logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Lanba  
#1 Đã gửi : 12/07/2012 lúc 02:24:50(UTC)
Lanba

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 52

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
2012: RSF duy trì Việt Nam trong danh sách các nước kẻ thù của internet
Hôm nay, 12/03/2012, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF( Reporters Sans Frontieres), đóng trụ sở tại Pháp, đã ra một bản báo cáo 2012 về những quốc gia kẻ thù của internet và vẫn giữ nguyên Việt Nam trong danh sách này. Bahrain và Belarus gia nhập danh sách đen, trong khi đó, Venezuela và Libya được xóa tên.
UserPostedImage
Bản đồ những nước (màu đỏ) bị RSF xếp là «kẻ thù của internet » Reporters Sans Frontières
Như vậy, trong danh sách mới 2012, các nước bị coi là kẻ thù của internet bao gồm : Ả Rập Xê Út, Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Uzbekistan, Syria, Turkmenistan và Việt Nam. Đây là những quốc gia áp dụng chính sách hạn chế tiếp cận với internet, kiểm duyệt gắt gao, trấn áp giới ly khai dùng internet và thực hiện chính sách tuyên truyền trên mạng.

Đối với Việt Nam, Phóng viên Không Biên giới nhận định rằng, lo sợ ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập, chính quyền Việt Nam, mắc bệnh hoang tưởng, đã gia tăng trấn áp và kiểm soát internet nhằm ngăn cản mọi nguy cơ gây bất ổn định chế độ. Một trong những bằng chứng cụ thể nhất là cách ứng xử của chính quyền đối với các cuộc biểu tình hồi mùa hè 2011, phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban đầu, chính quyền làm ngơ, nhưng sau đó, đã nhanh chóng chuyển sang trấn áp vì lo ngại những người biểu tình đưa ra các yêu sách khác. Thay vì tăng cường kiểm duyệt, chính quyền đã tiến hành theo dõi, bắt bớ hàng loạt.

RSF đánh giá rằng nhờ có internet, blog, các nhà báo-công dân đã tiếp tục chiếm lĩnh những khoảng trống mà báo chí chính thống đã bỏ lại, do bị kiểm duyệt nặng nề. Mặt khác, làn sóng bắt giữ, trấn áp những người viết blog, công dân mạng và nhà báo, vốn đã khởi động từ vài năm qua, đã gia tăng cường độ trong năm 2011. RSF cũng nhắc lại nhiều trường hợp các nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền, viết blog vẫn bị giam giữ như linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày…

Theo RSF, ưu tiên của chính quyền Việt Nam là tiếp tục nắm giữ quyền lực, bất chấp hình ảnh của đất nước. Các áp lực quốc tế cũng ngày cảng giảm hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép Việt Nam tôn trọng các quyền tự do của công dân. Đầu năm 2012, các nghị sĩ Mỹ xem xét một dự luật, theo đó một phần viện trợ tài chính không liên quan đến các dự án nhân đạo và khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước, phụ thuộc vào việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.

Đánh giá tình hình chung trên thế giới, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho rằng 2011 là năm bạo lực chưa từng thấy chống lại những người sử dụng internet : « Trong năm 2011, các công dân mạng đã là tâm điểm của những thay đổi chính trị tác động đến thế giới Ả Rập. Cùng với các nhà báo, họ đã cố gắng làm cho kiểm duyệt thất bại, nhưng đổi lại, họ cũng đã phải trả giá đắt ». Theo thống kê của RSF, 5 người đã thiệt mạng và gần 200 bloggers, công dân mạng bị bắt, tăng 30% so với năm 2010.
Source: RFI

Bản Đồ Tự do Internet 2011
Đối với Internet, chính phủ Việt Nam kiểm soát các nội dung những trang web và blog trong cũng như ngoài nước. Tất cả mọi tin tức đều bị nhà nước kiểm soát. Mọi tiếng nói phản kháng bị bắt tù. Tổ chức theo dõi tự do báo chí Phóng viên không biên giới giữ tên Việt Nam lại trong danh sách Kẻ thù của Internet, bên cạnh Trung Quốc, Cuba, Iran, Miến Điện, CHDCND Triều Tiên... Nhưng họ đã không kiểm duyệt được tất cả trang Web cũng như Blog. Chế độ nào chống lại tự do Internet sẽ đưa tới sự cáo chung như các nước Ả Rập.

