logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 09:23:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thượng nghị sĩ John McCain trong cuộc vận động tranh cử tổng thống 2008, tại La Crosse, Wisconsin, Hoa Kỳ, ngày 10/10/2008 REUTERS
Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc tiểu bang Arizona John McCain, ứng viên tổng thống năm 2008 đã qua đời ngày 25/08/2018 tại tiểu bang Arizona, vào lúc 16h28, giờ địa phương. Ông thọ 81 tuổi.
Hôm thứ Sáu, 24/08/2018, theo thông báo của gia đình, được Reuters trích dẫn, John McCain đã quyết định ngừng điều trị ung thư não.
John McCain là một chính trị gia có uy tín và thế lực. Sau khi rời quân đội, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị tại tiểu bang Arizona, bên trong đảng Cộng Hòa. Năm 1982, ông được bầu là dân biểu Hạ Viện. Năm 1986, ông trở thành thượng nghị sĩ và tái đắc cử trong các năm 1992, 1998, 2004 và 2010.
Phi công John McCain bị cầm tù tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967 đến 1973.
Hai mươi năm sau, cùng với một cựu chiến binh khác, thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ John Kerry, ông đã đề nghị tái lập bang giao với Việt Nam. Năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 09:25:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
TNS John McCain qua đời: Phản ứng xúc động từ Mỹ, Việt Nam và thế giới

UserPostedImage
Giáo viên tiếng Anh Derek Davis đặt cờ và hoa tưởng niệm cố thượng nghị sĩ John McCain tại đài kỷ niệm bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội, ngày 26/08/2018. REUTERS/Kham

Thượng nghị sĩ John McCain, ứng viên tổng thống Mỹ năm 2008, đã qua đời ngày 25/08/2018 tại tiểu bang Arizona vì bệnh ung thư, thọ 81 tuổi.
Là một chính trị gia rất được tôn trọng tại Mỹ, cả trong đảng Cộng Hòa của ông lẫn đảng Dân Chủ, đồng thời là một tác nhân quan trọng - cùng với thượng nghị sĩ John Kerry - trong việc bình thường hóa bang giao Mỹ-Việt sau khi chiến tranh kết thúc, cái chết của ông đã gây xúc động lớn, không chỉ tại Mỹ, mà cả tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
Lúc sinh thời, John McCain là một chính trị gia có uy tín và thế lực. Sau khi rời quân đội, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị tại tiểu bang Arizona, trong đảng Cộng Hòa. Năm 1982, ông được bầu là dân biểu Hạ Viện. Năm 1986, ông trở thành thượng nghị sĩ và tái đắc cử trong các năm 1992, 1998, 2004 và 2010.
Chàng phi công John McCain từng bị cầm tù tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967 đến 1973. Hai mươi năm sau, cùng với một cựu chiến binh khác, thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ John Kerry, ông đã đề nghị tái lập bang giao với Việt Nam. Năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Hoa Kỳ ca ngợi đóng góp của cố thượng nghĩ sĩ John McCain
Tại Hoa Kỳ, ngay sau khi tin ông McCain qua đời được loan báo, hầu hết giới lãnh đạo đều lên tiếng ca ngợi đóng góp của người quá cố.
Tổng thống Donald Trump, người đã từng chỉ trích McCain vì đã « để bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam », đã gởi lời chia buồn ngắn gọn đến gia đình ông McCain, bày tỏ sự « đồng cảm và tôn trọng sâu sắc nhất » của ông đối với người quá cố.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump cảm ơn ông McCain vì đã phục vụ quốc gia, trong đó có hơn năm năm là tù nhân chiến tranh và sáu nhiệm kỳ trong Thượng Viện.
Các cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, George W. Bush - hai người đã từng đánh bại ông John McCain trong những cuộc bầu cử tổng thống trước đây, ông Obama trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 2008, và Bush trong vòng bầu cử sơ bộ trong Cộng Hòa năm 2000 - đều ca ngợi sự chính trực của ông McCain.
Tỏ lòng thương tiếc ông McCain còn có lãnh đạo Thượng Viện Mỹ Mitch McConnell, cựu phó tổng thống Joe Biden và rất nhiều người khác.
Nhà Trắng đã cho treo cờ rủ. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, đảng Dân Chủ, tỏ ý muốn lấy tên ông John McCain đặt cho tòa nhà Thượng Viện, nơi ông McCain có văn phòng làm việc.
Việt Nam đặt vòng hoa tại « đài » kỷ niệm bên hồ Trúc Bạch
Còn tại Việt Nam, vai trò tác nhân hòa giải Mỹ-Việt đã được nhấn mạnh trong nhiều phản ứng xúc động được ghi nhận ngày 26/08.
Hãng tin Mỹ AP đã trích lời ông Nguyễn Quốc Cường, cựu đại sứ Việt Nam tại Washington (2011-2014), công nhận vai trò quan trọng của thượng nghị sĩ John McCain trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, nơi ông bị cầm tù trong hơn 5 năm, sau khi chiếc phi cơ ông lái bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch.
Trên trang Facebook của mình, ông Cường còn ghi lại một số kỷ niệm về rất nhiều lần gặp gỡ giữa ông và thượng nghị sĩ McCain, đặc biệt là sự kiện ông McCain từng rất « tự hào » về « đài » kỷ niệm được Việt Nam dựng lên tại hồ Trúc Bạch ở Hà Nội, nơi máy bay của ông bị bắn rơi. Ông McCain từng yêu cầu phía Việt Nam điều chỉnh dòng chữ nói ông là phi công của Không Quân Mỹ trong khi ông là phi công của Hải Quân.
Hãng tin Anh Reuters trích lời ông Lê Mã Lương, cựu giám đốc Bảo Tàng Lịch Sử Quân Sự Việt Nam tại Hà Nội, người đã gặp ông McCain ngay sau năm 2010, nhấn mạnh rằng thượng nghị sĩ McCain là một chính khách Mỹ đã đóng góp rất lớn vào việc xây dựng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, và « Sự đóng góp của ông sẽ luôn được ghi nhớ ».
Reuters cũng ghi nhân là nhiều người Mỹ có mặt tại Hà Nội đã mang hoa đến đặt ở đài kỷ niệm tại hồ Trúc Bạch. Ngoài hoa, có người còn đặt ở đấy một lá cờ Mỹ gấp lại để tưởng niệm người quá cố.
Riêng Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội ngày 26/08 cho biết sẽ ​​thành lập một học bổng mang tên « McCain/Kerry Fellowship » để vinh danh hai chính khách Mỹ đã có công thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt.
Trên thế giới, tính đến trưa nay, rất nhiều lãnh đạo cao cấp trên thế giới đã chia buồn với nước Mỹ về cái chết của thượng nghị sĩ McCain, từ ngoại trưởng Đức Heiko Maas, ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi, cho đến thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 09:32:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thượng nghị sĩ John McCain qua đời ở tuổi 81

UserPostedImage
Thượng nghị sĩ John McCain

Thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008 và từng bị giam cầm ở Hà Nội thời Chiến tranh Việt Nam, đã qua đời ở tuổi 81, một ngày sau khi gia đình ông loan báo ông đã quyết định dừng điều trị ung thư não ác tính.
Thông cáo từ văn phòng của ông viết:
"Thượng nghị sĩ John Sidney McCain III qua đời vào 4 giờ 28 phút chiều ngày 25 tháng 8, 2018. Bên cạnh Thượng nghị sĩ khi ông ra đi có vợ Cindy và gia đình của họ. Vào lúc qua đời, ông đã trung thành phục vụ đất nước Hoa Kỳ suốt 60 năm qua."


I love you forever - my beloved father @SenJohnMcCain pic.twitter.com/Y50tVQvlVe
— Meghan McCain (@MeghanMcCain) August 26, 2018
Phản ứng về tin này, Tổng thống Donald Trump chia sẻ trên Twitter:
"Tôi xin gửi lời chia buồn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới gia đình của Thượng nghị sĩ John McCain. Chúng tôi xin dành tình cảm và những lời nguyện cầu cho quí vị."
Cùng với cựu Thượng nghị sĩ John Kerry của Đảng Dân chủ, ông John McCain đã tích cực vận động để bình thường hóa quan hệ bang giao với Việt Nam, nơi ông từng bị giam cầm trong năm năm rưỡi tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, trong thời chiến tranh Việt Nam, trước khi được trả tự do vào năm 1973.
Thân thế Sự nghiệp
John Sidney McCain III chào đời ngày 29/8/1936 tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Panama. Xuất thân từ một gia đình ba đời phục vụ binh chủng hải quân của quân đội Hoa Kỳ, cha và ông nội đều mang hàm Đô Đốc, ông McCain trở thành phi công lái máy bay chiến đấu sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ.
Ngày 26/10/1967, giữa lúc chiến cuộc Việt Nam leo thang, máy bay của ông bị bắn rơi trong một phi vụ đánh bom trên không phận miền Bắc. Ông bị gãy tay và chân khi máy bay rớt xuống hồ Trúc Bạch ở Hà nội.
Thượng nghị sĩ John McCain kể lại giây phút đó: “Một số người Việt Nam bơi ra lôi tôi lên bờ, rồi lập tức cởi quần áo tôi ra.” Ông kể tiếp: “Địa điểm đó ở ngay trung tâm thành phố, một đám đông tụ tập lại, họ hò hét, chửi rủa, nhổ nước bọt và đá vào tôi.”
Không lâu sau đó, giới hữu trách Việt Nam khám phá ra “tên giặc lái” đã rơi vào tay họ có thân phụ và ông nội đều là Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, và đề nghị thả McCain sớm. Ông từ chối đề nghị đó vì không muốn bỏ lại đồng đội không có cái may mắn được sinh ra trong một gia đình quyền thế như mình. Phi công gãy cánh McCain khí khái quyết định ở lại để đồng hành cùng đồng đội.
Trong năm năm rưỡi sau đó, ông nhiều lần bị biệt giam và tra tấn, rồi cuối cùng được phóng thích cùng các tù binh chiến tranh khác vào ngày 14/3/1973, sau thỏa thuận ngưng bắn.



Sự nghiệp chính trị
Về lại Hoa Kỳ, ông McCain xuất ngũ vào năm 1981 với cấp bậc Đại Úy, ông dọn về tiểu bang Arizona sinh sống và tại đây lập gia đình với người vợ thứ nhì, bà Cindy Hensley. Ông có tất cả bảy người con, kể cả ba người con với vợ đầu, Carol Shepp.
Cựu tù binh chiến tranh John McCain đắc cử dễ dàng vào năm 1982 để chiếm một ghế tại Hạ viện Hoa Kỳ. Ông được bầu vào Thượng viện vào năm 1986, và trở thành một trong những nghị sĩ phục vụ lâu năm nhất tại Điện Capitol, trụ sở quốc hội Hoa Kỳ.
Tại quốc hội Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain đại diện cho những lập trường bảo thủ của tiểu bang nhà, Arizona, và của Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên ông nổi tiếng là người có xu hướng hành động độc lập về một số vấn đề mà ông cho là quan trọng. Ông kết thân với các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng, và nhiều lần hợp tác với họ để đưa ra những quyết định có tính lưỡng đảng.
Tai tiếng chính trị
Trong những năm 1980, McCain là một trong năm nghị sĩ vướng vào vụ tai tiếng “Keating Five,” năm nghị sĩ bị tố giác đã giúp nhà tài phiệt Charles Keating, người từng đóng góp tài chính vào quỹ vận động chính trị cho các nghị sĩ này, giúp ông Keating tránh những quy định tài chính, dẫn tới “cuộc khủng hoảng cho vay và tiết kiệm” đã làm nhiều nhà đầu tư trắng tay vào thời điểm đó. Năm nghị sĩ bị điều tra vì đã tìm cách gây ảnh hưởng, ngăn cản chính phủ tịch thu công ty Lincoln Savings and Loan Association của ông Keating. Cuối cùng, không nghị sĩ nào bị truy tố về bất cứ tội nào, mặc dù ông McCain bị Ủy ban Đạo đức Thượng viện khiển trách vì đã có "phán xét sai lầm".
Thượng nghị sĩ John McCain vượt qua được vụ tai tiếng này và sau đó rút kinh nghiệm, xoay sang vận động cải cách cơ chế tài trợ vận động tranh cử, chống lại cách dùng tiền bạc để vận động chính trị hành lang. Ông là chính khách có những phát biểu thẳng thừng, khẳng khái, được giới truyền thông ưu ái và thường xuyên mời tham gia các chương trình thời sự, ông cũng chiếm được cảm tình rộng rãi trong công chúng nhờ kinh nghiệm phục vụ trong quân đội và thành tích từng là tù binh chiến tranh tại Việt Nam.
Đối với cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản, ông được coi là một ân nhân đã hành động để cứu giúp nhiều cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa để họ sang định cư tại Hoa Kỳ. Ông luôn tỏ ra sẵn sàng giúp họ trong tiến trình định cư nơi quê hương mới. Các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bị đi học tập cải tạo coi ông như một người đồng hành, từng nếm trải những kinh nghiệm cay đắng vì cùng là nạn nhân của cộng sản Bắc Việt.



Mặt khác, đối với Việt Nam, ông được biết đến nhiều nhất qua các nỗ lực hối thúc việc nối lại quan hệ với nước cựu thù Việt Nam, và bình thường hóa bang giao, bất chấp kinh nghiệm cay đắng trong chiến tranh. Trong những cuộc phỏng vấn trên truyền hình Mỹ, ông không ngần ngại nhắc lại rằng ông từng bị tra tấn tại Việt Nam, và vẫn mang trong người hậu quả của các cuộc tra tấn đó.
Tại Hoa Kỳ, ông là người luôn theo sát và bênh vực lợi ích của các quân nhân và cựu quân nhân từng phục vụ trong quân ngũ.
Cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc
Thượng nghị sĩ John McCain thoạt tiên vận động để được Đảng Cộng hòa đề cử làm ứng viên Tổng thống của đảng hồi năm 2000. Ông thất bại khi ông George W. Bush được Đảng Cộng hòa đề cử, và chiến thắng sít sao trong cuộc chạy đua với Phó Tổng thống Al Gore lúc bấy giờ.
Là nghị sĩ có tư duy độc lập, ông McCain ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Bush, tuy nhiên ông mạnh mẽ bênh vực ông John Kerry của Đảng Dân chủ khi ông Kerry bị chiến dịch vận động của ông Bush tấn công về thành tích trong chiến tranh Việt Nam.
Năm 2008, Thượng nghị sĩ John McCain trở thành ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa nhưng bị đối thủ Barack Obama, Đảng Dân chủ, đánh bại.
Trong thời gian vận động tranh cử, công chúng khó quên được lúc ông McCain khẳng khái bênh vực đối thủ chính trị của mình, khi trên đường vận động, một ủng hộ viên nói “Tôi không tin tưởng ông Obama. Ông ta là một người Ả Rập.”



