logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 20/11/2017 lúc 10:19:49(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Kiểm soát thông tin qua mạng xã hội
Trong báo cáo trả lời chất vấn gửi Đại biểu Quốc hội hôm thứ Tư, 15 tháng 11, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, tính đến ngày 30 tháng 9, hai trang mạng xã hội nước ngoài phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook có khoảng 53 triệu thành viên và YouTube có 35 triệu thành viên, và hiện tại, các trang mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam gần như “không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam, dẫn đến tình trạng việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn.”
Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang thúc đẩy việc phát triển các trang mạng xã hội do người Việt Nam sáng tạo để cạnh tranh với các trang mạng xã hội của nước ngoài như YouTube, Facebook, nhằm “kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hoá, đạo đức.”
Lời kêu gọi của ông Trương Minh Tuấn được đưa ra sau khi Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam, khoản 4, Điều 34 được đề xuất hồi đầu tháng 11, quy định các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng là công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia này.
Thế nhưng, qua phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý thì việc đặt máy chủ quản lý của dịch vụ internet, cung cấp mạng xã hội ở nơi nào không phải là điều quan trọng.
“Về vấn đề kỹ thuật thì đâu cần phải là máy chủ phải đặt ở đâu. Trên thế giới này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rừng Targa hay đảo Guam của Mỹ cũng được.”
Điều này được hiểu rằng, những mạng xã hội do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp thì máy chủ sẽ được đặt ở Việt Nam, dữ liệu người dùng sẽ được quản lý chặt chẽ, thông tin đăng tải được kiểm duyệt sát sao.
Phóng viên Đỗ Cường cho biết những động thái này đang ngày càng xiết chặt quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người Việt Nam trong nước. Hơn thế nữa, theo anh, thu hẹp những quyền này của người dân thì xã hội chẳng khác nào là một xã hội chết.
“Khi quyền biểu đạt của con người trên mạng xã hội như Facebook, Google là những công cụ để người Việt Nam vươn ra ngoài thế giới, nắm bắt thông tin đa chiều hơn, cởi mở hơn thì quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận bị thắt chặt thì tức là Việt Nam đang bị tụt hậu và không thể phát triển được.”
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, hiện Việt Nam có 363 trang mạng xã hội do tổ chức, cá nhân trong nước cung cấp, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, nhưng theo phản hồi của các độc giả trong nước, rất nhiều người cho biết “Mình không nhớ nổi 1 tên gọi trong số đó”.
Người đứng đầu ngành thông tin của Việt Nam cũng chưa nhắc đến kế hoạch triển khai việc phát triển và quảng bá các trang mạng xã hội của Việt Nam.

Bóp nghẹt thông tin báo chí
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, nội dung thông tin trên mạng được cung cấp bởi hai nguồn, từ các cơ quan báo chí chính thống và từ truyền thông xã hội. Việt Nam hiện có 838 cơ quan báo chí, bao gồm các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử đều thuộc sự quản lý của nhà nước.
Trước đó chỉ 1 ngày, ngày 14 tháng 11, cũng chính Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định đình bản tạm thời hoạt động chuyên trang Phụ nữ và Đời sống của báo điện tử Người đưa tin, xử phạt 140 triệu đồng và đình bản 3 tháng Tạp chí Người Quản lý với lý do là đưa tin sai sự thật trong bài viết tựa đề ‘Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh chống tham nhũng?’ đăng trên báo này hôm 21/8/2017.
Trao đổi với RFA, từ Sài Gòn, phóng viên Đỗ Cường của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết theo quan điểm của anh, những trang mạng tin tức, báo chí chính thống do Bộ Thông tin quản lý cũng có ưu điểm và khuyết điểm.
“Có những thông tin mà người ta phải chứng minh được việc anh tác nghiệp, cung cấp tài liệu khi làm việc với Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin truyền thông. Nó có những phóng sự, những câu chuyện đưa lên có độ chính xác khá là cao.”
