logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/05/2017 lúc 07:01:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trần Khải Thanh Thủy Mời Dự Ra Mắt Sách

(XIN MỜI DỰ RA MẮT SÁCH: “Trong Chết, Cười... Ngặt  Nghẽo (Ở Tù Cộng Sản - Đố Ai Không Cười)” của Trần Khải Thanh Thủy, lúc 2:00PM Thứ Bảy 27/5/2017 tại NB Người Việt 14771 Moran St., Westminster CA 92683.)
 
 Lẽ ra cuốn sách đã làm tròn sứ mệnh của mình như điều tác giả tâm niệm: “Tác phẩm phải rời ta như con thuyền rời bến” để đến với bờ bến xanh trong là cộng đồng người Việt Nam tại Hải Ngoại và ít nhiều neo đậu vào bến bờ tâm cảm của người đọc về một góc khuất nhỏ nhoi tại nhà tù B14 của  bộ công an( trong tổng số hơn chín trăm nhà tù các loại). Cũng là hiểu rõ hơn về cá tính, tâm hồn, quan điểm, lập trường, phương pháp tư duy của tác giả  trong quãng đời tù oan nghiệt đầu tiên...Ngay khi ra mắt tập I với nhan đề “Ở tù cộng sản, đố ai không cười” (2008) tái bản 2010 (khi tác giả phải ở tù lần hai) tác giả đã được số đông bạn đọc thương cảm và ủng hộ hết lòng.
 Sau khi được bà ngọai trưởng Hillary can thiệp để sang định cư tại Mỹ, gặp laị một số độc giả dù thân hay sơ . Câu đầu  tiên mà tác giả  được nghe - như một lời khích lệ là: - Sắp có ở tù cộng sản  đố ai không cười tập II chưa dzậy? Tôi đọc mà cười chết luôn .
Hoặc:
- “Không lẽ tui lại bỏ tiền ra mua hai cuốn, vì vợ chồng tui giành nhau hoài. Lúc đầu tui định mua ủng hộ  để ông Đỗ Thông Minh lấy tiền gửi về trong tù cho bà thôi. Không ngờ đọc vào vui thật, bả nhà tui còn bảo: “Chuyện phòng the của chị Thủy này chắc là nghịch lắm. Ai sống với chỉ cũng phải cười lăn ...v.v”
 Có thể trích dẫn vài chục lời nhận xét của độc giả Hải Ngoại dành cho tập đầu của cuốn sách này, nhưng thôi “hữu xạ tự nhiên hương”. Văn chương ghét kẻ gặp may, càng ghét những kẻ “thùng rỗng kêu to” vì thế tác giả khi đã qua tuổi  “tri thiên mệnh” ( biết mệnh  trời ) rồi không dại dột đi vào vết xe đổ của một số ít nhà văn tự phong khác. “Chữ vô nghĩa ở trên bờ...vô nghĩa” lại cứ háo danh, ảo tưởng rằng  mình bình đẳng với  Chúa trời trong việc tạo lập ngôn ngữ: Biến những con chữ vô bổ, tầm thường trong đời sống hàng ngày thành những âm tiết nở hoa trong tâm trí người đọc. Khi không được độc giả đón nhận lại thở than“ chữ đa nghĩa ở trên bờ...vô nghĩa”. Tuy không đến nỗi cay nghiệt như các tác phẩm văn học trong quốc nội: “Đầu năm ăn bánh vẽ, cuối năm húp cháo lừa” nên quanh năm cứ phải múa bút theo cây gậy chỉ huy của đảng”, cũng ê chề, cay đắng: “Đầu năm hy vọng chứa chan, cuối năm ngửa cổ chán chưa hở giời... một mình múa gậy vừơn hoang, văn chương không một tiếng  vọng...