Các bạn xem Bản Đồ Tự do Internet 2011
* Mỗi quốc gia được xếp hạng trên thang điểm từ 0-100, với 0 là tốt nhất và 100 là tệ nhất.
*Mục đích đo lường tình trạng tự do Internet
Tự do (Free): 0-30 điểm
Tự do một phần(Partly Free): 31-60 điểm
Không tự do(Not Free): 61-100
Việt Nam: 73 điểm, Không tự do Internet

* Mỗi quốc gia được xếp hạng trên thang điểm từ 0-100, với 0 là tốt nhất và 100 là tệ nhất.
*Mục đích đo lường tình trạng tự do Internet

Tự do (Free): 0-30 điểm
Tự do một phần(Partly Free): 31-60 điểm
Không tự do(Not Free): 61-100
Việt Nam: 73 điểm, Không tự do Internet
UserPostedImage
UserPostedImage
Source: Freedom House

Việt Nam có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ 2012
UserPostedImage
Việt Nam, Trung Quốc, và Iran tiếp tục là 3 nước có số công dân mạng bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới trong năm nay
Trong số 12 nước trên danh sách công bố ngày 12/3 bị tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’ năm nay có tên Việt Nam.

Theo đánh giá của RSF, chính phủ Hà Nội e sợ phong trào phản kháng ‘Mùa xuân Ả Rập’ sẽ lan tràn sang Việt Nam đã tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng, kiểm soát internet chặt chẽ, và biến các blogger trở thành mục tiêu của đợt trấn áp bắt bớ mới.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF cho VOA Việt ngữ biết:

“Việt Nam nằm trong danh sách 12 nước bị liệt kê là ‘Kẻ thù của Internet’ năm 2012. Như vậy, trong suốt 10 năm qua kể từ khi RSF lập danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ cách đây 1 thập niên, Việt Nam luôn luôn có tên trong đó. Nói một cách khác, trong thập niên qua, Việt Nam luôn là một mối quan ngại lớn về quyền tự do thông tin và nạn kiểm duyệt internet.”

Tổ chức Phóng viên Không biên giới cho hay trong những tháng gần đây số trường hợp người sử dụng net bị bắt giam đã tăng vọt tại Việt Nam, đất nước bị xem là nhà tù của các công dân mạng lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau quốc gia cộng sản anh em Trung Quốc. Các trường hợp điển hình được RSF nêu lên trong phúc trình bao gồm vụ bắt giữ một số blogger Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu thế trong đó có blogger Paulus Lê Văn Sơn, trường hợp của nhà bất đồng chính kiến có nhiều bài viết trên mạng được nhiều người biết đến Cù Huy Hà Vũ, hay vụ giam giữ quá hạn tù đối với blogger Điếu Cày.

Việt Nam, Trung Quốc, và Iran tiếp tục là 3 nước có số công dân mạng bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới trong năm nay. Theo bảng xếp hạng của RSF năm 2012, Bahrain và Belarus từ danh sách các nước đang được theo dõi bị liệt kê qua danh sách các nước kẻ thù của Internet. Libya và Venezuela được bỏ tên ra khỏi danh sách các nước được theo dõi, thay vào đó là Ấn Độ và Kazakhstan.

Ngày 12/3 là ngày Thế giới chống lại sự kiểm duyệt Internet nhằm cổ súy cho quyền tự do sử dụng internet không bị giới hạn của mọi người trên khắp thế giới. Đúng 7 giờ tối ở Paris hôm nay, tổ chức Phóng viên không Biên giới sẽ công bố người đoạt Giải Công dân Mạng Thế giới 2012. Trong danh sách 6 ứng viên được RSF đề cử có blogger Paulus Lê Văn Sơn của Việt Nam, người bị bắt từ tháng 8 năm ngoái vì các bài viết bày tỏ quan điểm trên mạng internet.
Source: VOA

RSF: Việt Nam 'vẫn thù địch với Internet'
UserPostedImage
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lại xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia là "kẻ thù" của Internet từ góc độ tự do ngôn luận trên mạng trong danh sách mới công bố.
Việt Nam lần này đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong nhóm 12 nước 'thù địch' nhất với tự do Internet, bên cạnh Miến Điện, Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Syria, Turkmenistan, Uzbekistan và hai nước mới được đưa vào là Bahrain và Belarus.

