2012: RSF duy trì Việt Nam trong danh sách các nước kẻ thù của internet Hôm nay, 12/03/2012, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF( Reporters Sans Frontieres), đóng trụ sở tại Pháp, đã ra một bản báo cáo 2012 về những quốc gia kẻ thù của internet và vẫn giữ nguyên Việt Nam trong danh sách này. Bahrain và Belarus gia nhập danh sách đen, trong khi đó, Venezuela và Libya được xóa tên.Bản đồ những nước (màu đỏ) bị RSF xếp là «kẻ thù của internet » Reporters Sans FrontièresNhư vậy, trong danh sách mới 2012, các nước bị coi là kẻ thù của internet bao gồm : Ả Rập Xê Út, Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Uzbekistan, Syria, Turkmenistan và Việt Nam. Đây là những quốc gia áp dụng chính sách hạn chế tiếp cận với internet, kiểm duyệt gắt gao, trấn áp giới ly khai dùng internet và thực hiện chính sách tuyên truyền trên mạng.
Đối với Việt Nam, Phóng viên Không Biên giới nhận định rằng, lo sợ ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập, chính quyền Việt Nam, mắc bệnh hoang tưởng, đã gia tăng trấn áp và kiểm soát internet nhằm ngăn cản mọi nguy cơ gây bất ổn định chế độ. Một trong những bằng chứng cụ thể nhất là cách ứng xử của chính quyền đối với các cuộc biểu tình hồi mùa hè 2011, phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban đầu, chính quyền làm ngơ, nhưng sau đó, đã nhanh chóng chuyển sang trấn áp vì lo ngại những người biểu tình đưa ra các yêu sách khác. Thay vì tăng cường kiểm duyệt, chính quyền đã tiến hành theo dõi, bắt bớ hàng loạt.
RSF đánh giá rằng nhờ có internet, blog, các nhà báo-công dân đã tiếp tục chiếm lĩnh những khoảng trống mà báo chí chính thống đã bỏ lại, do bị kiểm duyệt nặng nề. Mặt khác, làn sóng bắt giữ, trấn áp những người viết blog, công dân mạng và nhà báo, vốn đã khởi động từ vài năm qua, đã gia tăng cường độ trong năm 2011. RSF cũng nhắc lại nhiều trường hợp các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, viết blog vẫn bị giam giữ như linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…
Theo RSF, ưu tiên của chính quyền Việt Nam là tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp hình ảnh của đất nước. Các áp lực quốc tế cũng ngày cảng giảm hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép Việt Nam tôn trọng các quyền tự do của công dân. Đầu năm 2012, các nghị sĩ Mỹ xem xét một dự luật, theo đó một phần viện trợ tài chính không liên quan đến các dự án nhân đạo và khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước, phụ thuộc vào việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.
Đánh giá tình hình chung trên thế giới, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng 2011 là năm bạo lực chưa từng thấy chống lại những người sử dụng internet : « Trong năm 2011, các công dân mạng đã là tâm điểm của những thay đổi chính trị tác động đến thế giới Ả Rập. Cùng với các nhà báo, họ đã cố gắng làm cho kiểm duyệt thất bại, nhưng đổi lại, họ cũng đã phải trả giá đắt ». Theo thống kê của RSF, 5 người đã thiệt mạng và gần 200 bloggers, công dân mạng bị bắt, tăng 30% so với năm 2010.
Source: RFI
Bản Đồ Tự do Internet 2011Đối với Internet, chính phủ Việt Nam kiểm soát các nội dung những trang web và blog trong cũng như ngoài nước. Tất cả mọi tin tức đều bị nhà nước kiểm soát. Mọi tiếng nói phản kháng bị bắt tù. Tổ chức theo dõi tự do báo chí Phóng viên không biên giới giữ tên Việt Nam lại trong danh sách Kẻ thù của Internet, bên cạnh Trung Quốc, Cuba, Iran, Miến Điện, CHDCND Triều Tiên... Nhưng họ đã không kiểm duyệt được tất cả trang Web cũng như Blog. Chế độ nào chống lại tự do Internet sẽ đưa tới sự cáo chung như các nước Ả Rập.
Các bạn xem Bản Đồ Tự do Internet 2011
* Mỗi quốc gia được xếp hạng trên thang điểm từ 0-100, với 0 là tốt nhất và 100 là tệ nhất.
