logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:40:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tập Cận Bình đã ''đẩy'' Kim Jong Un vào ''vòng tay'' Donald Trump

UserPostedImage
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, Bắc Kinh, ngày 28/06/2018. CCTV / AFP

Cách đây một năm, không ai có thể hình dung được lãnh đạo Bắc Triều Tiên và tổng thống Hoa kỳ có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau như vậy. Việc Bình Nhưỡng thay đổi chính sách đối ngoại và mong muốn xích lại gần Washington một phần nào đó có thể là do vị tổng thống Mỹ vốn có lối nói năng thẳng tuột và thích gây gổ, không theo chuẩn mực ngoại giao thông thường. Tuy nhiên, chắc chắn đó cũng là do mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã xấu đi.
Từ Singapore, thông tín viên RFI Carrie Nooten giải thích :
« Trong một thời gian dài, Trung Quốc từng là đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, là trung gian giữa Bắc Triều Tiên với phần còn lại của thế giới. Nhưng từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011, ở sau hậu trường, quan hệ giữa hai nước không ngừng xấu đi.
Về phía Trung Quốc, ngay từ đầu, Tập Cận Bình đã có ý coi thường lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Gần đây, Bắc Kinh đã gây sức ép với Kim bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt mới mà Liên Hiệp Quốc thông qua.
Có thể thấy được các căng thẳng giữa hai nước khi quan sát các vụ thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ông Pascal Vennesson, giáo sư Khoa học chính trị tại Trường quan hệ quốc tế Rajaratnam (RSIS) của Singapore giải thích : « Bắc Triều Tiên đã tìm cách tổ chức các vụ thử nghiệm hạt nhân vào đúng những thời điểm có thể khiến Bắc Kinh lâm vào cảnh khó xử, chẳng hạn khi Trung Quốc tổ chức các thượng đỉnh về dự án phát triển kinh tế ở châu Á, hoặc như khi Bắc Kinh tổ chức các diễn đàn quốc tế lớn. Đó là những dấu hiệu cho thấy có những căng thẳng giữa hai Nhà nước. »
Về phía Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un chắc chắn là lo ngại về việc Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng lớn trên bán đảo Triều Tiên và về việc Bắc Triều Tiên phải lệ thuộc vào Trung Quốc và do vậy, khó phát triển được. Giáo sư Pascal Vennesson cho biết tiếp : « Kể từ khi chế độ Bắc Triều Tiên chú trọng phát triển kinh tế, Bình Nhưỡng phải tìm các đối tác mới để đảm bảo có được sự ổn định thông qua nhiều lĩnh vực khác, chứ không phải chỉ dựa vào lá bài an ninh hoặc quân sự. »
Ngay cả khi rất khó có thể đoán định được ý đồ của một trong những chế độ khép kín nhất thế giới, chúng ta cũng có thể nghĩ rằng Bình Nhưỡng đã cho Bắc Kinh thấy họ có ý định vượt khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc, khi ám sát người chú dượng và người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Kim Jong Un, hai nhân vật vốn đều được Trung Quốc bảo vệ. »
Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:43:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Donald Trump và Kim Jong Un ký thông cáo chung

UserPostedImage
Kim Jong un (trái) và Donald Trump bắt tay nhau sau khi ký kết thông cáo chung, Singapore, ngày 12/06/2018. Reuters

Vào lúc 9 giờ sáng, giờ Singapore, hôm nay 12/06/2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhau tại khách sạn Capella, trên đảo Sentosa. Nguyên thủ hai nước bắt tay nhau trước khách sạn. Đây là lần đầu tiên, một tổng thống Mỹ gặp một lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên.
Theo Reuters, Donald Trump và Kim Jong Un đã hội đàm với nhau trong vòng 45 phút và sau đó chủ trì cuộc họp mở rộng với sự tham gia của các cố vấn chủ chốt của mỗi bên. Sau bữa ăn trưa-làm việc, tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã ký thông cáo chung kết thúc cuộc gặp.
Từ Singapore, đặc phái viên Vincent Sourieau cho biết thêm thông tin :
« Vâng, Donald Trump và Kim Jong Un đã ký vào thông cáo chung được làm thành hai bản. Ngay trước khi ký, cả hai đã phát biểu. Donald Trump không cho biết gì nhiều về nội dung bản thông cáo và chỉ nói rằng việc phi hạt nhân hóa sẽ sớm được tiến hành và ông sẽ có các tuyên bố trong cuộc họp báo được tổ chức vào buổi chiều. Nguyên thủ Mỹ cho biết đó là một văn bản rất đầy đủ, rất quan trọng, và theo ông, có nhiều tiến bộ gây ấn tượng mạnh mẽ.
Kim Jong Un cũng phát biểu với nội dung tương tự. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho rằng thế giới sẽ ý thức được là có một sự thay đổi lớn. Rõ ràng là lãnh đạo hai nước có cùng một quan điểm về ý nghĩa cuộc gặp.
Tổng thống Mỹ còn khẳng định rằng giờ đây, mối quan hệ rất đặc biệt giữa hai nước đã được tạo dựng và Kim Jong Un là một nhà đàm phán tuyệt vời và tài ba. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên thì tỏ ra dè dặt hơn. Đương nhiên, Kim Jong Un ít có thói quen phát biểu với truyền thông và trước công chúng. Nhưng người ta cảm nhận thấy sự quyết tâm của Kim Jong Un trong thái độ của ông ta. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên luôn tươi tỉnh và thoáng mỉm cười sau mỗi tuyên bố của tổng thống Mỹ. Vấn đề hiện nay là sự đồng thuận giữa hai vị lãnh đạo sẽ được cụ thể hóa như thế nào ».
Cái bắt tay lịch sử
Ngay vào lúc cùng xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng, hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên đã muốn cho thấy sự tâm đầu ý hợp giữa hai bên « để lật trang sử quá khứ » nhân cuộc họp thượng đỉnh lịch sử này.
Giới truyền thông nêu bật cái bắt tay lịch sử Trump-Kim trước ống kính truyền hình thế giới trước khi hai lãnh đạo bước vào phòng họp kín, một hình ảnh khó tưởng tượng chỉ cách nay vài tháng thôi.
AFP trích lời ông Kim Jong Un đánh giá là « đã lật trang sử quá khứ » sau khi vượt qua « nhiều trở ngại » để đến cuộc gặp làm « tiền đề tốt cho hòa bình ».
Ông Donald Trump thì hoan nghênh « quan hệ rất đặc biệt » vừa thiết lập với nhân vật số một ở Bình Nhưỡng, mà theo AFP đã cai trị Bắc Triều Tiên với bàn tay sắt không khác gì cha mình.
Vẻ mặt tươi cười tổng thống Mỹ còn đánh giá rằng « cuộc gặp tuyệt vời » đã diễn ra một cách « tốt đẹp hơn là mọi người tưởng tượng », cho phép thực hiện « nhiều tiến bộ ». Tổng thống Mỹ cũng khen ngợi ông Kim Jong Un « thông minh » và nói sẵn sàng mời lãnh đạo Bình Nhưỡng đến Nhà Trắng.
Giới quan sát nhìn thấy thắng lợi to lớn của ông Kim Jong Un, đã thực hiện được điều mà cha của ông và cả ông nội của ông « từng mơ ước ». Còn đối với Mỹ và cộng đồng quốc tế, thì đây là điểm khởi hành tích cực cho những cuộc đàm phán tương lai, được thấy trước là sẽ lâu dài và khó khăn.
Theo RFI
phai  
#3 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:45:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phi hạt nhân hóa Triều Tiên : Những cơ hội bị bỏ lỡ

UserPostedImage
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un xem xét một đầu đạn hạt nhân. Ảnh do KCNA đăng ngày 15/03/2016. REUTERS/KCNA