  Không ngờ, sau khi sang Mỹ được một năm, hình ảnh, ý tưởng còn vương vấn, quấn quýt trong đầu, tác giả bắt tay vào viết phần hai...Tưởng tất cả  đã thành gai cào trong ký ức, không thể bỏ qua được dù  là sự lãng quên có chủ định trong từng giây từng phút, nhưng cuộc sống luôn có những điều bất ổn diễn ra không đúng với  những ý định ban đầu của con người. Khi đã đi gần hết ba trăm trang của tập hai thì “ông chồng xã hội chủ nghĩa” lò dò sang. Thế là “khởi đầu của một niềm hạnh phúc mới cũng là bắt đầu của một nỗi bất hạnh mới, nghìn lần cay đắng hơn”...Đó là sự mơ hồ, hoảng hốt trước tương lai, sự lúng túng, nghèo nàn, bất ổn trong hiện tại: Không nhà cửa, tiền bạc, vốn liếng, cũng như không nghề nghiệp, lại còn bất đồng về ngôn ngữ...Tất cả là một con số không tròn trĩnh. Bình thường trong cuộc “vây giáp tình thương” của cộng sản bằng bom phân, bằng bắt nóng, bắt nguội, triền miên tịch thu điện thoại , máy ảnh, vi tính cùng các phương tiện làm việc, còn có cả hàng rào nhân ái của bà con Hải Ngoại bao bọc, cũng như hệ thống báo chí truyền thông bên ngoài chia xẻ... Khi bắt đầu sang Mỹ , một xu dính túi không có, nhưng hai mẹ con còn được hưởng tài trợ của chính phủ, được ở nhà thuê không mất tiền...Khi chồng sang, thoát cảnh “vọng phu” là tất cả chấm hết. Chỉ riêng số tiền thuê nhà hàng tháng đã chiếm luôn số tiền tài trợ , trong khi bao nhiêu  nhu cầu tự thân đặt ra, nào trả các loại bill mỗi tháng, nào xăng xe, chi tiêu, mua sắm v.v
  Để cứu gia đình nhỏ của mình khỏi sự bất tài, bất lực và bất mãn của chồng ( cả tâm bất tòng lực lẫn lực bất tòng tâm) trong điều kiện: “Gạo tiền níu thân sát đất” và sức khỏe hao vơi từng ngày (từ 116 pound còn 89 pound), tác giả đành phải cho in gấp hai tập “Chết ngoài kế hoạch” đã “thai nghén xong xuôi, để được bà con ủng hộ, cứu tế...Vì thế ý định ra tiếp tập hai “Ở tù cộng sản, đố ai không cười?” đành phải xếp lại, vì “người rầu chuyện có hay đâu bao giờ ?”
Cho đến giờ phút này, sau năm năm ở Mỹ (cuối tháng 6-2011 đến 6-2016). Cuốn “Chết ngoài kế hoạch” đã “sống” đúng “trong kế hoạch” của tác giả. Được độc giả ( đa phần ở độ tuổi tráng niên từ 60 trở lên) ủng hộ, mua giúp gần 2000 cuốn, đưa gia đình Thủy qua được khúc ngặt của những ngày đầu sống cuộc đời lưu vong trên đất Mỹ. Đồng thời sức khỏe cũng đã được “đại tu” trở lại. Từ 89 pound thành 98 Pound hiện tại. Không còn cảnh “điện yếu, cơ yếu, hơi ngắn, còi rè’ nữa nên kế hoạch “xóa đói giảm nghèo” lần thứ hai lại tiếp tục, cũng là đền đáp lại tấm lòng, sự nhắc nhở, ưu ái các chủ nhà sách ở Nam Cali  như Tự Lực, Tú Quỳnh, Văn bút:  “Chị in tiếp cuốn hai đi. Sách của chị thuộc diện túc tắc bán được ..”
Hy vọng những người yêu chữ trong cộng đồng người Việt ở Hải ngoại ( đặc biệt là ở Mỹ) tíếp tục ủng hộ Thủy qua việc mua sách, vừa góp vào quỹ “xóa đói giảm nghèo” cho tác giả còn tích cực “xóa tức, giảm buồn” cho mình  trong quãng đời xa xứ ( khi áp lực trong lúc “vịn vai đời để sống” tăng cao, hoặc  căm hận cộng sản mà không có cách nào giảm thiểu stress) khi đọc xong cuốn sách này sẽ thực sự được thư giãn sau chuỗi ngày than dữ, để tuổi thọ mà trời định cho cũng phải nới rộng ra. Không phải bảy mươi, tám mươi , chín mươi mà đạt tới con số một trăm hai mươi năm như khoa học đã phát hiện và chứng minh.
