logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/07/2012 lúc 01:02:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Năm 2011 chứng kiến một chuỗi liên tục các vụ bắt giữ và xét xử mang tính chính trị, có lẽ phần nào xuất phát từ những quan ngại của chính quyền Việt Nam về khả năng phong trào dân chủ Mùa Xuân Ả-rập có thể lan tới châu Á.
Trong mười tháng đầu năm 2011, có ít nhất 24 nhà vận động nhân quyền bị đưa vào trại giam.
Chỉ trừ một người, tất cả trong số đó đều bị truy tố về các tội “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 bộ luật hình sự), “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” (điều 87), hoặc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” (điều 79). Ba điều luật mơ hồ này đã được vận dụng để bỏ tù hàng trăm nhà hoạt động ôn hòa trong suốt một thập niên qua. Thêm vào đó, công an còn bắt giữ ít nhất 27 nhà vận động tôn giáo và chính trị trong năm 2011. Blogger Nguyễn Văn Hải, được biết với bút danh Điếu Cày, đang bị giam giữ không có tin tức từ tháng Mười năm 2010. Hai cây viết trên mạng ủng hộ dân chủ, Nguyễn Bá Đăng và Phan Thanh Hải, vẫn bị giam giữ không xét xử từ năm 2010.

Trong một phiên tòa lớn vào tháng Tư năm 2011, nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ bị tuyên án bảy năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước. Trong phiên phúc thẩm, mức án này vẫn được giữ nguyên.

Vào tháng Năm, Tòa án Nhân dân Tỉnh Bến Tre xử bảy nhà vận động ôn hòa cho quyền sở hữu đất đai, trong đó có Mục sư Dương Kim Khải và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Trần Thị Thúy về tội chống chính quyền và kết án họ nhiều năm tù.

Chính quyền tiếp tục sách nhiễu, tra hỏi và trong một số trường hợp, đã bắt giữ và bỏ tù những người lên tiếng phê phán trên mạng. Vào tháng Giêng năm 2011, công an bắt blogger viết về nhân quyền Hồ Thị Bích Khương. Vào tháng Năm, nhà vận động dân chủ Nguyễn Kim Nhàn bị bắt với lý do tuyên truyền chống chính phủ, chỉ năm tháng sau khi ông mãn án tù cũ với cùng tội danh nói trên. Vào tháng Tám, blogger Lư Văn Bảy bị kết án bốn năm tù vì đã viết các bài vận động dân chủ trên mạng Internet. Cũng trong tháng Tám, blogger Phạm Minh Hoàng bị kết án ba năm tù về tội chống chính quyền.

Các nhà hoạt động là người dân tộc thiểu số cũng bị bắt bớ và bỏ tù. Vào tháng Giêng, tòa án tỉnh Lạng Sơn kết án blogger Vi Đức Hồi, người dân tộc Tày, tám năm tù với tội danh tuyên truyền chống chính phủ, sau đó giảm án xuống còn năm năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tư. Trong tháng Ba, nhà vận động quyền lợi đất đai Chau Hêng, một thành viên của nhóm thiểu số Khmer Krom tại An Giang bị kết án hai năm tù về tội danh “phá hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng.” Trong tháng Tư, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai kết án tám tín đồ Tin Lành người Thượng từ tám tới mười hai năm tù theo điều 87 bộ luật hình sự, với nội dung tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.”

Source: Human Rights Watch

Sửa bởi người viết 04/07/2012 lúc 01:05:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 04/07/2012 lúc 08:03:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà bất đồng chính Phan Ngọc Tuấn
Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Thuận ngày 6/6 tuyên phạt một nhà bất đồng chính kiến 5 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật hình sự, theo tin AFP cùng ngày.

Ông Phan Ngọc Tuấn, 53 tuổi, bị cáo buộc đã phát tán các tài liệu và truyền đơn có nội dung chống nhà nước tại Hà Nội và TPHCM trong thời gian từ tháng tư năm 2010 tới khi bị bắt hồi tháng 8 năm 2011 Ông Tuấn bị tố cáo là đã nhận tiền từ các cá nhân và tổ chức phản động ở nước ngoài để thực hiện các hành vi bôi xấu đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Ông Tuấn đã bác bỏ tất cả những lời buộc tội.