Ông McCain cắt lời người phụ nữ ngay: “Thưa bà , không phải. Ông ấy là một người có gia đình tử tế, ông ấy là một công dân, tôi có những bất đồng với ông ấy về một số vấn đề cơ bản, đó là những việc cốt lõi trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng ông ấy không phải là một người Ả rập.”
Trở lại Thượng viện
Sau khi thất cử, Thượng nghị sĩ John McCain trở thành một trong những người lãnh đạo phong trào chống Tổng Thống Barack Obama. Ông từng chỉ trích cách Tổng thống Obama tiến hành chiến tranh chống khủng bố. Ông chống đối kế hoạch chăm sóc y tế được gọi là Obamacare.
Sau khi Đảng Cộng hòa chiếm đa số sít sao ở Thượng viện, ông trở thành chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hoa Kỳ và là tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quân sự và đối ngoại.
Tháng 7 năm 2017, bác sĩ chẩn đoán ông mắc một chứng ung thư não ác tính. Hai tuần sau cuộc giải phẫu, ông trở lại Thượng viện với lá phiếu quyết định chống lại nỗ lực của Đảng Cộng Hòa lật ngược chương trình chăm sóc y tế Obamacare.
Biểu quyết này được coi là đòn giáng đối với Tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng Hòa, người từng chỉ trích ông McCain khi nói rằng: “Ông McCain không phải là một anh hùng chiến tranh. Ông ta được coi như một anh hùng bởi vì ông ta bị bắt. Tôi thì thích những người không bị bắt.”
Thượng nghị sĩ McCain trở về tiểu bang nhà vào tháng 12, 2017 để tiếp tục điều trị, cho đến khi gia đình ông thông báo ông đã quyết định dừng điều trị vào ngày 25 tháng 8.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 26/08/2018 lúc 10:07:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#4 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 09:35:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
John McCain: Anh hùng thời chiến Việt Nam thành điển hình chống Trump

UserPostedImage
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, tại bang Bắc Carolina, ngày 18/10/2008. REUTERS/Carlos Barria
Chỉ một ngày sau khi quyết định ngừng điều trị bệnh ung thư não, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa John McCain đã qua đời tối 25/08/2018 tại Cornville, bang Arizona, thọ 81 tuổi, trong vòng tay của người thân. Từ tham chiến ở Việt Nam đến lập trường chống Trump, trang France 24 nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của một trong những gương mặt quan trọng trên chính trường Mỹ.
Ông John McCain sống sót qua bom đạn và tra tấn trên chiến trường Việt Nam, nhưng đành đầu hàng trước căn bệnh ung thư não hiểm nghèo, được phát hiện từ tháng 07/2017. Dù bệnh tật, cựu ứng viên tổng thống năm 2008 vẫn không từ chức thượng nghị sĩ bang Arizona. Chiếc ghế của ông bị bỏ trống từ tháng 12/2017. Từ khi phát hiện mắc bệnh, người ta chỉ thấy những hình ảnh của ông, tại nhà riêng hay khi đang đi dạo.
Thượng nghị sĩ Cộng Hòa theo khuynh hướng trung lập chưa bao giờ che giấu sự coi thường đối với ông Donald Trump. Ông công khai chỉ trích tổng thống thứ 45 của Mỹ, đánh giá ông Trump là « không nắm rõ thông tin » và « bốc đồng ». Mùa hè năm 2017, ông thậm chí đã bỏ phiếu phản đối đề xuất cải cách hệ thống y tế của tổng thống Trump. Là người nói thẳng và lưỡng đảng, ông John McCain có chung một số giá trị và ý tưởng với đảng Dân Chủ, khiến các đồng nghiệp Cộng Hòa giận dữ.
Cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam còn ủng hộ một cải cách tự do về di dân, trong đó có việc hợp pháp hóa cho người nước ngoài sống bất hợp pháp tại Mỹ và tăng cường kiểm soát biên giới. Ông cũng quan tâm đến tình trạng Trái đất nóng lên.
Người hùng thời chiến
Có bố và ông là đô đốc, đầu tiên ông John McCain là phi công của lực lượng Hải Quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Ông bị quân đội miền Bắc Việt Nam bắt năm 1967 sau khi phải nhảy dù khỏi máy bay bị trúng pháo. Trong năm năm cầm tù, ông bị tra tấn, sau đó được trả tự do năm 1973. Khi trở về Mỹ, ông được chào đón như người hùng chiến tranh và được tổng thống Richard Nixon tiếp đón trước ống kính toàn thế giới. Chính những sự kiện trên chiến trường càng khiến ông thêm « cứng đầu cứng cổ ».

UserPostedImage
Phi công John McCain bị quân và dân miền Bắc Việt Nam kéo ra khỏi hồ sau khi nhảy dù khỏi máy bay ở Hà Nội, ngày 26/10/1967. Handout via REUTERS

Năm 1982, ông John McCain bắt đầu sự nghiệp chính trị tại Hạ Viện, sau đó trở thành thượng nghị sĩ của bang Arizona vào năm 1986 và đảm nhiệm vị trí đó cho đến cuối đời.
Năm 2000, ông ra tranh cử ứng viên đảng Cộng Hòa cho kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng thất bại trước thống đốc bang Texas, Georges W. Bush. Ông Georges W. Bush trở thành tổng thống Mỹ trong suốt hai nhiệm kỳ, đến năm 2008. Cũng vào năm đó, thượng nghị sĩ Arizona lại thử vận may trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông được đảng Cộng Hòa đề cử nhưng lại thất bại trước đối thủ đang lên của đảng Dân Chủ Barack Obama, người sau này cũng giữ hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ.
Trong bài diễn văn đáng nhớ công nhận thất bại tối 04/11/2008, ông không ngần ngại ca ngợi vị tổng thống da mầu đầu tiên của Mỹ : « Đó là một cuộc bầu cử lịch sử và tôi hiểu ý nghĩa đặc biệt đối với người Mỹ gốc Phi, cũng như niềm tự hào của họ tối nay. Tôi vẫn luôn tin rằng nước Mỹ có thể trao cơ hội cho người sẵn sàng nắm bắt lấy nó. Thượng nghĩ sĩ Obama cũng tin như vậy ».

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu về cải cách luật nhập cư với nghị sĩ hai đảng tại Nhà Trắng, ngày 25/06/2009. Phó tổng thống Joe Biden (T) và thượng nghị sĩ John McCain (P). REUTERS/Kevin Lamarque

Chỉ trích tổng thống Donald Trump
Trái với lòng ngưỡng mộ dành cho Barack Obama, ông John McCain lại cay đắng ghét nhà tỉ phú địa ốc New York Donald Trump. Ông không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để chỉ trích gay gắt tân chủ nhân Nhà Trắng.
Trong cuốn sách thứ bẩy của mình, The Restless Wave (tạm dịch : Cơn sóng dữ) xuất bản tháng 05/2018, ông cáo buộc tổng thống Mỹ thứ 45 đã phản bội các giá trị của Hoa Kỳ khi lấy lòng « các nhà chuyên chế » trên khắp thế giới, bôi nhọ truyền thông và chà đạp lên nhân quyền và quyền của người tị nạn. Ông viết : « Nói ngon ngọt thì có được tình bạn của ông ấy, chỉ trích thì bị ông thù ghét ».
Vào tháng 07/2015, khi đang lên như diều gặp gió trong các cuộc thăm dò, ứng viên Donald Trump, trong cuộc vận động bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa cho kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2016, đã gây phẫn nỗ khi khẳng định John McCain « không phải là một anh hùng chiến tranh. Ông ấy là anh hùng vì ông ấy bị bắt. Tôi thích những người không bị bắt ».
Tổng thống Mỹ Donald Trump không được mời đến dự lễ tang cựu quân nhân và thượng nghị sĩ Cộng Hòa tân tiến, người vẫn noi theo hình mẫu của Theodore Roosevelt, vị tổng thống thứ 26 của Mỹ luôn linh hoạt hơn trong vấn đề nhập cư.

UserPostedImage
Ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Cộng Hòa John McCain, tại La Crosse, bang Wisconsin, ngày 10/10/2008. REUTERS/Carlos Barria

Theo RFI

song  
#5 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 09:41:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ đón người Việt tới chia buồn với gia đình ông McCain


UserPostedImage
Thượng nghị sĩ John McCain trong một chuyến thăm tới Hà Nội.
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 26/8 cho biết sẽ mở cửa đón người Việt tới gửi lời chia buồn tới gia đình Thượng nghị sĩ John McCain.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ cho hay “sẽ mở sổ chia buồn” từ ngày 27 tới 29/8, và sẽ “chào đón tất cả những ai mong muốn có lời chia sẻ với gia đình ông McCain”.
Thượng nghị sĩ 81 tuổi được cho là có nhiều “duyên nợ” với Việt Nam qua đời hôm 25/8 vì căn bệnh ung thư não, một ngày sau khi gia đình thông báo quyết định ngưng chữa trị.
“Trong nhiều thập kỷ, ông ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác”, tuyên bố của phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Việt Nam viết.

Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam còn thông báo khởi động Chương trình McCain/Kerry để “tôn vinh những đóng góp của Thượng nghị sĩ McCain và của cựu đồng nghiệp của ông tại Thượng viện Hoa Kỳ, cũng là cộng sự lâu năm của ông trong các vấn đề về Hoa Kỳ - Việt Nam, là ông John Kerry”.
“Mỗi năm một lãnh đạo trẻ của Việt Nam có sự cam kết với dịch vụ công sẽ thực hiện một chuyến tham quan học tập tới Hoa Kỳ, qua đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai dân tộc và thúc đẩy di sản tích cực của Thượng nghị sĩ McCain”, tuyên bố có đoạn.

Trên Facebook của Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, ông Daniel Kritenbrink, nhiều người Việt đã để lại lời bình luận.
Kèm theo hình ảnh trái tim, Facebooker Nguyễn Văn Tuyến viết: “Vô cùng thương tiếc Người Bạn Quý của Người Việt Nam”.
Một người khác có tên Anne Loan viết: “Thắp hộ mình một nén nhang tỏ lòng thương tiếc nhé. Mong ông yên nghỉ sau những cố gắng hàn gắn hai đất nước”.
Tối 26/8, trong khi Việt Nam chưa có tuyên bố chính thức nào sau khi ông McCain qua đời, báo chí trong nước đã cho đăng nhiều bài viết nói về người mà tờ Dân Trí nói có “duyên nợ đặc biệt với Việt Nam”.
UserPostedImage
Một công dân Mỹ đặt hoa tưởng nhớ ông McCain tại một địa điểm ở Hà Nội, nơi ông "bị bắt sống" trong Chiến tranh Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Hà Kim Ngọc, được Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời nói rằng ông McCain là “biểu tượng của quá trình hòa giải của quan hệ Việt - Mỹ”.
Ông Ngọc được trích lời nói rằng “vào những thời khắc khó khăn nhất của quan hệ hai nước, khi mà vẫn còn những tiếng nói nghi kỵ, thậm chí là chống lại quan hệ Việt - Mỹ thì Thượng nghị sỹ John McCain và Thượng nghị sỹ John Kerry và các nghị sỹ khác đã đóng vai trò quyết định làm cho tiến trình bình thường hóa đó không thể đảo ngược được”.
UserPostedImage
Ông McCain tới thăm nhà tù Hỏa Lò, nơi ông từng bị giam giữ năm 1967.
Trên Facebook cá nhân, nhà báo tự do Trương Huy San nhận định rằng “nhờ những nhân cách như John McCain mà Hà Nội đã dần hoà giải được với Washington, trong khi, người Việt vẫn chưa có những nhân cách đủ lớn để giúp hai phía VN hoà giải”.
Người còn có bút danh Osin Huy Đức viết tiếp: “Không phải tự nhiên mà truyền thông Mỹ và MXH [mạng xã hội] hôm nay tràn ngập những lời tốt đẹp khi nói về ông. Một người chỉ có thể trở thành anh hùng của dân khi không chỉ có lòng quả cảm mà còn phải có đủ tài năng và đạo đức, đạo đức của một con người”.

​Trên Twitter, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kể lại câu chuyện cùng với ông McCain trở lại thăm nhà tù Hỏa Lò mà ông gọi là Hanoi Hilton.
"Nếu quý vị muốn đánh giá về ông John McCain, hãy đếm số ngày và số năm ông ấy trải qua tại nơi nhỏ hẹp, tối tăm đó và tự hỏi quý vị liệu có thể vượt qua trong một giờ hay không", ông Kerry viết.
"Tôi yêu quý quyết tâm chiến đấu của John, nhưng kính trọng ông ấy hơn nữa về sự tha thứ".
Theo VOA
song  
#6 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 10:11:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam: dấu mốc quan trọng trong cuộc đời McCain

UserPostedImage
ohn McCain nhiều lần quay trở lại Việt Nam, đây là lúc ông trở lại vào năm 1992

Chào đời vào ngay đêm trước khi nổ ra Đệ nhị Thế chiến, John McCain sinh ra vào thời kỳ Hoa Kỳ bắt đầu trở thành một siêu cường.
Vị cựu chiến binh Cuộc chiến Việt Nam, thượng nghị sỹ Cộng hòa suốt sáu nhiệm kỳ, vừa qua đời hôm 25/8/2018, thọ 81 tuổi.
Cuộc đời ông kéo dài một vòng cung trải qua những gì Henry Luce từng dự đoán sẽ là kỷ nguyên của nước Mỹ - thời điểm mà sức mạnh chính trị, quân sự và văn hóa Hoa Kỳ trở nên vô song trên toàn cầu.
Ông đã từng chiến đấu ở Việt Nam và chịu tù đày khổ ải sau khi bị bắt giữ.
Ông trở thành ngôi sao sáng trên chính trường Mỹ, suýt nữa thì không chống nổi sự cám dỗ, sức mạnh tiền bạc và sự ảnh hưởng trong nền dân chủ Hoa Kỳ.
Ông từng hai lần được đề cử làm ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, hồi 2000 chạy đua với ứng viên cùng đảng Cộng hòa George Bush, và 2008, khi ông đối đầu và phải nhường bước trước ứng viên Dân chủ Barack Obama.
Trong những ngày cuối đời, McCain đã ủng hộ mạnh mẽ cho ý tưởng về chủ nghĩa quốc tế, theo đó nước Mỹ có thể giữ vai trò dẫn dắt, bảo vệ bạn bè khỏi kẻ thù, và công kích Donald Trump, người vận động chống lại quan điểm toàn cầu này.
McCain rời khỏi chính trường ở thời điểm có lẽ là hoàng hôn của kỷ nguyên Mỹ, khi mà quốc gia này tập trung vào chính sách dân túy, lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của làn sóng nhập cư, những trở ngại của chủ nghĩa đa phương và những thách thức của nền kinh tế toàn cầu.
BBC giới thiệu một trong những giai đoạn được coi là quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới sự nghiệp của McCain: thời gian ông bị bắt giam tại Việt Nam.
Thoát khỏi nhà tù chiến tranh
Ngày 14 tháng 3 năm 1973
Một hình ảnh vô cùng ấn tượng. Một McCain gầy gò, 36 tuổi, mặc bộ quần áo dân sự nhàu nát, bước đi cùng với các tù nhân chiến tranh Mỹ tới một chiếc máy bay vận tải quân sự Hoa Kỳ. Họ được trả tự do.
Hơn 5 năm bị giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam khiến ông già đi. Mái tóc sẫm màu khi máy bay của ông bị tên lửa đối không của Hà Nội bắn hạ nay đã đốm bạc.
Ông bước đi khập khiễng - vết thương có từ khi nhảy văng ra khỏi chiếc máy bay rơi, và do sự tra tấn của nhà tù Việt Nam. Một tháng sau, tại phòng lễ tân Nhà Trắng cùng với Tổng thống Richard Nixon, McCain chống nạng bước đi.
Ông không bao giờ có thể bình phục chấn thương hoàn toàn. Ông gần như không còn bước đi khập khiễng, nhưng ông không thể giơ tay qua đầu trong suốt phần đời còn lại.
Cố vấn chính trị Mark McKinnon, người đã tư vấn cho John McCain trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008, đã mô tả việc chải tóc giúp vị ứng viên tổng thống trong khi họ đứng đợi phía sau một chiếc xe tải nhỏ trước một sự kiện công chúng ở New Hampshire.
"Đó là khoảnh khắc dễ bị tổn thương của người lính đáng tự hào này," ông nói. "Tôi đã chải tóc cho ông ấy, và ông đi ra trước đám đông. Tôi đã quay đi và khóc."
Mặc dù McCain còn ở trong quân ngũ 8 năm sau khi trở về Mỹ, nhưng ngày ông được trả tự do ở Việt Nam đánh dấu thời điểm làm xoay chuyển nghiệp binh dường như đã được định sẵn từ khi ông sinh ra.
Cả cha và ông của ông đều là đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, và ông nội đã chỉ huy một đội tàu hàng không mẫu hạm chống lại Nhật Bản trong Thế chiến thứ Hai.
McCain tiếp bước cha ông, theo học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi bạn bè cho biết đôi khi ông gặp khó khăn với truyền thống quân đội mà ông được trông đợi là sẽ theo đuổi.
"Ông ấy cảm thấy như thể ông không có lựa chọn," Frank Gamboa, một trong những bạn cùng phòng của McCain khi hai người còn là chuẩn úy tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho biết. "Một trong những gánh nặng của di sản gia đình là bạn không thể là chính mình."
Trong suốt thời gian ở học viện, McCain nổi loạn. Ông được đặt biệt danh là "John Wayne" McCain vì cách ứng xử của ông với phái nữ cũng như sự yêu mến họ dành cho ông. Ông gây ra tiếng xấu giống như người ta sưu tập tem vậy. Ông mấp mé bên bờ phải bỏ học, và tốt nghiệp gần đứng cuối lớp.
McCain thỉnh thoảng sử dụng vỏ bọc gia đình để bảo vệ mình. Gamboa miêu tả một ví dụ khi McCain trách mắng một bạn học lớn tuổi hơn vì đã sỉ nhục một người phục vụ Philippines trong bữa tối - một chút bất tuân mà có thể khiến ông bị báo cáo và chịu kỷ luật.
Khi người đàn ông hỏi tên, McCain trả lời: "John S McCain III. Còn anh tên gì?" Khi nghe tên đó, theo Gamboa, người đàn ông đã lẩn đi.
Là một tù nhân chiến tranh, McCain có cơ hội sử dụng danh tiếng gia đình để tránh rắc rối - nhưng ông đã từ chối.
Khi những người bắt giữ ông biết được ông là con của một đô đốc, ông được đề nghị trả tự do sớm. McCain đã từ chối - nhấn mạnh rằng những người đã bị bắt trước ông phải được trả tự do trước.
"Người thẩm vấn nói với McCain rằng tình hình chắc chắn sẽ rất tệ đối với ông," Gamboa nói. "Và họ bắt đầu tra tấn ông. Việc từ chối tự do vì lợi ích của các tù nhân chiến tranh khác, những đồng đội của ông, là một quyết định quan trọng và can đảm."
McCain bị biệt giam nhiều năm, bị tra tấn trong nhà tù Việt Nam. Cuối cùng ông cũng chịu xuống thang và ký nhận bản "thú tội" rằng ông đã phạm tội ác chiến tranh.
Ông không bao giờ dựa vào thân thế gia đình để tìm cách được hưởng những đối xử đặc biệt, hoặc chấp nhận cách đối xử đó cho cá nhân mình, tuy nhiên, khi rời Việt Nam ông đã làm như vậy cho các tù binh, đồng đội của mình.
Theo BBC
song  
#7 Đã gửi : 26/08/2018 lúc 10:14:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Xin dâng mình cho sơn hà và tự do