Nếu “Chết ngoài  kế hoạch” là bông hoa đời bật ra từ bãi rác xã hội chủ nghĩa thì “Trong chết, cười ngặt nghẽo” thực sự là đóa hoa cười  mọc lên trên nền tù tối tăm, hôi hám, nhơ nhớp và vô cùng ác độc của chế độ cộng sản. Những kẻ đã rắp tâm  đưa toàn dân vào một cuộc chiến đẫm máu, ngu xuẩn. Trong khi dân nghèo, nước yếu lại “đối thoại” với Mỹ (đồng minh của chính thể Việt Nam Cộng hòa) bằng  bom đạn, qua việc liếm bùa Trung Cộng và Nga xô để xin vũ khí, lương thực. Cho dù cộng sản cố tình lấp liếm là “Cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”, thì  thực tế vẫn là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, huynh đệ tương tàn.  Bởi xét cho cùng chẳng có cuộc chiến tranh nào là chính nghĩa cả và sự đối thoại bằng đạn, bom, bao giờ  cũng là sự đối thoại của  tột cùng  ngu xuẩn.
Máu đổ một giây, di họa đủ một đời, huống hồ máu đổ suốt tám mươi nhăm năm qua thì di họa biết bao nhiêu mà kể xiết ( Kể từ cuộc khởi nghĩa  Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1931, đến cách mạng tháng tám 1945, cải cách ruộng đất 1953-1957, chiến dịch Mậu Thân tại Huế năm 1968. Mùa hè đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị  năm 1972. Cưỡng chiếm Miền Nam tháng tư năm 1975...Rồi các cuộc di dân, vượt biển, đi kinh tế mới...đưa số người chết lên tới cả chục triệu người... Cứ một người nằm xuống, cả đại gia đình trắng xóa xác khăn tang...Nỗi đau không chỉ thể hiện qua tiếng khóc, trên gương mặt người thân mà còn xoáy vào tim óc của triệu triệu người có lương tri trong và ngoài nước.  Đó cũng là lý do một người hiểu biết, có lương tâm văn học như Thủy “Không thể ngồi yên” để hưởng cơm thừa, canh cặn của đảng trong bối cảnh: “ Giang sơn chan chứa đôi hàng lệ” hoặc “Đảng nhất đinh thắng, dân nhất định thua”
Một lần nữa xin chân thành cám ơn độc giả gần xa đã âm thầm ủng hộ Thủy từ những ngày đầu  tiên tranh đấu với  những bút danh Thái Hoàng, Nại Dương*, Quý Dân, Mai Xuân Thưởng, Tuệ Minh, Đồ Nghệ, Nguyễn Hải, Võ Quế Dương v.v mà hầu hết cứ tưởng là ...đàn ông vì chất giọng  nam tính  cùng những bút danh cũng đặc biệt nam tính của mình.
Âu cũng là một kỷ niệm vui trong cuộc đời cầm bút tranh đấu và làm báo, viết sách của  tác giả. Một kỷ niệm mãi mãi không bao giờ  quên, cho đến khi chế độ cộng sản hoàn toàn sụp đổ trên quê mẹ Việt Nam... Ngày ấy, ngày ấy sẽ không xa, và dân tộc Việt Nam trong năm nay sẽ là người chiến thắng.
Sacramento  - 2017
Trần Khải Thanh Thủy                  
 
_______________
Thái Hoàng: Nói lái từ “thoáng hài”. Ám chỉ cách viết thiên về hài hước, châm biếm của tác  giả. Chuyên rắc nấm cười vào các câu chữ, bắt mọi người phải...đếm răng  cùng mình.
Nại Dương: Ánh dương nhẫn nại chiếu sáng trên bầu trời( không phải đại Dương, như một số độc giả hiểu lầm là tác giả viết sai chính tả).