Các cáo trạng về tuyên truyền chống nhà nước và âm mưu lật đổ chính quyền thường được áp dụng đối với những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Thời gian gần đây, hàng loạt các nhà hoạt động cổ súy dân chủ tại Việt Nam lần lượt lãnh án tù, khiến quốc tế lên tiếng bày tỏ quan ngại.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Một người bị tuyên án tới 5 năm tù và 3 năm quản chế chỉ vì rải truyền đơn. Đây quả là một điều rất sốc và hết sức hà khắc, cho thấy mức độ vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Chính quyền Hà Nội tìm cách che giấu các hành động vi phạm nhân quyền đáng xấu hổ của họ bằng cách không loan báo thông tin về việc bắt giữ, giam cầm các trường hợp như của ông Tuấn cho tới sau khi bản án được đưa ra, vì họ e rằng sẽ có những sự phản đối như trong vụ án của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hay mới đây nhất là phiên tòa xử 4 nhà hoạt động Công giáo trẻ ở Vinh. Cho nên, ngày càng có nhiều các vụ việc bị che dấu thông tin cho tới khi ra tòa tuyên án.”
UserPostedImage
Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson

Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ và phúc trình thường niên của Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố cuối tháng rồi đều nhận xét rằng trong năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến.

Nguồn: AP / AFP / Interview/w Mr. Robertson

Source: VOA

Sửa bởi người viết 04/07/2012 lúc 08:04:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 04/07/2012 lúc 09:41:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhạc sĩ Việt Khang
Kính thưa quý vị,

Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,

Nhạc sĩ Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, 34 tuổi.

Sinh ngày 19 tháng 01, 1978

Tên vợ: Cao Thị Lan

Tên con trai là: Võ Khang, 4 tuổi.

Cư ngụ tại (trước khi bị bắt): 8/10 F đường Nguyễn Văn Nguyễn Khu Phố 7, Phường 8 Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Ngày bị Cộng sản Việt Nam bắt lần đầu: 16/09/2011 sau đó thả ra để xem Việt Khang có liên lạc với ai để tiếp tục bắt người liên hệ.

Ngày bị bắt lần thứ hai: 23/12/2011 và hiện nay đang bị biệt dam tại số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn.

Thuở nhỏ sinh ra trong một gia đình nghèo, học phổ thông Trung Học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, yêu thích âm nhạc và sinh sống bằng nghề hoà nhạc và chơi trống trong các ban nhạc ở thành phố Mỹ Tho.

Nhạc sĩ Việt Khang có một cơ sở làm ăn nhỏ với một số nhạc cụ để hòa nhạc và thu âm kiếm sống, cuộc sống không khá giả vì Việt Khang chỉ sáng tác theo sự xúc cảm của tâm hồn chứ không phải sáng tác theo đơn đặt hàng của cơ quan Thông Tin Văn Hoá, ca tụng chế độ Cộng Sản của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Những bản nhạc mà Việt Khang đã sáng tác dưới danh hiệu là Minh Trí đã sáng tác mang tình cảm quê hương như Bạn Thân do ca sĩ Đan Trường hát, Bà Má Miền Tây do ca sĩ Lý Hải hát đã được thâu âm…

Là một nhạc sĩ có khả năng chơi trống, nhạc sĩ Việt Khang đã đi trình diễn khắp miền Trung đến miền Nam nước Việt, nhờ sự lưu hành trình diễn đó nên anh nhìn ra những bất công dưới xã hội Cộng Sản…ở đâu cũng đầy dẫy những hình ảnh bất công áp bức, kẻ cầm quyền thì ăn không hết và người dân nghèo thì làm ăn không ra để nuôi sống bản thân. Lòng yêu nước trổi dậy trong Việt Khang và anh quyết định đi tìm những người cùng lý tưởng trao đổi tâm tình cho vơi đi những xót xa dằn vặt của một công dân yêu nước thương nòi, yêu chuộng công bằng xã hội, có lương tri với tiền đồ dân tộc.

Tham gia vào Tuổi Trẻ Yêu Nước:
Tuổi Trẻ Yêu Nước (TTYN) là một tập hợp những người trẻ phần lớn là sinh viên, thanh niên, văn nghệ sĩ ý thức trách nhiệm của mình trước sự bất công của xã hội, trước cảnh đất nước đang mất dần vào bàn tay ngoại xâm của Trung Cộng, đặc biệt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về biển Đông bị Trung Quốc ức hiếp và xâm lược một cách ngang ngược, trái với luật biển quốc tế nhưng nhà nước Cộng Sản Việt Nam tỏ ra nhu nhược đồng lõa với kẻ xâm lăng, hành động này gần như bán nước cho ngoại bang.

TTYN chính thức thành lập vào ngày lễ Giổ Tổ Hùng Vương 2011, những hoạt động của TTYN là viết bài đưa lên những trang website, những blogger kêu gọi nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tôn trọng nhân quyền đã quy định bởi Liên Hiệp Quốc, tôn trọng tự do và bầu của dân chủ…sáng tác những bản nhạc nói lên tình yêu quê hương dân tộc, và nói lên những cảnh đời bất công xã hội, xuống đường một cách ôn hoà để phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông của Việt Nam…dùng ngòi bút và tiếng hát là những phương tiện nhằm chuyên chở và kêu gọi lòng thiết tha yêu nước của mọi người, ý thức đứng lên đòi nhân quyền, đòi tự do tôn giáo và dân chủ cho Việt Nam.