*Mục đích đo lường tình trạng tự do Internet
Tự do (Free): 0-30 điểm
Tự do một phần(Partly Free): 31-60 điểm
Không tự do(Not Free): 61-100
Việt Nam: 73 điểm, Không tự do Internet
* Mỗi quốc gia được xếp hạng trên thang điểm từ 0-100, với 0 là tốt nhất và 100 là tệ nhất.
*Mục đích đo lường tình trạng tự do InternetTự do (Free): 0-30 điểm
Tự do một phần(Partly Free): 31-60 điểm
Không tự do(Not Free): 61-100
Việt Nam: 73 điểm, Không tự do Internet
Source: Freedom House
Việt Nam có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ 2012 Việt Nam, Trung Quốc, và Iran tiếp tục là 3 nước có số công dân mạng bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới trong năm nayTrong số 12 nước trên danh sách công bố ngày 12/3 bị tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’ năm nay có tên Việt Nam.
Theo đánh giá của RSF, chính phủ Hà Nội e sợ phong trào phản kháng ‘Mùa xuân Ả Rập’ sẽ lan tràn sang Việt Nam đã tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng, kiểm soát internet chặt chẽ, và biến các blogger trở thành mục tiêu của đợt trấn áp bắt bớ mới.
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:
“Việt Nam nằm trong danh sách 12 nước bị liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’ năm 2012. Như vậy, trong suốt 10 năm qua kể từ khi RSF lập danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ cách đây 1 thập niên, Việt Nam luôn luôn có tên trong đó. Nói một cách khác, trong thập niên qua, Việt Nam luôn là một mối quan ngại lớn về quyền tự do thông tin và nạn kiểm duyệt internet.”
Tổ chức Phóng viên Không biên giới cho hay trong những tháng gần đây số trường hợp người sử dụng net bị bắt giam đã tăng vọt tại Việt Nam, đất nước bị xem là nhà tù của các công dân mạng lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc. Các trường hợp điển hình được RSF nêu lên trong phúc trình bao gồm vụ bắt giữ một số blogger Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu thế trong đó có blogger Paulus Lê Văn Sơn, trường hợp của nhà bất đồng chính kiến có nhiều bài viết trên mạng được nhiều người biết đến Cù Huy Hà Vũ, hay vụ giam giữ quá hạn tù đối với blogger Điếu Cày.
Việt Nam, Trung Quốc, và Iran tiếp tục là 3 nước có số công dân mạng bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới trong năm nay. Theo bảng xếp hạng của RSF năm 2012, Bahrain và Belarus từ danh sách các nước đang được theo dõi bị liệt kê qua danh sách các nước kẻ thù của Internet. Libya và Venezuela được bỏ tên ra khỏi danh sách các nước được theo dõi, thay vào đó là Ấn Độ và Kazakhstan.
Ngày 12/3 là ngày Thế giới chống lại sự kiểm duyệt Internet nhằm cổ súy cho quyền tự do sử dụng internet không bị giới hạn của mọi người trên khắp thế giới. Đúng 7 giờ tối ở Paris hôm nay, tổ chức Phóng viên không Biên giới sẽ công bố người đoạt Giải Công dân Mạng Thế giới 2012. Trong danh sách 6 ứng viên được RSF đề cử có blogger Paulus Lê Văn Sơn của Việt Nam, người bị bắt từ tháng 8 năm ngoái vì các bài viết bày tỏ quan điểm trên mạng internet.
Source: VOA
RSF: Việt Nam 'vẫn thù địch với Internet'Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là "kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh sách mới công bố.Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong nhóm 12 nước 'thù địch' nhất với tự do Internet, bên cạnh Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan và hai nước mới được đưa vào là Bahrain và Belarus.
RSF công bố danh sách này nhân ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng Internet 12/3/2012.
Trả lời BBC Việt ngữ hôm thứ Hai 12/3 từ Paris, bà Bấm Lucie Morrillon, Giám đốc văn phòng truyền thông của RSF nói họ đang hết sức quan ngại vì "chính quyền Việt Nam liên tục có những đợt thắt chặt kiểm duyệt, sách nhiễu các blogger, các nhà hoạt động mạng dân chủ, nhân quyền trên Internet".
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc từ RSF và các tổ chức bên ngoài khác khi họ đề cập đến tình hình quản lý thông tin điện tử và tự do dùng mạng Internet ở nước này.
Giám đốc truyền thông của RSF cho hay ngày càng có thêm các quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các lực lượng an ninh mạng đặc biệt đằng sau các hoạt động kiểm soát, ngăn chặn bằng tường lửa cũng như xâm nhập mạng để chống lại tự do Internet.