RSF công bố danh sách này nhân ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng Internet 12/3/2012.

Trả lời BBC Việt ngữ hôm thứ Hai 12/3 từ Paris, bà Bấm Lucie Morrillon, Giám đốc văn phòng truyền thông của RSF nói họ đang hết sức quan ngại vì "chính quyền Việt Nam liên tục có những đợt thắt chặt kiểm duyệt, sách nhiễu các blogger, các nhà hoạt động mạng dân chủ, nhân quyền trên Internet".

Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc từ RSF và các tổ chức bên ngoài khác khi họ đề cập đến tình hình quản lý thông tin điện tử và tự do dùng mạng Internet ở nước này.

Giám đốc truyền thông của RSF cho hay ngày càng có thêm các quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các lực lượng an ninh mạng đặc biệt đằng sau các hoạt động kiểm soát, ngăn chặn bằng tường lửa cũng như xâm nhập mạng để chống lại tự do Internet.

"Sau các diễn biến năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ. Do đó chúng ta chứng kiến việc thắt chặt các biện pháp kiểm soát, theo dõi mạng và tăng cường tuyên truyền của Nhà nước," bà Morrillon nói.

"Các blogger và công dân mạng ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các biện pháp của cơ quan an ninh. Số lượng của các tù nhân vì Internet ngày càng tăng, với con số nay là 22 blogger và các nhà hoạt động mạng có tiếng, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc."

UserPostedImage
Bà Lucie Morillon nói khó dự đoán tiến bộ của Việt Nam đối với tự do Internet trong vài năm tới
Lên tiếng mạnh
Bà Lucie Morrillon nhận xét, mặc dù bị kiểm soát, áp chế ngặt nghèo, các công dân mạng Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ và thu hút công chúng, dư luận trong nước và quốc tế về nhiều vấn đề quan trọng.

"Chẳng hạn như việc xuất khẩu và khai thác quặng bauxite trong nước sang Trung Quốc và bởi Trung Quốc, một hậu quả được dự đoán là thảm họa đối với môi trường của Việt Nam.

"Sau các diễn biến trong năm 2011 của Mùa Xuân Ả Rập, Chính quyền Việt Nam muốn siết chặt các biện pháp để kiểm soát và nắm chặt tình hình, giữ ổn định cho chế độ"

Giám đốc Truyền Thông mới RSF Lucie Morrillon
"Đây là điều mà các bloggers đã làm được, trong khi là một chủ đề rất khó đề cập bởi các nhà báo thuộc báo chí nhà nước. Các công dân mạng cũng đưa tin, bài đề cập nhiều về nạn bạo lực do cảnh sát gây ra..."

"Để đáp lại, nhà cầm quyền nỗ lực và tiếp tục tìm cách bịt lại nhiều trang blog, chặn nhiều trang web. Và đặc biệt là theo dõi nhiều nhà hoạt động trên mạng, các nhà bất đồng chính kiến.

"Chẳng hạn, người ta đã thấy đã và đang xảy ra nhiều vụ bắt giữ các bloggers theo đạo Thiên chúa, điển hình là trường hợp của Paulus Lê Văn Sơn, bị bắt từ tháng Tám năm 2011. Hay trường hợp của Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt trở lại nhà tù mặc dù tuổi tác và đang có tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.

"Hiện nay, chúng tôi hết sức lo lắng cho trường hợp của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải. Trong suốt hai tháng qua xuất hiện ngày càng nhiều các tin đồn đáng quan ngại về tình hình giam giữ, sức khỏe hiện nay và tính mạng của ông.

"Chúng tôi thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần phải giải thích rõ ràng cho gia đình của ông và công luận một cách tường minh, rõ ràng về việc vì sao ông tiếp tục bị giam giữ, tình hình giam giữ hiện nay của ông, cũng như hiện trạng sức khỏe của ông ra sao."

Ngoài ra, bà Lucie Morrillon cho hay Việt Nam đang củng cố các nỗ lực kiểm soát, sàng lọc mạng mà trọng tâm là thắt chặt các tường lửa đối với truy cập mạng Internet trong nước và có khuynh hướng ngày càng rõ ràng của việc gia tăng "đàn áp, áp chế" các công dân mạng.