Xa hơn nữa Tuổi Trẻ Yêu Nước còn rải truyền đơn và dán bích chương tẩy chay bầu cử độc diễn của CSVN năm 2011, và những truyền đơn nội dung đòi hỏi tự do và nhân quyền cho Việt Nam. TTYN còn treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vì cho rằng đó là lá cờ truyền thống của dân tộc và nó một thời biểu hiện cho Tự Do.

Anh Võ Minh Trí đã gia nhập Tuổi Trẻ Yêu Nước nguyện đem khả năng viết nhạc của mình để nói lên những khổ đau của đồng bào, những thực trạng của xã hội, những nguy cơ của tổ quốc và dân tộc trước cảnh ngoại xâm mà nhà cầm quyền CSVN đang nhu nhược bán nước Việt nam.

Khi gai nhập TTYN anh đổi tên là Việt Khang để sáng tác nhạc, anh đam mê miệt mài suy nghĩ từ tim óc mình làm sao mượn âm thanh của tiếng nhạc lời ca thức tỉnh đồng bào vốn đang ngủ mê trên những lời ru ngủ của chế độ.

Nhạc Sĩ Việt Khang sống và lớn lên trong gia đình lao động, cha mẹ làm ăn lam lũ để nuôi con, mãnh đời anh lớn lên trong Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt nam muôn vàn bất công áp bức, tham nhũng bóc lột, xã hội băng hoại.

Những thứ đó đã un đốc ý nhạc của Việt Khang, đến lúc anh tuôn trào những giòng nhạc mà đâu đâu từ thành thị đến thôn quê ai ai cũng đã tỏ tường những mãnh đời khổ đau như Việt Khang từng trải qua, ai cũng mang những uất hận nghẹn ngào trước cảnh Trung Quốc xâm lược vùng biển Việt nam, ai cũng đau xót trước cảnh kẻ quyền thế thì giàu sang trên sự lường gạt, và đa số người dân thật thà thì sống nghèo nàn, khổ cực đoạ đày và bị hiếp đáp….

Vì thế bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” của Việt Khang đã đánh động tiềm thức sâu thẳm của lòng mọi người. Người người dân trong nước khi nghe bản “Việt nam Tôi Đâu?” như nghe tiếng lòng mình đang thổn thức…Người sống nước ngoài khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” thì bao nao nức dồn dập hướng lòng về quê hương đang đau khổ và lâm nguy.

Trong một thời gian ngắn kỷ lục Việt Khang đã sáng tác hai bài nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?”, và “Anh là Ai?” đã làm rung động bao nhiêu người trong nước và ngoài nước, đây là một sự bày tỏ lòng yêu nước mà sức mạnh của nó là tiếng nhạc du dương một thứ âm điệu và ý nhạc khi nghe xong nó sẽ lắng đọng trong tâm hồn đi sâu vào tiềm thức, từ đó biến thành sức mạnh đứng lên đòi hỏi công bằng và công lý trước một xã hội nhiễu nhương đang bị độc tài độc đảng cai trị.

Tác dụng hai bản nhạc của Việt Khang ?
Hằng triệu người Việt trong và ngoài nước khi nghe bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” đều nhận ra thực trạng cay đắng của một xã hội dưới sự cai trị độc tài của chế độ CSVN. Sức mạnh của bản nhạc đã thúc dục lòng người ý thức trách nhiệm của mình trước nguy cơ của dân tộc trước bất công của độc quyền cai trị.

Lời nhạc không mang tính hằn học, nhưng mang một sức mạnh truyền cảm để thức tỉnh lòng người. Tạo nên sự phẫn nộ trong lòng người thôi thúc họ phải suy nghĩ về số phận nghiệt ngã của quê hương dân tộc.

Không một người nào khi nghe hai bản nhạc “Việt Nam Tôi Đâu?” và “Anh Là Ai?” mà không ngậm ngùi tự đặt câu hỏi mình phải làm gì cho tổ quốc!