 Mong nhận được sự ủng hộ hết mình từ các quý độc giả xa gần:
Điện thoại:  916 248 3414
Email: Honvongphu25@gmail.com

Sửa bởi người viết 28/05/2017 lúc 10:00:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 28/05/2017 lúc 10:02:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ra mắt sách ‘Trong chết, cười… ngặt nghẽo’

UserPostedImage
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đang tâm tình cùng người tham dự buổi ra mắt. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Trưa Thứ Bảy, 27 Tháng Năm, tại Phòng sinh hoạt Nhật báo Người Việt, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã tổ chức buổi ra mắt quyển “Trong chết, cười… ngặt nghẽo.” Đây là tập II trong toàn truyện “Ở tù cộng sản-Đố ai không cười” của bà.
Tập “Trong chết, cười… ngặt nghẽo” dầy 530 trang do nhà xuất bản Sao Khuê ấn hành.

Sau nghi thứ chào quốc kỳ Mỹ-Việt, ông Nguyễn Tấn Lạc, cựu Đốc Sự Hành Chánh VNCH khai mạc buổi ra mắt sách của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Ông giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, người mà hầu hết cộng đồng người Việt hải ngoại đều đã biết hoặc nghe nói tới. Đây là một cây bút phản kháng nổi tiếng ở trong nước trước khi được nhận lãnh qua Hoa Kỳ. Tiếng nói phản kháng của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã đưa bà vào tù ra khám trong chế độ không chấp nhận bất cứ một tiếng nói nào khác tiếng nói của đảng Cộng Sản. Đồng thời tiếng nói phản kháng đó cũng đưa cuộc sống của bà và gia đình bà vào hoàn cảnh khó khăn không lối thoát. Dù vậy, chúng nhưng vẫn không dập tắt được tiếng nói của nữ tác giả này.
Hai nhà văn Chu Tất Tiến và Trần Phong Vũ lần lượt giới thiệu về tác phẩm mới “Trong chết, cười… ngặt nghẽo.”
Nhà văn Chu Tất Tiến nhận định, trong nước hiện nay, trừ những Đảng viên Cộng sản và những thân quyến của đảng viên cầm quyền thì còn đến hơn 70 triệu người đang phải sống trong chế độ cộng sản Việt Nam. Họ phải chịu biết bao bất công, uất ức. Ai về thăm quê hương mà bỏ những con đường lớn, đi vào các ngõ hẻm là thấy ngay cảnh xã hội khác, điêu linh, khổ cực, chịu đựng mọi đàn áp, bất công, trù dập. Nên đã có những tiếng nói phản kháng cất lên, đặc biệt là trong giới trẻ.
Nhà cầm quyền cộng sản đã dùng đủ mọi biện pháp để dập tắt những tiếng nói này, nhưng tuổi trẻ vẫn không im tiếng dù đã ở trong tù. Nhà văn Chu Tất Tiến hướng về phía tác giả sách nói: “Trong những tiếng nói bất khuất kiên cường đó có nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Hôm nay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ra mắt tập II của bộ sách ‘Ở tù cộng sản-Đố ai không cười’ để đưa đến người đọc hải ngoại những chuyện cười ở trong ngục tù cộng sản đã phản ảnh khuôn mặt Đảng và nhà nước CSVN, chế độ CSVN. Đồng thời cũng là phương cách tập hợp anh em lại với nhau để cùng nhau vượt thoát khổ ải, chờ ngày trở lại tự do tiếp tục công việc đã làm. Vì chính những tiếng nói này đã dẫn đến những cuộc biểu tình của người dân bốn tỉnh miền trung, liên tục nhiều tháng nay, có khi đến cả hàng chục ngàn người. Chúng tôi hết sức ca ngợi và ngưỡng mộ tinh thần của những tiếng nói này.”
Nhà văn Trần Phong Vũ xác nhận: “Khi tôi đọc tác phẩm này, tôi nhận ra rằng đây không phải là một cuốn hồi ký về ngục tù cộng sản, mà đây là một cuốn truyện cười, cười ở trong ngục tù cộng sản. Tiếng cười ở đây là những tiếng cười ngạo nghễ, châm biếm những chuyện thật trong xã hội cộng sản mà người dân Việt đang phải chịu đựng đã hài hước hóa.”