Tôi tin vào danh dự, đức tin và phụng sự cho tổ quốc và cho nhân loại. Bài học này tôi học được từ gia đình, từ những người cùng phục vụ với tôi ở Việt Nam và từ những người bạn Mỹ.

Đơn cử William B. Ravnel. Ông từng phục vụ trong quân đoàn thiết giáp của Patton mà đã tung hoành khắp Châu Âu. Tuy nhiên tôi biết ông là thầy giáo Anh văn và huấn luyện viên football ở trường tôi. Thầy dạy Shakespeare rất hay và thầy có tài lãnh đạo tuyệt vời khiến tôi ngưỡng mộ thầy. Thầy dạy tôi điều quan trọng nhất là phải tuân theo quy ước danh dự của trường chúng tôi. Nếu chúng tôi luôn luôn làm đúng theo những tiêu chuẩn trung thực và danh dự ấy thì chúng tôi có thể tự hào về mình. Chúng tôi có thể phụng sự cho những sự nghiệp chung cao quý hơn quyền lợi riêng của mình.


Nhiều năm sau, tôi thấy tấm gương danh dự ở nơi bất ngờ nhất. Là người tù binh Mỹ đầy sợ hãi ở Việt Nam, tôi bị những kẻ tra tấn tôi trói bằng dây thừng dùng để tra tấn rồi bị bỏ mặc như thế trong căn phòng trống không để chịu đau đớn suốt cả đêm. Vào xế chiều, một người lính gác mà tôi chưa từng bao giờ nói chuyện bước vào phòng và lặng lẽ nới lỏng dây thừng ra để cho tôi bớt đau đớn. Ngay trước khi trời vừa sáng, người lính gác ấy trở lại và buộc chặc dây thừng lại như cũ trước khi những đồng chí ít nhân đạo hơn của anh lại đến. Mấy tháng sau vào buổi sáng ngày Giáng sinh, khi tôi đứng một mình trong sân tù, người lính gác ấy bước đến chỗ tôi và đứng kế bên tôi một lát. Rồi anh lấy dép vẽ thánh giá lên đất. Chúng tôi đứng đấy im lặng độ đôi phút, cho tới khi người lính gác xóa hình vẽ rồi bỏ đi.


Đối với tôi đấy là đức tin: đức tin kết nối mà không bao giờ phân chia, đức tin nối liền những bến bờ không thể nào nối được ở con người. Chính đức tin rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng và đều được Tạo hóa ban cho những quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc bất khả xâm phạm. Tôi sẵn sàng chết để bảo vệ chính đức tin ấy.


Quyết tâm hành động một cách danh dự và trung thực của tôi luôn luôn thúc dục tôi hoạt động để phụng sự tổ quốc. Từ trước đến nay tôi tin rằng phương tiện để đạt đến hạnh phúc thật sự và giá trị chân chính của con người luôn luôn được đo bằng sự phụng sự trung thành của chúng ta cho sự nghiệp chung cao quý hơn quyền lợi riêng của mình. Ở Mỹ, chúng ta tán dương những đức tính của người anh hùng thầm lặng- người khiêm nhường thực hiện nghĩa vụ của mình mà không phàn nàn hay hy vọng được khen ngợi; người lắng nghe chăm chú tiếng gọi của non sông, và khi non sông lên tiếng, người ấy đáp lời không dè dặt, chẳng phải vì danh tiếng hay tưởng thưởng, mà chỉ vì tình yêu tổ quốc.


Tôi là người phụng sự kém cỏi cho tổ quốc và tôi là người hèn kém thật sự trước bao sai lầm của mình. Tôi luôn luôn cố gắng sống theo những nguyên tắc danh dự, đức tin và phụng sự vì tôi cũng muốn con tôi sống theo những nguyên tắc ấy. Tôi hy vọng là tấm gương tốt cho con để khi thế hệ của họ thay thế chúng ta, họ sẽ đạt đến những quyết định tốt hơn và tiếp tục mở đường đến công chính và tự do.


John McCain hiện nay là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ông là phi công hải quân Mỹ phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam và bị giam giữ 5 năm tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

John McCain
Trần Quốc Việt dịch

Nguồn: Dịch từ trang mạng của đài National Public Radio ngày 17/10/2005. Tựa đề của người dịch. Tựa đề tiếng Anh “ The Virtues of the Quiet Hero”.
http://www.npr.org/templ...tory.php?storyId=4959134



song  
#8 Đã gửi : 27/08/2018 lúc 10:21:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hoa Kỳ tổ chức quốc tang cho John McCain

UserPostedImage
Người dân Mỹ đặt hoa tưởng niệm thượng nghị sĩ John McCain tại văn phòng của ông ở Phoenix, Arizona, ngày 26/08/2018. REUTERS/Conor Ralph

Hoa Kỳ treo cờ rủ từ ngày 26/08/2018 ngay sau khi được tin thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain qua đời, thọ 81 tuổi. Giống như hai cố tổng thống John F. Kennedy và Ronald Reagan, nhà hoạt động dân chủ Rosa Park và một số thượng nghị sĩ nổi tiếng, linh cữu của người hùng chiến tranh John McCain sẽ được quàn tại tòa nhà Quốc Hội ở Washington.
Đám tang của thượng nghị sĩ John McCain được tổ chức ra sao ? Ông có công lao như thế nào để linh cữu có vinh dự được quàn tại tòa nhà Quốc Hội ?
Bắt đầu từ thứ Tư này (29/08), tại tiểu bang Arizona, nơi mà ông là đại diện cho dân chúng, vừa là dân biểu vừa là thượng nghị sĩ gần 40 năm trời và ông là người rất nổi tiếng ở tiểu bang đó, họ sẽ tổ chức một lễ tang tại văn phòng ở thủ đô bang Arizona. Tất nhiên là những viên chức của chính phủ địa phương và người dân sẽ đến đó để truy điệu, bày tỏ lời cảm ơn sự đóng góp và sự giúp đỡ của ông thượng nghị sĩ John McCain cho dân chúng của tiểu bang Arizona.
Một điều đặc biệt khác là trong buổi lễ đó, ông cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden, là người của đảng Dân Chủ, sẽ đọc một bài điếu văn. Lý do ông Joe Biden được mời là vì ông là bạn rất thân của ông John McCain tại Thượng Viện trong mấy chục năm trời.
Linh cữu quàn tại tòa nhà Quốc Hội ở Washington
Sau buổi lễ ở tiểu bang Arizona, quan tài của ông John McCain sẽ được di chuyển đến Thánh đường đạo Tin Lành của thành phố đó (Phoenix) để làm lễ truy điệu ông. Ngay sau đó, lĩnh cữu sẽ được di chuyển về Washington. Vào thứ Sáu (31/08), quan tài của ông sẽ được quàn tại tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ.
Lý do mà ông thượng nghị sĩ John McCain được quàn tại đó là vì công lao đóng góp cho nước Mỹ của ông, vì ông là một anh hùng trong cuộc chiến tranh của Việt Nam. Người Mỹ rất quý mến và tôn trọng ông.
Hơn nữa, ông là một trong những lãnh tụ của đảng Cộng Hòa, là cựu ứng cử viên tổng thống hai lần. Rất tiếc là ông không đắc cử tổng thống, nhưng ông là một người đấu tranh cho nước Mỹ, luôn luôn bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ. Ông đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên quyền lợi cá nhân. Ông cũng là người hợp tác rất chặt chẽ với đảng Dân Chủ đối lập khi cần thiết để thông qua những đạo luật có lợi cho người dân và nước Mỹ.
Thành ra, ông là một trong mười ba thượng nghị sĩ trong lịch sử nước Mỹ được đặt quan tài tại tòa nhà Quốc Hội. Đó là một điều rất đặc biệt !
Mời hai cựu « đối thủ » tranh cử tổng thống Mỹ đọc điếu văn
Sau ngày thứ Sáu, quan tài của ông sẽ được chuyển đến Thánh đường của thành phố Washington, gọi là Thánh đường Quốc gia, vào thứ Bẩy 01/09. Tại đó, có hai vị cựu tổng thống đặc biệt, là một Cộng Hòa, một Dân Chủ : George W. Bush và Barack Obama, sẽ đọc điếu văn.
Ông John McCain khi còn sống đã ngỏ ý muốn hai vị này đọc điếu văn và phát biểu tại đám tang của ông. Gia đình của thượng nghị sĩ John McCain đã xác nhận điều đó.
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump không được mời dự tang lễ
Có một điều đặc biệt khác nữa, lần đầu tiên trong lịch sử đương đại của Hoa Kỳ, vị tổng thống đương nhiệm của đảng Cộng Hòa, tức là ông Donald Trump, cùng đảng với ông John McCain, thì chính cá nhân ông John McCain đã không muốn mời ông Donald Trump dự lễ tang của ông. Thành ra, gia đình ông John McCain phải theo lời dặn của ông John McCain. Tuy nhiên, phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ dự lễ tang.
Báo chí, dư luận Mỹ cho đây là một thông điệp rất cá nhân nhưng cương quyết, không thay đổi quan điểm và lập trường của thượng nghị sĩ John McCain đối với những việc làm của tổng thống Donald Trump. Vì chính ông Donald Trump, trong thời gian tranh cử và sau khi đắc cử, đã có những lời lẽ không tốt đẹp đối với cá nhân John McCain. Một trong những lời nói đó là không nhìn nhận thượng nghị sĩ John McCain là một anh hùng của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Yên nghỉ bên đồng đội Chuck Clarkson
Cuối cùng, đến Chủ Nhật 02/09, quan tài của ông sẽ được đưa đến trường Hải Quân Hoa Kỳ, tại thành phố Annapolis. Đây là nơi ông được đào tạo và cũng là nơi bố và ông nội của ông cũng được đào tạo trở thành sĩ quan, tư lệnh của Hải Quân Mỹ. Tại đó cũng sẽ có một buổi lễ của Hải Quân Hoa Kỳ, đặc biệt dành cho các vị cựu sĩ quan tốt nghiệp trường này. Sau đó ông sẽ được mai táng tại nghĩa trang của Hải Quân Mỹ, ngay tại trường Hải Quân.
Ông John McCain muốn khi qua đời sẽ được chôn bên cạnh người bạn thân quý của ông, cũng là một đồng đội, đồng thời cũng học chung với ông, đó là tư lệnh Chuck Clarson.
Theo RFI
song  
#9 Đã gửi : 27/08/2018 lúc 10:24:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
John McCain: Cựu tù binh kiến tạo bang giao Việt-Mỹ

UserPostedImage
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nghiêng mình trước đài kỷ niệm tại Hà Nội có ghi tên cố thượng nghị sĩ John McCain. Ảnh chụp ngày 27/08/2018. REUTERS/Kham

Ngày 25/10/1967, máy bay của phi công John McCain, trong đợt oanh kích thứ 23 ở miền bắc Việt Nam, bị trúng pháo trên bầu trời Hà Nội. Ông buộc phải nhảy dù và rơi xuống hồ Trúc Bạch. Bị gãy hai tay và một bên chân, ông được sơ cứu, sau đó bị giam ở nhà tù Hỏa Lò trong năm năm rưỡi. Gần 20 năm sau, vào năm 1985, ông John McCain, lúc đó là dân biểu Hạ Viện Mỹ, đã trở lại thăm nước « cựu thù ». Cùng với John Kerry, thuộc đảng Dân Chủ, ông đã là người kiến tạo bình thường hóa bang giao Việt-Mỹ.
Ông John McCain mang thương tật suốt đời : không nhấc được một bên tay để chải đầu, bước đi khập khiễng. Đây là hậu quả của việc nhảy dù khỏi chiếc tiêm kích A-4 Skyhawk và các cuộc tra khảo ở Hanoi Hilton, nơi chuyên giam giữ tù binh Mỹ.
Ông John McCain từng tìm cách tự vẫn vì mất hết niềm tin. Điều mà ông cảm thấy xấu hổ suốt đời là đã không làm tròn nghĩa vụ của một người lính, « không kháng cự được lâu nhất có thể, trong khi nhiều bạn tù làm được », như lời giải thích của ông khi trả lời phỏng vấn về cuốn hồi ký Faith of my Fathers, xuất bản năm 1999.
Từ chối được trả tự do sớm
Một điều đáng trân trọng khác, luôn đi kèm với hình ảnh của ông John McCain, là khi biết được Cai (tên mà quản ngục tại Hỏa Lò vẫn gọi ông) là con cháu của hai đô đốc Mỹ, chính quyền miền bắc Việt Nam đã đề xuất thả ông sớm hơn. Ông McCain đã từ chối, dù tự nhận trong buổi phỏng vấn nêu trên là « không dễ dàng gì ». Theo ông, « đó sẽ là một chiến dịch tuyên truyền tốt cho họ. Everett Alvarez bị cầm tù từ tháng 08/1964. Tôi đến vào tháng 10/1967, tôi không thể được trả tự do trước ông ấy ».
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, trung úy John McCain được trả tự do cùng với 106 phi công khác và một công dân Mỹ. Theo phóng sự của AP ngày 14/03/1973, họ rời sân bay Gia Lâm để đến căn cứ Clark Air Force Base ở Philippines, trạm dừng đầu tiên trên đường về nhà. Ông được tổng thống Richard Nixon tặng huân chương, trở thành người hùng chiến tranh tại Mỹ.
Vận động chính trường Mỹ tái lập bang giao với Hà Nội
Rời quân đội, ông McCain làm chính trị, bắt đầu từ Hạ Viện, sau đó trở thành thượng nghị sĩ bang Arizona từ năm 1986 cho đến cuối đời. Từ một người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam, ông trở thành người ủng hộ và hoạt động mạnh mẽ nhất cho việc nối lại bang giao Việt-Mỹ, bất chấp mọi cản trở từ ngay trong đảng Cộng Hòa của ông. Sau khi trở lại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1985, ông John McCain làm lành với thượng nghị sĩ John Kerry, thuộc đảng Dân Chủ, người trước đây đã phản đối chiến tranh và lên án can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, trong khi John McCain đang bị giam ở Hỏa Lò.
Từ năm 1991-1993, hai ông cùng tham gia Ủy ban Thượng Viện về tù binh. Trong quá trình thúc đẩy bình thường hóa bang giao Hà Nội – Washington, các cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng, và chắc chắn có sự vận động từ hai cựu chiến binh John McCain và John Kerry. Tối 02/02/1994, chỉ một ngày trước khi công bố dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, tổng thống Bill Clinton đã tiếp đại diện cựu chiến binh.
Ngày 11/07/1995, trước đông đảo nghị sĩ và các cựu chiến binh ở Việt Nam, tổng thống Clinton tuyên bố « bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam », khép lại một chương trong lịch sử Mỹ. Theo nhật báo Libération (12/07/1995), người đóng vai trò chủ đạo trong hồ sơ này là thượng nghị sĩ John McCain, cùng với hai thượng nghị sĩ khác, thuộc đảng Dân Chủ, cũng là cựu quân nhân tham chiến tại Việt Nam. Bản dự luật kêu gọi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam trình lên Quốc Hội lưỡng viện nhấn mạnh : « Vì lợi ích quốc gia ngày nay, cần công nhận Việt Nam », nhằm nhắc đến tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội trước nước Trung Quốc đang trỗi dậy.
Ông Lawrence Eagleburger, ngoại trưởng Mỹ thời tổng thống George Bush (cha), nhận xét : « Nếu như McCain, sau tất cả những gì ông ấy đã trải qua, nhận thấy rằng thời thế đã thay đổi, làm thế nào chúng ta có thể bàn về quan điểm của ông ấy ? 20 năm đã trôi qua. Thời gian đã trôi qua. Chúng ta cũng phải thay đổi ».
Trong chuyến thăm Việt Nam lần cuối cùng vào tháng 06/2017 nhân chuyến cập cảng Cam Ranh của chiến hạm USS John S. McCain, thượng nghị sĩ John McCain đã đến chụp ảnh lưu niệm tại đài kỷ niệm vụ bắt sống phi công Mỹ với tên ông được ghi ở trên.
Ngày 26/08/2018, nhiều người dân Việt Nam và công dân Mỹ làm việc tại Hà Nội đã đến đặt hoa tưởng niệm « người bạn lớn » của Việt Nam.
Theo RFI
song  
#10 Đã gửi : 27/08/2018 lúc 10:27:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam tưởng nhớ Thượng nghị sĩ John McCain