Nội dung của bản nhạc: “Việt Nam Tôi Đâu?” gồm có 3 phần chính: phần đầu Việt Khang than thở đã qua cuộc sống 34 năm tuổi đầu mà anh cho là nữa đời người và anh đã tỏ tường thực trạng xã hội, một xã hội dưới sự cai trị của đảng CSVN thì người nghèo quá nghèo và cảnh quyền uy giàu có thì làm giàu trên tham những dối dang….phần thứ hai anh tự hỏi “giờ đây Việt Nam còn hay mất?” -

Những lời nhạc nói lên cảnh người Trung Quốc hiện đang ngang tàn trên quê hương Việt Nam. Việt Khang tự đặt câu hỏi tại sao vậy? đây là quê hương Việt Nam tại sao bọn giặc Tàu ngang tàn trên quê hương ta, tại sao nhà cầm quyền CSVN không có biện pháp luật pháp thích ứng để hành xử mà cúi đầu để chúng hống hách. Ngoài biển đông thì Trung Quốc bắn giết ngư dân vô tội mà nhà nước Việt Nam chẳng có thái độ gì ngoài những câu lập đi lập lại lấy lệ…Phần ba của bản nhạc Nhạc Sĩ Việt Nam kêu gọi mọi người không phân biết già, trẻ, gái trai phải đứng lên để đuổi quân xâm lưộc và chống lại nhà cầm quyền nhu nhược bán nước Việt Nam.

Bản nhạc “Anh là Ai?” cũng có nội dung tha thiết, khi Trung Cộng xâm lược vùng Biển Đông nước Việt Nam vào tháng 07/2011 thì người Việt Nam yêu nước xuống đường bày tỏ lòng yêu nước bảo vệ tổ quốc thì nhà nước CSVN cho lực lượng công an đàn áp với những hành động dã man như đạp vào mặt người biểu tình yêu nước….từ đó Việt Khang đặt bản nhạc “Anh Là Ai?” toàn bộ bản nhạc đều cho rằng anh là ai mà đánh đập người yêu nước không nương tay vậy? Như vậy anh có phải là kẻ đồng lõa với ngoại bang xâm lược Việt Nam hay không?

Việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam tại biển Đông cả người dân Việt Nam ai cũng biết cũng uất hận, cả thế giới đều lên án thế mà những người yêu nước muốn bày tỏ thái độ chống lại quân xâm lược đáng ra một chính quyền trách nhiệm trước tiền đồ quê hương dân tộc phải ủng hộ lòng yêu nước, nhưng trái lại chế độ CSVN đã dùng quyền lực cuả công an, của nhà nước để đàn áp,đánh đập dã man, bóp chết quyền sống của con người.
Hai bản nhạc đó đả làm cho chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam run sợ do đó họ đã tìm cách bắt Việt Khang.

Việt Khang bị bắt:
Ngày 16/09/2011 khi hai bản nhạc Việt Khang đã hát và đưa lên trên các hệ thống Internet và youtube.comthì nhạc sĩ Việt Khang bị bắt. Cùng bắt lúc đó có nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, và sinh viên Nguyễn Thiện Thành cùng là thành viên của Tuổi Trẻ Yêu Nước. Công an đã tịch thu toàn bộ máy vi tính, những dụng cụ làm ăn của Việt Khang (như máy thâu âm, máy hoà nhạc v.v..) .

Sau đó vì công an CSVN muốn thả Việt Khang ra để xem Việt Khang có liên lạc với những ai nữa để bắt những người còn lại, sau gần 67 ngày (2 tháng 7 ngày) theo dõi không bắt được ai, ngày 23/12/2011 nhà cầm quyền CSVN đã điều động 40 công an đến bắt Việt Khang đi và hiện nay Việt Khang đang bị biệt giam tại số 4 Phan Đăng Lưu, Sàigòn VN

Nhờ sự can thiệp của các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền và chính quyền các nước tự do dân chủ:
Việt Khang là một nhạc sĩ đấu tranh, là một nhạc sĩ yêu nước, anh chỉ đấu tranh bằng lời ca tiếng nhạc để nói lên nỗi đau xót của mình trước cảnh một xã hội bất công, tham nhũng và trước cảnh đất nước đang bị quân Trung Quốc xâm lược…anh bày tỏ sự bất đồng chính kiến của mình qua tiếng nhạc lời ca. Đó là một trong những quyền tối thượng của con người đã quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Vậy để trả bảo vệ những quyền căn bản này, mong mõi các nhạc sĩ ở Hải Ngoại, đặc biệt nhạc sĩ Trúc Hồ vận động giúp đỡ cho nhạc sĩ Việt Khang sớm được trả tự do.

Kính nhờ các cơ quan Human Right Watch, các cơ quan nhân quyền trên thế giới, Quốc Hội Hoa Kỳ và Quốc Hội Châu Âu, cơ quan Liên Hiệp Quốc can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và người bạn của anh là nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình cả hai hiện đang bị biệt giam tại PA-24 ở số 4 đường Phan Đăng Lưu, Sàigòn sớm được thả tự do.

Kính nhờ bộ ngoại giao Hoà Kỳ và các toà Đại Sứ Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Úc tại Hà Nội lên tiếng can thiệp cho nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình được sớm trả tự do.

