ tình. Bạn sẽ thấy có đủ buồn, vui, mừng, giận trong thơ tình của thi sĩ. Bạn có thể mở ra bất kỳ trang nào, cũng là những dòng thiết tha trong thơ Lê Giang Trần.

Đặc biệt trong tập này, là nhiều bài từ các văn hữu nhận định về thơ Lê Giang Trần.

Trong đó, thi sĩ Du Tử Lê nhìn thấy qua bài “Từ Vương Kim Vân tới thơ Lê Giang Trần: Bập bùng những hơi thở buồn!” (TBTY, trang 273-286), dẫn lại một bài năm 1991, trích:

“…Tự nào giờ, tôi vẫn cho những kẻ thiết tha, gắn bó với nơi chốn, với cảnh đời y đã đi qua, chính là kẻ thủy chung ở với ta vậy.

“Lê Giang Trần chính là người ở với kỷ niệm, ở với nơi chốn. Cõi thơ của anh, đầy những cánh chim về núi. Cõi thơ của anh, bay trên những dậm trường khuất lấp, chân mây…

“Và, bạn còn muốn đòi hỏi gì khác hơn, những dậm trường tan nát trong thơ người mang tên Lê Giang Trần này?” (Trích Du Tử Lê, tựa “Saigon ở phố lưu vong, 1991)…” (hết trích)

Trong khi đó, nhà thơ Chân Phương qua bài “Đọc Thơ Lê Giang Trần” nơi trang 294-297, trích:

“Trong dòng thơ tha phương hoài cảm, Lê Giang Trần có chỗ đứng vinh dự bên cạnh các thi sĩ Mai Thảo, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê… Thơ ông nặng chất liệu đời sống lưu vong với cuộc mưu sinh vất vả như thơ Cao Tần, Thanh Nam… một dạo, đồng thời siêu thoát như thơ Mai Thảo, Phạm Công Thiện… nhờ tư tưởng nhà Phật và minh triết Á Đông bàng bạc. Sinh trưởng tại Bạc Liêu, thế giới nghệ thuật và tâm tình nhà thơ đậm chất hào phóng giang hồ Nam bộ, buồn vui theo nhịp đàn vọng cổ với vò rượu đệ huynh. Đọc LGT , tôi chợt nhớ Nhung Tay Ngàn, Cao Đông Khánh… - những tiếng thơ tuy thất lạc căn cước lịch sử nhưng vẫn nồng thắm mối tình sông nước quê hương -  mà nhà thơ gốc Bạc Liêu đã đặt cho cái tên thống thiết: Hội Chứng NHỚ!” (hết trích)

Trong khi đó, thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh qua bài “Lê Giang Trần, và chiếc vòng kim cô nhớ” nơi trang 298-305 viết, trích:

“…Thơ khởi đi từ trái tim, người thơ đã bước ra từ hồn thơ mộng ấy, quá bước vào cõi bụi để trả nợ chút duyên nợ xa xăm. Và. Có ai đó đã nói, Giấc Mơ nào có biên giới, thế thì có phải bao la kia cũng là cõi Giấc Mơ? Đến và Đi, của người thơ Lê Giang Trần. Cho nên âm vọng của người, chỉ còn một thoáng xôn xao…, để mà có chút lay động lãng mạn ấy nơi lòng nhân gian, thì cũng đáng cho những trần ai. Nhà Thơ ơi.

Ừ. Thì trở về con đường cũ lúc ra đi… … Về nhà mình như trở về nôi thai đùm bọc…

Tôi nghe như có tiếng đàn ai, dựa cửa thiền đêm, đàn một bản… một lần nữa, trước lúc chia tay? Và vẳng lại, rất xa tiếng còi một con tàu đang hút vào sương…”(hết trích)

Trong khi đó, Uyên Nguyên qua bài “Thơ Lê Giang Trần, vãng sanh hết những hôn trầm nhân duyên…” nhìn về chàng thi sĩ gốc Bạc Liêu, nơi trang 313-315, trích:

“…Với Lê Giang Trần, Quá Bước Trạm Người cũng chỉ vì một lần té ngã, nhưng cú ngã trượt dài cho hết thân phận bể dâu cuả một quê hương chia lìa, và nghĩa tình bè bạn mới ngày hôm qua, thoắt theo nhau biệt tích. Có thật chăng chẳng một ai vui thú ở trạm Người, nên đến, rồi đi? Người Thơ ở đâu và lúc nào cũng nặng mang niềm trắc ẩn của kẻ lưu vong…

…Trạm Người một lần quá bước, e cũng là đủ! Với Lê Giang Trần đến là nhân duyên,đi là sở nguyện. Và tiếng Thơ là vọng âm của cuộc lữ, dìu người thơ đi qua hết một trận hoang mê nơi cõi tạm.”(hết trích)

Trong khi đó, nhà văn Phan Tấn Hải nhìn về Lê Giang Trần qua bài “Trạm Người Quá Bước: Thi Tập Thơ Mộng Mãnh Liệt” nơi trang 306-312, trích:

“Thơ của Lê Giang Trần là một trận gió "thơ mộng mãnh liệt" -- khi bạn mở trang sách ra, sẽ thấy những dòng chữ được nhà thơ ném lên trời, và rồi biến thành những trận gió lạnh buốt làm cho chàng run rẩy đối mặt với cuộc đời thơ mộng…

Thơ của Lê Giang Trần đa dạng, ngôn ngữ có nơi đùa cợt như khi gặp lại bằng hữu sau nhiều năm xa cách, có nơi bùi ngùi khi nhớ bạn đã bước qua cõi bên kia, có nơi tha thiết với mùi hương của tình nhân chợt nhớ lại...