Tuy nhiên, nếu nói về tự do thông tin và tự do báo chí thì theo phóng viên Đỗ Cường, những trang mạng xã hội này không thể đáp ứng vì nội dung nằm trong giới hạn của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông nếu đó là “những thông tin ảnh hưởng đến vận mệnh của dân tộc”
“Những vụ án tôi theo dõi như kiện cáo oan sai hay đất đai, những vụ quan cấp tỉnh,quận, huyện thì tôi làm rất tự do, nhưng khi đụng đến những người như bà Bộ trưởng Y tế vừa rồi, hoặc những người cao hơn như Thủ tướng, Phó Thủ tướng thì không thể nào tự do tác nghiệp, luôn bị giới hạn bởi Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đấy là nhược điểm.
Thứ 2 nữa là những trang này, thông tin của nó không mang tính cởi mở, không dám tập trung vào những vấn đề nhạy cảm, chính trị.”
Nhà báo tự do Vũ Bình, người bất đồng chính kiến từng bị nhà nước Việt Nam tuyên án 7 năm tù giam vì cáo buộc tội gián điệp cho RFA biết theo quan điểm của ông thì các trang mạng điện tử của Bộ Thông tin và truyền thông không thể có tính chân thực, khách quan khi truyền tải nội dung. Lý do ông nêu ra:
“Đã gọi là nhà nước cấp phép thì nó có sự kiểm duyệt. Đã là kiểm duyệt thì những thông tin bị sàng lọc rồi, còn đâu là những thông tin chân thực khách quan nữa? Cho nên chất lượng thì không phải bàn, chắc chắn theo định hướng nhà nước.
Cho nên nói thẳng luôn là nó không có ưu điểm gì cả.”
Nhà báo độc lập, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng Một Góc Nhìn Khác cũng có quan điểm đồng thuận khi chia sẻ ý kiến về định hướng của báo chí quốc doanh xưa nay.
“Báo chí Việt Nam lâu nay bị nhốt trong một cái lồng rồi. Hãy thả báo chí ra. Tôi nghĩ trong tình thế này báo chí cũng là một kênh bị tiết chế bởi chính truyền thông.”
Hôm 14 tháng 11, tại tại buổi công bố Bản phúc trình thường niên về “Tự do Internet năm 2017” ở Thủ đô Washington, Freedom House cho Việt Nam điểm số 76 trên thang điểm 100, tức nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do internet.

Theo RFA
ta  
#2 Đã gửi : 20/11/2017 lúc 10:21:51(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Máy chủ của Facebook đặt ở đâu?

Huyền thoại về Facebook nói ban đầu mạng xã hội này chỉ đặt trong phòng sinh viên của Mark Zuckerberg ở Harvard, và dùng một máy chủ duy nhất.
Nhưng đó là khi Facebook ra đời tháng 2/2004.
Còn nay, Facebook phải xử lý mỗi ngày hàng tỷ lần nhấn 'likes' và hàng nghìn tỷ tin nhắn, nên họ đã có những trung tâm dữ liệu khổng lồ.
Theo BusinessInsider (tháng 4/2017) trung tâm dữ liệu chính của Facebook là ở Prineville, bang Oregon, Hoa Kỳ.
Tại đây, các máy chủ hiện đại nhất do Facebook tự thiết kế và xây dựng dùng số dây điện và dây cáp chuyên dụng dài tổng cộng 950 dặm.
Theo trang Cnet, Facebook nói nhờ thiết kế máy chủ riêng thay cho máy đi mua, từ 2010 hiệu năng của công tác truyền dữ liệu tăng 38%, cùng lúc chi phí giảm 25%.
Nhưng Facebook không đặt máy chủ ở quá nhiều nơi.
Cho đến nay, ngoài việc tăng diện tích và công suất của trung tâm Prineville, họ đã xây thêm các trạm xử lý dữ liệu tại Forest City (North Carolina), Fort Worth (Texas), Altoona (Iowa) và Los Lunas (New Mexico).
Như thế, các trung tâm máy chủ và kho dữ liệu chính của Facebook vẫn là ở Hoa Kỳ.
Châu Âu có hai trung tâm: Clonee (CH Ireland), và Lulea (Thụy Điển).
Facebook 'bỏ trứng vào đâu' ở châu Á?
