logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/08/2017 lúc 08:28:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Trang Facebook của chính phủ Việt Nam có lượng follower ít hơn trang Facebook của các nhà hoạt động nổi tiếng
"Ở đây không giống như Trung Quốc", nhà hoạt động Việt Nam ‘Anh Chí’ nói tại một quán bar ồn ào trên một trong những con phố hẹp của khu phố cổ Hà Nội. "Họ không thể chặn Facebook ở đây."
Với 40.000 người theo dõi Facebook của ông, ‘Anh Chí’ là một trong những người chỉ trích nổi tiếng ở Việt Nam, nhưng chắc chắn không phải là người có đông người theo dõi nhất tại nước cộng sản Việt Nam. Những nỗ lực của nhà nước nhằm trấn áp giới bất đồng chính kiến đã va vào sự phát triển nhanh chóng của truyền thông xã hội nước ngoài.
Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang trong tháng này kêu gọi phải kiểm soát internet nghiêm ngặt vì theo lời ông "các thế lực thù địch" không chỉ đe dọa đến an ninh mạng mà còn "phá hoại uy tín của lãnh đạo đảng và nhà nước".
Nhưng kiểm soát internet ở một quốc gia phát triển nhanh có dân số trẻ không hề dễ, đặc biệt là khi các công ty cung cấp dịch vụ lại có tầm cỡ toàn cầu. Trái lại, Trung Quốc chỉ cho phép các công ty internet trong nước hoạt động theo các quy định nghiêm ngặt.
Việt Nam là một trong 10 nước hàng đầu về số lượng người sử dụng Facebook. Theo kết quả nghiên cứu mà Reuters nhận được từ các tổ chức truyền thông xã hội We Are Social và Hootsuite, Việt Nam có hơn 52 triệu tài khoản đang hoạt động. YouTube thuộc Google và Twitter cũng rất phổ biến.
Giống như các nơi khác ở Đông Nam Á, truyền thông xã hội giúp sức cho kinh doanh và truyền thông cũng như những người chỉ trích chính phủ.
Một số nhà bất đồng chính kiến đăng bài trên truyền thông xã hội đã bị bắt trong một cuộc trấn áp lớn tiếp sau những thay đổi trong bộ máy đảng cầm quyền. Ít nhất 15 người đã bị bắt năm nay.
Các blogger nổi tiếng như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn gọi là "Mẹ Nấm", và Trần Thị Nga đã bị kết án tù lần lượt là 10 và 9 năm. Những người chỉ trích chính phủ cũng kêu ca về việc bị những kẻ không rõ danh tính hành hung và và hăm dọa.
LƯỢNG NGƯỜI THEO DÕI LỚN
Nhưng hàng chục nhà hoạt động vẫn đăng những lời chỉ trích hàng ngày.
Một số nhà hoạt động có hơn 100.000 người theo dõi và ít nhất một người có trên 400.000 - gấp đôi so với trang Facebook của chính phủ và gần bằng 1/10 số đảng viên cộng sản trên cả nước.
"Chúng tôi sử dụng bất kỳ cơ hội nào có được để lên tiếng: về vấn đề môi trường, vấn đề lãnh thổ, vấn đề đất đai", ‘Anh Chí’ nói. Nhà hoạt động Việt Nam này tên thật là Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, ông còn là một nhà giáo, một dịch giả và nhà xuất bản.
Tháng 3 năm nay, Việt Nam đã cố gây áp lực với Facebook và Google để gỡ hàng ngàn nội dung bị cho là chống chính phủ bằng cách dựa vào các nhà quảng cáo, các bài viết tiếp tục được phổ biến, cho thấy thành công của chính phủ vẫn hạn chế.
Một lý do rất khó hành động mạnh hơn là vì kinh doanh: từ các hãng bia đến các hãng bảo hiểm cho đến các hãng sản xuất xe máy ở Việt Nam, truyền thông xã hội là một con đường tiếp thị quan trọng đến với người tiêu dùng trẻ và ngày càng giàu có hơn trong một nền kinh tế có đà tăng trưởng hơn 6%, một trong những mức tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, điều này rất quan trọng: một cửa hàng hoa lụa mới ở Hà Nội nói với Reuters rằng 95% khách hàng biết đến cửa hàng qua Facebook hoặc Instagram.