Nhà văn Trần Phong Vũ phân tích: “Cười từ đầu sách đến cuối sách, đặc biệt là chuyện cười nào cũng nhuốm tính chất tiếu lâm về bộ mặt của chế độ. Cười để quên đi cảnh ngục tù chỉ vì lòng yêu nước, thương nòi. Cười cũng là để quần tụ nhau mà vượt lên hoàn cảnh. Cho nên những chuyện cười của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy có nhiều dạng thức khác nhau không giống bất cứ một tác phẩm cười nào khác. Tính chất chính trị và thực tế ngoài đời đã lột bộ mặt giả trá của chế độ. Nó cũng là những lời lên án mạnh mẽ. Đọc Trần Khải Thanh Thủy không phải để mua vui như đọc các truyện cười đã có, mà đọc để phân vân suy tưởng đến khi nào thì người dân Việt mới hết cười vì ở Việt Nam, ngoài những nhà tù được người dân gọi là tù trong thì còn ở tù ngoài là nhà tù trải ra trên toàn đất nước Việt Nam.”
UserPostedImage
Phút khai mạc trong buổi ra mắt sách của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Sau những lời giới thiệu sách của hai nhà văn Chu Tất Tiến và Trần Phong Vũ, tác giả Trần Khải Thanh Thủy xuất hiện.
Trong chiếc áo dài nền nã của người phụ nữ Việt và bằng một giọng nói miền Bắc thâm trầm, lôi cuốn, tác giả “Trong chết, cười… ngặt nghẽo” cho biết về những nguyên nhân bà viết về tập truyện cười ở trong tù. Bà nhận xét người Việt mình rất thông minh lại hay khôn vặt. Cái khôn vặt ấy thấy trong cả dân tộc không phân biệt một miền nào. Họ đã dùng cái khôn vặt ấy để sáng tạo những chuyện cười để đả phá chế độ, lãnh đạo. Nên chuyện cười dân gian Việt Nam hiện nay cũng là những tiếng nói phản kháng. Có điều những tiếng nói này thì nhà cầm quyền không truy bắt được trong khi nó cứ lan rộng phổ cập đến mọi người dân. Tác giả giải thích những chuyện cười trong nhà tù, trong chế độ cộng sản thường dựa trên những câu thơ của các tác giả nổi tiếng nhiều người đã thuộc lòng như bài Hai Sắc Hoa Ti Gôn chẳng hạn hay những câu ca dao, tục ngữ mà ai cũng biết.
Tác giả tâm sự: “Trong bất cứ một hoàn cảnh nào, từ chính trị, văn hóa đến xã hội tôi cũng nhìn ra được sự buồn cười ở tầng lớp quan chức cao cấp hoặc lãnh đạo Đảng. Cụ thể như Lê Khả Phiêu, một kẻ vô luân, đĩ điếm dùng cả máy bay trực thăng để chơi gái mà lại đi nói chuyện đạo đức. Tên ăn cắp có hạng như Nguyễn Tấn Dũng lại là trưởng ban chống tham nhũng, dạy mọi người phải biết bảo vệ của công. Đỗ Mười giữa tuổi đời 80 còn ngỏ lời cầu hôn với Tiến sĩ Toán học Hoàng Xuân Sinh v.v… Do có óc hài hước nên tôi đã không ngần ngại hướng mũi dùi vào đó trong những sáng tác thơ văn nên bị nhà nước rất ghét và rắp tâm cho tôi vào tù. Nay đã thoát được ra hải ngoại được sự yêu thương đón tiếp nồng nhiệt của cộng đồng người Việt hải ngoại đã là những khích lệ cho tôi tiếp tục cất lên những tiếng nói cho người dân trong nước.”
Trong dịp này, nhà tranh đấu Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải cũng đưa ra nhận xét: “Tiếng cười trong nhà tù là cách để người tù giữ tinh thần, làm cho cuộc sống tù đầy nhẹ nhàng thu hút được sự đồng cảm của anh em. Nó cũng là cách hóa giải cuộc sống tù đầy mà vượt lên chờ ngày ra ngoài đi tiếp con đường chưa đến đích.”
Quí độc giả muốn có sách xin liên lạc với tác giả (916)248.3414 hay email: saokhuelaplanh07@gmail.com.

Nguyên Huy/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.