Nội dung chính cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Donald Trump – Kim Jong Un tại Singapore, ngày 12/06/2018, là vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên và từ hàng chục năm nay, Washington đã tìm cách hóa giải mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Từ cuối những năm 1980, Hoa Kỳ tố cáo Bắc Triều Tiên tìm cách trang bị vũ khí nguyên tử. Năm 1994, ba tháng sau khi người sáng lập ra Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Kim Nhật Thành, qua đời, một thỏa thuận song phương đã được ký kết : Bình Nhưỡng sẽ đình chỉ chương trình hạt nhân quân sự, đánh đổi với việc được cung cấp hai lò phản ứng phục vụ mục đích dân sự và mỗi năm sẽ nhận được 500 tấn dầu. Thế nhưng, các lò phản ứng này không bao giờ được xây dựng và việc tiếp tế nhiên liệu bị chậm trễ. Phải đợi đến năm 2000, Hoa Kỳ mới bãi bỏ một vài biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Năm 2002, tổng thống Bush tố cáo Bắc Triều Tiên bí mật làm giàu uraniuam và xếp nước này vào « trục tội ác ». Đáp trả, Bình Nhưỡng thông báo tái khởi động chương trình hạt nhân và năm 2006, tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên.
Vòng đàm phán sáu bên (gồm hai nước Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Nhật, Mỹ) về phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên được nối lại. Bình Nhưỡng chấp nhận « không kích hoạt » chương trình hạt nhân nữa. Đổi lại, Hoa Kỳ cam kết cung cấp năng lượng và đưa ra các bảo đảm về an ninh cho chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng vào năm 2009, khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa với danh nghĩa đưa vệ tinh lên quỹ đạo, Liên Hiệp Quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới. Do vậy, Bình Nhưỡng tái kích hoạt chương trình hạt nhân và tiến hành vụ thử thứ hai.
Từ thời điểm đó trở đi, Liên Hiệp Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt theo nhịp độ Bắc Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, và các hoạt động này của Bình Nhưỡng gia tăng mạnh mẽ, kể từ khi Kim Jong Un lên cầm quyền vào cuối năm 2011.
Theo RFI
phai  
#4 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:47:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Donald Trump và Kim Jong Un họp thượng đỉnh và ký thông cáo chung

UserPostedImage
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông cáo chung sau cuộc gặp thượng đỉnh, Singapore, ngày 12/06/2018 REUTERS/Jonathan Ernst

Vào lúc 9 giờ, giờ Singapore, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhau tại khách sạn Capella, trên đảo Sentosa. Nguyên thủ hai nước bắt tay nhau trước khách sạn. Đây là lần đầu tiên, một tổng thống Mỹ gặp một lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên.
Theo Reuters, Donald Trump và Kim Jong Un đã hội đàm với nhau trong vòng 45 phút và sau đó chủ trì cuộc họp mở rộng với sự tham gia của các cố vấn chủ chốt của mỗi bên.
Sau bữa ăn trưa-làm việc, tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã ký thông cáo chung kết thúc cuộc gặp.
Từ Singapore, đặc phái viên Vincent Sourieau cho biết thêm thông tin :
« Donald Trump và Kim Jong Un đã ký vào thông cáo chung được làm thành hai bản. Ngay trước khi ký, cả hai đã phát biểu. Donald Trump không cho biết gì nhiều về nội dung bản thông cáo và chỉ nói rằng việc phi hạt nhân hóa sẽ sớm được tiến hành và ông sẽ có các tuyên bố trong cuộc họp báo được tổ chức vào buổi chiều. Nguyên thủ Mỹ cho biết đó là một văn bản rất đầy đủ, rất quan trọng, và theo ông, có nhiều tiến bộ gây ấn tượng mạnh mẽ.
Kim Jong Un cũng phát biểu với nội dung tương tự. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên cho rằng thế giới sẽ ý thức được là có một sự thay đổi lớn. Rõ ràng là lãnh đạo hai nước có cùng một quan điểm về ý nghĩa cuộc gặp.
Tổng thống Mỹ còn khẳng định rằng giờ đây, mối quan hệ rất đặc biệt giữa hai nước đã được tạo dựng và Kim Jong Un là một nhà đàm phán tuyệt vời và tài ba. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên thì tỏ ra dè dặt hơn. Đương nhiên, Kim Jong Un ít có thói quen phát biểu với truyền thông và trước công chúng. Nhưng người ta cảm nhận thấy sự quyết tâm của Kim Jong Un trong thái độ của ông ta. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên luôn tươi tỉnh và thoáng mỉm cười sau mỗi tuyên bố của tổng thống Mỹ. Vấn đề hiện nay là sự đồng thuận giữa hai vị lãnh đạo sẽ được cụ thể hóa như thế nào ».
Theo RFI
phai  
#5 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:52:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Thế nào là thành công đối với Hoa Kỳ ?

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi kết quả thượng đỉnh với Kim Jong Un trong cuộc họp báo sau đó, Singapore, ngày 12/06/2018. Singapore Ministry of Communications and Information/Handout via