Simon Kemp, người sáng lập công ty tư vấn tiếp thị Kepios, nói: "Chúng ta thấy các bạn trẻ đang mở doanh nghiệp trên những nền tảng này và đạt những thành công đáng kể”.
Jeff Paine, giám đốc điều hành của Liên minh Internet Châu Á, có các thành viên bao gồm Facebook, Google và Twitter, nói kiểm soát internet chặt chẽ hơn có thể chặn đường đổi mới và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam, cũng như khả năng cạnh tranh của nó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói với Reuters rằng chính phủ ủng hộ internet, nhưng cố giảm thiểu "các hành vi gây hại cho người sử dụng và các hành vi bất hợp pháp như kích động bạo lực và lối sống đồi trụy".
BÀI HỌC TRUNG QUỐC
Trung Quốc đã chặn Facebook vào năm 2009 và chỉ cho phép các trang web trong nước như WeChat và Weibo hoạt động theo những luật cấm các nội dung khiêu dâm, bạo lực hoặc xúc phạm Đảng Cộng sản.
Facebook thỉnh thoảng bị chặn ở Việt Nam - đôi khi vào những thời điểm nhạy cảm - nhưng không bao giờ kéo dài.
Shawn Crispin, đại diện tại Đông Nam Á của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, nói: "Chính quyền Việt Nam đã cố gắng trong nhiều năm và cho đến nay vẫn không ngăn được các nhà báo và blogger độc lập sử dụng internet. Đó là một trận đánh nghiêng về phần thua".
Điều đó không ngăn việc bắt bớ các nhà hoạt động.
Blogger Phạm Đoan Trang viết trên Facebook rằng một số nhà hoạt động dường như đã rút lui trong bối cảnh có những trấn áp, nhưng bà nói sẽ không nản chí.
Nhà hoạt động này nói với Reuters:
"Tự do có một quy tắc rất thú vị. Một khi người ta biết được giới hạn tự do, họ sẽ không bao giờ quay lại".
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 31/08/2017 lúc 08:50:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các nhà đối lập Việt Nam thách thức chính quyền trên Facebook

UserPostedImage
Cư dân mạng Anh Chí truy cập Internet tại quán cà phê Tự Do, Hà Nội, ngày 25/08/2017 REUTERS
Nếu trên 700 cơ quan truyền thông chính thức luôn bị Nhà nước kiểm duyệt chặt chẽ, thì không gian mạng vẫn là nơi cất lên những tiếng nói phản biện tại Việt Nam. Một nhà hoạt động ở Hà Nội nói với Reuters : « Ở đây không giống như Trung Quốc, chính quyền không thể chặn Facebook ».
Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu gọi siết chặt internet để đối phó với các «thế lực thù địch» - không chỉ đe dọa an ninh mạng mà còn « bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước». Tuy nhiên khống chế internet tại một quốc gia có dân số trẻ và đang phát triển nhanh chóng không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các tập đoàn cung cấp dịch vụ mang tính toàn cầu.
Việt Nam nằm trong top 10 nước có số người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới. Theo số liệu do các cơ quan We Are Social và Hootsuite cung cấp cho Reuters, hiện có đến 52 triệu tài khoản đang hoạt động, từ cá nhân cho đến các nhà quảng cáo. YouTube cũng rất thịnh hành, còn Twitter ít hơn.
Cũng giống như ở các nước Đông Nam Á khác, mạng xã hội vừa hỗ trợ cho kinh doanh, quảng bá đồng thời là phương tiện để chỉ trích chính phủ. Một số nhà ly khai thường xuyên hoạt động trên các mạng xã hội đã bị bắt giữ, trong chiến dịch trấn áp gần đây. Hiện có ít nhất 15 người đã bị bắt. Một trong số đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm đã lãnh án 10 năm tù giam. Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động ở Hà Nội cũng đã bị kết án 9 năm tù.
Tuy nhiên khoảng mấy chục nhà hoạt động khác hàng ngày vẫn tiếp tục đăng tải những bài viết chỉ trích chính phủ trên Facebook. Nhiều người có đến trên 100.000 «follower» (người theo dõi), có fabooker còn thu hút số lượng người theo dõi trên 400.000, gấp đôi các trang Facebook của chính phủ và bằng 1/10 số lượng đảng viên trên toàn quốc!
Ông Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, vốn là giáo viên và phiên dịch, chủ tài khoản «Anh Chí» có 40.000 người theo dõi, cho biết: «Chúng tôi tận dụng bất cứ cơ hội nào có được để cất lên tiếng nói: từ vấn đề môi trường, đất đai cho đến chủ quyền lãnh thổ».