Trân trọng;

Đại Diện Cho Tuổi Trẻ Yêu Nước tại Hải Ngoại

Vũ Trực

Sửa bởi người viết 04/07/2012 lúc 09:45:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#4 Đã gửi : 04/07/2012 lúc 10:49:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Y án với bà Hồ Thị Bích Khương
Tòa Phúc thẩm ở tỉnh Nghệ An giữ nguyên mức án với nhà vận động nhân quyền Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn
UserPostedImage
Bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt ba lần trong bảy năm
Phiên xử ngắn diễn ra hôm 30/5 tuyên giữ nguyên mức án 5 năm tù giam, quản chế 3 năm với người phụ nữ quê xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An, và 2 năm tù giam, quản chế 2 năm với vị mục sư ở xã Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hoá.

Thông Tấn xã Việt Nam tường thuật bị cáo Hồ Thị Bích Khương, tại cả phiên sơ thẩm và phúc thẩm, “không khai nhận hành vi phạm tội”.

“Tuy nhiên căn cứ vào lời khai của Nguyễn Trung Tôn và đặc biệt là tài liệu thu giữ tại nhà Hồ Thị Bích Khương cho thấy chính Khương đã viết ra cũng như tàng trữ nhiều bài viết của các đối tượng khác,” tường thuật này viết.

Với Mục sư Nguyễn Trung Tôn, theo Thông Tấn xã Việt Nam, “trong quá trình điều tra khai nhận tương đối thành khẩn, song lại kháng cáo”.

Hai người bị khởi tố tội "Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vào ngày 22/1/2011.
UserPostedImage
Nhiều nhà hoạt động đã và sắp được đưa ra xử ở Việt Nam
Nhiều lần vào tù

Tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch có trụ sở tại New York đã yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà Bích Khương.

Tổ chức này cho hay bà Khương bị kết án tù vì trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, với nội dung bị chính quyền cho là phê phán chính phủ, và vì đã làm ra, tàng trữ và phát tán các tài liệu bị coi là chống nhà nước trong phiên sơ thẩm hôm 29/12/2011.

Trong thông cáo ngày 29/5, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: “Đây là lần thứ ba trong vòng bảy năm, bà Hồ Thị Bích Khương bị vào tù vì đã thực thi quyền bày tỏ quan điểm của mình.”

HRW cho hay bà Khương bị bắt giữ lần đầu tiên hồi tháng 5/2005, ở Hà Nội khi tới một văn phòng của chính phủ để nộp đơn khiếu nại về việc chính quyền địa phương tịch thu các cửa hàng của bà và bị xử tù sáu tháng vì gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ luật hình sự
Hồi tháng 4/2007, công an bắt giữ bà tại một tiệm Internet ở Nghệ An vì đang đọc thông tin trên các trang mạng nước ngoài.

Một năm sau đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An xử bà hai năm tù về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 hồi tháng 4/2008.

Ông Robertson nói thêm: “Việc áp dụng điều 88 một cách có hệ thống để tùy tiện trừng phạt các blogger và những người phê phán chính phủ cho thấy mức độ coi thường tự do ngôn luận của Việt Nam vẫn không hề suy giảm.”

Tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 trong Bộ luật Hình sự trong một thời gian dài đã được chính quyền sử dụng để xét xử nhiều nhân vật bất đồng chính kiến.

Trong tháng 5/2012, chính quyền Việt Nam đã xử tù bốn thanh niên Công giáo ở Vinh vì tội danh tuyên truyền chống nhà nước.

Ba blogger khác của Câu lạc bộ nhà báo Tự do dự kiến cũng sắp bị đưa ra xử vì tội danh này.

Các tổ chức theo dõi nhân quyền ở nước ngoài thường xuyên chỉ trích chính phủ Việt Nam là vi phạm tự do ngôn luận.

Mới đây, nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế 3/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ra tuyên bố kêu gọi các nước, trong đó có Việt Nam, công nhận và tạo điều kiện cho các nhà báo độc lập.
Source: BBC

Phiên phúc thẩm xử bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn
Tòa án tối cao thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Bà Hồ thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

Y án sơ thẩm
Vào lúc 10.30 sáng 30 tháng 5 năm 2012, tại Vinh, thành phố Nghệ An, tòa án tối cao đã mở phiên phúc thẩm để xử bà Hồ thị Bích Khương, người từng giúp dân oan và viết nhiều bài báo chống tham nhũng và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

Hiện diện trong phiên tòa là bà Nguyễn thị Lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Viết Thịnh, chấp pháp hội thánh Tin Lành, bà Hồ thị Lan, chị của bà Hồ thị Bích Khương và luật sư bào chữa cho cả hai là luật sư Hà Huy Sơn.