Thượng đỉnh Trump-Kim rất được trông đợi diễn ra hôm nay, 12/06/2018, tại Singapore. Theo đánh giá sơ bộ của giới quan sát, riêng việc tham gia vào một hội kiến ngang hàng với tổng thống Mỹ đã là một thành công lớn với Bình Nhưỡng, vốn bị cô lập từ hơn nửa thế kỷ, cho phép Bắc Triều Tiên có được một vị trí trong cộng đồng quốc tế. Còn đối với Hoa Kỳ, yếu tố nào cho phép khẳng định thành công ? Sau đây là phần tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia, nhà ngoại giao, trước khi diễn ra cuộc thượng đỉnh.
Báo Anh Quốc The Guardian (1) tóm tắt không khí chung của thượng đỉnh Mỹ-Triều như là một hội kiến « đầy bất trắc », với những hệ lụy lớn. Hai đối tác của thượng đỉnh này đều nổi tiếng với các phản ứng khó lường đoán trong bối cảnh nghi kỵ là điểm nổi bật trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên lâu nay.
Bắc Triều Tiên, quốc gia bị cô lập trong nhiều thập niên, đã nỗ lực phát triển hệ thống vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, như một phương tiện bảo đảm sự sống còn, nay tuyên bố sẵn sàng từ bỏ tham vọng hạt nhân để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cho đến nay chưa hề có một cam kết cụ thể.
Về phía Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho Bình Nhưỡng, để đổi lấy cam kết từ bỏ vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên, bảo đảm ra sao và cam kết từ bỏ như thế nào là điều mà tổng thống Mỹ dường như rất ít chú ý. Ông Trump cũng nổi tiếng là người tự coi là chỉ tin tưởng vào trực giác mách bảo và biệt tài thương lượng của mình, mà rất ít coi trọng ý kiến của các cố vấn. Tổng thống Mỹ cũng lừng danh là người thay đổi lập trường nhanh chóng. Vậy, căn cứ vào đâu để đánh giá cuộc thượng đỉnh này là một thành công đối với Hoa Kỳ, trong trường hợp Washington tuyên bố ăn mừng chiến thắng ?
Hãng thông tấn Reuters hôm qua, 11/06, dẫn lời ông Williams Perry, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thời tổng thống Bill Clinton. Theo cựu bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, bên cạnh cảm xúc hài lòng hay không - mà hai lãnh đạo Mỹ-Triều bày tỏ sau cuộc hội kiến - có hai điểm chủ yếu để đánh giá thượng đỉnh này là thành công hay thất bại với Washington.
Thông cáo chung và « các biện pháp cụ thể »
Thứ nhất là thông cáo chung phải đưa ra nguyên tắc « phi hạt nhân hóa » bán đảo Triều Tiên, và thứ hai là phải dự kiến được một tiến trình với « các biện pháp cụ thể » nhằm thực hiện mục tiêu này, và một thỏa thuận sơ bộ về « các biện pháp đầu tiên ».
Tổng thống Mỹ từng khẳng định ông sẽ cảm nhận được ngay từ phút đầu tiên, là có thể đạt được thỏa thuận với Kim Jong Un hay không. Cựu bộ trưởng Perry, người từng phụ trách các đàm phán về giải trừ hạt nhân với Bắc Triều Tiên thời Kim Jong Il - cha của Kim Jong Un, hy vọng là, về vấn đề này ông Donald Trump « có lý ». Ông kỳ vọng là nếu hai bên có thể đạt được một thỏa thuận, cho phép khởi sự « một tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn », thì đây sẽ là « một thành công lớn ».
Các biện pháp cụ thể của tiến trình này, theo cựu bộ trưởng Mỹ, là « quá phức tạp » để có thể được tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên bàn tới trong lần gặp này, nhưng mục tiêu lý tưởng là : cuộc hội kiến này sẽ mở đường cho việc các chuyên gia họp lại để bàn về các vấn đề kỹ thuật, mà toàn bộ tiến trình này có thể « sẽ kéo dài nhiều năm trời ».
Cựu bộ trưởng Williams Perry được coi là người dẫn dắt thành công các đàm phán với chế độ Bắc Triều Tiên cách nay một phần tư thế kỷ, từng khiến Bình Nhưỡng chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, để đổi lấy năng lượng, vào thời điểm đó (2).
« Hộp đen » không mở, thượng đỉnh chỉ là « trò diễn » !
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến các biện pháp phi hạt nhân hóa cụ thể. Vẫn báo Anh The Guardian dẫn lời nhà cựu ngoại giao Mỹ Robert Gallucci, người từng trực tiếp phụ trách các đàm phán với Bắc Triều Tiên đầu những năm 1990, thì điểm duy nhất đáng kể có thể coi là mấu chốt của thành công, đó là « một tuyên bố cụ thể về tiến trình phi hạt nhân hóa ». Ông nhấn mạnh, chỉ cần bấy nhiêu đã là thành công, cho dù không có thêm bất cứ kết quả nào khác, ngược lại, dù có bao nhiêu kết quả được tuyên bố, mà không có một kế hoạch cụ thể, thì kể như là Hoa Kỳ thất bại.
Theo chuyên gia Suzanne DiMaggio, giám đốc trung tâm tư vấn New America, chuyên về chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á và Trung Đông, thì biện pháp cho các thanh tra giám sát vũ khí nguyên tử quốc tế vào Bắc Triều Tiên phải được coi là « một trong các mục tiêu chủ yếu ». Đây cũng là các nhân nhượng mà Bắc Triều Tiên từng đưa ra trong những thỏa thuận với các chính quyền Mỹ trước đây. Lần này, lãnh đạo Bình Nhưỡng có thể đi xa hơn, với việc cung cấp bản thống kê đầy đủ về các bộ phận của chương trình hạt nhân quân sự, « đã công bố hoặc chưa công bố ».
Ông Boris Toucas, chuyên gia về giải trừ hạt nhân thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, chia sẻ với nhận định nói trên, với giải thích : « để thượng đỉnh có thể tuyên bố là một thành công, trước hết làm sao để ‘‘chiếc hộp đen’’ của Bắc Triều Tiên cuối cùng phải chấp nhận mở ra… Nếu không đây sẽ chỉ là một trò diễn ».
Thanh tra vào Yongbyon, ngừng làm giàu uranium
Nhiều chuyên gia nổi tiếng, trong đó có nhà khoa học nguyên tử Siegfried Hecker cảnh báo là quá trình dỡ bỏ hoàn toàn hệ thống vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên là một tiến trình lâu dài, bao gồm nhiều giai đoạn, và kéo dài ít nhất là 10 năm (3). Một báo cáo mới đây mà chuyên gia Hecker là đồng tác giả, nhấn mạnh là tiến trình phi hạt nhân hóa dần dần sẽ cho phép hai bên « thiết lập sự tin cậy và nhận thức được tình trạng phụ thuộc lẫn nhau » là « điều kiện cần thiết » cho việc phi hạt nhân hóa « hoàn toàn, chắc chắn ».
Vẫn theo nhóm chuyên gia trên, việc các thanh tra quốc tế được phép vào các cơ sở hạt nhân, như cơ sở chính Yongbyon và việc ngừng toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc làm giàu uranium là các giai đoạn khởi đầu « quan trọng nhất ».
Nhà địa chính trị Pháp Mathieu Duchatel (4) cũng chung nhận xét trong vấn đề này, khi nhận định là một thỏa thuận có thể kiểm chứng được, về việc làm giàu uranium và plutonium, có thể coi là kết quả « tối thiểu », nhưng điều này chưa đủ để chính phủ Mỹ tuyên bố « thành công ». (Ông Mathieu Duchatel là phó giám đốc chương trình châu Á và Trung Quốc của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu/European Council on Foreign Relations).
Theo chuyên gia Pháp, dường như Hoa Kỳ không có con đường nào khác là « chấp nhận lô gic của Bình Nhưỡng, cụ thể là nhân nhượng đáp lại nhân nhượng, với hy vọng giảm bớt không khí hoài nghi đang tiếp tục đe dọa phá hỏng tiến trình mong manh này ». Mathieu Duchatel lưu ý là « một tiến trình » phi hạt nhân hóa không thể khởi sự sau thượng đỉnh Singapore, nếu hai bên không đạt được ngay lập tức một số kết quả.
Theo RFI
(1) - Ngày 05/06/2018.
(2) - Thỏa thuận 1994 tan vỡ không lâu sau đó. Một trong các lý do là do Quốc Hội Hoa Kỳ do phe Cộng Hòa kiểm soát trở lại, đã từ chối thực hiện thỏa thuận hỗ trợ năng lượng cho Bắc Triều Tiên, bài « Washington – Pyongyang : une défiance réciproque », ngày 10/06/2018.
(3) - Le Monde, 11/06/2018.
(4) - Le Monde, 12/06/2018.
phai  
#6 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:55:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Toàn văn thông cáo chung thượng đỉnh Trump-Kim

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho xem văn bản thông cáo chung, có chữ ký của lãnh đạo hai nước, ngày 12/06/2018. REUTERS/Jonathan Ernst

Thông cáo chung do tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ký sau cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore, ngày hôm nay, 12/06/2018 có ghi là lãnh đạo hai nước thỏa thuận tiến hành phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Các từ phi hạt nhân hóa « có thể kiểm chứng được » và không thể đảo ngược được », không có trong văn bản này.
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ khẳng định là tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được kiểm chứng. Ông nhấn mạnh : Không có chuyện thụt lùi. Chúng ta sẽ kiểm chứng. Đó là một tiến trình phi hạt nhân hóa toàn bộ. Việc kiểm chứng sẽ do Hoa Kỳ và quốc tế tiến hành.
Sau đây là toàn văn thông cáo chung (theo bản tiếng Pháp của AFP) :
« Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Kim Jong Un đã có cuộc trao đổi ý kiến đầy đủ, sâu sắc và chân thành về những vấn đề liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC (Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên) và về việc xây dựng một chế độ hòa bình vững chắc và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump đã cam kết đưa ra các bảo đảm về an ninh cho RPDC và chủ tịch Kim Jong Un tái khẳng định cam kết vững chắc và không lay chuyển của mình đối với việc phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Tin tưởng rằng việc thiết lập mối quan hệ mới Hoa Kỳ-RPDC sẽ đóng góp vào hòa bình và phồn thịnh của bán đảo Triều Tiên và thế giới, và thừa nhận rằng việc thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau có thể thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong Un tuyên bố :
1. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ mới giữa hai nước phù hợp với nguyện vọng hòa bình và thịnh vượng của nhân dân hai nước.
2. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên sẽ cùng chung sức thực hiện một chế độ hòa bình bền vững và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
3. Bắc Triều Tiên tái khẳng định nội dung bản Tuyên Bố Bàn Môn Điếm ngày 27/04/2018, cam kết hành động để phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
4. Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết cho hồi hương thi hài các quân nhân Mỹ mất tích trên chiến trường trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên.
Thừa nhận rằng thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC, cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử, là một sự kiện có tầm quan trọng to lớn, đáng ghi nhớ vì thượng đỉnh sang trang nhiều thập niên căng thẳng và thù nghịch giữa hai nước, báo trước một tương lai mới, tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong Un cam kết thực hiện toàn bộ các điều khoản trong thông cáo chung này.
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên cam kết, ngay khi có thể, tổ chức các cuộc thương lượng liên tục, do ngoại trưởng Mike Pompeo và một đồng nhiệm cấp cao của RPDC tiến hành, nhằm thực hiện các kết quả của thượng đỉnh Hoa Kỳ-RPDC.
Tổng thống Trump và chủ tịch Kim Jong Un cam kết hợp tác nhằm phát triển mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và RPDC, thúc đẩy hòa bình, phồn thịnh và an ninh của bán đảo Triều Tiên và thế giới ».
Bên cạnh thông cáo chung được ký kết, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un còn tuyên bố thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên mở ra một thời kỳ mới. Về phần mình, tổng thống Donald Trump đã bất ngờ mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên tới Nhà Trắng. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố : « Chúng tôi sẽ gặp nhau thường xuyên » và khẳng định ông có mối quan hệ rất đặc biệt với lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Theo RFI
phai  
#7 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 10:58:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thượng đỉnh Trump – Kim : Mỹ xuống nước, Trung Quốc ló dạng?