UserPostedImage
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, viếng Thượng nghị sĩ John McCain, Hà Nội 27/8/2018. AFP

Các nhà lãnh đạo Việt Nam gồm ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, vào ngày 27 tháng 8 gửi lời chia buồn đến gia đình Thượng nghị sĩ Mỹ (TNS) John McCain, cùng Quốc Hội Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời  vào ngày 25/8 tại nhà riêng ở  tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đến Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội để chia buồn và ghi sổ tang.
Ông Phạm Bình Minh ghi trong Sổ Tang đặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội rằng Thượng nghị sĩ John McCain là người đi đầu, và đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia.
Vào sáng nay 27-8, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam bắt đầu mở sổ chia buồn tại tòa nhà Vườn Hồng, số 170 Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) cho những ai mong muốn có lời chia sẻ với gia đình Thượng nghị sĩ John McCain.
Theo ghi nhận của chúng tôi trong sáng 27-8, nhiều người dân đã tới ghi sổ chia buồn, tưởng niệm Thượng nghị sĩ John McCain. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đã ghi sổ chia buồn Thượng nghị sĩ John McCain.
Một người dân phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về TNS John McCain như sau:
“Với mấy chục năm từ sau khi ông ấy tham gia chiến tranh Việt Nam, thì ông ấy đi từ đỉnh này đến đỉnh kia. Ông ấy biết lẽ phải của quốc tế, lẽ phải của thời đại; nên ông ta ủng hộ lập lại quan hệ bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi cảm kích cái thay đổi ‘rất bản chất của ông ta.”
Chiều 27/8, Đại sứ Daniel Kritenbrink đặt hoa tưởng niệm Thượng nghị sĩ John McCain tại tấm bia bên hồ Trúc Bạch, phía tây Hà Nội. Tấm bia được dựng lên để đánh dấu sự kiện tên lửa đất đối không của Việt Nam bắn rơi máy bay Mỹ do thiếu tá không quân thuộc lực lượng hải quân Hoa Kỳ - John McCain điều khiển ngày 26/10/1967.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink cũng phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về TNS John McCain như sau:
Tôi nghĩ TNS John McCain là một nhà yêu nước, một chính khách lớn. Ông ta cũng là một chiến binh vĩ đại và đồng thời là một người yêu chuộng hòa bình. Lẽ đương nhiên ông ta phải trải qua những đau khổ trong chiến tranh. Nhưng rồi ông đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo chính của Hoa Kỳ giúp cho hai nước bình thường hóa và chuyển từ kẻ thù sang mối quan hệ đối tác và thân thiện hiện nay.”
Hai ngày qua, nơi có Tấm bia tại Hồ Trúc Bạch ở Hà Nội cũng là nơi mà nhiều người dân Việt Nam cũng như du khách đến đặt hoa tưởng niệm ông John McCain.
Trước khi trở thành Thượng nghị sĩ, ông McCain là sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ. Máy bay ông bị bắn rợi tại Hà Nội vào năm 1967 trong Cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông bị giam tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong thời gian hơn 5 năm trước khi được trao trả về Mỹ năm 1973.
Trong Hồi ký của ông, ông có nói rằng trong thời gian ở tù ông đã nhiều lần bị hành hạ. Khi biết được ông là con trai một Đô đốc Hải quân Mỹ, Hà Nội đã thuyết phục ông chấp nhận đặc ân được phóng thích sớm nhưng ông đã từ chối và nói rằng ai bị bắt trước phải được thả trước.
Ông đã nhiều lần thăm viếng Việt Nam và cổ vũ mạnh mẽ cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Theo RFA
song  
#11 Đã gửi : 27/08/2018 lúc 10:33:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Về một người Mỹ đáng nhớ 
 
UserPostedImage
 
John McCain, anh hùng cả trong thời chiến lẫn thời bình của nước Mỹ, qua đời hôm thứ bảy 25 tháng 8 năm 2018 vì ung thư não tại thành phố nhỏ bé Cornville, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ.
 
Cái tên John McCain quen thuộc với nước Mỹ, quê hương của ông, là một điều hiển nhiên. Vốn là một phi công của binh chủng Hải quân Hoa Kỳ, ông nối nghiệp cha và ông nội, hai người này đều là tướng 4 sao Hải quân. Sau chiến tranh, McCain giải ngũ, tham gia họat động chính trị cho đến ngày phải chịu thua bệnh tật. Ông đã lần lượt là dân biểu Hạ viện, rồi thượng nghị sĩ liên tiếp 6 nhiệm kỳ, từng 2 lần đại diện đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ.
 
Cái tên John McCain cũng không xa lạ gì với người Việt Nam, miền Nam lẫn miền Bắc, cả trong nước lẫn hải ngọai. Là phi công, khi nước Mỹ tham gia trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam năm 1965, ông tình nguyện đảm nhận các nhiệm vụ không kích. Tháng 10 năm 1967, trong một phi vụ gần Hà Nội, phi cơ của McCain bị bắn rơi xuống hồ Trúc Bạch. Ông bị bắt và sau đó, đưa về giam giữ ở trại giam Hỏa Lò, nơi bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền miền Bắc  gọi mỉa mai là khách sạn Hin-Tơn (theo tên hệ thống khách sạn Hilton lớn nhất nhì thế giới của Mỹ). Dạo ấy, hình ảnh McCain bị lực lượng dân quân bắt giữ trên hồ Trúc Bạch được phổ biến khắp các hang cùng ngõ hẻm miền Bắc (cũng như thế giới).

UserPostedImage
 McCain bị dân quân Hà Nội bắt giữ trên hồ Trúc Bạch Ảnh(Internet)
 
 
Tháng 4 năm 1968, cha của ông, viên tướng tư lệnh Hải quân bốn sao, được tổng thống Hoa Kỳ LB Johnson bổ nhiệm là tổng tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, bao gồm cả bộ chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam. Với mục đích tuyên truyền chứ không phải vì nhân đạo, nhà cầm quyền miền Bắc lúc ấy có đề nghị phóng thích McCain, nhưng ông yêu cầu những tù binh Mỹ bị bắt trước ông phải được thả ra trước đã, theo đúng tinh thần “First In, First Out” của quân đội Hoa Kỳ. Tất nhiên, nhà cầm quyền miền Bắc từ chối lời yêu cầu của McCain, và ngay sau đó đã cho lệnh tống giam ông vào ngục tối kiên giam trong hai năm rưỡi để “trừng phạt”. Tháng 4 năm 1973, hai tháng sau khi hiệp định đình chiến Paris ký kết, McCain được thả sau hơn 5 năm bị bắt làm tù binh, trong đó có 3 năm rưỡi trong các phòng kiên giam. Chính vì lý do “bị bắt” mà ông đã không được vị đương kim tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, một người có thành tích tìm mọi cách để tránh việc bị động viên trong thời chiến tranh (nói nôm na là trốn lính), công nhận là “anh hùng thời chiến tranh”. Trong chiến tranh, ngã xuống giữa chiến trường hay chẳng may lọt vào tay đối phương là những điều không một chiến binh nào mong muốn, dù cũng có rất nhiều người coi chuyện đó nhẹ như lông hồng, là cái giá của hy sinh, nhưng đâu có nghĩa cứ phải chết giữa chiến trường mới được coi là anh hùng. Thực ra, thái độ thẳng tay từ chối “sự phóng thích” của McCain cũng đã đủ chứng tỏ nhân cách, lòng can đảm và nghị lực khác thường của ông ngay từ những năm tháng tuổi trẻ kéo dài mãi sau này trong suốt hơn 60 năm ông cống hiến đời mình cho tổ quốc của mình. [Những ai đã từng ở tù cộng sản đều có thể cảm và hiểu thấu trọn vẹn sự can đảm rất đáng ngưỡng mộ của chàng thanh niên 32 tuổi McCain, cũng như nghị lực phi thường của chàng thanh niên Trần Hùynh Duy Thức từ nhiều năm nay bị ngược đãi trong nhà tù cộng sản, nhưng vẫn quyết không chịu nhận tội mình không làm để được thả tự do. Thậm chí, viên cựu doanh nhân thành đạt này còn không chấp nhận sống ngòai đất nước dù đó là điều kiện để ra khỏi nhà tù]. Cựu tổng thống Obama, từng là đối thủ với McCain trong cuộc chạy đua vào tòa bạch ốc năm 2008, khi nghe tin ông qua đời, đã bày tỏ sự ngưỡng mộ McCain một cách rất sâu sắc “Rất ít người trong chúng ta trải qua những gì mà John (McCain) đã từng bị thử thách hoặc bị buộc phải chứng tỏ lòng can đảm của mình như John đã từng chứng tỏ, nhưng tất cả chúng ta đều (qua sự can đảm của McCain-) được tiếp thêm ý chí để cố gắng hướng tới những điều tốt lành vượt lên trên cả chính mình. Và John, bằng khả năng tốt nhất của mình, đã cho chúng ta thấy ý nghĩa đích thực của đời sống. Vì thành quả ấy, tất cả chúng ta đều mắc với John một món nợ”. [Có lẽ, nếu chẳng may, chàng tuổi trẻ đáng dòng hào kiệt Trần Hùynh Duy Thức của chúng ta, bỏ thây trong nhà tù như ước nguyện của chàng, thì tất cả những người Việt Nam yêu chuộng tự do, dân chủ, công bằng  - đều sẽ như người dân Mỹ nợ McCain – chúng ta cũng sẽ nợ Trần Hùynh Duy Thức món nợ lớn về sự xác tín mạnh mẽ phẩm giá con người, thứ phẩm giá vượt lên trên sự chết, vượt lên trên sức chịu đựng hữu hạn của thân xác con người, vượt lên trên mọi cám dỗ đời thường mà những người trẻ khác cùng thời với chàng đã không thể vùng vẫy thóat ra được để dám sống một đời sống đích thực cho xứng tầm với chàng].
 
UserPostedImage
Ảnh chụp đài kỷ niệm bắn rơi máy bay của John McCain trong Chiến tranh Việt Nam (Photo: Bởi Rolf Müller (User:Rolfmueller) – Tác phẩm do chính người tải lên tạo ra, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedi.../index.php?curid=1651928)
 
6 nhiệm kỳ là thượng nghị sĩ quốc hội Hoa Kỳ, McCain đã có nhiều dịp quay lại Việt Nam, chính thức làm việc với kẻ đã từng cầm tù mình, ngược đãi, sỉ nhục mình và đóng vai trò chiếc gạch nối quan trọng nhất trong nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh giữa hai nước Mỹ và Việt Nam. Nơi máy bay của McCain bị bắn rơi bên bờ hồ Trúc Bạch, nhà cầm quyền Hà Nội đã cho dựng một đài “Tưởng Niệm” để ghi nhớ sự kiện này. Bức phù điêu được gọi là ‘tưởng niệm” có hình dáng một người quỳ gối, hai tay giơ lên với ý nghĩa xin đầu hàng và được chú thích là “phi công John Sidney McCain, thiếu tá không quân thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ”. Sự hiện hữu của bức phù điêu nhằm mang ý nghĩa gì, chính McCain trong một lần được hỏi cũng không biết rõ, dù ông đã từng đến đó, đã từng yêu cầu chỉnh sửa một chi tiết sai trong nội dung chú thích khắc trên bức tượng. Nếu mục đích của đài tưởng niệm là chứng tích tượng trưng cho sự đầu hàng của “đế quốc Mỹ” trước “nhân dân Việt Nam” thì thật là một sự mỉa mai và thậm chí vô ý thức vì chính McCain (cùng với TNS John Kerry) là hai nhân vật quan trọng nhất giúp Việt Nam có được sự bang giao (mà Việt Nam rất ao ước và cần đến) với kẻ thù cũ năm xưa. Hôm thứ bẩy 25 tháng 8, 2018, khi nghe tin ông qua đời, nhiều người dân đã đến đây thăm viếng và đặt hoa như một cử chỉ nhớ đến ông, một người Mỹ lịch sử đóng vai trò đáng ghi nhớ ở Việt Nam cả trước lẫn sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Còn nhớ vì mục đích gì, nhớ như thế nào lại là câu chuyện riêng tùy vào hòan cảnh lịch sử và xã hội của mỗi người.
 
Đối với người Việt ở hải ngọai, nhất là ở Mỹ, thì cái tên McCain gắn liền với một đạo luật về di dân có tên gọi là Tu Chính Án McCain. Qua nỗ lực không mệt mỏi của McCain, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua điều khỏan cho phép con cái trên 21 tuổi, chưa lập gia đình của các vị cựu tù cải tạo, các gia đình thuộc diện thân nhân bảo lãnh và các thành phần liên quan đến diện con lai Mỹ, được nhập cư nước Mỹ. Rất nhiều người Việt thuộc diện trên vẫn nghĩ mình mang ơn McCain về một cuộc sống tự do bên ngòai đất nước.
 
Người ta còn nhớ đến McCain ở cá tính độc lập, thẳng thắn, không bao giờ e ngại nói lên suy nghĩ thật của mình về bất cứ vấn đề gì. Trong chính trị (nuớc Mỹ), cá tính ấy đồng nghĩa với việc có nhiều kẻ thù. Cũng vì vậy, tuy cùng chung một đảng Cộng Hòa, nhưng McCain và viên tổng thống đương nhiệm Donald Trump thường xuyên có những xung đột về cách giải quyết những vấn đề quan trọng của nước Mỹ. Là một người mang biệt danh “hùm xám cô đơn” (maverick), bất kể đa số các đồng sự trong đảng Cộng Hòa chọn con đường ủng hộ nghị trình (phù hợp với lập trường bảo thủ) của Trump mà cố tình bỏ qua cho ông này nhiều lầm lỗi cá nhân, McCain chọn ngược lại. Những xung đột giữa hai người có hai nhân cách hòan tòan đối nghịch nhau, đã đến lúc không thể cứu vãn. Kết quả, trước khi chết, McCain ngỏ ý không muốn có mặt Trump trong tang lễ của mình. Cá tính của McCain mạnh mẽ đến độ không suy xuyễn chút nào dù thân xác đang ở những giây phút sau cùng. Ông cũng đã tỏ ý muốn được hai vị cựu tổng thống  Obama và Bush (con), hai cựu đối thủ của ông trong hai cuộc tranh cử tổng thống, đọc điếu văn cho mình trong tang lễ. Quả là một nhân cách đáng phục!
 