Việt Nam hồi tháng Ba cố gắng gây áp lực lên Facebook và Google để gỡ xuống hàng ngàn bài viết chống chính quyền, thông qua các nhà quảng cáo, nhưng thành công của nỗ lực này khá hạn chế.
Một trong những lý do khiến khó thể siết chặt hơn, là đối với các nhà sản xuất bia, xe gắn máy cho đến công ty bảo hiểm, mạng xã hội là kênh tiếp thị chính để tiếp xúc với những người tiêu thụ trẻ tuổi, vốn ngày càng có ảnh hưởng hơn trong một nền kinh tế có tỉ lệ tăng trưởng trên 6% một năm, thuộc loại nhanh nhất châu Á. Còn đối với các nhà kinh doanh nhỏ thì Facebook lại càng thiết yếu. Một cửa hàng hoa vải mới mở ở Hà Nội nói với Reuters là đến 95% khách hàng đến từ Facebook và Instagram.
Cho dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong thu nhập của Facebook và Google, nhưng Việt Nam là một điểm nóng đối với các thương hiệu mang tính toàn cầu. Châu Á-Thái Bình Dương cũng là khu vực mà Facebook có mức tăng trưởng nhanh nhất về doanh số, gần 60% trong năm ngoái. Theo ông Jeff Paine, giám đốc Asia Internet Coalition, mà trong số các thành viên có Facebook, Google và Twitter, thì nếu siết chặt việc kiểm soát internet, có thể làm giảm đi tính sáng tạo, tác động đến sự tăng trưởng và tính cạnh tranh của nền kinh tế mạng Việt Nam.
Facebook không trả lời Reuters, còn Google từ chối bình luận. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói rằng chính quyền ủng hộ internet nhưng cố giảm thiểu «các hành vi gây tổn hại cho người sử dụng và những hành động bất hợp pháp như kích động bạo lực và lối sống đồi bại».
Ngược với Việt Nam, chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa Facebook năm 2009. Bắc Kinh chỉ cho phép các mạng xã hội trong nước như WeChat và Vi Bác hoạt động, với các luật lệ khắt khe, cấm đoán mọi chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc. Nhiều từ khóa tìm kiếm bị cho vào danh sách đen, đã vậy chính quyền còn cho điều tra những trang web thu hút nhiều người truy cập nhất để tìm ra các vi phạm.
Facebook thỉnh thoảng chỉ bị chặn một thời gian ngắn tại Việt Nam trong những thời điểm nhạy cảm, nhưng chưa bao giờ kéo dài. Ông Shawn Crispin, đại diện Ủy ban Bảo vệ Nhà báo khu vực Đông Nam Á nhận định: «Chính quyền Việt Nam trong nhiều năm qua cố gắng ngăn chận các nhà báo độc lập và blogger sử dụng internet, nhưng đã thất bại trong cuộc chiến».
Tuy vậy, các nhà đối lập vẫn là mục tiêu có nguy cơ bị bắt giữ. Trước loạt trấn áp vừa qua, một số facebooker đã tuyên bố rút lui. Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, khi facebooker Hoàng Dũng của Con Đường Việt Nam thông báo ngưng đấu tranh, đã viết: «Chúng ta đã đi quá xa để có thể từ bỏ tất cả». Bà nói với Reuters: «Tự do có một quy luật rất kỳ lạ. Một khi đã biết đến giới hạn của tự do, người ta sẽ không bao giờ quay lui».
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 31/08/2017 lúc 08:53:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam thất bại trong việc kiểm soát mạng xã hội như thế nào

UserPostedImage
Hình ảnh chống đường lưỡi bò của Trung Quốc trên một trang Facebook cá nhân. Hà Nội, 2011.
AFP
Gần đây Chủ tịch nước Trần Đại Quang có một bài viết nói rằng phải kiểm soát các thông tin độc hại trên Internet.
Báo chí Việt Nam cũng loan tin chính phủ Hà Nội đề nghị các đại công ty như Facebook và Google hợp tác trong vấn đề ngăn chận thông tin bị gọi là độc hại.
Sau đây là một số ý kiến cho rằng Việt Nam không thành công trong ý định ngăn chận mạng xã hội.