Sống với những thơ mộng mãnh liệt, nghĩa là trực diện về tính cô đơn của cuộc đời, là thấy rõ những hư vỡ và bất toàn của đời, và cũng là nếm trải vô thường khi từng người tình biến mất -- những ý nghĩa này lại nổi bật khi Lê Giang Trần đưa vào thơ thỉnh thoảng những dòng Kinh Phật.

Và ngay cả khi Lê Giang Trần phải chấp nhận tính vô thường của cuộc đời, trong thơ vẫn ẩn tàng những nét khó hiểu của đau đớn…”(hết trích)

Dù vậy, không ai có thể nói ngắn gọn về thi tập “Trái Bôm Tình Yêu” của Lê Giang Trần… vì qua những bài thơ mới sáng tác này, chàng thi sĩ đã luôn luôn hiện ra mới lạ trong từng bài, từng trang. Ai có thể nói ngắn gọn về một mùi hương gió sớm? Ai có thể nói ngắn gọn về một nỗi đau trong bài thơ rất mực sầu muộn của một đêm mưa sa?

Thơ của Lê Giang Trần luôn luôn là những bước đi rất lạ, đầy những kinh ngạc.

Tác phẩm có thể mua qua mạng Amazon.com, gõ chữ “le giang tran”.
Phan Tấn Hải
phai  
#2 Đã gửi : 08/04/2017 lúc 09:35:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà Thơ Thường Quán và Thi Tập Hải Đảo, Trở Lại

Nhà thơ Thường Quán vừa ấn hành thi tập “Hải đảo, trở lại”… Như thế, đây là tác phẩm thứ ba của nhà thơ Thường Quán, người đã sáng tác từ nhiều thập niên, cả tiếng Việt và tiếng Anh, có thơ đăng trên nhiều tập san văn học hải ngoại.


Hình như nhà thơ Thường Quán chữ nghĩa rất kén chọn -- có thể hiểu là khó tính… Có vẻ như từng chữ một đều là những suy nghĩ cô đọng, những cân nhắc rất kiệm lời.

Và trong ngôn ngữ có vẻ ngập ngừng, do dự của Thường Quán, chúng ta có thể đọc thấy sinh mệnh của nhân loại, một chủng loại đang đi dưới bầu trời, suy nghĩ về những thế hệ quá khứ đã khuất núi và để lại một lời tử tế trên trái đất – và lời tử tế (phải chăng là thơ?) chỉ là từ con người, hoàn toàn không phải là từ bất kỳ cõi nào khác.

Bài thơ tựa đề “Gió” trong thi tập “Hải đảo, trở lại” nơi trang 87 như sau, trích:

gió vẫn thổi

người vẫn đi dưới bầu trời

suy nghĩ

về những người đã rời bỏ

ho

một hôm nào đã gởi đi

một địa chỉ rời trên trái đất

một lời tử tế thân ái

không thể có

không thể đến

từ Thần hay Trời (hết trích)

Nhà thơ Thường Quán tên đời là Nguyễn Tiên Hoàng, sinh năm 1956 tại Đà Nẵng. Thường Quán có thơ, tiểu luận đăng phần lớn trên các tạp chí văn nghệ ngoài nước như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Tập Họp, Việt, Nhân Văn, Quê Mẹ, Diễn Đàn, Da Màu, Tiền Vệ…

Thơ Anh ngữ của anh ký tên Nguyễn Tiên Hoàng đã đăng rải rác ở The Age Saturday, Cordite Poetry Review, Meanjin, HEAT, Best Australian Poems của NXB Black Inc. các năm 2006, 2008, 2010, 2011, 2013; và trong nhiều tuyển tập khác.

Tác phẩm đã xuất bản:

-- Ngoài Giấc Ngủ (Nhà xuất bản Văn Nghệ Calỉfornia, 1990)

-- Years, Elegy (NXB Vagabond Press, 2012)

Thường Quán Nguyễn Tiên Hoàng hiện cư ngụ tại Melbourne, Úc châu.

Điểm nổi bật trong thơ Thường Quán có lẽ là một cảm giác về xao xuyến, về một nỗi bất an trong suy nghĩ về những ý nghĩa cuộc đời.