Thế nên, sự ra đi của McCain, trong bối cảnh chính trị nước Mỹ hiện nay, là sự vắng mặt của một tiếng nói công bằng, chính trực, vượt lên trên những khác biệt về đường lối xây dựng đất nước, về đảng phái, về lập trường (bảo thủ hay tự do), về niềm tin vào xã hội, vào con người. Nói cách khác, theo TNS Jeff Flake, một đồng sự của McCain tại Thượng viện Hoa Kỳ, thì “McCain là lương tri của Thượng viện”. Hiểu rộng hơn, đó là  lương tri một nước Mỹ mà thế giới đã từng biết đến, mà nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới từng biết đến, mà bao kẻ khốn cùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới từng biết đến. Nay, với sự ra đi của McCain, còn những ai đủ tầm vóc, đủ bản lãnh, đủ tự tin để tiếp bước ông đi con đường đầy gai góc này? Trong khi đó, nhiều chính trị gia chuyên nghiệp chọn con đường thỏa hiệp, nín thở qua sông, giả ngơ giả điếc trước sự lộng hành của dối trá, bịa đặt, hy vọng một ngày trật tự cũ lại được tái lập, vì truyền thống dân chủ của nước Mỹ sẽ không bao giờ cho phép tình trạng như hiện nay kéo dài. Nhưng mức độ phá sản về đạo đức, về mối tương quan giữa con người không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo dường như đã vượt quá lằn ranh an tòan khiến người ta lo sợ về một viễn cảnh không lấy gì làm tốt đẹp lắm cho nước Mỹ. 
 
Để vinh danh cuộc đời một con người lỗi lạc, ngòai việc linh cửu của McCain sẽ được quàn tại thủ đô tiểu bang Arizona theo nghi thức dành cho những người có công trạng đặc biệt cho tiểu bang, một nghi thức tương tự ở cấp liên bang (tòan nước Mỹ) tại thủ đô DC dành cho McCain cũng đã được lưỡng viện quốc hội Mỹ thông qua, một vinh dự mà từ trước tới nay chỉ có 30 người được hưởng. McCain sẽ là người thứ 31. Trước ông, có các tên tuổi như cố TT Gerald Ford, John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson, D. Eisenhower, Herbert Hoover . . . Công chúng ngưỡng mộ ông sẽ có cơ hội đến căn phòng hình tròn (rotunda) có mái vòm, tọa lạc ở tòa nhà cao nhất của trụ sở quốc hội Hoa Kỳ (Capitol) để viếng linh cửu McCain, rồi sau đó quan tài sẽ được đưa đ chôn tại nghĩa trang học viện hải quân ở Maryland, theo đúng như ước nguyện của người quá cố.
 
Với người Việt Nam, hiếm khi có nhân vật quốc tế nào qua đời gây nên một xúc động lớn và rộng khắp như trường hợp cựu phi công chiến tranh Việt Nam - cố Thượng Nghị Sĩ John McCain. Điều đó chứng tỏ, một nhân cách lớn luôn có tác động đến người đương thời, đến các thế hệ tương lai, và là nguồn hứng khởi để người ta gắng vượt lên trên những giới hạn của chính bản thân mình.
 
T.Vấn
song  
#12 Đã gửi : 27/08/2018 lúc 10:41:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ý tưởng tên đường, tượng ông McCain ở VN ‘không thể thành hiện thực’

UserPostedImage
Tùy viên Quân sự Đại sứ quán Mỹ Tôn Thất Tuấn thắp hương tưởng nhớ Thượng nghị sĩ McCain tại bức phù điêu bên hồ Trúc Bạch, 27/8/2018

Biết tin Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain qua đời hôm 25/8/2018, rất nhiều người Việt Nam trong những ngày qua bày tỏ trên mạng xã hội những tình cảm tốt đẹp và sự đánh giá cao của họ về những nỗ lực của ông đối với việc hòa giải, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.
Về mặt nhà nước, truyền thông Việt Nam cho hay Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vào chiều ngày 27/8 đã đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội để chia buồn về việc Thượng nghị sĩ McCain từ trần ở tuổi 81, sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư não.
Phó Thủ tướng Việt Nam viết vào sổ tang tại đại sứ quán rằng đối với chính phủ và nhân dân Việt Nam, “ngài Thượng nghị sĩ John McCain luôn là biểu tượng cho thế hệ nghị sĩ – cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ”.
Ông Minh nhấn mạnh Việt Nam “luôn trân trọng những nỗ lực của ngài Thượng nghị sĩ trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua”.
Trước đó, tuyên bố hôm 26/8 của phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam viết: “Trong nhiều thập kỷ, ông ủng hộ mạnh mẽ mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, dũng cảm tạo dựng bước đường để hai quốc gia chúng ta chuyển đổi từ kẻ thù thành đối tác”.
Báo chí trong và ngoài nước dịp cuối tuần vừa qua đưa tin các kiều dân Mỹ và nhiều người Việt Nam đã mang hoa đến đặt tại một bức phù điêu bên hồ Trúc Bạch để tưởng nhớ ông McCain.
Bức phù điêu mô tả một phi công quỳ gối giơ tay đầu hàng, với các hàng chữ cho biết vào ngày 26/10/1967, tại hồ Trúc Bạch, “quân và dân thủ đô Hà Nội bắt sống phi công John Sydney McCain, Thiếu tá không quân thuộc lực lượng Hải quân Hoa Kỳ”.
Vào thời điểm máy bay của ông bị tên lửa đối phương bắn rơi, ông McCain đang thực hiện phi vụ oanh tạc thứ 23 của ông ở miền bắc Việt Nam.
UserPostedImage
Ông John McCain khi được Bắc Việt Nam trao trả cho Mỹ đầu năm 1973

Viên phi công, khi đó 30 tuổi, đã bị giam trong nhà tù của Bắc Việt Nam trong hơn 5 năm và được trao trả hồi đầu năm 1973, sau khi các bên tham gia chiến tranh Việt Nam ký Hiệp định Paris.
Trong hồi ký của mình, vị thượng nghị sĩ Mỹ nói ông đã bị “tra tấn” và không được chữa trị phù hợp trong thời gian bị cầm tù đó. Việt Nam phủ nhận những cáo buộc này.
Trên mạng xã hội Facebook trong những ngày này, không ít người đưa ra đề xuất rằng sự đóng góp của viên phi công thời chiến tranh Việt Nam mà sau này trở thành một thượng nghị sĩ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn cần được ghi nhận tương xứng.
Nhà báo, nhà thơ Bùi Hoàng Tám, một Facebooker có tổng cộng hơn 8.000 người theo dõi, viết trên trang cá nhân rằng ông “đề nghị Hà Nội có một con đường mang tên John McCain”.
Ông Tám nêu ra lý do một cách ngắn gọn: “Từ kẻ thù, trở thành bạn và nói thẳng, là ân nhân. Vượt qua thù hận, quên oán, tạo ơn... Ông xứng đáng được đặt tên đường phố tại Thủ đô Hà Nội”.
Cùng suy nghĩ như ông Tám, trên diễn đàn mang tên Góc nhìn Báo chí – Công dân có hơn 69.500 thành viên, một người tên là Nguyễn Thành Long viết “John McCain là người có công rất lớn trong việc hòa giải mối quan hệ Việt - Mỹ. Rất mong Nhà nước Việt Nam mạnh dạn lấy tên ông đặt cho con đường chạy quanh hồ Trúc Bạch”.
Facebooker mang tên Nguyễn Thiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, có tổng cộng 44.500 người theo dõi, thậm chí kêu gọi rằng: “Việt Nam nên tuyên bố đặt tên đường McCain tại Hà Nội và Tp.HCM”. Theo ông Thiện, điều đó “rất có lợi cho 2 nước” và nên làm “càng sớm càng tốt”.
Những ý kiến như vậy nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo những người khác. Bên cạnh đó, còn có một số người đưa ra quan điểm rằng Hà Nội nên dựng một bức tượng ông McCain có hình thức đàng hoàng hơn, thay cho bức phù điêu bên hồ Trúc Bạch hiện nay, được xem là có tính chất sỉ nhục cả cá nhân ông McCain lẫn nước Mỹ.
Nhận xét về việc nhiều người đặt hoa tại bức phù điêu, một người sử dụng Facebook có tên Nam Hai viết: “Độc tài lập bia để đề cao mình và hạ nhục người khác, nhưng ngờ đâu nơi đây lại thành chỗ biểu tượng cho một nền văn minh dân chủ thông qua cách ứng xử cao thượng của một con người mà trước đây chúng ta coi là kẻ thù”.
Cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân, người đã nhiều lần gặp gỡ Thượng nghị sĩ McCain và coi ông là “bạn thân”, nhận định với VOA về khả năng chính quyền đón nhận những gợi ý, đề xuất kể trên:
“Chính phủ Việt Nam không bao giờ thực hiện điều đó. Nhà nước chỉ muốn tận dụng những con người như vậy, lợi dụng lòng thương yêu, tầm nhìn chiến lược của người ta. Chứ còn thực tâm mà nói, tôi chưa nhìn thấy sự ghi nhận đến mức đặt tên đường hay là thay phù điêu”.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người vẫn thường lên tiếng phản biện về các vấn đề chính trị, xã hội ở Việt Nam, nêu ra “lòng kiêu ngạo” và “quan điểm cố hữu” của những người cộng sản để đưa ra nhận định rằng việc đặt tên đường hay dựng tượng sẽ “không trở thành sự thật”.
Cho dù như vậy, hai ông Quân và Khanh lưu ý rằng những gì người dân bày tỏ ra đã cho thấy tình cảm của người Việt dành cho vị thượng nghị sĩ quá cố là như thế nào.
Luật sư Lê Quốc Quân nói:
“Bản thân ông chắc chắn được người dân Việt Nam ghi nhận. Và rất nhiều người đã biết đến ông vì ngay từ 1985, thì ông đã đến Hà Nội, tức là ông trở nên một con người rất là gần gũi đối với nhân dân Việt Nam”.
Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, ngoài tình cảm dành cho cá nhân ông McCain về những đóng góp giúp hàn gắn quan hệ hai nước, cũng cần xét đến việc nhiều người Việt thường có thiện cảm hơn với các giá trị và các chính khách phương Tây. Ông nói với VOA:
“Người Việt Nam vẫn chờ đợi một sự thân thiện của phương Tây và người ta tin rằng nền dân chủ và nhân quyền phương Tây có giá trị nằm trong trái tim người ta. Mặc dù đằng sau nhân dân này là chế độ cộng sản, nhưng tình cảm của người dân thể hiện đối với một người như ông John McCain, tôi nghĩ rằng nó có thể nhiều hơn mức hiện thực ông John McCain đã làm được cho Việt Nam”.
UserPostedImage
Một trong số nhiều người Việt Nam đặt hoa tưởng niệm ông John McCain ở Hà Nội từ ngày 26/8/2018

Ngược lại với nhiều ý kiến tưởng nhớ, tôn vinh hay bày tỏ biết ơn vị thượng nghị sĩ Mỹ, trong một trang Facebook có tên Diễn đàn độc giả trẻ gồm hơn 32.500 thành viên, đã có một số cuộc thảo luận theo hướng nhắc nhở rằng ông John McCain từng nhiều lần ném bom “gây tội ác” ở Bắc Việt Nam, cũng như đã có những phát biểu miệt thị, xúc phạm những binh sĩ đã giam giữ ông.
Bên cạnh những lời mỉa mai dành cho nhiều người có cảm tình với ông McCain, các thành viên của Diễn đàn độc giả trẻ còn xem đó là những người “ngây thơ chính trị”.
Nhắc đến thực tế là ông McCain đã quay trở lại Việt Nam để xây đắp tình hữu nghị giữa hai nước, luật sư Lê Quốc Quân cho rằng những người có quan điểm thù địch hay tức tối dành cho vị thượng nghị sĩ Mỹ mới qua đời là những người “cố ăn mày về quá khứ, không có đủ lòng bao dung, hoặc không có hiểu biết bằng chính ông ấy”.
Ông Quân nói thêm:
“Những con người đó không có tầm nhìn về tương lai, và theo tôi thì không thể hiện rõ ràng lòng yêu nước Việt Nam. Yêu nước Việt Nam có nghĩa là mong cho một Việt Nam tốt đẹp hơn, mà điều đó John McCain đã và đang làm. Chẳng qua họ nói vậy để khơi lại quá khứ, và như vậy không tốt một tí nào cả”.
Còn về phần nhạc sĩ Tuấn Khanh, ông bình luận:
“Ngày hôm nay mà đặt lại vấn đề những tội ác và những sai lầm của một người hôm qua trong bối cảnh chiến tranh, thì ngày hôm nay thực sự chúng ta khó có chuyện hòa giải. Ngày hôm nay mà cứ giở lại những vấn đề quá khứ mà không nhìn thấy những giá trị của hiện tại thì chúng ta sẽ mãi mãi không đi đến được tương lai”.
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 26/8 cho biết sẽ mở cửa đón người Việt tới gửi lời chia buồn tới gia đình Thượng nghị sĩ John McCain. Cơ quan đại diện ngoại giao này cho hay “sẽ mở sổ chia buồn” từ ngày 27 tới 29/8, và sẽ “chào đón tất cả những ai mong muốn có lời chia sẻ với gia đình ông McCain”.
Cùng thời gian, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Hà Kim Ngọc, được Đài Tiếng nói Việt Nam dẫn lời nói rằng ông McCain là “biểu tượng của quá trình hòa giải của quan hệ Việt - Mỹ”.
Theo VOA
song  
#13 Đã gửi : 27/08/2018 lúc 11:03:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
John McCain, người lính cương trực lạc vào chính trường

UserPostedImage
Thượng nghị sĩ John McCain tại Phoenix, bang Arizona (Hoa Kỳ), ngày 7/04/2015. REUTERS/Nancy Wiechec

Về thời sự quốc tế, sự kiện được nhiều tờ báo dành các bài viết với nhiều trân trọng, xúc động là thượng nghị sỹ đảng Cộng Hòa Mỹ, John McCain vừa qua đời hôm 25/08 vì bệnh ung thư não, 4 ngày trước khi ông bước vào tuổi 82.
Nhắc đến John McCain, các báo đều đồng thanh gọi ông là « người hùng của chiến tranh Việt Nam », nơi ông đã trải qua hơn 5 năm là tù binh.
Nhật báo Le Figaro chạy tựa bài phóng sự : « McCain, người khẳng khái của Thượng Viện ». Theo le Figaro thì « John Sidney McCain là một người lính bị lạc vào chính trị ». Thế nhưng chính trị lại là địa hạt mà ông đã thành công và được trân trọng còn hơn cả quãng đời binh nghiệp khá ngắn ngủi. Le Figaro nhận xét : « Không có tính kỷ luật và các đức tính của quân nhân – trọng danh dự, tình yêu tổ quốc, trung thành, phẩm giá - thượng nghị sĩ John McCain chắc chắn sẽ không trở thành một trong những trụ cột của Quốc Hội Mỹ từ năm 1983, liên tục tái đắc cử để đại diện cho bang Arizona ». Cũng vì tính cách cương trực không khoan nhượng, không thỏa hiệp, mà năm 2008 ông đã không được đảng Cộng Hòa bầu ra ứng cử tổng thống đấu với Barack Obama.
Le Figaro ghi nhận : Trong 6 nhiệm kỳ Quốc Hội, 2 ở Hạ Viện và 4 ở Thượng Viện, John McCain đã có được bộ « sưu tập kẻ thù » không ai bằng. Được mệnh danh « thượng nghị sĩ hay nổi khùng », ông từng nổi tiếng vì đã lăng mạ nhiều đồng nghiệp và có lần dùng đến cả sức mạnh cơ bắp trong các cuộc tranh luận về những vấn đề như người nhập cư, quyền phá thai hay quyền tự do mang súng...
Con người khẳng khái này không ngần ngại đoạn tuyệt với gia đình chính trị của mình, chỉ vì những nguyên tắc mà ông theo đuổi bị vi phạm. Như về hồ sơ Irak, ông McCain là người đầu tiên trong đảng Cộng Hòa phê phán chiến lược của chính quyền Mỹ, khi đó thuộc đảng Cộng Hòa, và ông đấu tranh kịch liệt chống tệ tra tấn tù binh của CIA. Về nhập cư, ông là người ủng hộ việc hợp thức hóa cho những người nhập cư lậu nhưng đã có công ăn việc làm và tôn trọng pháp luật Mỹ. Và từ 2 năm nay, ông trở thành một người chống kịch liệt tổng thống Donald Trump trên mọi phương diện.
Trong phần kết bài phóng sự, Le Figaro trích dẫn một đoạn trong cuốn sách cuối cùng của thượng nghị sĩ John McCain The Restless Wave (Con sóng không nghỉ) vừa xuất bản hồi tháng 5 năm nay. Ông McCain đã vĩnh biệt cuộc sống như thế này : « Tôi rất ghét vì phải rời khỏi cuộc đời. Nhưng tôi không có lý do gì để phàn nàn. Cuộc đời tôi đã là một cuộc phiêu lưu thiêng liêng. Tôi đã qua nhiều đam mê, thấy bao điều kỳ diệu, đã lao vào chiến tranh và rồi lại góp phần cho hòa bình. Tôi đã có được một chỗ nhỏ bé trong câu chuyện của nước Mỹ và lịch sử của thời đại mình. »
Theo RFI
song  
#14 Đã gửi : 29/08/2018 lúc 11:24:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Luận Anh Hùng, McCain?