Một ước vọng cũ xưa
Một người sử dụng mạng xã hội Facebook rất tích cực tại Sài Gòn là anh Nguyễn Lâm Duy nhận xét về bài viết của Chủ tịch Trần Đại Quang:
“Thực ra việc thắt chặt thông tin trên mạng xã hội, trên internet nói chung thì đảng cộng sản đã thực hiện rất là lâu rồi ở Việt Nam, đặc biệt là thắt chặt thông tin do chính quyền quản lý, đưa ra cái cách họ đưa tin như thế nào. Đã có việc xét xử hay kết án tù rất nặng nề những người phát biểu trên mạng. Bài viết mới đây được cho là của ông Trần Đại Quang về việc thắt chặt những thông tin độc hại trên internet thì không có gì mới.”
Anh nói rằng đối với nhà nước Việt Nam hiện nay thì những tin tức có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh của đảng cộng sản, hay những lời phê bình chỉ trích nhà cầm quyền cũng được đảng cộng sản Việt Nam xếp vào loại thông tin độc hại.
Một người dùng Facebook tại Hà Nội là anh Nguyễn Chí Tuyến nói thêm là một số người nghi ngờ rằng bài viết của Chủ tịch Trần Đại Quang là một bài viết cũ cách đây vài năm được dùng lại. Anh cũng có nhận xét rằng khuynh hướng kiểm soát tư tưởng con người vốn là một đặc điểm của đảng cộng sản nên họ lúc nào cũng muốn kiểm soát thông tin và quan điểm của mọi người.
Anh Nguyễn Chí Tuyến là một thành viên rất tích cực của một tổ chức xã hội dân sự NoU, hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, đấu tranh chống sự chèn ép của Trung Quốc trên Biển Đông. Các thành viên nhóm này sử dụng phương tiện mạng xã hội rất tích cực để tổ chức các hoạt động của mình.
Anh Tuyến nhận xét cách mà người Việt Nam hiện nay bày tỏ quan niệm của mình trên mạng xã hội:
“Ở một góc độ nào đó, mạng xã hội ở Việt Nam lại thể hiện thật hơn là cuộc sống thật. Tức là người ta tìm thấy một sự can đảm, một sự cởi mở, hay là một luồng sinh khí tiếp sức cho người ta, làm cho người ta dám bày tỏ quan điểm một cách sòng phẳng, hơn là người ta dám bày tỏ những quan điểm ấy trong các cuộc họp hay là những cái đơn từ, xảy ra trong đời sống thực của người ta.”
Mô hình Trung Quốc
Theo một số nguồn tin khác nhau thì hiện Việt Nam có đến hơn 52 triệu tài khoản Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Điều này trái ngược hẳn với Trung Quốc, nước láng giềng có cùng mô hình chính trị do đảng cộng sản độc quyền cai trị. Trung Quốc đã không cho phép các mạng xã hội nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc, mà thành lập riêng các mạng xã hội cho riêng mình.
Khi được hỏi liệu mô hình Trung Quốc có được Việt Nam áp dụng hay không, anh Nguyễn Chí Tuyến cho biết:
“Những gì Trung Quốc làm để cai trị người dân, hay quản trị đất nước, tùy theo cách hiểu, thì phía đảng cộng sản Việt Nam đều học hỏi theo họ. Nhưng mà học là một chuyện, còn có đem về thực hiện được trên đất nước Việt Nam trong thời điểm hiện tại hay không lại là một chuyện khác.
Điều đó rất là khó đối với một đất nước như Việt Nam. Có thể là những người cầm quyền Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam cũng muốn làm điều đó, nhưng mà với tiềm lực và vị thế của Việt Nam, cũng như là qui mô dân số, lãnh thổ, thì họ không thế làm giống như Trung Quốc được.”
Anh Nguyễn Lâm Duy đồng ý điều này và nêu một dẫn chứng là cách đây vài năm chính phủ Việt Nam đã nổ lực thành lập một mạng xã hội riêng cho mình có tên gọi Việt Nam Go, nhưng hoàn toàn thất bại.
Ngoài ra vào năm 2013, Việt Nam cũng đưa ra một công cụ tìm kiếm trên internet với sự hợp tác với nước Nga mang tên Cốc Cốc, nhưng cho đến nay vẫn không thấy công cụ này được người Việt Nam sử dụng một cách phổ biến.