UserPostedImage
Cái bắt tay lịch sử giữa tổng thống Mỹ, Donald Trump (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un (P) tại Singapore ngày 12/06/2018. REUTERS/Jonathan Ernst

Tâm điểm thời sự quốc tế trên các nhật báo lớn của Pháp ngày 12/06/2018 đương nhiên vẫn là thượng đỉnh Singapore. Kết quả cuộc gặp ra sao, tác động của Trung Quốc như thế nào và tương lai nào cho nền kinh tế Bắc Triều Tiên là những mảng chủ đề được khai thác nhiều nhất.
Vào thời điểm lên khuôn các bài để chuẩn bị ra sạp ngày hôm nay, cái bắt tay lịch sử giữa Kim Jong Un và Donald Trump vẫn chưa diễn ra. Do đó, nhiều bài viết trên các nhật báo đa phần đều đưa các nhận định mang tính dự báo.
Dù vậy, các nhật báo cũng kịp đưa hình ảnh cái bắt tay lịch sử giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên trên trang mạng của mình. Le Figaro thốt lên : « Bắt tay lịch sử giữa Donald Trump và Kim Jong Un tại Singapore ». Les Echos thông báo : « Trump và Kim cam kết bước vào một kỷ nguyên mới ».
Le Monde cho biết rõ hơn : « Kim Jong Un hứa một tiến trình phi hạt nhân hóa toàn diện bán đảo Triều Tiên ». La Croix trưng ảnh chụp tài liệu có chữ ký của hai nguyên thủ, trích nhận xét lạc quan của tổng thống Mỹ về cuộc gặp này : « Donald Trump, cuộc gặp với Kim Jong Un là xứng đáng và có kết quả ». Để giúp độc giả theo dõi dễ dàng thượng đỉnh, hầu hết trang mạng các nhật báo đều để chế độ Live, tường thuật trực tiếp, cập nhật liên tục các thông tin.
Riêng tờ báo thiên tả Libération trong số báo ra hôm nay, trên nền ảnh ghép khuôn mặt một bên là của Donald Trump và bên kia là Kim Jong Un, chạy tít lớn : « Thượng đỉnh Trump – Kim, Lịch sử và Cuồng loạn, hãy chọn ô đúng ».
Lịch sử bởi vì sự kiện mang lại hy vọng chấm dứt « gần 70 năm đối đầu giữa Washington và Bình Nhưỡng » như tựa một bài viết trên Le Figaro và La Croix. « Cuồng loạn » vì đây là một thượng đỉnh giữa hai nhân vật đều có tính khí khó đoán khó lường.
Cuộc họp thượng đỉnh này là kết quả sau nhiều tháng chửi rủa và dọa dẫm lẫn nhau, để rồi giờ đây lại ngồi tươi cười bắt tay. Libération chơi chữ Fol Amour (nếu viết dính liền là tên một nhân vật trong phim Folamour) đặt câu hỏi : « Trump – Kim : Tình yêu điên loạn tại Singapore ? »
Phi hạt nhân hóa : Hoa Kỳ đổi ý ?
Trước khi hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên đặt bút ký một tài liệu, hầu hết các tờ báo Pháp đều dự báo kết quả cuộc hẹn này là « mù mờ ». Bởi vì, theo Le Monde, tổng thống Mỹ đang lao vào một cuộc « phiêu lưu ngoại giao ».
Ngay từ đầu vụ việc, Donald Trump không đi theo một quy ước ngoại giao nào. Ông bất ngờ nhận lời mời gặp của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, do đặc sứ Hàn Quốc chuyển đến. Tổng thống Mỹ đoạn tuyệt với các phương pháp ngoại giao truyền thống, ông bỏ qua mọi hình thức cẩn trọng và ông đã hành động cũng như ra quyết định theo bản năng của mình.
Trong khi đó, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã khôn khéo sử dụng « quyền lực mềm » của mình. Les Echos trong bài viết đề tựa « Kim Jong Un và Donald Trump trình làng một cuộc hẹn ngoạn mục với kết quả bất định » có nhận định rằng « Kim Jong Un sẽ không tỏ ra mềm mỏng trong các cuộc đối thoại với Donald Trump ».
Nhận xét này được minh chứng bằng việc ngoại trưởng Mỹ trong chiều tối thứ Hai 11/06 cho biết là « thượng đỉnh thật ra chỉ là màn khởi động một tiến trình đàm phán dài hơn rất nhiều ». Nhằm có thể mang lại ấn tượng thành công cho thượng đỉnh, các đoàn đàm phán hai bên chỉ trong vòng có hai tháng đã phải gặp nhau 7 lần.
Từ lâu luôn tỏ ra « bất di bất dịch », Hoa Kỳ giờ hiểu rằng Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ chấp nhận nguyên tắc phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và ngay lập tức kho vũ khí hạt nhân của mình, như đòi hỏi ban đầu của tổng thống Mỹ.
Về điểm này, ông Mathieu Duchâtel, chuyên gia địa chính trị trên nhật báo Le Monde còn bồi thêm rằng « Hoa Kỳ không còn chọn lựa nào khác là phải chấp nhận lô-gic của Bắc Triều Tiên ». Nghĩa là mỗi một sự nhượng bộ sẽ được đáp trả bằng một nhân nhượng tương tự. Như vậy, mới có hy vọng giảm bớt sự nghi kỵ hiện vẫn đang đe dọa một sự trật rày cho thành quả mong manh hiện nay.
Trung Quốc và thượng đỉnh Singapore: « Tuy không mà có »
Cũng liên quan đến thượng đỉnh Singapore, Le Figaro có nhận định « Bóng dáng các bên vắng mặt bao trùm thượng đỉnh ». Đó chính là những nước còn lại có tham gia đàm phán sáu bên : Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy không có mặt, nhưng những nước này đang nỗ lực vận động hành lang nhằm bảo vệ các lợi ích của mình.
Do vậy, Trung Quốc của Tập Cận Bình đã hào phóng cho Bắc Triều Tiên mượn chuyên cơ để đến Singapore. Vladimir Putin thì vội vã gởi ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đến Bình Nhưỡng, đồng thời mời lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến thăm Nga nhân diễn đàn kinh tế vào tháng 9/2018.
Thủ tướng Nhật Bản lo ngại cho lợi ích đất nước bị tổng thống Trump bỏ qua tuyên bố sẵn sàng mặt đối mặt với Kim Jong Un. Tổng thống Hàn Quốc lo ngại chiến tranh xảy ra tìm cách giữ hòa khí giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên.
Về phần mình, Les Echos nói thẳng : « Tuy vắng mặt tại thượng đỉnh Singapore, nhưng Trung Quốc vẫn nắm trong tay nhiều lá bài ». Bị bất ngờ trước sự xích lại gần ngoạn mục giữa Bình Nhưỡng và Washington, Bắc Kinh đã nhanh chóng sửa sai. Điều này được thể hiện rõ qua hai lần chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bất ngờ tiếp lãnh đạo Kim Jong Un.
Les Echos trích phân tích của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, giáo sư đại học Hồng Kông cho rằng trên bình diện địa chính trị, một thế cân bằng mới trên bán đảo Triều Tiên trên cơ sở phi hạt nhân hóa và phi quân sự có thể là sẽ rất lâu và từ từ. Do đó, Trung Quốc có đủ thời gian để bảo vệ các lợi ích của mình.
Hơn nữa, Trung Quốc còn có một khả năng gây ảnh hưởng mạnh về mặt kinh tế. 90% trao đổi ngoại thương của Bắc Triều Tiên đều thông qua Trung Quốc. Do vậy, « mọi thủ tục trừng phạt Bắc Triều Tiên cũng phụ thuộc vào nước này », ông Jean-Pierre Cabestan cho biết tiếp.
Cuối cùng, Trung Quốc cũng muốn là một bên tham gia, nếu như có ký kết một hiệp định hòa bình theo đúng nghĩa trong thời gian sắp tới, với tư cách là một đồng minh lâu đời và là quốc gia từng tham gia ký kết hiệp định đình chiến 1953.
Kinh tế : Bắc Triều Tiên chưa thể là một « Việt Nam mới »
Liên quan đến lĩnh vực kinh tế, Les Echos có bài viết đề tựa « Kinh tế Bắc Triều Tiên vật vã thức tỉnh ».
Theo giải thích của nhật báo kinh tế, trữ lượng khoáng sản (ít nhất là 200 mỏ) của Bắc Triều Tiên là dồi dào, nhất là nguồn đất hiếm, rất cần cho các tập đoàn công nghệ cao. Thế nhưng, do thiếu thốn phương tiện, công nghệ, kỹ thuật, mạng lưới vận chuyển và điện năng, nên Bình Nhưỡng không có khả năng khai thác các nguồn tài nguyên đó.
Ngoài khoáng sản, ngành nông nghiệp hay nguồn nhân công giá rẻ của Bắc Triều Tiên vẫn còn bị bỏ ngỏ. Les Echos cho rằng Bình Nhưỡng không thể nào làm một cú nhảy vọt như Việt Nam do việc triển khai các nguồn lực này phải được tiến hành một cách từ từ.
Hơn nữa, theo nhật báo, để có thể thu hút đầu tư nước ngoài, Bình Nhưỡng phải tiến hành cải cách sâu rộng bộ máy chính trị và kinh tế, được cho là đầy nguy hiểm đối với chế độ. Về điểm này, ông Ian Bennett, chuyên viên tin học, từng có thời gian đến thuyết giảng về công ty khởi nghiệp tại Bình Nhưỡng cho rằng : « (…) Nhịp độ cải cách kinh tế phải được tuân thủ sao cho bảo đảm được sự bình ổn chính trị ».
Theo RFI
phai  
#8 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:01:36(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổng thống Trump thông báo ngưng tập trận chung Mỹ-Hàn