Quốc Kỳ ngập ngừng trên Bạch Cung: Phương ngôn Việt Nam có câu rằng: Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng. Thượng nghị sĩ Mc Cain 81 tuổi ra đi ngày 25 tháng 8-2018. Khi còn sống ông đã một mình cản đường tổng thống Trump trên trường chính trị. Cho đến khi đi vào cõi ngàn thu, nhà chính khách già của miền đồng khô cỏ cháy Arizona còn gài độ trận sau cùng. Ông viết trong di chúc làm điên đầu đương kim tổng thống. Ông mời hai vị cựu tổng thống Obama và George Bush đọc lời tiễn biệt những từ chối sự hiện diện của ông Trump. Ông Donald vốn là Cao Bồi New York cũng không tay vừa. Ngọn cờ trên Bạch Cung kéo xuống nửa chừng theo thông lệ được một ngày lại có lệnh kéo lên như cũ. Phát ngôn viên Nhà Trắng đọc lời chia buồn trong khi tổng thống chỉ gửi Tuýt cho tang gia mà không nhắc đến người anh hùng của nước Mỹ. Sau một ngày dài chịu áp lực của công luận và cựu chiến binh toàn quốc, tổng thống mới đọc lời chia buồn và cho kéo cờ tại Bạch Cung xuống chịu tang.
McCain, ông là ai. Dòng họ McCain là những người có mặt từ thời Hoa Kỳ lập quốc. Thời tổng thống Washington đã có đại úy McCain dưới ngọn cờ cách mạng. Ông nội và cha của thượng nghị sĩ McCain đều là đô đốc trong hải quân Hoa Kỳ. Cuộc đời binh nghiệp và chính trị của McCain đầy huyền thoại. Theo truyền thống gia tộc, chàng trai gia nhập không lực của hải quân trở thành phi công phản lực. Chuyện nhà binh cũng có nhiều cay đắng. Ngày 19 tháng 7 năm 1967 trung úy Mc Cain đã phải chịu trách nhiệm liên quan đến trận hỏa hoạn kinh hồn trên chiến hạm USS Forestal làm chết 27 người và 100 bị thương. Hồ sơ quân bạ còn ghi ông bị thuyên chuyển cấp tốc qua hàng không mẫu hạm. Ba tháng sau trong phi vụ thả bom Hà Nội 26 tháng 10 năm 1967 phi cơ của ông bị hỏa tiễn của Nga bắn hạ. Chuyên viên người Nga tên là Yury trả lời báo Nga phỏng vấn rồi được BBC ghi lại câu chuyện khá đặc biệt. Hôm đó đơn vị phòng không thủ đô bắn hết tên lửa nhưng không thành công. Hỏa tiễn cuối cùng do chính cố vấn Nga khai hỏa đã bắn rơi phi cơ của McCain. Phi công nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và được cứu sống sau trận đòn hội chợ gẫy cả chân tay. McCain bị thương nặng có thể chết nhưng vài ngày sau được Hà Nội cho cứu chữa kịp thời khi biết tin cha ông đang là đô đốc tư lệnh hải quân Hoa kỳ tại Âu Châu. Trong thời gian bị tù trong hỏa lò Hà Nội tin tức chính thức ghi nhận McCain luôn luôn can trường giữ vững tư cách sỹ quan Hoa Kỳ, đặc biệt là danh dự của dòng họ McCain. Tuy nhiên chuyện bên lề đồn rằng cũng có lúc ông bị cộng sản khuất phục nên khai báo linh tinh. Hồ sơ quân bạ của hải quân Mỹ cũng như chính phủ cộng sản Hà Nội đều phủ nhận các tin tức kể trên. Tất cả đều ghi nhận việc ông từ chối đặc ân được trả tự do trước các bạn tù như là một hành động anh hùng hết sức quân tử. Sau này, trên hậu trường chính trị, khi nghe thiên hạ ca tụng ông thượng nghị sĩ POW anh hùng, tổng thống Trump vô cùng sốt tiết đã phán rằng, bị bắt làm tù binh có gì mà anh hùng. Có ngon thì đã chẳng bị bắt. Thực tình mà nói, tù binh chiến tranh là phần số, nhưng thái độ ứng xử trong thời gian bị tù đầy mới thể hiện tư cách anh hùng. Ông Mc Cain thực sự đã là anh hùng trong những năm sống trong ngục tù cộng sản. Dù là công dân Hoa Kỳ dân chủ, công bình bác ái nhưng nếu là con ông cháu cha thì McCain vẫn có thừa cơ hội để không phải bay phản lực trên bầu trời Hà Nội đầy lửa đạn. Ông đã tình nguyện đóng vai một phi công bình thường để trở thành một tù binh khốn khổ rất bình thường như mọi chiến binh khác. Sau này, với quyền hạn trong chính trường Hoa Kỳ, ông đã thông cảm với những người tù binh VNCH để đệ trình các dự luật đặc biệt tiếp nhận thêm HO đợt kế tiếp. Ông chính là người được mang tước hiệu HO Hoa Kỳ. Nếu tổng thông không nhận Mc Cain là anh hùng thì mãi mãi ông vẫn là anh hùng của các gia đình HO Việt Nam.
Trở về từ chiến trường. Trở thành người của chính trường. Sau thời gian quân vụ và tù đầy trên 10 năm, ông về quê hương xây dựng lại sự nghiệp qua con đường chính trị. McCain trở thành dân biểu rồi qua thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ông là chính khách danh tiếng của đảng Cộng Hòa nhưng không hoàn toàn đồng ý với đường lối của đảng. Quan điểm độc lập của thượng nghị sĩ McCain đã dành cho ông chỗ đứng đầy triển vọng tại tòa nhà lập pháp. Năm 2000 ra tranh cử trong đảng Cộng Hoà để dành ghế tổng thống, ông đã thua ông George Bush. Năm 2008 ông được cho đại diện Cộng Hòa nhưng lại thua trận chung kết với tổng thống Obama. Trong các kỳ bầu cử, ông McCain luôn luôn là ứng cử viên được đối phương và toàn thể cử tri cảm phục. Hai vị tổng thống đánh bại McCain luôn luôn kính trọng ông thượng nghị sĩ anh hùng của thượng viện và các gia đình đã trở thành hết sức thân hữu. Từ khi bắt đầu vào thượng viện cho đến những ngày biệt ly, McCain luôn luôn được sự kính trọng của lưỡng đảng và các tất cả 5 vị tổng thống Hoa Kỳ còn sống, ngoại trừ vị đương kim.
McCain và Việt Nam. Người Việt Nam ở hai bờ Thái Bình Dương cũng có những quan niệm khác biệt. Với tư cách tỵ nạn cộng sản vẫn giữ vững ngọn cờ vàng và không chấp nhận chế độ cộng sản. Nhưng dù ông McCain có chủ trương hòa giải với cộng sản. Dù ông có mở đường bang giao, có dành nỗ lực giúp cho kẻ cựu thù thì người Việt hải ngoại vẫn mãi mãi nhận McCain như vị ân nhân số một của cả cộng đồng. Tại San Jose trong năm qua có cô luật sư trẻ tên Thục Minh vốn là con của một HO đã tình nguyện về làm việc với văn phòng thượng nghị sĩ trong một thời gian dài. Cô đang làm cho một tổ hợp luật sư vùng Vịnh với lương rất cao nhưng sẵn sàng bỏ việc về giúp văn phòng thượng viện với số lương một nửa. Chỉ vì bố là HO Việt Nam nên hy sinh giúp việc cho ông HO Hoa Kỳ. Chính Thục Minh đã là người trực tiếp vận động với ông McCain đem Việt Khang qua Mỹ. Dự án kế tiếp có thể là giúp cho các thương binh VNCH qua Hoa Kỳ. Dù hiện nay cũng chẳng còn bao nhiêu sau gần nửa thế kỷ chinh chiến điêu linh nhưng với sự ra đi của ông McCain thì niềm hy vọng cũng tắt theo. Đó là chuyện người Việt hải ngoại, nhưng hiện nay trong nước dân Việt cũng hết lòng ngưỡng mộ ông McCain. Con người ngày xưa là tên Mỹ giặc lái tàn bạo bỏ bom Hà Nội nhưng lại là người đưa Việt Nam từ thời bao cấp chuyển qua thời mở của với con đường bang giao đem ánh sáng tự do mở dần chân trời mới. Những người dân Hà Nội đã đem hoa đến đặt dưới tượng đài McCain cạnh hồ Trúc Bạch. Nơi đây năm 1967 người phi công trẻ tuổi nhảy dù xuống bị dân Hà Nội đánh gẫy chân ngày nay bước đi vẫn chưa vững. Bị đánh gẫy tay, ngày nay không giơ tay qua được bờ vai. Thật là đặc biệt khi ông thượng nghị sĩ vẫn được người Việt thương yêu từ hai bên bờ đại dương.
Thông điệp của con gái. Bài văn đáng kể nhất trong đám tang của ông McCain không phải chờ đến khi chôn cất. Con gái ông đã viết ra và gửi thông điệp hết sức cảm động. Cô nói là cha con đã ở bên nhau suốt 33 năm. Khi cô ra đời, cha đã ở bên cạnh. 33 năm sau cô đã ở bên cha khi nhà thương rút ống để ông ra đi. Ông là cây đuốc soi đường cho mẹ con cô cả cuộc đời. Từ nay cả gia đình sẽ tiếp tục đi trong ánh sáng ấm áp của ngọn lửa mà cha cô để lại.
Sau cùng, chúng ta thử hỏi, Mc Cain có phải là anh hùng của nước Mỹ hay không? Mặc dù tang lễ làm tại điện Capitol như là quốc lễ nhưng với lòng người dân Mỹ, không phải tất cả coi ông là anh hùng. Nếu McCain ra đi cách đây ba năm, có thể lòng người chưa phân tán. Ai nấy đều dễ dàng nhận đây là vị anh hùng. Nhưng bây giờ, đang có một nửa cử tri đã bầu cho ông Trump. Nhân vật này đang trở thành thần tượng và được rất đông người tin theo. Trump bảo rằng McCain không phải là anh hùng. Xem ra cũng có lý. Bị tù thì có gì mà anh hùng. Vì vậy ngọn cờ tưởng niệm trên Bạch Cung cũng phải phân vân. Kéo lên kéo xuống. Nước Hoa Kỳ vĩ đại từ lâu nên có nhiều chuyện rất lạ. Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ty họ hàng. Phương ngôn ta đem luận chuyện chính trị Hoa Kỳ cũng chẳng sai.
Giao Chỉ San Jose

ta  
#15 Đã gửi : 29/08/2018 lúc 02:40:27(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Tấm gương John McCain


UserPostedImage
Người dân Mỹ mang hoa và di ảnh Nghị Sĩ John McCain đặt trước văn phòng của ông ở Phoenix, Arizona, hôm 26 Tháng Tám, 2018, bày tỏ lòng tiếc thương, một ngày sau khi John McCain qua đời. (Hình: Getty Images)
Năm 2000, Nghị Sĩ John McCain muốn được đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử tổng thống. Ông bị George W. Bush đánh bại. Năm 2008, ông McCain được toại nguyện nhưng lại thua Barack Obama. Ông thua một phần cũng vì di sản của ông Bush: Kinh tế Mỹ đang rơi vào cơn “Đại Suy Thoái” và dân Mỹ bắt đầu chán cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu 5 năm trước đó.
Nhưng trong tang lễ của cố nghị sĩ McCain, hai đối thủ cũ George W. Bush và Barack Obama được mời tới đọc điếu văn. Họ sẽ bày tỏ lòng kính trọng đối với một con người đặt danh dự và nghĩa vụ lên trên quyền lợi cá nhân mình, trong thời chiến cũng như thời bình.