Như trong bài “Giờ hẹn” được Thường Quán ghi là “gởi anh Mai Thảo” nơi trang 23, dài chỉ  bốn câu thôi, nhưng đọc như một tiếng thở dài trong cõi đời hoang vắng, trích:

Giờ hẹn với biển tối

kẻ nào quên đội nón ra đi buổi chiều

Hàng bạch dương gió đã dọn hết là

đâm rễ ngược.

(hết trích)

Nỗi xao xuyến, nỗi bất an trong thơ Thường Quán cũng một phần khởi lên từ những biến cố lịch sử, như khi anh nhớ tới những người bạn đã vĩnh viễn an nghỉ nơi đáy biển, qua bài “Dưới Đáy” nơi trang 24, trích các câu cuối bài:

tôi đi tìm một viền mây sáng

và nhớ

một đáy biển

những bạn hữu

an nghỉ

(hết trích)

Nỗi xao xuyến về cuộc đời hiển lộ trong thơ của Thường Quán cũng là một suy nghĩ về ước muốn vượt thoát qua hình ảnh Icarus, một nhân vật huyền thoại Hy Lạp tìm cách vượt thoát ra khỏi đảo Crete bằng đôi cánh làm từ lông vũ và sáp… nhưng rồi, vì bay quá gần mặt trời, sáp trên đôi cánh  Icarus chảy ra và chàng Icarus rơi xuống biển.

Bài thơ “Icarus” của Thường Quán nơi trang 28 có cấu trúc xếp chữ từ từ dài ra như đôi cánh vươn rộng và rồi từ từ thu về  một chữ, trích:

Bay

lên không

nhờ một đôi cánh

sáp mà bằng bầu không

trong thân thể và sức kéo

dọc một mặt trời đứng

rễ xanh lùng kiếm

mái gió đắng sự

buông thả tới

cháy vong

tán

(hết trích)

Nỗi bất an trong thơ Thường Quán cũng hiển lộ khi ghi lại một chuyến viếng thăm nhà của thi sĩ quá cố Quách Tấn, với những hình ảnh rất buồn như “nắng đọng” nơi “trũng mắt” trong khi “chiều đã đi xa”… Bài “Chợ Đầm, viếng nhà thi sĩ Quách Tấn” là phần thứ ba trong bài thơ “Ghi ỏ Nha Trang tháng mười một, 1991” nơi trang 48-49, trích:

nắng đọng trũng mắt chiều đã đi xa

on mắt còn lại cười hiền từ bóng tối huy hoắc

tịch dương

ngôi sao chiều bên kia đang ửng trăng

những cánh quạ đen mùa thu trôi cùng những giọt nước

(hết trích)

Thường Quán nói gì về tập thơ này của anh?

Trong phần “Thư đến bạn, người đọc” nơi trang 13-16 của thi tập “Hải đảo, trở lại” đã giải thích, trích:

“…Thực hiện tập thơ này tôi đã đi ngược lại những đoạn đường, tìm lại những bài thơ đăng tải rải rác ở những tạp chí văn học, những tờ báo được điều hành, biên tập bởi những nhà văn, nhà thơ yêu văn chương, làm việc một cách tự nguyện. Cuộc đi ngược lại này cho tôi không ít những cảm xúc, trước hết về những đổi thay, những đổi thay bó buộc như luật tắc tự nhiên, về những mất mát, về những người bạn nay không còn nữa, những ký ức về họ, những hình ảnh thiết thân của đời sống. Chúng tự động trở về cùng những điểm năm tháng tồn đọng trong trí nhớ. Vâng, quả nhiên, không có trí nhớ, không có trí nhớ được lưu giữ, tôi e rằng thơ khó bề hiện hữu. Phần lớn những gì tôi chọn lọc để vào sách này chứa đựng phần ký ức thuộc về tình cảm ấy, trước là gì khác. Những lớp bụi đóng váng trên những bàn ghế, những cuốn sách đứng im trên giá, một căn phòng trở lại. Bụi ấy, một nhà thơ đã gọi nó, là da thịt của thời gian…

Gốc rễ của thơ: ta có thể thả lửng như những đầu bạch dương mà mùa màng đã dọn hết lá, treo giữa trời kia, hay có thể kéo lại gần, cùng thứ kỷ niệm chung cùng, của những ai đã từng đi qua bìa một cánh đồng, đứng trước một căn nhà, về tới một bìa nước, nước soi rọi thơ ấu.

Tôi gởi bạn người cầm tập thơ này khoảng không gian ấy.” (hết trích)

Một khoảng không gian ấy, và các hình ảnh trở về cùng những điểm năm tháng tồn đọng trong trí nhớ, và bụi thời gian… Tập thơ của Thường Quán là những trang giấy lấp lánh hiện lên các xao xuyến đó, hiển lộ một nỗi say đắm với đầy những nghi vấn về ý nghĩa cuộc đời.

Liên lạc với NXB qua:
http://ajarpress.com/Work-Detail.aspx?WorkId=41

Phan Tấn Hải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.129 giây.