Bà Nguyễn thị Lành cho biết diễn tiến phiên tòa như sau:

“Thường thì các phiên tòa giết người xử trước, các phiên chính trị xử sau. Phiên chính trị thì 10.04 giờ VN, đến 12 giờ thì họ đình phiên tòa . Đến 2 giờ chiều thì tiếp tục đến 4 giờ chiều kết thúc. Phiên tòa rất chi là kéo dài: 4 tiếng.”

Dù có sự bào chữa của luật sư, bản án phúc thẩm vẫn y án sơ thẩm : bà Hồ thị Bích Khương 5 năm với 3 năm quản chế và Mục sư Nguyễn Trung Tôn 2 năm với 2 năm quản chế. Bà Lành cho biết tiếp:

“Luật sư bào chữa cho phiên tòa đã vạch ra cho thấy ông Tôn với chị Khương là không làm điều gì sai cả, luật sư nói họ đúng hết, họ không có gì làm sai mà kết tội cho hai bị cáo này. Luật sư Sơn nói hai người này không có tội mà họ vẫn kết án anh Tôn 2 năm tù và 2 năm quản chế ở nhà. Chị Khương 5 năm và 3 năm quản chế ở nhà.”

Tường An: Hiện MS Tôn và bà Khương bị giam ở đâu ạ?

Bà Lành: Mục sư Tôn bị giam ở tỉnh Nghệ an, trại đó là trại tạm giam, nhưng bây giờ thành trại tù rồi.”

Tường An: Bà thấy tình trạng Mục sư Tôn như thế nào? Và trong phiên tòa, bà có cơ hội nói chuyện với mục sư không ạ?

Bà Lành: “Chuẩn bị vào phần kết thúc phiên tòa để tuyên án hai người thì họ bố trí để nói chuyện một lúc, tọa đàm xong mới tuyên án thì lúc đó tôi mới được nói chuyện với anh ấy. Nói chung là nói về những công việc của gia đình. Nhìn anh ấy thì gầy nhưng tinh thần anh ấy nói chung thì rất là tốt. Những bài viết của anh ấy và chị Khương thì vạch ra những đường lối sai trái của Đảng và nhà nước VN. Họ không chống lại nhà nước VN nhưng họ lên tiếng cho những người dân thấp cổ bé họng cũng như những người dân nói nhưng bị khống chế. Tôi thấy tiếng nói của hai người rất chi là tốt. Hôm nay tranh luận ở phiên tòa thì rất là tốt.”

Tường An: Bà nghĩ sao về kết quả bản án của phiên tòa này?

Bà Lành: “Sơ thẩm và phúc thẩm chẳng có sai chệch gì cả, nó không có giảm mà nó còn kết tội hai con người này nữa nên tôi nghĩ rằng sự bất công của người dân, những người đại diện cho những người dân oan như chồng tôi là Nguyễn Trung Tôn và chị Hồ thị Bích Khương. Tôi thấy đó là những tấm lòng đấu tranh rất chi là tốt. Tôi rất khâm phục. Tôi cũng là một người vợ nhưng mà đối với tôi, một tấm lòng muốn thay đổi một chế độ độc tài cho người dân thấp cổ bé họng đỡ phải khổ. Nhưng đơn khiếu nại, khiếu kiện, đơn thư của gia đình tôi là gia đình tôn giáo họ cũng đâu có trả lời gì đâu! Họ còn tiếp tục lũng đoạn gia đình nhà tôi nữa”

Tường An: Riêng mục sư Tôn có được quyền tự bào chữa không ạ?

Bà Lành: “Chồng tôi nói là chúng tôi không chấp nhận phiên tòa hôm nay là cho chúng tôi vào điều 88. Chúng tôi không tuyên truyền chống phá nhà nước VN, chúng tôi chỉ muốn thay đổi cái chế độ ngày hôm nay cho đất nước cho dân tộc, chúng tôi có tinh thần yêu đất nước, yêu dân tộc chúng tôi mới làm những điều như thế, còn bắt chúng tôi vào đây để kết tội chúng tôi thì chúng tôi phải chịu thôi.”

Tình trạng sức khỏe bà Khương
Bà Hồ thị Lan, chị của bà Hồ thị Bích Khương, mặc dù trong gia đình có nhiều người đang bệnh và bản thân bà cũng đang bệnh, nhưng bà cũng cố gắng trả lời chúng tôi. Bà Lan cho biết tình trạng của bà Hồ thị Bích Khương như sau:

“Tôi thấy tình trạng chị Khương hiện nay là rất nguy hiểm, người ốm, ho và cứ ôm bụng đau, gương mặt thất thần và da mặt bầm tím tái, tôi không biết em tôi đã bị bệnh gì và cuối cùng ra về thì em tôi có nói to: “Sau khi xử 5 ngày, nếu như mà em không được đi viện thì chị hãy xuống gặp em” có nói như thế thôi.”
UserPostedImage
Bà Bích Khương trong phiên sơ thẩm hôm 29/12/2011
Tường An: Bà Hồ thị Bích Khương bị xử 5 năm tù và 3 năm quản chế, bà nghĩ sao về bản án này ạ?