George W. Bush không quên rằng John McCain đã bỏ qua những đòn tranh cử (nhiều khi không hoàn toàn trong sáng), mà ủng hộ hầu hết các quyết định quan trọng nhất của vị tổng thống cùng đảng trong hai nhiệm kỳ.
Barack Obama chịu ơn John McCain ngay trong lúc hai bên đang giành nhau Tòa Bạch Ốc. Trong một cuộc tập họp vận động tranh cử, có người tới ủng hộ McCain đã nói rằng ông Obama theo đạo Hồi và không sanh ở nước Mỹ. McCain không làm ngơ để cho lời lăng mạ đó tiếp tục được truyền đi. Ông lên tiếng cải chính mạnh mẽ; nói rằng mặc dù ông và Obama bất đồng chính kiến nhưng Obama vẫn là một con người đàng hoàng đáng kính trọng!
Trong một thời gian mà chính trường nước Mỹ tràn ngập những bản “tuýt” trong 140 chữ chứa đầy những lời lăng mạ và vu khống, người ta có thể nhìn vào tấm gương John McCain để nhớ lại “một nước Mỹ khác!” Ông John McCain yêu nước Mỹ cổ truyền đó. Ông từng nói đã khám phá ra tình yêu nước của mình khi bị giam trong nhà tù ở một nước khác.
Trong một bài tưởng nhớ McCain, nhà báo David Brooks đã nhắc đến lời Javier Gomá Lanzón, một triết gia Tây Ban Nha, nói rằng việc giáo dục về đạo đức hầu hết là do sức mạnh của những tấm gương trong đời sống. Cuộc đời McCain là một tấm gương đáng quý cho thanh niên nước Mỹ cũng như các nước khác.
Khi đi lính, ông đã bị thương nặng trong một tai nạn cháy trên hàng không mẫu hạm; nhưng lúc bình phục ông vẫn xung phong bay đi chiến đấu. Sau hơn 20 phi vụ bay vào vùng trời quân địch ở Hà Nội, ông bị hỏa tiễn Nga bắn hạ, chịu tra tấn, hành hạ. Khi cai ngục tính thả ông khi biết ông là con của vị đô đốc chỉ huy hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, John McCain đã từ chối.
Ông tôn trọng quyền bình đẳng giữa những đồng ngũ cùng bị tù, theo quy tắc ai đau yếu hơn hoặc làm tù binh sớm hơn phải được thả trước. Ông cũng không cho quân địch một cơ hội lợi dụng danh nghĩa gia đình mình để tuyên truyền. Gia đình McCain đã tham gia quân đội từ cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nước Mỹ. Ông nội và cha ông đều đã được phong hải quân đô đốc. Khi từ chối ân huệ của quân địch, ông biết rằng sẽ bị trả thù; những trận đánh đập, tra tấn lại tiếp tục. Khí phách đó làm gương cho mọi thanh thiếu niên bất cứ thời đại nào, ở nước nào.
Trong cuộc đời chính trị, John McCain thường theo chủ trương của đảng Cộng Hòa, nhưng do lòng tin vào các nguyên tắc bảo thủ nguyên thủy như Nghị Sĩ Barry Goldwater mà ông kế nhiệm ở Arizona năm 1986, chứ không để tinh thần giáo điều và óc bè đảng chi phối.
Khi chạy đua với Tổng Thống George W. Bush năm 2000, ông vẫn khăng khăng giữ lập trường chống việc trợ cấp cho các trại chủ trồng bắp ở Iowa, vì chính phủ can thiệp vào giá cả, trái với quy tắc tự do kinh doanh và phí phạm ngân sách. Ông biết lập trường bảo thủ ròng đó, dù biết rằng có thể mất phiếu của cử tri Iowa, là xứ trồng bắp mà cũng là nơi bỏ phiếu bầu sơ bộ sớm nhất.
Ở trong Thượng Viện Mỹ, ông thường đồng ý với đảng mình, như khi ông bỏ phiếu bác bỏ dự luật cải cách y tế sau này thường gọi là ObamaCare. Nhưng đến khi đảng Cộng Hòa muốn xóa bỏ đạo luật đó, năm 2017, thì McCain lại bỏ phiếu chống. Vì các cử tri nghèo của ông ở Arizona sẽ bị mất nhiều quyền lợi y tế nhờ đạo luật đó, sau 5 năm thi hành; mà xóa luật đó đi thì họ sẽ mất mà không có gì thay thế.
Tinh thần phi đảng phái đó thể hiện rõ nhất khi ông cộng tác với các nghị sĩ cả hai đảng những lúc cần viết các đạo luật có ích lợi chung. Ông là đồng tác giả với Nghị Sĩ Dân Chủ Russell Feingold, đưa ra dự luật cải tổ việc đóng góp vào quỹ tranh cử, để chống lại ảnh hưởng của đồng tiền trên đời sống chính trị.
Ông John McCain tích cực đóng vai giám sát của một đại biểu Quốc Hội. Ông đã đặt nhiều câu hỏi cho Bộ Quốc Phòng Mỹ về một bản hợp đồng với công ty Boeing, thuê hàng chục máy bay của Boeing để chở dầu cho Không Quân Mỹ. Ông thấy các điều kiện thuê mướn có vẻ làm lợi cho Boeing quá đáng. Cuối cùng ông tấn công thẳng vào Darlene Druyun, người phụ trách tiếp vận cho Không Quân. Các cuộc điều tra sau đó đã đưa bà Druyun ra tòa lãnh chín tháng tù với tội đã chấp thuận bản hợp đồng thuê với giá quá đắt, vì bà này muốn khi nghỉ hưu sẽ về làm việc cho công ty Boeing.
John McCain đã kết bạn được với các chính trị gia khác đảng, vì tinh thần công bình, tương kính khiến mọi người tôn trọng nhân cách của ông. Nghị Sĩ Dân Chủ Russell Feingold công nhận rằng McCain có thể là một vị tổng thống rất giỏi. Sau khi hai người cùng đi vận động cho đạo luật cải cách tài chánh trong các cuộc bầu cử, họ đã trở thành bạn thân mặc dù vẫn bất đồng chính kiến. McCain chủ trương phải tăng ngân sách quốc phòng, bảo vệ một lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, còn Feingold muốn dành tiền cho các dự án xã hội.
Nghị Sĩ Feingold mới kể vài kỷ niệm với McCain cho thấy con người hài hước trong ông. Một lần trong trụ sở Thượng Viện, hai người ngồi than với nhau về tình trạng các bạn đồng viện hai đảng cách biệt quá. Feingold nói, “Mai mốt anh làm tổng thống thì tôi sẽ cô đơn.” McCain gạt đi: “Không! Không! Tôi sẽ mời anh vô nội các!” Cười một lát, McCain nói tiếp: “Nhưng anh không thể giữ Bộ Quốc Phòng được!”
Đạo luật mang tên McCain-Feingold đã nổi tiếng. Một lần, ông McCain nói đùa: Nhiều cử tri Wisconsin cứ tưởng rằng McCain là tên tục của Nghị Sĩ Feingold! Năm 2006, John McCain cầm đầu một phái đoàn qua Iraq, đã mời Feingold tham dự. Trên chuyến máy bay về, mọi người bảo nhau tình hình xuống dốc ở đó và các kế hoạch đối phó của quân đội Mỹ. Feingold đã lên tiếng phê bình rằng các kế hoạch đó là vô vọng. Một vị thống đốc tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa khó chịu, hỏi McCain: “Mang cái anh này đi với mình làm cái gì vậy?”McCain trả lời ngay: “Tôi mời Russ đi cùng bởi vì hắn là đứa trước sau như một. Trước hay sau, lúc nào hắn cũng sai hết!”
Một điều McCain cũng trước sau như một là ông đề cao tự do dân chủ và không những chống đối mà còn thù ghét các chế độ độc tài.
Năm 2005, khi qua Việt Nam nhân ngày 30 Tháng Tư, ông đã tỏ ý tiếc rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam miền Bắc thắng trận là một kết thúc sai lầm. Cộng Sản Việt Nam đã đỏ mặt khi nghe nhận xét đó, sau khi họ đã được ông McCain giúp trong việc nối lại bang giao với Mỹ.
Ông McCain luôn tin tưởng rằng việc nước Mỹ tham chiến ở Việt Nam để chống Cộng Sản xâm lăng là chính đáng. Nhưng ông cũng tin rằng nếu được giao thương với nước Mỹ, kinh tế Việt Nam sẽ lên, người dân đủ sống hơn thì mới đòi các quyền tự do dân chủ.
Khi đến Việt Nam ông luôn tiếp xúc với những người tranh đấu cho nhân quyền, như Luật Sư Lê Quốc Quân mới kể lại. Ông không quên các quân nhân Việt Nam đã chiến đấu cùng một phía với ông, cho nên ông tích cực vận động cho các chương trình ODP cũng như HO.
Quý vị có thể đọc những lời viết về cố Nghị Sĩ JohnMcCain của những người trong nước như Lê Quốc Quân, Hoàng Hưng, Huy Đức, được dẫn trên nhật báo Người Việt.
Trong số những người sẽ khiêng quan tài của ông John McCain khi hạ huyệt có những chính khách thuộc hai đảng và bạn bè, nhưng cũng có một người Nga mới 38 tuổi. Đó là một nhà báo đã chống đối chế độ độc tài tham nhũng của Vladimir Putin từ khi cựu gián điệp KGB này bắt đầu mị dân, đàn áp các tiếng nói độc lập.
Vladimir Kara-Murza đã làm cho báo Novye Izvestia từ năm 16 tuổi, rồi làm cho các đài truyền thanh, truyền hình, làm phái viên của báo Kommersant tại London, rồi làm phái viên ở Washington cho đài BBC. Ông đã sản xuất những phim tài liệu vạch rõ hình ảnh thật của xã hội Nga dưới chế độ Putin, trong đó có một phim mang tên nhà chính trị Nemtsov, người đã bị chết một cách mờ ám trước kỳ một bầu cử Quốc Hội Nga. Ông bị cách chức sau khi làm trưởng văn phòng cho đài RTVi tại Washington trong chín năm. Năm 2012, ông là một trong những người vận động Quốc Hội Mỹ làm đạo luật “Magnitsky,” trừng phạt các lãnh tụ chính trị và đại gia Nga đã giúp Putin đàn áp đối lập. Kara-Murza là một người được John McCain giúp đỡ thành lập tổ chức “Open Russia.”
McCain thù ghét các chế độ độc tài!
John McCain tin tưởng rằng nước Mỹ phải đóng một vai trò làm gương cho cả thế giới về những giá trị tiêu biểu của nước này: Dân chủ tự do; Quyền làm người; Quyền bình đẳng giữa mọi người cũng như giữa các dân tộc. Cuộc đời ông là một tấm gương trọng danh dự, bao dung, không mang thù hận cá nhân, đặt nghĩa vụ trên tư lợi.
Ông cũng có nhiều tật xấu, nhất là khi còn trẻ. Ở học viện hải quân, ông là một sinh viên sĩ quan bị thi hành kỷ luật nhiều nhất, ra trường hạng thứ năm tính từ dưới lên. Ông nóng tính, ham đánh bài, và còn nhiều nhược điểm khác. Nhưng giữa những khuyết điểm đó, không ai phủ nhận được là một ông mang nhân cách chính trực chói sáng. Chúng ta sẽ nghe những nhận xét về tư cách của John McCain từ miệng các đối thủ cũ của ông như George W. Bush và Barack Obama. Họ sẽ nói những lời thành thật tự đáy lòng.
Ngô Nhân Dụng/Người Việt
ta  
#16 Đã gửi : 29/08/2018 lúc 02:43:25(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Tưởng Nhớ John Mccain- Vị Dân Cử Rất Thích Người Việt Nam

 
Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời hôm Thứ Bảy 25 tháng 8, 2018 hưởng thọ 81 tuổi tại Arizona.
Tin tức ông ra đi không bất ngờ vì đã lớn tuổi và bị bệnh ung thư não từ một năm trước; nhưng trở thành một tin lớn cho giới truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế. Báo chí và truyền hình Hoa Kỳ dành nhiều lời ca ngợi sự nghiệp của một chính trị gia, một dân cử có uy tín.
 
UserPostedImage
TNS John McCain và BS Nguyễn Xuân Ngãi trong buổi tiệc gây quỹ tranh cử năm 2008 tại Bắc California


Là một phi công lái máy bay Mỹ thả bom Bắc Việt năm 1967 trong chiến tranh Việt Nam, bị bắn rơi, bị thương và bị Hà Nội bắt cầm tù đến năm 1973 mới được thả về Mỹ. Ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đơn vị tiểu bang Arizona từ năm 1987 và giữ chức này cho đến khi mất.
Mặc dù từng bị Hà Nội cầm tù trong 6 năm, nhưng sau này Thượng nghị sĩ John McCain lại không oán thù kẻ đã giam giữ mình mà trở thành một trong những vị dân cử ra sức vận động cho sự bang giao của hai kẻ cựu thù trước đây là Hoa Kỳ và Bắc Việt.
 
Trong vị trí của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, John McCain đã có đưa ra chương trình đặc biệt giúp cho những người con trên 21 tuổi được đi cùng với cha là những Tù nhân HO đã được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ.
Còn thêm chương trình giúp những đứa con lai- tức là người có mẹ Việt Nam và cha là những người Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam- được định cư tại Hoa Kỳ.
Chỉ cần một đứa con lai là có thể đưa cả gia đình cùng đi theo qua Mỹ. Hiện nay đã có hàng ngàn gia đình người Mỹ gốc Việt Nam sinh sống tại Hoa Kỳ hiện nay nhờ 2 chương trình mang tên John McCain.
 
Có những trường hợp riêng biệt khó khăn về bảo lãnh, về đi lại của một vài người Việt Nam đối với trong nước thì Thượng nghị sĩ John McCain sẵn lòng giúp đỡ.
 Ca nhạc sĩ Việt Khang tâm sự rằng nhờ sự can thiệp của vị dân cử này mà anh mới được Hà Nội cho đi định cư sau khi anh mãn tù. Việt Khang tự coi mình là con út của ông và sắp tới sẽ đi Arizona để chào tiễn biệt vị ân nhân đáng kính này.
 
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Chủ tịch Hội Truyền thống Việt ở San Jose, người  đã ủng hộ tài chánh nhiều cho TNS John McCain khi ông này ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008. BS Ngãi nói rằng rất yêu mến vị TNS này và mỗi lần gặp nhau thì TNS John McCain đều nói câu “ I love Vietnamese” ( Tôi yêu mến người Việt Nam”).
 
Cuộc chiến tranh Việt Nam còn để lại hai phía Quốc Cộng nhiều chia rẽ chưa thể hàn gắn được và TNS John McCain là người duy nhất là bạn của người Việt Nam kể cả hai phía. Những việc làm của ông đã chứng minh điều đó.
 
Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Donald Trump đã từng chê John Mccain không phải là anh hùng vì ông này đã từng bị địch bắt cầm tù. Nhưng thật ra chính 6 năm bị cầm tù ở Hà Nội đã làm nên một tiểu sử đặc biệt cho John Mccain, giúp ông trở thành một vị dân cử có uy tín trong chính giới Hoa Kỳ.
Và cũng trong 6 năm bị cầm tù, khi trở về Mỹ trở thành chính trị gia lẫy lừng- từng tranh cử Tổng thống năm 2008- nếu không có trận bão tài chánh càn quét nước Mỹ năm này thì biết đâu ông đắc cử.
 
Và tâm của John Mccain đã chuyển hóa- không thù hận mà trở thành yêu thương qua những việc làm của ông đối với Hà Nội. Không có dịp để nghe TNS John Mccain tâm tình về sự chuyển hóa đặc biệt này- nhưng đó là một điều đáng suy gẫm.
 
Trong di chúc viết cho công chúng được phổ biến khắp nơi, TNS John Mccain viết rằng trong đời ông đã làm một số điều sai lầm; nhưng ông mong rằng tình yêu ông dành cho đất nước Hoa Kỳ sẽ được xem xét mà thông cảm.
 
Giã biệt Thượng Nghị Sĩ John McCain- một trong những nhân vật Hoa Kỳ tham chiến còn lại của cuộc chiến tranh Việt Nam mấy chục năm xưa- một nhân cách đặc biệt- một người bạn của những người Việt Nam kể cả hai phía. 
 
Trần Củng Sơn
ta  
#17 Đã gửi : 29/08/2018 lúc 03:24:54(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Tưởng Nhớ John Mccain- Vị Dân Cử Rất Thích Người Việt Nam

 Thượng nghị sĩ John McCain vừa qua đời hôm Thứ Bảy 25 tháng 8, 2018 hưởng thọ 81 tuổi tại Arizona.
Tin tức ông ra đi không bất ngờ vì đã lớn tuổi và bị bệnh ung thư não từ một năm trước; nhưng trở thành một tin lớn cho giới truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế. Báo chí và truyền hình Hoa Kỳ dành nhiều lời ca ngợi sự nghiệp của một chính trị gia, một dân cử có uy tín.
 
UserPostedImage
TNS John McCain và BS Nguyễn Xuân Ngãi trong buổi tiệc gây quỹ tranh cử năm 2008 tại Bắc California


Là một phi công lái máy bay Mỹ thả bom Bắc Việt năm 1967 trong chiến tranh Việt Nam, bị bắn rơi, bị thương và bị Hà Nội bắt cầm tù đến năm 1973 mới được thả về Mỹ. Ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ đơn vị tiểu bang Arizona từ năm 1987 và giữ chức này cho đến khi mất.
Mặc dù từng bị Hà Nội cầm tù trong 6 năm, nhưng sau này Thượng nghị sĩ John McCain lại không oán thù kẻ đã giam giữ mình mà trở thành một trong những vị dân cử ra sức vận động cho sự bang giao của hai kẻ cựu thù trước đây là Hoa Kỳ và Bắc Việt.
 
Trong vị trí của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, John McCain đã có đưa ra chương trình đặc biệt giúp cho những người con trên 21 tuổi được đi cùng với cha là những Tù nhân HO đã được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ.
Còn thêm chương trình giúp những đứa con lai- tức là người có mẹ Việt Nam và cha là những người Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam- được định cư tại Hoa Kỳ.
Chỉ cần một đứa con lai là có thể đưa cả gia đình cùng đi theo qua Mỹ. Hiện nay đã có hàng ngàn gia đình người Mỹ gốc Việt Nam sinh sống tại Hoa Kỳ hiện nay nhờ 2 chương trình mang tên John McCain.
 
Có những trường hợp riêng biệt khó khăn về bảo lãnh, về đi lại của một vài người Việt Nam đối với trong nước thì Thượng nghị sĩ John McCain sẵn lòng giúp đỡ.
 Ca nhạc sĩ Việt Khang tâm sự rằng nhờ sự can thiệp của vị dân cử này mà anh mới được Hà Nội cho đi định cư sau khi anh mãn tù. Việt Khang tự coi mình là con út của ông và sắp tới sẽ đi Arizona để chào tiễn biệt vị ân nhân đáng kính này.
 