Đây là điều mà RSF, theo bà Morrillon, cho là bằng chứng của "vi phạm nhân quyền" và "các quyền tự do cơ bản của công dân" đã được luật pháp quốc tế, mà Việt Nam là một trong các bên ký kết đã thừa nhận.

Việt Nam được cho là quốc gia châu Á có tốc độ phát triển Internet thuộc hàng cao nhất, với con số người dùng nay vượt ngưỡng 30 triệu.

Theo một điều tra tổng kết gần đây của Yahoo! Kantar Media thì trong năm 2011, tỷ lệ sử dụng Internet hàng ngày thậm chí đã vượt tỷ lệ nghe đài và đọc báo in và đa số người dân, nhất là giới trẻ dùng Internet để thu thập thông tin, giải trí và giao lưu bạn bè.

Bộ Thông tin Truyền thông ở Việt Nam ban hành nhiều văn bản về thông tin điện tử, nhằm chỉ đạo công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Chính phủ Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc rằng nhà chức trách "kiểm soát người dùng Internet" hay báo chí.

Gần đây nhất, trong vụ Bấm Tiên Lãng, ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo trung ương Đảng đã khẳng định với BBC rằng "không có chủ trương" kiểm duyệt báo chí khi đưa tin về vụ tranh chấp đất này.
Source: BBC

UserPostedImage
Nghị quyết Hội Đồng Nhân Quyền: Cổ xúy, Bảo vệ và Thụ Hưởng Nhân Quyền Trên Mạng Internet - ngày 5/7/2012

Sửa bởi người viết 13/07/2012 lúc 07:14:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 13/07/2012 lúc 10:35:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ
Sự xâm nhập của công nghệ và thông tin tại Trung Quốc (TQ) cuối cùng sẽ làm cho Đại trường thành lửa sụp đổ và thậm chí dẫn đến cởi mở chính trị trong hệ thống TQ, theo quan điểm của Chủ tịch hội đồng quản trị hãng truyền thông Google, ông Eric Schmidt.
UserPostedImage
Schmidt, người đã từ chức Tổng giám đốc hãng Google năm ngoái, hiện nay là người đứng đầu hội đồng quản trị đồng thời là người phát ngôn chính của Google. Ông đi khắp hành tinh này để nói chuyện với nhiều nhóm cử tọa và thăm dò những quốc gia mà Google có thể bành trướng hoạt động. Ông được gọi là “Đại sứ trên toàn Thế giới” của Google, một danh hiệu ông không theo đuổi nhưng cũng không từ chối. Schmidt đã ngồi xuống trả lời một cuộc phỏng vấn dài của The Cable [một blog củaForeign Policy] bên lề Lễ hội Ý Kiến Aspen (Aspen Ideas Festival ) 2012 vào tuần trước.

“Tôi tin rằng cuối cùng chế độ kiểm duyệt chắc chắn thất bại”, Schmidt tuyên bố, khi được hỏi liệu chế độ kiểm duyệt Internet của TQ có đứng vững không. “TQ là chính phủ duy nhất chủ trương một chế độ kiểm duyệt rất năng động. Họ không lấy làm hổ thẹn về điều đó”.

Schmidt tin tưởng rằng khi chế độ kiểm duyệt TQ thất bại, sự xâm nhập thông tin khắp TQ cũng sẽ đưa đến tiến trình tự do hóa chính trị và xã hội, một tiến trình sẽ thay đổi bản chất của mối quan hệ giữa chính phủ và người dân TQ.

“Tự thâm tâm tôi tin rằng người ta không thể xây dựng một xã hội tri thức hiện đại với lối ứng xử như thế, đó là quan niệm của tôi”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng hầu hết nhân viên của hãng Google cũng đồng ý điều đó. Câu hỏi tự nhiên tiếp theo là khi nào [TQ sẽ thay đổi] thì không ai biết cách trả lời. [Nhưng] trong một thời gian đủ dài, tôi có tin rằng đường lối kiểm duyệt đó sẽ chấm dứt không? Tôi nghĩ rằng đó là điều chắc chắn”.

Theo quan điểm của Schmidt, đòi hỏi tự do thông tin tại TQ đi song đôi với đòi hỏi hiện đại hóa kinh tế, nhưng chế độ kiểm duyệt do nhà nước chủ trương đã giới hạn cả hai.