Bà Lan : «Nói chung là không đúng! Theo tôi nhận định là không đúng ! Vì tôi nói thật, nếu như con người mà không có quyền nói lên những cái gì mình thấy và những cái gì mình biết thì đó cũng chẳng phải là con người nữa . Thực tế xã hội hiện này là tham nhũng, oan sai rất nhiều.

Người dân bức xúc, họ nói chị Khương thế này thế kia, nhưng tôi nghĩ là người dân bức xúc mà chẳng dám nói ra. Họ nói chị Khương nói cái gì cũng đúng, nhưng không ai dám nói ra những điều chị Khương nói. Ở đây họ nhận định như thế, mà nhiều người họ nói với tôi là chị Khương dại.

Riêng bản thân tôi, chồng tôi bị tai nạn giao thông từ năm 2000 mà tòa án đã tuyên án, chúng tôi đã làm đơn hết nơi này đến nơi khác nhưng cuối cùng tôi phải bỏ cả cái xác của chồng tôi vì tôi không dám liên quan đến công an và luật pháp nữa. Sợ mình bức xúc nên rồi họ lại bỏ tù tôi nữa thì sao!»

Biện hộ cho bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn là luật sư Hà Huy Sơn, có mặt trong phiên tòa phúc thẩm hôm nay, luật sư Hà Huy Sơn cho biết :

«Phiên phúc thẩm thì không khác gì nhiều với phiên sơ thẩm, tức là bà Khương và ông Tôn thì khẳng định là họ không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước XHCN VN. Nhưng chứng cứ đưa ra thì cũng không được rõ ràng lắm nhưng mà bên đại diện luật pháp thì họ dẫn ra những chứng cứ nói xấu Đảng và nói xấu lãnh đạo đảng nên cuối cùng thì người ta vẫn y án sơ thẩm.»

Tường An : Về phần luật sư thì luật sư đã dùng những lập luận như thế nào để biện hộ cho hai bị cáo ạ ?

LS Hà Huy Sơn : «Chị Khương và anh Tôn cũng được lên tiếng, nói chung là cũng nói được đầy đủ. Không bị hạn chế gì nhiều. Tôi dựa vào, thứ nhất là thủ tục tố tụng có những vi phạm nghiêm trọng thì tôi cũng đã trình bày, thứ hai là chứng cứ nó không đảm bảo tính khách quan, không hợp pháp. Tôi cho rằng những chứng cứ mà bên đại diện luật pháp đưa ra để cáo buộc hai người này là không thể chấp nhận được tức là nó không hợp pháp. Tôi đề nghị là vô tội. Thế còn một lập luận nữa mà tôi có đưa ra để bảo vệ ông Tôn, bà Khương đó là các vị đó thực hiện khoản A điều 19 của công ước dân sự và chính trị trong công ước quốc tế do do Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1966 mà VN đã tham gia năm 1982. Đấy là hai vấn đề cơ bản mà tôi dùng để bảo vệ hai vị ấy. »

Bản án được định sẵn?
Tường An : Thưa luật sư, so với các phiên tòa khác thì phiên tòa này có phần nào tiến bộ, có nghĩa là phiên tòa kéo dài hơn và bị can được quyền lên tiếng bào chữa cho mình. Tuy nhiên, dù bị can hay luật sư bào chữa như thế nào thì bản án thì vẫn không thay đổi. Điều này làm cho người ta có thể nghĩ rằng việc bào chữa chỉ là hình thức và có vẻ như là bản án đã được định sẵn, Luật sư nghĩ gì về nhận định này ạ ?

LS Hà Huy Sơn: “Đúng như là chị nói, cái chuyện đối đáp giữa luật sư và đại diện luật pháp cũng không được ông chủ tọa thực hiện nghiêm túc cho lắm. Tức là gọi là đối đáp để cho có hình thức thôi chứ còn không làm rõ từng vấn đề ra và thời gian đối đáp thì ông ấy cũng hạn chế cho nên phần nào nó cũng thể hiện chuyện phiên tòa có một sự chuẩn bị trước. Người ta cũng không căn cứ vào chuyện tranh tụng tại tòa để mà nghị án.”