Ở châu Á, cho đến nay, theo chính các thông tin do Facebook đưa ra, Singapore là nơi công ty này đặt trung tâm dữ liệu và máy chủ lớn nhất.
Lý do là họ muốn "phục vụ thị trường châu Á, và vì Singapore là một trong hai cổng Internet nối với Trung Quốc".
Bên cạnh Singapore còn có Hong Kong.
Như thế, Facebook cũng không đi ra ngoài truyền thống của các công ty dùng tiếng Anh trong kinh doanh là chọn Singapore và Hong Kong để bước vào châu Á.
Tin rằng Facebook sẽ đặt máy chủ ở Ấn Độ đã bị bác bỏ một cách lịch sự năm ngoái.
Nhưng với số người dùng Facebook ở châu Á lên trên 500 triệu, có tin Facebook đang nói chuyện với Đài Loan để đặt thêm một trung tâm máy chủ tại đây.
Với các nơi còn lại, Facebook cũng như các đại công ty mạng thực ra không cần phải đặt máy chủ mà luôn có thể thuê POP (Points of Presence).
Tháng 4/2016, trang TheHindu.com đăng tin chính phủ Ấn Độ yêu cầu ba 'nhà khổng lồ', Facebook, Twitter và Google đặt máy chủ ở nước này.
Tuy nhiên, theo phóng viên Vijaita Singh, lý do chống khủng bố mà chính phủ Ấn Độ nêu ra để buộc các công ty trên đặt máy chủ ở Ấn Độ đã không được đáp ứng.
Đơn giản là để đặt máy chủ ở Ấn Độ, các công ty kia phải đăng ký tư cách pháp nhân địa phương như một công ty Ấn Độ, điều họ không làm.
Còn về yêu cầu "chống khủng bố", mạng Twitter xác nhận họ đã xóa một số tài khoản mà chính phủ Ấn Độ nói là có liên hệ với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Nhưng Twitter từ chối bình luận vì sao họ không đặt máy chủ tại Ấn Độ.
Không phải cứ đòi là được

Có vẻ như là việc xây trung tâm dữ liệu là quyết định kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia mà một chính phủ không thể ép buộc được.
Để mời gọi các công ty đặt máy chủ thì quốc gia chủ nhà cần có cơ sở pháp lý tốt về bảo mật, nền tảng công nghệ cao, chính sách ưu đãi đầu tư.
Nước nhỏ như Ireland (4,7 triệu dân) không chỉ dùng tiếng Anh và luật theo hệ thống Anh Mỹ mà còn là cửa ngõ vào EU, đồng thời có chính sách thuế hấp dẫn.
Năm 2015, khi Facebook bỏ ra 200 triệu euro để xây thêm trung tâm dữ liệu tại Clonee, cách thủ đô Dublin có 30 phút chạy xe thì Microsoft cũng xin giấy phép xây thêm trung tâm dữ liệu thứ năm ở West Dublin.
Cùng lúc, Apple tuyên bố chi ra con số khổng lồ 850 triệu euro để xây một trung tâm dữ liệu tại Galloway, tỉnh Connacht, phía tây Ireland.
Từ lâu trước đó, Ireland đã được IBM chọn (năm 1996) làm nơi đặt trụ sở châu Âu của họ, cũng nhờ môi trường chính sách ưu tiên đầu tư công nghệ rất thoáng.
Còn tại Thụy Điển, việc Facebook chọn Lulea có ba lý do: khí hậu, nguồn điện và nhân công, mà cộng lại cũng là để giảm chi phí.
Theo báo The Guardian (09/2015), vùng Norrland trong nửa năm có nhiệt độ thấp, nhiều khi xuống tới âm 25 độ C, giúp giảm đi nhiều chi phí làm lạnh máy móc.
Vùng này còn có thủy điện dư thừa vì các cơ sở làm giấy và gang thép đã đóng cửa, khiến Facebook tha hồ dùng nguồn điện "bằng một nhà máy luyện kim lớn".
Ngoài ra, Facebook xác nhận Thụy Điển là "nước đi đầu trong công nghệ thông tin châu Âu" nên việc tuyển các chuyên gia ở Lulea thật dễ dàng.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.