Trong thời gian gần đây, có tin từ báo chí Việt Nam nói rằng các công ty lớn từ nước ngoài như Facebook và Google đồng ý hợp tác với Chính phủ Việt Nam để ngăn chận những thông tin độc hại. Từ đó có lo lắng rằng các công ty này sẽ cho chính quyền Việt Nam kiểm soát tài khoản trên mạng xã hội của người dùng Việt Nam.
Anh Nguyễn Lâm Duy nói các công ty đó không nên làm như vậy:
“Những công ty như Facebook hay Google không nên đánh đổi quyền lợi của người tiêu dùng với những lợi nhuận mà họ có thể có bằng cách đạt được thỏa thuận nào đó với chính quyền, làm tổn hại đến quyền tiếp cận thông tin của khách hàng.”
Anh Nguyễn Chí Tuyến cho biết một số nhà báo nước ngoài tại Hà Nội nói với anh rằng các công ty này chưa có một thỏa thuận nào rõ ràng. Trong bài phân tích ngày 30 tháng Tám, hãng tin Reuters cũng cho rằng các áp lực của chính phủ Việt Nam lên hai công ty Facebook và Google chỉ có tác dụng một cách giới hạn, mặc dù hai công ty này từ chối không trả lời hãng tin Anh quốc về vấn đề này.
Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng:
“Chính phủ Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam chưa đủ tầm để mặc cả với các công ty kia, như là đảng cộng sản Trung Quốc, nhà cầm quyền Trung Quốc. Cho nên họ muốn nhưng không thể thực hiện được.”
Cũng từ Trung Quốc, tin cho hay mới đây Bắc Kinh bắt buộc tất cả những người sử dụng mạng xã hội của Trung Quốc phải công khai danh tính của mình khi ghi tên sử dụng mạng xã hội. Khi được hỏi liệu điều này sẽ được Việt Nam làm theo không, anh Nguyễn Lâm Duy đáp:
“Đó là một cái luật mà Trung Quốc áp đặt lên một công ty do chính quyền kiểm soát. Tôi nghĩ là trong tương lai gần chính quyền Việt Nam có thể bắt tất cả những người dùng Facebook sử dụng tên thật trên trang mạng xã hội này, vì công ty này ở nước ngoài hoạt động trên luật pháp của nơi mà họ đóng công ty. Tôi không nghĩ rằng yêu cầu đó của Việt Nam sẽ được Facebook đáp ứng.”
Bên cạnh những điều mà hai anh Tuyến và Duy cho rằng vượt qua ngoài khả năng của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát hoặc ngăn chận mạng xã hội, Reuters còn cho biết các công ty Việt Nam có nhu cầu sử dụng mạng xã hội rất lớn trong hoạt động thương mại của họ, điều đó dẫn đến việc ngăn chận mạng xã hội tại Việt Nam là không thể được.
Một yếu tố khác nữa là chính các giới chức chính quyền cũng sử dụng mạng xã hội, xem đó như một kênh để thu thập thông tin, như hai nhà báo tại Việt Nam là Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng, và Phạm Chí Dũng tại Sài gòn cho chúng tôi biết.
Anh Nguyễn Chí Tuyến nhận xét:
“Mặc dù họ có thể nói mạng xã hội nó làm một điều gì đó nó không tốt đẹp, hay là tác động xấu, tiêu cực đến cuộc sống con người nọ kia, nhưng họ lại theo dõi rất kỹ, mà nói theo ngôn ngữ đời thường là họ hóng, họ hóng tin tức trên mạng xã hội.”
Anh Nguyễn Lâm Duy cho biết là sau khi dự án xây dựng tượng đài hàng ngàn tỉ đồng tại tỉnh Sơn La bị chỉ trích mạnh mẽ từ mạng xã hội, nhà nước Việt Nam dường như đã dừng lại dự án này.
Theo một số nhà hoạt động xã hội thì để ngăn chận những điều bất lợi cho mình gây ra bởi mạng xã hội, chính quyền Việt nam hiện nay sử dụng biện pháp ngăn chận một cách không thường xuyên, khi có các sự kiện được xem là nhạy cảm chính trị.
Người quản trị trang Facebook mang tên Nhật ký Yêu nước, không muốn nêu danh tánh,  thì nói với chúng tôi rằng việc ngăn chận mạng xã hội chỉ tạo điều kiện cho người sử dụng Việt Nam ngày càng thành thạo hơn trong việc sử dụng các công cụ vượt tường lửa mà thôi.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.