Ông nói: “Chúng tôi mạnh dạn tranh luận rằng quí vị không thể xây dựng một nền kinh tế có chất lượng cao và rất tinh vi với chế độ kiểm duyệt này. Đó là quan điểm của chúng tôi”.

Chính phủ TQ là cơ cấu bảo hộ với tư cách nhà nước của một chế độ kiểm duyệt mạng và tình báo mạng năng động nhất thế giới, với một sự hữu hiệu đáng phải giật mình, theo Schmidt. Google và Bắc Kinh đã bắt đầu xung khắc nhau từ năm 2010, khi công ty này công bố sẽ không kiểm duyệt từ tìm kiếm trên Google.cn và bắt đầu thuyên chuyển phần lớn hoạt động của nó tại TQ sang Hồng Kông. Sự di chuyển này diễn ra tiếp sau một loạt tấn công các địa chỉ Gmail năm 2010, nhắm vào các nhà tranh đấu nhân quyền TQ, một sự kiện mà nhiều người nghi ngờ có bàn tay dính líu của chính phủ TQ.

Gần đây hơn, Google đã theo một phương cách táo bạo hơn nhằm giúp người sử dụng chống lại chế độ kiểm duyệt mạng của chính phủ, bằng cách làm những việc như là cảnh báo những người sử dụng Gmail khi Google tình nghi tài khoản (accounts) của họ đang nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ và cho người sử dụng biết các từ mà họ tìm kiếm có thể bị các bộ phận lọc (filters) của chế độ kiểm duyệt của nhà nước TQ từ chối.

Schmidt không trình bày việc Google tập trung chú ý vào sự đàn áp trên mạng do nhà nước bảo trợ là một trận chiến giữa Google và TQ. Ông giải thích rằng chính sách của Google tập trung vào việc giúp người sử dụng hiểu được những gì đang xảy ra cho tài khoản của họ và cung cấp dụng cụ cho họ tự bảo vệ mình.

“Chúng tôi tin tưởng vào việc trao quyền cho những người có quan tâm về tự do phát biểu”, ông nói. “Chứng cớ mà chúng tôi có được hôm nay là những cuộc tấn công mạng của TQ chủ yếu là tình báo công nghiệp… Chính các bí mật thương mại là những gì họ cố gắng đánh cắp, thứ đến là các vấn đề nhân quyền, rằng rõ ràng là, họ đang cố tình vi phạm nhân quyền của dân chúng. Đấy là hai điều mà chúng tôi biết được, nhưng tôi tin chắc còn có những vi phạm khác nữa”.

Google vẫn còn có hàng trăm kỹ sư làm việc bên trong TQ và vẫn duy trì một doanh nghiệp quảng cáo đang phát triển nhanh chóng ở đó. Nhưng chính phủ TQ đang làm nhiều điều tương ứng để làm cho việc sử dụng Google trở nên khó khăn ở bên trong TQ. Có nhiều tuần các dịch vụ Gmail chạy rất chậm; rồi một cách kỳ bí, nó chạy trơn tru trở lại, Schmidt nói. Các máy kiểm duyệt TQ thường gây ra những khoảng thời gian ngưng trệ có tính trừng phạt (punitive timeouts) đối với những người sử dụng đã cho vào khung tìm kiếm những từ cấm. Còn YouTube, do Google làm chủ, thì hoàn toàn không thể hiển thị (visible) tại TQ.

“Gần như chắc chắn đó là một trường hợp cho thấy chính phủ TQ sẽ tiếp tục tạo ra những khó khăn cho việc sử dụng các dịch vụ của Google”, Schmidt nói. “Sự xung đột diễn ra ở một mức độ khá cơ bản: Chúng tôi muốn thông tin [trôi chảy] vào TQ, nhưng cũng ở một mức độ khá cơ bản chính phủ TQ lại không muốn điều đó xảy ra.”

Trong khi đó, Schmidt đã và đang liên tục đi vòng quanh thế giới để mở rộng các biên cương xa xôi của Google. Chuyến du hành quốc tế vừa qua đã đưa ông đến 4 quốc gia đang có xung đột hoặc xung đột vừa chấm dứt: Afghanistan, Libya, Pakistan, và Tunisia.