"Sau các diễn biến năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ. Do đó chúng ta chứng kiến việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát, theo dõi mạng và tăng cường tuyên truyền của Nhà nước," bà Morrillon nói.
"Các blogger và công dân mạng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biện pháp của cơ quan an ninh. Số lượng của các tù nhân vì Internet ngày càng tăng, với con số nay là 22 blogger và các nhà hoạt động mạng có tiếng, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc."
Bà Lucie Morillon nói khó dự đoán tiến bộ của Việt Nam đối với tự do Internet trong vài năm tớiLên tiếng mạnhBà Lucie Morrillon nhận xét, mặc dù bị kiểm soát, áp chế ngặt nghèo, các công dân mạng Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ và thu hút công chúng, dư luận trong nước và quốc tế về nhiều vấn đề quan trọng.
"Chẳng hạn như việc xuất khẩu và khai thác quặng bauxite trong nước sang Trung Quốc và bởi Trung Quốc, một hậu quả được dự đoán là thảm họa đối với môi trường của Việt Nam.
"Sau các diễn biến trong năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, Chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp để kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ"
Giám đốc Truyền Thông mới RSF Lucie Morrillon
"Đây là điều mà các bloggers đã làm được, trong khi là một chủ đề rất khó đề cập bởi các nhà báo thuộc báo chí nhà nước. Các công dân mạng cũng đưa tin, bài đề cập nhiều về nạn bạo lực do cảnh sát gây ra..."
"Để đáp lại, nhà cầm quyền nỗ lực và tiếp tục tìm cách bịt lại nhiều trang blog, chặn nhiều trang web. Và đặc biệt là theo dõi nhiều nhà hoạt động trên mạng, các nhà bất đồng chính kiến.
"Chẳng hạn, người ta đã thấy đã và đang xảy ra nhiều vụ bắt giữ các bloggers theo đạo Thiên chúa, điển hình là trường hợp của Paulus Lê Văn Sơn, bị bắt từ tháng Tám năm 2011. Hay trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt trở lại nhà tù mặc dù tuổi tác và đang có tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
"Hiện nay, chúng tôi hết sức lo lắng cho trường hợp của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Trong suốt hai tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều các tin đồn đáng quan ngại về tình hình giam giữ, sức khỏe hiện nay và tính mạng của ông.
"Chúng tôi thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần phải giải thích rõ ràng cho gia đình của ông và công luận một cách tường minh, rõ ràng về việc vì sao ông tiếp tục bị giam giữ, tình hình giam giữ hiện nay của ông, cũng như hiện trạng sức khỏe của ông ra sao."
Ngoài ra, bà Lucie Morrillon cho hay Việt Nam đang củng cố các nỗ lực kiểm soát, sàng lọc mạng mà trọng tâm là thắt chặt các tường lửa đối với truy cập mạng Internet trong nước và có khuynh hướng ngày càng rõ ràng của việc gia tăng "đàn áp, áp chế" các công dân mạng.
Đây là điều mà RSF, theo bà Morrillon, cho là bằng chứng của "vi phạm nhân quyền" và "các quyền tự do cơ bản của công dân" đã được luật pháp quốc tế, mà Việt Nam là một trong các bên ký kết đã thừa nhận.
Việt Nam được cho là quốc gia châu Á có tốc độ phát triển Internet thuộc hàng cao nhất, với con số người dùng nay vượt ngưỡng 30 triệu.
Theo một điều tra tổng kết gần đây của Yahoo! Kantar Media thì trong năm 2011, tỷ lệ sử dụng Internet hàng ngày thậm chí đã vượt tỷ lệ nghe đài và đọc báo in và đa số người dân, nhất là giới trẻ dùng Internet để thu thập thông tin, giải trí và giao lưu bạn bè.
Bộ Thông tin Truyền thông ở Việt Nam ban hành nhiều văn bản về thông tin điện tử, nhằm chỉ đạo công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc rằng nhà chức trách "kiểm soát người dùng Internet" hay báo chí.
Gần đây nhất, trong vụ Bấm Tiên Lãng, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương Đảng đã khẳng định với BBC rằng "không có chủ trương" kiểm duyệt báo chí khi đưa tin về vụ tranh chấp đất này.
Source: BBC
Nghị quyết Hội Đồng Nhân Quyền: Cổ xúy, Bảo vệ và Thụ Hưởng Nhân Quyền Trên Mạng Internet - ngày 5/7/2012 Sửa bởi người viết 13/07/2012 lúc 07:14:18(UTC)
| Lý do: Chưa rõ