Hiện tình trạng gia đình của bà Tôn rất khó khăn, bà tâm sự:

“Cám ơn chị đã quan tâm đến gia đình tôi. Bố Mẹ chồng tôi thì già, Bố thì bị bệnh phổi mãn tính, tôi là vợ thì cũng có trách nhiệm , Bố nằm việ thì tôi cũng phải đi nuôi. Ngoài ra tôi còn phải vất vã nuôi ba đứa con, một đứa đã vào đại học , còn hai đứa, một đứa thì còi, chậm phát triển về chiều cao, trí tuệ, nói chung là suy dinh dưỡng, còn đứa thứ ba thì mới 3 tuổi rưởi. Hoàn cảnh này thì anh Đài cũng biết cho nên anh ấy quan tâm và động viên tôi trong hoàn cảnh này, tôi cũng cảm ơn anh ấy và cảm ơn nhiều người lắm ạ.

Tôi cũng mong là đài RFA và những người ở nước ngoài cũng giúp cho đất nước ra khỏi cơn khổ ải này, đấu tranh cho những người như chị Bích Khương và những người tù chính trị ngày hôm nay”

Xin được nhắc lại, tháng tư năm 2007, bà Hồ thị Bích Khương bị bắt lần đầu tại một quán cà phê Internet ở Nghệ An và bị xử hai năm tù vì tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình sự.

Sau đó vào ngày 15 tháng 1 năm 2011, bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt lần thứ hai tại Nam Đàn, Nghệ An. Vào 17/01/2011, công an đến khám xét nhà MS Tôn ở Thanh Hóa và bắt ông để « kiểm tra thủ tục hành chính » . Cả hai bị ra tòa sơ thẩm vào ngày 29/12/2011 với bản án 5 năm tù và 3 năm quản chế cho bà Hồ thị Bích Khương, 2 năm tù và 2 năm quản chế cho MS Nguyễn Trung Tôn về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo điều 88 bộ luật hình sự VN.

Phiên tòa phúc thẩm lẽ ra diễn ra ngày 28/3 vừa qua, nhưng đã bị hoãn lại cho đến hôm nay. Bà Hồ thị Bích Khương là 1 trong 4 cây bút VN đã được trao giải Hellman Hammet năm 2011.
Source: RFA
song  
#5 Đã gửi : 07/07/2012 lúc 08:48:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thêm 3 nhà hoạt động VN sắp bị xử về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’
Ba nhà hoạt động ở Bắc Giang sắp bị xét xử về tội tuyên truyền chống phá nhà nước, theo điều 88 Bộ luật hình sự VN mà giới bảo vệ nhân quyền cho là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang ngày 16/7 sẽ mở phiên xử 3 nhà dân chủ tranh đấu đòi quyền lợi đất đai gồm Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa, và Đinh Văn Nhượng.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bảo vệ cho ông Nguyễn Kim Nhàn xác nhận với VOA Việt Ngữ:

“Tôi đã nhận được thông báo về quyết định đưa ra xét xử ông Nhàn rồi. Ông bị truy tố về tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự.”

Năm 2009, ông Nhàn nguyên là một công chức nhà nước từng bị Tòa án nhân dân Hải Phòng tuyên án 2 năm tù giam cùng với 5 nhà hoạt động khác là Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn , Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Văn Tính, và Ngô Quỳnh về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động đấu tranh khiếu kiện đất đai và treo biểu ngữ kêu gọi dân chủ, đa đảng tại Việt Nam.
Tháng giêng năm 2011, nhà hoạt động Kim Nhàn mãn án và được phóng thích nhưng chỉ sau 5 tháng lại bị bắt lại vì chính quyền nghi ngờ ông có các hoạt động liên quan đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội mùa hè năm ngoái và hỗ trợ cư dân tỉnh Bắc Giang khiếu kiện đất đai.

Bà Lộc, vợ ông Nhàn, cho biết:

“Ngày 7/6/2011 bỗng dưng họ tới nhà đọc lệnh bắt khẩn cấp, quy kết anh tội tuyên truyền chống nhà nước. Khám nhà họ chỉ thu được một số giấy tờ, đơn thư khiếu kiện của anh và thu đi một số tạp san Tổ Quốc. Lúc đi, anh ấy có bảo tất cả tài liệu họ mang đi không có gì gọi là tuyên truyền chống nhà nước cả, chắc họ nhầm thế nào thôi. Ai dè từ đấy tới giờ hơn 1 năm rồi giờ họ mới tuyên bố xét xử vào ngày 16/7 tới đây.”

Bản án của ông Nhàn hồi năm 2009 từng khiến cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên tiếng chỉ trích Việt Nam vi phạm nhân quyền căn bản của công dân trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến và quyền tự do ngôn luận, một cáo buộc mà Hà Nội luôn chối bỏ.
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.256 giây.