UserPostedImage
Tập trận Mỹ-Hàn bị Bắc Triều Tiên lên án là mối đe dọa cho hòa bình. Trong ảnh, một đợt tập trận chung tại Pohang, Hàn Quốc, ngày 02/04/2017. REUTERS/Kim Hong-Ji

Trong cuộc họp báo tại Singapore sau thượng đỉnh ngày 12/06/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cho ngưng tập trận chung Mỹ-Hàn.
Ông Donald Trump phát biểu : « Trong khi chúng tôi đang thương lượng về một thỏa thuận chung, rất toàn diện, tôi tin rằng không nên có tập trận chung ». Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh là như vậy cho phép « tiết kiệm được rất nhiều tiền ». Ngoài ra, tổng thống Donald Trump còn nhắc lại là ông mong muốn, vào một thời điểm thích hợp nào đó, sẽ rút lính Mỹ khỏi lãnh thổ Hàn Quốc, nhưng ông khẳng định điều này không nằm trong nội dung thương lượng với Bắc Triều Tiên.
Không cho biết chi tiết cụ thể, nhưng ông Trump nói thêm là các cuộc thanh tra sẽ được tổ chức để xem liệu có còn các mối đe dọa hạt nhân từ Bình nhưỡng hay không, và các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên vẫn sẽ được duy trì cho tới khi nào những mối đe dọa trên hoàn toàn bị xóa bỏ.
Trong cuộc họp báo, tổng thống Mỹ không tiếc lời khen ngợi lãnh đạo Kim Jong Un. Đối với chủ nhân Nhà Trắng, Kim Jong Un là một người « tài ba », một « nhà thương thuyết rất giỏi », người đã « can đảm đi những bước đầu tiên để hướng tới một tương lai tốt nhất cho đất nước của mình ».
Sau khi tổng thống Mỹ phát biểu về ý định ngưng tập trận chung Mỹ-Hàn, phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết cần làm rõ thêm xem phát biểu của tổng thống mang nghĩa cụ thể như thế nào, đồng thời phải xác định rõ ràng ý định của ông Trump.
Theo RFI
phai  
#9 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:03:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dư luận Trung Quốc mong muốn thượng đỉnh Mỹ-Triều thành công

UserPostedImage
Các xe tải đợi kiểm tra hàng tại cầu Hữu Nghị trên sông Áp Lục, nối Sinuiju của Bắc Triều Tiên với Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018. REUTERS/Jacky Chen

Tại Trung Quốc, theo dõi sát cuộc họp thượng đỉnh diễn ra hôm nay 12/06/2018, phải nói trước tiên người dân ở Đan Đông, thành phố giáp ranh với Bắc Triều Tiên, bên bờ sông Áp Lục, với cây cầu « Hữu Nghị » nối liền hai bờ. Cư dân tại đây, hai triệu người, sống nhờ thương mại hai bên, và trừng phạt của quốc tế đối với Bắc Triều Tiên đã tác hại nhiều đến hoạt động kinh tế tại đây.
Rất nhiều người ở Đan Đông hy vọng thượng đỉnh thành công, theo bài phóng sự của thông tín viên RFI, Heike Schmidt.
"Buổi chiều, người Đan Đông rất thích ca hát, tập thể dục hay đi dạo dọc bờ sông Áp Lục, con sông làm ranh giới với Bắc Triều Tiên, ở bên kia sông. Bên phía Trung Quốc, thì là nhà cao tầng được chiếu sáng, còn bên kia thì tối đen như mực. Câu hỏi mà người ta đặt ra là liệu thượng đỉnh ở Singapore có dẫn đến việc đất nước khép kín nhất hành tinh mở cửa hay không.
Một người dân tại chỗ đã tỏ ý rất hy vọng về việc thượng đỉnh giữa hai ông Kim Jong Un và Donald Trump thành công. Theo lời ông : « Điều đó rất tốt cho hòa bình trên bán đảo. Liên Hiệp Quốc sẽ bãi bỏ cấm vận và chúng tôi có thể buôn bán trở lại với láng giềng ».
Trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đã bóp nghẹt kinh tế tại chỗ. Một cụ già muốn tin là thời đại đe dọa và trừng phạt sắp kết thúc và giải thích : « Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lần là phải ưu tiên cho đối thoại, chứ không phải là dùng sức mạnh để giải quyết bất đồng. Trump và Kim họp tại Singapore là điều rất tốt. Bắc Triều Tiên đã phá hủy nơi thử nghiệm hạt nhân, họ đã chứng minh thiện chí rồi ! ».
Nhiều người khác lấy làm tiếc là Trung Quốc không được mời tham gia. Một cán bộ nói lên cảm nghĩ của ông : « Tôi mong muốn hòa bình, tôi mong muốn quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên được cải thiện. Nhưng tôi không thích Mỹ can thiệp vào công việc ở bán đảo, mà Trung Quốc phải đóng một vai trò quan trọng cho hòa bình trên hành tinh ».
Trung Quốc bị gạt ra bên ngoài thượng đỉnh Singapore, nhưng ở Đan Đông, các nhà kinh doanh Trung Quốc đã sẵn sàng là những người đầu tiên lao vào nước láng giềng khi Bắc Triều Tiên mở cửa kinh tế".
Theo RFI
phai  
#10 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:05:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người Hàn Quốc rất hy vọng vào thượng đỉnh Mỹ-Triều

UserPostedImage
Người dân Bắc Triều Tiên theo dõi màn hình chuyến đi Singapore của ông Kim Jong Un, sân vận động Bình Nhưỡng, 11/06/2018. Kyodo/via REUTERS

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã nở nụ cười hài lòng trước cảnh bắt tay của hai ông Donald Trump và Kim Jong Un tại Singapore, và cho biết cả đêm qua, 11/06/2018, ông không ngủ được. Nhờ sự vận động tích cực của tổng thống Moon Jae In từ mấy tháng qua mà cuộc gặp đã diễn ra. Tổng thống Hàn Quốc tin là người dân của ông theo dõi sát những hình ảnh từ Singapore.
Thông tín viên RFI Frédéric Ojardias từ Seoul ghi nhận các phản ứng :
« Tiến trình đối thoại làm mê hoặc người dân Bắc Triều Tiên. Ian Bennette, thuộc tổ chức phi chính phủ giúp đỡ phát triển Choson Exchange kể lại như vậy. Ông vừa mới từ Bình Nhưỡng trở về.
Ông cho biết : Những người Bắc Triều Tiên mà tôi đã gặp dường như nghĩ rằng việc tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh là một quyết định đúng đắn. Khi chuyến thăm Bình Nhưỡng của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompéo được thông báo, tôi đã thấy rất nhiều người tụ tập đứng đọc báo và xem ảnh về cuộc gặp này. Họ vẫn không thể tin được là điều này đã xẩy ra. Đó là điều mới mẻ. Người dân Bắc Triều Tiên nghĩ rằng có một sự thay đổi thực sự đang diễn ra, chứ không phải chỉ có những phát biểu suông.
Choson Exchange tổ chức tại Bình Nhưỡng các cuộc hội thảo về kinh tế thị trường với đối tượng là tầng lớp trung lưu mới xuất hiện, các chủ doanh nghiệp nhỏ Bắc Triều Tiên. Ông Ian Bennette cho biết : Có một tầng lớp trung lưu quan trọng đang phát triển tại Bắc Triều Tiên. Nếu tầng lớp này ủng hộ việc phát triển thương mại, thì chính quyền sẽ chú ý tới điều này. Nếu họ muốn có thêm đầu tư nước ngoài, thì mong muốn này sẽ được tính tới trong các quyết định của chính phủ.
Tuy nhiên, hiện tại mối quan tâm chủ yếu của chế độ Bình Nhưỡng là an ninh và không có gì chắc chắn là những lời hứa của Mỹ hỗ trợ phát triển kinh tế đủ để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân ».
Theo RFI
phai  
#11 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:07:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Nhật Bản thất vọng