“Tôi trở nên đặc biệt quan tâm về việc bành trướng hoạt động của Google tại những nước hơi bất bình thường (wacky countries) – nghĩa là, những nước có vấn đề”, ông nói. “Ta không thể thấu rõ vấn đề nếu không đến đó và chứng kiến tận mắt. Nếu đưa ra được cảm tưởng và sự phán đoán của mình thì lại càng có ích”.

Schmidt tin rằng công nghệ điện thoại thông minh (smartphone technology) có khả năng mang lại hiệu ứng cách mạng trên những phương cách sinh họat của dân chúng trong thế giới đang phát triển. Ông cũng đang nghiên cứu các phương cách mà điện thoại thông minh có thể được sử dụng để chống nạn tham nhũng và chống chế độ cai trị tồi dở tại những nước nghèo. Schmidt cũng nhận thấy rằng việc bành trướng các hoạt động của Google vào những thị trường đang trỗi dậy (emerging markets) là một động thái kinh doanh đúng lúc.

“Bằng chứng là doanh nghiệp thu nhiều lợi nhuận nhất tại hầu hết mọi quốc gia thoạt đầu là khu vực viễn thông. Chuyện khôi hài là, ai cũng biết rằng cướp biển Somali cần phải sử dụng điện thoại cầm tay, nhưng nhờ đó mà doanh nghiệp hợp pháp hoạt động mạnh nhất và phát triển nhanh nhất tại Somalia là công nghiệp viễn thông”, ông nói.

Những cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập cho thấy rằng những hệ thống thông tin cởi mở có khả năng khuyến khích và tạo ra những thay đổi chính trị – theo quan điểm của Schmidt.

“Tôi nghĩ rằng tất cả những quốc gia mà tôi đang nói đến đều có chế độ kiểm duyệt rất năng động, nhưng họ đã không kiểm duyệt được Internet. Họ tự nối dây các hệ thống điện thoại, truyền hình bị họ kiểm soát, báo chí bị họ kiểm soát; thật rất khó cho dân chúng tìm nghe các tiếng nói bất đồng chính kiến thực sự mới mẻ, ngoại trừ lên Internet. Vì vậy, ta có thể cho rằng sở dĩ những biến cố đã xảy ra tại các nước ấy là do chính phủ không thể kiểm duyệt hết mọi phương tiện truyền thông. Và đó là lý do hiển nhiên vì sao chúng tôi nhiệt tình cổ vũ sự cởi mở và tính minh bạch”, ông nói.

Không như tại TQ, Google đã đóng một vai trò tích cực ở những vùng khác của thế giới bằng cách phát triển các công cụ để phổ biến những thông tin có để được sử dụng để nuôi dưỡng các chế độ dân chủ năng động hơn, chẳng hạn các dự án của Google nhằm tổ chức và quảng bá thông tin bầu cử cũng như các dữ liệu về ứng cử viên tại những nước như Ai Cập.

“Chúng tôi đang góp tay vào các cuộc bầu cử. Vì vậy chúng tôi đang cố gắng giúp các cơ quan tuyển cử đưa thông tin đến các ứng cử viên, và đây là những nước mà Google có vai trò trung tâm trong lãnh vực công”, Schmidt nói.

Google cũng đang mở rộng vai trò của mình trong việc thu thập các dữ liệu về các nhân vật chính quyền và về hành vi của họ để hỗ trợ người dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng về điểm này, Schmidt cảnh báo rằng chỉ khi nào đất nước có được một hệ thống pháp lý để truy tố các thành phần bất hảo, những dữ liệu này mới có thể tạo ra sự thay đổi.

“Người ta cần đến dữ liệu, và sau đó người ta cần đến một ai đó có quyết tâm truy tố kẻ dối trá”, ông nói. “Tất cả những gì mà người ta phải làm là nắm được thông tin trong tay và tiếp theo đó hình phạt phải được áp dụng một cách công minh, thì mới mong thay đổi những đất nước này một cách nhanh chóng”.

Chỉ nắm được thông tin thôi cũng chưa đủ để lật đổ một chế độ, nhưng rốt cuộc, chế độ nào chống lại sự cởi mở thông tin thì nhất định chỉ chuốc lấy thất bại, ông nói.
Source: Rosh Rogin, Trần Ngọc Cư dịch

Sửa bởi người viết 13/07/2012 lúc 10:37:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.270 giây.