UserPostedImage
Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore truyền hình trực tiếp tại Nhật, ngày 12/06/2018. REUTERS/Issei Kato

Phản ứng về hội nghị thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un ngày hôm nay, 12/06/2018 tại Singapore, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hoan nghênh tuyên bố về thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên được hai nước ký kết, xem đó là « một bước đầu… tiến tới việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên ».
Tuy nhiên, thủ tướng Nhật Bản cũng tỏ ý thất vọng và tỏ vẻ trách cứ Mỹ đã thiếu quan tâm đến quyền lợi đồng minh. Thông tín viên RFI Frédéric Charles ghi nhận từ Tokyo :
"Dù hy vọng, nhưng thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng không quên là các cuộc họp với Bắc Triều Tiên trước đây đều không dẫn đến kết quả phi hạt nhân hóa bán đảo.
Trong chính giới Nhật, người ta cũng ghi nhận là thượng đỉnh giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên trước tiên hết là một vấn đề song phương, và ông Donald Trump không quan tâm đến quyền lợi của đồng minh.
Đối với người dân bình thường ở Tokyo thì cuộc họp thượng đỉnh này không khác gì một màn kịch Kabuki truyền thống của Nhật Bản, nghĩa là mang tính nhất thời hơn là một hồi kết.
Một doanh nhân ở Tokyo cho rằng ông không tin tưởng vào sự thành thật của Donald Trump và Kim Jong Un. Nhật Bản, đồng minh thân thiết nhất, trung thành nhất của Mỹ ở Châu Á, ngày nay cảm thấy rất lẻ loi".
Theo RFI
phai  
#12 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:09:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kim Jong Un thắng trận đầu trong chiến lược hội nhập quốc tế

UserPostedImage
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau tại khách sạn Capella, đảo Sentosa, ngày 12/06/2018. Kevin Lim/The Straits Times via REUTERS

Với cú bắt tay lịch sử với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore ngày 12/06/2018, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã thực hiện được bước thứ nhất trong tham vọng của ông nội Kim Nhật Thành : nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên, được thế giới công nhận như là một thành viên thực thụ, 70 năm sau ngày thành lập.
Từ một chế độ bị xem là « côn đồ », giới lãnh đạo bị nước ngoài trêu chọc, Bắc Triều Tiên tuy chưa trở thành một nước được nể trọng, nhưng ít ra đã được xem là « có thể giao thiệp được ». Được tổng thống siêu cường số một bắt tay, hội kiến ngang hàng trong suốt buổi sáng thứ Sáu 12/06/2018 tại Singapore và khen ngợi là một người thông minh, Kim Jong Un từ nay là một nhà lãnh đạo « đáng quý ».
Để được kết quả này, Bắc Triều Tiên nhờ vào công lao của hai người. Theo phân tích của nhà báo Pháp Philippe Pons (Le Monde 12/06/2018), trước tiên là tham vọng của Kim Nhật Thành, ước mơ trang bị vũ khí hạt nhân để bảo vệ chủ quyền và sự sinh tồn của chế độ chính trị. Giấc mơ này vừa được cháu nội Kim Jong Un thực hiện : với khả năng chế tạo bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bắc Triều Tiên được Mỹ xem là đáng gờm.
Vào năm 2011, mới 27 tuổi, Kim Jong Un lên thay cha là Kim Jong Il từ trần vì bạo bệnh. Thay vì chấp nhận số phận bù nhìn trong bàn tay của một nhiếp chính vương, « ấu chúa » Kim Jong Un, học trung học tại Thụy Sĩ và trường Võ bị Kim Nhật Thành, nhanh chóng tỏ ra là một người sắt thép, thô bạo : thanh trừng hàng ngũ tướng lãnh, giết chú dượng và anh trai bị nghi là « nội gián » cho Trung Quốc. Nắm cả quân đội lẫn đảng Lao động trong tay, Kim tập trung vào hai mặt trận : kinh tế và vũ khí hạt nhân.
Thoát ngõ cụt…
Sự kiện Bình Nhưỡng nhẫn nhịn để được Washington chấp nhận thương lượng, theo đề nghị « đánh đổi hạt nhân với bỏ cấm vận kinh tế » chứng tỏ Kim Jong Un đủ tự tin để mở mặt trận thứ ba : mặt trận ngoại giao.
Do vậy, thái độ cởi mở của Bắc Triều Tiên từ đầu năm nay, mà dấu ấn đầu tiên là thông điệp đầu năm dương lịch, tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông, ngưng thử vũ khí, gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hai lần, không phải là những quyết định ngẫu hứng hay do nhu cầu tình thế.
Trong các cuộc diện kiến với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, lãnh đạo Kim Jong Un đã hoàn toàn thay đổi phong cách. Vóc dáng của một bạo chúa máu lạnh đã biến mất, thay vào đó là hình ảnh một người vui vẻ, lịch thiệp trò chuyện và biết mình muốn gì và hướng đến đâu.
Cho đến giờ phút này, mặt trận ngoại giao của Bắc Triều Tiên được ba yếu tố thuận lợi : tiến bộ về hạt nhân, tên lửa, chủ trương đối thoại của tổng thống Hàn Quốc và nhất là cả Bình Nhưỡng và Seoul đều ý thức nguy cơ chiến tranh toàn diện, nếu Donald Trump đánh thật.
Tuy nhiên, đối với Kim Jong Un, hoà giải được với Mỹ cũng hàm chứa nhiều bất trắc đe dọa chế độ. Chắc chắn là Kim cũng tiên liệu một số hiểm nguy này : các đợt thanh trừng hàng ngũ chứng tỏ có đối kháng từ bên trong chế độ.
Nguy hiểm thứ hai, đến từ nhân dân Bắc Triều Tiên : từ thập niên 1950 đến nay, Bình Nhưỡng sử dụng mối đe dọa của Mỹ để biện minh cho chính sách cô lập, tước đoạt các quyền tự do, dân chủ.
… chuẩn bị vào ngõ quanh
Với chiến thắng ngoại giao, mối đe dọa từ ngoài không còn nữa, triều đại họ Kim phải tìm một « tính chính đáng mới » trong bối cảnh người dân, sau nhiều thập niên thiếu đói, đang trông chờ những thay đổi thấy được trong cuộc sống. Để được danh hiệu cường quốc đúng nghĩa, bên cạnh sức mạnh quân sự, Bắc Triều Tiên cần phục hưng kinh tế và buộc phải mở cửa.
Theo phân tích của nhà báo Philippe Pons, giai đoạn chuyển tiếp sẽ làm cho chế độ khép kín mất đi vũ khí lợi hại nhất : đó là bịt mắt dân chúng không cho tiếp cận với thực tế của thế giới bên ngoài.
Chuyển tiếp theo mô hình Trung Quốc, nới lỏng từ từ và có kiểm soát, sẽ là « trận đánh thứ hai » của Kim Jong Un. Được Mỹ bảo đảm an toàn, nhưng trận chiến sắp tới sẽ gay go hơn nhiều vì đối tác, nếu không khéo sẽ trở thành đối thủ, không phải là một tổng thống Mỹ, mà chính là người dân Bắc Triều Tiên. Một ngõ quanh đang chờ Kim chủ tịch.
Theo RFI
phai  
#13 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:21:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TT Trump cho ông Kim xem video 'vẽ' tương lai tươi sáng

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un bắt tay sau khi ký tuyên bố chung, 12/6/2018.

Khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngồi xuống để thuyết phục về hòa bình với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un hôm 12/6, ông đã giới thiệu một đoạn video có hình ảnh của hai nhà lãnh đạo.
Ông Trump cho biết ông đã mời ông Kim và các quan chức Triều Tiên xem một đoạn video dài 4 phút được sản xuất trước cuộc gặp thượng đỉnh hôm 12/6 ở Singapore. Ông Trump nói ông Kim và các thành viên cao cấp khác của đoàn Triều Tiên đã vây quanh chiếc iPad để xem video.
“Tôi nghĩ ông ấy thích video đó”, ông Trump nói, hàm ý về ông Kim.
Video của ông Trump chiếu cho đoàn Triều Tiên là một trong những khoảnh khắc không có trong kịch bản của cuộc gặp đã được lên kế hoạch cẩn thận giữa hai nhà lãnh đạo.
Đoạn video, có thuyết minh bằng tiếng Triều Tiên và tiếng Anh, cho thấy hình ảnh của hai ông Trump và Kim mỉm cười. Có lúc đoạn video chiếu hình ảnh các em bé và các nhà máy ô tô, gợi ý về tương lai thịnh vượng hơn mà Triều Tiên có thể đạt được nếu họ đồng ý dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình.
Để minh họa cho quan điểm này, các tên lửa đạn đạo được thể hiện với hình thức là chúng chuyển động ngược trở về các bệ phóng.
"Quá khứ không bắt buộc phải là tương lai", đoạn thuyết minh được đọc kèm hình ảnh cho thấy khu phi quân sự đã tách đôi Bắc và Nam Hàn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.
Sau đó, người thuyết minh nói: "Một thế giới mới có thể bắt đầu ngày hôm nay", cùng lúc có các hình ảnh kỹ xảo gợi ý Triều Tiên nghèo khó có thể sẽ trông như thế nào nếu nước này cũng được chiếu sáng vào ban đêm giống như Hàn Quốc hiện đang thịnh vượng hơn nhiều.
Một số đoạn trong video dường như muốn nói trực tiếp với ông Kim, gợi ý rằng ông ta có thể lựa chọn mở cửa Triều Tiên để đón các khoản đầu tư mới và bước vào một khoảnh khắc lịch sử cùng ông Trump trong vai trò là hai người quyết định chính.
"Nhân vật chính là Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un, trong một cuộc họp để tái tạo lịch sử, tỏa sáng trong ánh mặt trời. Một khoảnh khắc, một sự lựa chọn”, tiếng người thuyết minh nói.
Bảng chữ của video cho biết nó do Destiny Pictures sản xuất. Đây là một công ty có trụ sở ở Los Angeles.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 12/06/2018 lúc 11:27:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#14 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:31:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
TT Trump nói với VOA: Kim Jong Un 'yêu nước, thương dân'

Tổng thống Donald Trump vừa dành cho cộng tác viên Greta Van Susteren của VOA một cuộc phỏng vấn đặc biệt sau cuộc gặp lịch sử với Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore hôm 12/6.
Van Susteren: Điều gì ở ông Kim Jong Un làm ngài ngạc nhiên?
TT Trump: Thực sự, ông ấy có một cá tính tuyệt vời. Ông ấy là một người vui tính, ông ấy rất thông minh, và là một nhà thương thuyết tuyệt vời. Ông ấy thương dân, nhưng không phải tôi ngạc nhiên vì điều đó, mà thật sự ông ấy yêu mến người dân Triều Tiên. Và tôi nghĩ rằng chúng ta đã bắt đầu một thỏa thuận tuyệt vời. Chúng ta sẽ giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên. Việc này sẽ bắt đầu ngay lập tức và cũng có rất nhiều việc khác đang xảy ra, bao gồm cả việc đưa hài cốt của quân nhân về quê nhà. Như cô biết đấy – việc nhận lại hài cốt là vấn đề rất quan trọng đối với rất nhiều người. Nhiều người đã gọi điện cho tôi, viết thư cho tôi, nói rằng "Xin ông làm ơn thực hiện điều đó được không?" Và ông ấy cũng đồng ý thực hiện việc trao trả hài cốt, hàng ngàn người cũng muốn làm như vậy. Vì rất người đã chết trong chiến tranh Triều Tiên – và vì vậy đây là một vấn đề lớn.
Van Susteren: Hôm nay ngài đã thảo luận vấn đề nhân quyền và ông ấy đã phản ứng như thế nào?
TT Trump: Rất tốt. Ý tôi là, chúng tôi dành 90% thời gian để nói về việc giải trừ hạt nhân, nhưng chúng tôi cũng bàn rất nhiều việc khác, bao gồm cả quyền con người, tiếp nhận hài cốt, trên thực tế chúng tôi đưa điều này thành tuyên bố. Chúng tôi nêu rất nhiều điều trong tuyên bố đó, vượt xa những gì mà mọi người mong đợi.
Van Susteren: Xin ngài cho chúng tôi biết một số thông tin hậu trường. Ngài có đưa ra tối hậu thư cho ông ấy không, ông ta có đưa ra tối hậu thư cho ngài không? Hai bên đã trao đổi những gì?
TT Trump: Không, không có tối hậu thư. Chúng tôi đã trải qua ba tháng để trao đổi với họ thông qua các đại diện khác nhau như Ngoại trưởng Mike Pompeo, người đã thực hiện một công việc thực sự tuyệt vời. Vì vậy, chúng tôi đã có một khoảng thời gian đàm phán khá tốt và khi chúng tôi gặp nhau hôm nay, chúng tôi đã làm quen ngay từ đầu. Bây giờ là giờ thứ 25 rồi đó. 25 tiếng đồng rồi tôi không ngủ được, đó là một cuộc đàm phán dài và tôi rất tự hào về điều đó. Sự kiện này bắt đầu cho một quá trình. Tình hình Triều Tiên trước đây như thể có thể đã dẫn đến một cuộc chiến, có làm mất đi sinh mạng của hàng triệu người – Seoul có 28 triệu người, có thể mất đi sinh mạng của hàng triệu người, nhưng chúng tôi sẽ chấm dứt mối đe dọa này bằng một thỏa thuận.
Van Susteren: Còn binh sĩ của chúng ta thì sao? Họ có ở lại Hàn Quốc không?
TT Trump: Vâng, họ sẽ ở lại. Thậm chí chúng tôi cũng không thảo luận về điều đó, điều đó không được thảo luận. Chúng ta sẽ chấm dứt các cuộc tập trận đầy tốn kém. Bởi vì tôi nghĩ, thứ nhất, nó mang tính khiêu khích, và tôi muốn rút, và tôi nghĩ họ rất vui khi chúng ta rút vì nó mang tính khiêu khích. Nhưng tập trận thì thật sứ tốn kém vì nó ngốn quá nhiều tiền. Và chúng ta sẽ không tập trận nếu như các bên đàm phán giữ đúng lời hứa.
Van Susteren: Điều gì đã giúp ông Kim chịu đàm phán sau một vài thập kỷ từ chối?
TT Trump: Thực sự thì tôi không nghĩ rằng trước đây họ từ chối đàm phán. Về cơ bản họ có thái độ im lặng, và im lặng, họ không muốn nói về điều đó và mình cũng không thể làm gì được. Và tôi nghĩ rằng những lời phát ngôn ban đầu của tôi rất quan trọng. Thành thật mà nói, tôi không thích phát ngôn như thế và nhiều người nghĩ rằng tôi đã làm một điều sai trái. Nhưng tôi nghĩ nếu không có điều đó, chúng tôi sẽ không có mặt ở đây hôm nay. Tôi cũng nghĩ rằng ông ấy thực sự muốn thực hiện một thỏa thuận, ông ấy muốn làm điều gì đó.
Van Susteren: Nhưng tại sao, thưa ngài?
TT Trump: Bởi vì ông ấy biết rằng chúng ta sòng phẳng. Tôi không nghĩ trước đây ông ấy cảm nhận được điều đó. Tôi nghĩ trước đây, người khác làm không thành công. Nhưng ông ấy biết rằng chúng tôi muốn đôi bên sòng phẳng, chúng tôi phải sòng phẳng và chúng tôi sẽ sòng phẳng. Và bây giờ chúng ta đã đạt được – tính ra cũng không phải mất nhiều thời gian - mặc dù cô có thể tính từ ngày đầu tiên nhậm chức, chúng tôi đã lên tiếng vấn đề Triều Tiên một cách mạnh mẽ. Nhưng hôm nay tôi nghĩ rằng chúng tôi đã ký một tuyên bố, bao gồm nhiều vấn đề lớn hơn và toàn diện hơn mức mọi người nghĩ. Không ai nghĩ rằng điều này có thể xảy ra.
Van Susteren: Xin ngài cho biết ông ấy sẽ nghĩ gì về ngài sau cuộc gặp này?
TT Trump: Tôi nghĩ ông ấy thích tôi và tôi thích ông ấy. Và tôi hiểu những việc đã xảy ra và, cô biết đấy, không ai nói nhưng tôi cũng biết, ông ấy là một người cứng rắn. Ông ấy buộc phải là một người cứng rắn hoặc là một người cứng rắn. Nhưng chúng tôi rất hợp nhau. Ông ấy thông minh, thương dân, yêu nước. Ông ấy muốn có rất nhiều điều tốt đẹp và đó là lý do tại sao ông ấy đến sự kiện này.
UserPostedImage
Lãnh tụ Kim Jong Un và TT Mỹ Donald Trump tại Singapore, 12/6/2018.

Van Susteren: Nhưng ông ta đã để cho dân chúng chết đói. Ông ấy tàn nhẫn với họ. Ông ấy vẫn thương dân?
TT Trump: Hãy nhìn xem, ông ấy đang làm những gì ông ấy thấy. Nhưng, tôi thực sự ghi nhận ngày hôm nay và hôm qua và một vài tuần trước đó, nhìn chung mọi việc đã bắt đầu khác. Một lần nữa, nếu không có những phát ngôn mạnh mẽ và không có các lệnh trừng phạt - các biện pháp trừng phạt rất quan trọng - các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi chúng ta chứng kiến những điều xảy ra. Và bây giờ chắc chắn các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi chúng ta thực sự bắt đầu giải trừ hoặc tháo dỡ các thiết bị sản xuất vũ khí hạt nhân.
Van Susteren: Đây là đài VOA và nhân dân ở Triều Tiên sẽ được nghe đài này. Ngài có muốn nói gì trực tiếp với công dân Triều Tiên không?
TT Trump: Tôi nghĩ tôi cảm thấy mừng cho họ. Ông ấy muốn làm những việc có ý nghĩa tốt cho họ và chúng tôi rất hợp nhau. Chúng tôi đã có một cuộc tương phùng tuyệt vời - cô hiểu tôi cảm thấy thế nào về cuộc hội ngộ này rồi đó. Nó rất quan trọng. Ý tôi là, tôi biết những người không có duyên hội ngộ thì cho dù quý vị làm gì đi nữa cũng không được. Chúng tôi đã có duyên với nhau ngay từ đầu, tôi đã nói về điều đó và tôi nghĩ rằng những điều tuyệt vời sẽ đến với Triều Tiên.
Van Susteren: Xin cảm ơn ngài Tổng thống, rất vui được trao đổi cùng ngài. Lặn lội từ Washington đến đây.
TT Trump: Đúng vậy. Một chuyến đi dài. Chắc cũng đến lúc tôi nên đi ngủ. Nghỉ ngơi một tí.
Van Susteren: Chúc ngài thượng lộ bình an.
TT Trump: Cảm ơn cô Greta, rất hân hạnh.
Theo VOA
phai  
#15 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:34:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vấn đề nhân quyền Bắc Hàn bị lu mờ tại cuộc gặp Trump-Kim

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un bắt tay sau lễ ký trong cuộc gặp lịch sử ở khách sạn Capella, Singapore hôm 12/6/2018
AFP

Cuộc gặp thượng định lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un đã che mờ đi khía cạnh đen tối khác của Bắc Hàn là vấn đề vi phạm nhân quyền tràn lan. Đó là ý kiến của các nhà hoạt động nhân quyền nhân cuộc gặp giữa lãnh đạo hai quốc gia tại Singapore hôm 12/6.
Những hình ảnh lịch sử cho thấy Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un bắt tay Tổng thống Trump, chụp hình selfies với các giới chức Singapore và đi tham quan thành phố.
Tổng thống Trump còn ca ngợi lãnh tụ Bắc Hàn là một người rất tài năng và rất yêu đất nước mình, nhưng Tổng thống Trump lại lờ đi các câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có đưa vấn đề của sinh viên người Mỹ Otto Warmbier đã chết sau khi bị giam giữ ở Bắc Hàn hơn một năm về trước hay không.
Nhiều ngày trước cuộc gặp, hơn 300 tổ chức nhân quyền đã kêu gọi Bình Nhưỡng phải cải thiện tình trạng nhân quyền.
Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch, Brad Adams, nói lãnh tụ Kim Jong Un đang cố gắng để trở thành một nhân vật ra tuyên bố quốc tế nhưng nỗ lực này sẽ thất bại nếu ông ta tiếp tục là lãnh đạo một quốc gia bị coi là nhà tù lớn nhất thế giới.
Theo AFP, ước tính có khoảng 120.000 tù nhân chính trị tại Bắc Hàn bị giam giữ trong hệ thống trại giam ở khắp nơi trên cả nước.
Tổng thống Trump ca ngợi cuộc gặp với lãnh tụ Kim Jong Un là một bước khởi đầu cho quá trình giải giáp vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.
Tổng thống Mỹ cũng liên tục lên tiếng đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm vận với Bắc Hàn và ca ngợi cuộc gặp thượng đỉnh vừa diễn ra là một thành công tuyệt vời.
Theo ông John Sifton, đại diện Human Rights Watch tại Châu Á, mặc dù nhiều lệnh cấm vận áp dụng đối với Bắc Hàn liên quan đến chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này nhưng cũng có những lệnh cấm vận liên quan đến vấn đề nhân quyền và sẽ tiếp tục duy trì dù lãnh đạo hai nước có muốn hay không.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hồi tuần trước nhận định việc lờ đi vấn đề nhân quyền ở Bắc Hàn trong khi quan hệ Mỹ - Bắc Hàn được cải thiện là điều rất đáng thất vọng.
Báo cáo nhân quyền gần đây nhất của Mỹ về Bắc Hàn công bố hồi đầu năm nay nhận định trình trạng vi phạm nhân quyền ở Bắc Hàn, đất nước độc tài là kinh khủng.
Theo RFA
phai  
#16 Đã gửi : 12/06/2018 lúc 11:36:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hình ảnh thượng đỉnh Trump-Kim 2018

UserPostedImage
Nguyên thủ hai nước đặt bút ký một thỏa thuận quan trọng trước ống kính truyền thông thế giới. Reuters
Tượng đỉnh lịch sử Donal Trump-Kim Jong Un ngày 12/06/2018 tại Singapore qua hình ảnh.
Mọi chú ý đã dồn về khách sạn Capella, trên đảo Sentosa -Singapore, nơi nguyên thủ Mỹ và Bắc Triều Tiên họp thượng đỉnh, mở ra viễn cảnh hòa bình cho hai nước Triều Tiên. Đường còn dài để chính thức khép lại chiến tranh Liên Triều. Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là một công trình dài hơi.
Trước mắt, 12 tháng 6 là một ngày lịch sử. Mời xem những diễn biến chính trong ngày.
UserPostedImage
Đảo Sentosa, vào giờ đoàn xe của tổng thống Mỹ rời địa điểm họp thượng đỉnh với nguyên thủ Bắc Triều Tiên.
Reuters
UserPostedImage
Hình ảnh đi vào lịch sử : Mỹ - Bắc Triều Tiên bắt tay nhau.
Reuters
UserPostedImage
Hai phái đoàn Mỹ (phải) và Bắc Triều Tiên tại khách sạn Capella, đảo Sentosa. Ngày 12/06/2018
Reuters
UserPostedImage
Quan hệ cá nhân có vẻ tốt đẹp giữa hai nguyên thủ Mỹ và BTT.
Reuters
UserPostedImage
Nguyên thủ hai nước vừa ký một thỏa thuận quan trọng trước ống kính truyền thông thế giới.
Reuters
UserPostedImage
Sau lưng hai nguyên thủ Mỹ -BTT là hai nhân vật đắc lực nhất : cô Kim Yo Jong và ông Mike Pompeo
Reuters
UserPostedImage
Một phút thư giãn : TT Trump "khoe" xe với Kim Jong Un
Reuters
UserPostedImage
Tại Bình Nhưỡng, những đôi mắt chăm chú theo dõi truyền hình về thượng đỉnh Trump-Kim.
Reuters
UserPostedImage
Dân chúng Hàn Quốc vui mừng trước viễn cảnh hòa bình cho Bán Đảo Triều Tiên
Reuters
UserPostedImage
Tại Seoul, tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae In (giữa) hài lòng vì thời khắc lịch sử cho đất nước.
Reuters
UserPostedImage
Họp báo tại Tokyo, thủ tướng Nhật Shinzo Abe thận trọng và lo âu trước khả năng Mỹ giảm quân số trong khu vực.
Reuters
UserPostedImage
Tổng thống Mỹ từ giã Singapore, lên đường về nước.
Reuters
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (6)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.340 giây.