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Chủ tịch Hội Truyền thống Việt ở San Jose, người  đã ủng hộ tài chánh nhiều cho TNS John McCain khi ông này ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008. BS Ngãi nói rằng rất yêu mến vị TNS này và mỗi lần gặp nhau thì TNS John McCain đều nói câu “ I love Vietnamese” ( Tôi yêu mến người Việt Nam”).
 
Cuộc chiến tranh Việt Nam còn để lại hai phía Quốc Cộng nhiều chia rẽ chưa thể hàn gắn được và TNS John McCain là người duy nhất là bạn của người Việt Nam kể cả hai phía. Những việc làm của ông đã chứng minh điều đó.
 
Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm Donald Trump đã từng chê John Mccain không phải là anh hùng vì ông này đã từng bị địch bắt cầm tù. Nhưng thật ra chính 6 năm bị cầm tù ở Hà Nội đã làm nên một tiểu sử đặc biệt cho John Mccain, giúp ông trở thành một vị dân cử có uy tín trong chính giới Hoa Kỳ.
Và cũng trong 6 năm bị cầm tù, khi trở về Mỹ trở thành chính trị gia lẫy lừng- từng tranh cử Tổng thống năm 2008- nếu không có trận bão tài chánh càn quét nước Mỹ năm này thì biết đâu ông đắc cử.
 
Và tâm của John Mccain đã chuyển hóa- không thù hận mà trở thành yêu thương qua những việc làm của ông đối với Hà Nội. Không có dịp để nghe TNS John Mccain tâm tình về sự chuyển hóa đặc biệt này- nhưng đó là một điều đáng suy gẫm.
 
Trong di chúc viết cho công chúng được phổ biến khắp nơi, TNS John Mccain viết rằng trong đời ông đã làm một số điều sai lầm; nhưng ông mong rằng tình yêu ông dành cho đất nước Hoa Kỳ sẽ được xem xét mà thông cảm.
 
Giã biệt Thượng Nghị Sĩ John McCain- một trong những nhân vật Hoa Kỳ tham chiến còn lại của cuộc chiến tranh Việt Nam mấy chục năm xưa- một nhân cách đặc biệt- một người bạn của những người Việt Nam kể cả hai phía. 
 
Trần Củng Sơn
song  
#18 Đã gửi : 30/08/2018 lúc 11:23:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhân cách John McCain và Việt Nam

Tổ tiên người Việt có câu: "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, có thể là tiếng “tốt” hay tiếng “xấu” tùy theo cách sống và hành động khi chưa lìa đời. Nhưng đối với Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain của Tiểu bang Arizona, người qua đời ngày 25/08/2018 ở tuổi thọ 81, sau một năm điều trị bất thành chứng ung thư não, thì sự ra đi của ông đã để lại một di sản chính trị không thay thế được của nước Mỹ.

Riêng đối với người Việt Nam, cả trong và ngoài nước, thì ông John McCain đã chiếm trọn trái tim yêu thương và kính phục của cả thù lẫn bạn ở cả hai bờ chiến tuyến.

Dòng dõi binh nghiệp


Tiểu sử phổ biến cho thấy ông John Sidney McCain III sinh ngày 29/08/1936 tại căn cứ không vận Coco Solo, vùng kinh đào Panama khi còn thuộc quyền qủan trị của Mỹ. Cha ông khi ấy là Sỹ quan Hải quân John S. McCain Jr. Ông nội của ông, John S. McCain Sr cũng xuất thân từ Viện Hải quân (Naval Academy), Annapolis, Maryland. Cả hai vị, về sau đều là Tướng 4 sao, Tự lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.


Sự nghiệp chính trị của Nghị sỹ McCain có chiều dài dài 36 năm, bắt đầu với chức vụ Dân biểu 2 nhiệm kỳ từ 1983 đến 1987, và sau đó đắc cử Nghị sỹ liên tiếp 6 lần, từ năm 1987 cho đến ngày qua đời. 


Ông cũng 2 lần ra ứng cử Tổng thống. Lần đầu vào năm 2000 khi ông tranh cử, nhưng thất bại trước Thống đốc George W. Bush của Tiểu bang Texas để đại diện đảng Cộng hòa chống ứng cử viên Dân chủ Al Gore, khi ấy là Phó Tổng thống. Ông Bush sau đó đã đánh bại ông Gore để trở thành Tổng thống thứ 43 của Hiệp Chủng Quốc.


Lần thứ nhì, năm 2008, ông chính thức được đảng Cộng hòa đề cử tranh chức Tổng thống với đối thủ của đảng Dân Chủ, Thượng nghị sỹ da mầu Barack Obama của tiểu bang Illinois. Tuy nhiên, ông McCain, người chọn Bà Sarah Palin, Thống đốc Tiểu bang Alaska, làm ứng viên Phó Tổng thống đã thất bại, chỉ thu được 173 phiếu Cử tri đoàn, trong khi liên danh Barack Obama-Joe Biden chiếm được 365 phiếu với gần 53% phiếu đại chúng.


Sau cuộc bầu cử, Nghị sỹ John McCain thừa nhận ông đã có quyết định chính trị sai lầm khi chọn bà Palin, một người thiếu kinh nghiệm chính trị tầm cỡ quốc gia và ít kiến thức ngoại giao hơn đối thủ của bà, Nghị sỹ Joe Biden của tiểu bang Delaware, đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện.


Tuy nhiên, dù thất bại tranh cử Tổng thống đến hai lần nhưng ông McCain vẫn không rời chính trường Mỹ. Ông tiếp tục củng cố vị trí chính trị của một Nghị sỹ Cộng hòa cấp tiến nhưng không bảo thủ qúa khích như nhiều đồng viện khác. 


Vào năm 2014, sau khi phe Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện, Nghị sỹ McCain được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân sự có nhiều uy quyền (Chairman of the Senate Armed Services Committee), sau khi từng làm Chủ tịch các Ủy ban người Mỹ bản thổ (Senate Indian Affairs Committee, đặc trách những vấn đế liên quan đến các sắc dân Native American, Native Hawaiian, and Alaska Native) và Ủy ban Thương mại (Senate Commerce Committee)


Tại nghị trường, ông nổi tiếng là Nghị sỹ cương nghị, thẳng thắn và luôn luôn giữ vững lập trường về những quyết định lập pháp mà ông cho là đúng và có lợi cho người dân và đất nước Hoa Kỳ. Nhà lập pháp McCain cũng không ngần ngại chỉ trích gay gắt những sai lầm của các viên chức cầm quyền Cộng hòa, kể cả Tổng thống. Ông cũng đã nhiều lần bỏ phiếu ngược lại với ý muốn của lãnh tụ đảng mình tại Quốc hội, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp với phe Dân chủ đối lập khi thấy tương nhượng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho đất nước.


Bằng chứng


Điển hình như vào năm 1983, thời Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan cầm quyền, ông đã yêu cầu rút Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi chiến trường Li-Băng (Lebanon) vì thấy không có lý do gì lại để mạng sống của lính Mỹ bị đe dọa bởi các phe trong cuộc nội chiến ở Lebanon.


Ông cũng chỉ trích chính quyền Reagan đã vi phạm luật cấm vận của Quốc hội khi bí mật bán vũ khí cho Ba Tư (Iran) để, thứ nhất nhờ Iran cứu 7 con tin Mỹ bị phe Hồi giáo qúa khích Hezbollah, đồng minh của Iran, bắt giữ ở Lebanon. Thứ hai, dùng tiền bán vũ khí để giúp phe đối lập ở Nicaragua (Nam Mỹ) chống Chính quyền theo Xã hội Chủ nghĩa khuynh hướng Cộng sản Cuba của Danieal Ortega.


Sang thời Tổng thống Cộng hòa Gorge W. Bush, Nghị sỹ McCain công khai chỉ trích đường lối theo đuổi chiến tranh ở Iraq, bắt đầu từ năm 2003, mà không tăng quân để chiến thắng. Ông gây ngạc trong cho dư luận và gây xáo trộn trong đảng Cộng hòa khi tuyên bố “bất tín nhiệm” Bộ trường Quốc phòng Donald Rumsfeld, người do chính Tổng thống Bush lựa chọn.


Đến năm 2004, khi ông Bush ra tái tranh cử chống lại ứng viên Dân Chủ, Nghị sỹ John Kerry, tiểu bang Massachusetts, một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và là bạn của ông thì Nghị sỹ McCain đã bênh vực thành tích tham chiến và lập trường của ông Kerry khi ông ta bị tấn công trong cuộc vận động tranh cử.


Nhưng quyết định lịch sử sẽ lưu truyền mãi tại Thượng viện, đồng thời phản chiếu tính cương quyết không thế lực nào có thể lay chuyển được ông McCain, đã xẩy ra vào sáng sớm ngày 28/07/2017. Đó là khi ông một mình rời ghế tiến lên trước mặt Phó Tổng thống Michael Pence, các lãnh tụ hai đảng và toàn thể Thượng viện để “thumb down”, hay bỏ phiếu “không tán thành” Dự luật của phe Cộng hòa nhằm xóa bỏ Đạo luật bảo hiểm Y tế của Tổng thống Dân chủ Barack Obama, hay còn được gọi là Obama Care.


Vì quyết định bỏ hàng ngũ của 3 Nghị sỹ Cộng hòa John McCain, Susan Collins và Lisa Murkowski mà dự luật đã bị bác với số phiếu 49-51.


Lý do Nghị sỹ John McCain và hai đồng viện không đồng ý vì Dự luật chỉ bác bỏ Obama care mà không có luật mới thay thế để bảo đảm người dân được liên tục bảo vệ.


McCain - Trump


Hành động cuối đời của Nghị sỹ McCain đã khiến Tổng thống Cộng Hòa Donal Trump tức giận vì ông đã hứa với cử tri trước cuộc bầu cử năm 2016 rằng việc làm đầu tiên của ông sau đắc cử là xóa bỏ Obama Care. 


Từ thất bại này, quan hệ giữa ông Trump và Nghị sỹ MacCain càng xa nhau hơn, nhất là khi ông Trump bị ông McCain chỉ trích có hành động thân thiện qúa mức với người đứng đầu chính quyên Nga, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin, cựu Giám đốc cơ quan tình báo KGB của Nga. 


Tình báo Mỹ đã cáo buộc ông Putin ra lệnh và chỉ huy KGB phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với kế hoạch đánh bại ứng cử viên Dân chủ, bà Hilarry Clinton bằng chiến dịch tin giả và bịa đặt để giúp ông Trump đặc cử.


Mặc dù ông Putin phủ nhận và Tổng thống Trump cũng bác bỏ tin nói ông và Ban tranh cử của ông đã toa rập với Nga để dành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng cuộc điều tra của Ủy viên đặc nhiệm Robert Mueller vẫn tiếp tục để tìm ta manh mối.


Khi còn sinh thời, Nghị sỹ McCain ủng hộ việc làm của ông Mueller và tuyên bố chống lại bất cứ quyết định nào nhằm ngăn cản, hay chấm dứt giữa đường cuộc điều tra. Ông cũng ủng hộ việc làm của các cơ quan tình báo Mỹ trong việc thẩm định hành động phá hoại của Nga nhằm vào sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ.


Nhưng không phải liên lạc giữa ông Trump và Nghị sỹ McCain chỉ rắc rối từ sau khi ông Trump bước vào Tòa Bạch Ốc mà đã có từ trước ngày bầu cử. Khi quan sát cuộc tranh cử của ông Trump, nghị sỹ McCain nói rằng ông Trump đã tạo ra những chuyện khùng điên trong đảng Cộng hòa (fired up the crazies). Ngay lập tức, ứng cử viên Donal Trump phản pháo chê bai danh hiệu “anh hùng” (hero) của ông McCain. 


Danh hiệu này đã được báo chí, người dân Mỹ và nhiều đời chính khách của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trao tặng để ca tụng hành động can trường của ông khi máy bay oạnh tạc, do ông lái trong một phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1967, bị bắn rơi và ông bị bắt làm tù binh và bị tra tấn cực hình nhiều lần trong 5 năm rưỡi (từ 1967 đến 1973).


Nghị sỹ McCain cũng đã nhiều lần từ chối được trả tự do sớm để hồi hương, sau khi phía Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr được Tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 1968. Tướng McCain Jr. cũng có nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động của Hải quân trong cuộc chiến tranh Việt Nam.


Theo hồi ký của ông McCain viết về thời gian bị bắt làm tù binh, ít nhất là hơn 2 năm ông đã bị biệt giam, bị đánh đập dã man, bị ngược đãi và không được chăm sóc sức khỏe theo đúng quy ước quốc tế về tù binh chiến tranh. Lý do vì ông không chịu khai báo hay nhìn nhận tội của mình mỗi khi bị hỏi cung dài giờ và bị bỏ đói.


Và cứ mỗi lần ông McCain nói với quản giáo trại tù rằng ông không muốn được thả trước những quân nhân vào tù trước ông thì ông lại bị biệt giam trong phòng tối oi bức, ẩm thấp, không có vệ sinh hay tắm rửa cá nhân mà còn bị đánh đập


Nhưng đối với ông Trump thì khác. Ông ta chưa hề vào quân ngũ sau 4 lần được tạm hoãn để tiếp tục học vấn. Lần thứ 5 vào năm 1968, khi ông Trump 24 tuổi thì ông nhận được 1-Y medical deferment, sau khi Bác sỹ ông đi khám chứng minh không đủ sức khỏe để nhập ngũ. Bác sỹ chứng nhận cho ông bị “bone spurs in his heels”, chứng đau xương ở gót chân. (theo Steve Eder and Dave Philipps, the New York Times, ngày 01/08/2016)


Trong thời gian tranh cử Tổng thống, báo chí cũng đã thảo luận và nghi vấn nhiều về trường hợp ông Trump, một con nhà triệu phú trong ngành xây cất ở New York thời bấy giờ, không phải nhập ngũ để tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy, nhiều người, kể cả báo chí và các viên chức đảng Cộng hòa đã bất bình và phản đối khi nghe ông Trump coi thường người anh hùng John McCain.


Ông Trump nói với báo chí: "He was a war hero because he was captured…I like people who weren’t captured." (Ông ta (McCain) là một anh hùng chiến tranh vì ông ta bị bắt…Tôi thích những người không bị bắt).


Mặc dù bị xúc phạm nhưng Nghị sỹ John McCain vẫn trung thành với đảng Cộng hòa để lên tiếng ủng hộ ứng cử viên Donald Trump. Ông chỉ rút lại quyết định chính trị này sau khi cuốn băng ghi âm lời nói của ông Trump vào năm 2005 được phơi bầy trên báo Washington Post, trong đó ông Trump đã có những lời lẽ coi thường phụ nữ và mô tả những hành động hôn hít và sờ mó lộ liễu thiếu đạo lý và vô nhân phẩm của chính ông.


McCain - Việt Nam


Đới với Việt Nam Cộng sản và người Việt Nam trong nước thì nhân vật John McCain đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử hòa giải và bình thường quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau chiến tranh kết thúc ngày 30/04/1975.


Đối với người Việt tị nạn ở nước ngoài, đặc biệt ở Hoa Kỳ thì ông McCain không những chỉ được kính trọng về nhân cách của một Chính trị gia, một Nhà lập pháp lỗi lạc của nước Mỹ mà ông còn là một ân nhân đã giúp cư dân Việt Nam rất nhiều.


Trước hết hãy nói về máy bay ném bom của ông McCain bị bắn rơi ờ Hà Nội và tiến trình thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đồn và Hà Nội.


Chuyện của ông ở tù bắt đầu từ ngày 26 Tháng 10 năm 1967 và kéo dài cho đến ngày 14/03/1973 thì ông được thả. Chuyện này diễn ra sau Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh và trao trả tù binh được ký giữa 4 phe, một bên là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa và bên kia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Chình phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.


Chuyện tù ở Hỏa Lò, hay “Hanoi Hilton” của ông McCain thì dài, nhắc lại chỉ thấy hổ thẹn trong tư cách là một người Việt Nam. Chỉ xin vắn tắt vài đoạn. 


Sau khi cách dù kéo ông rơi xuống hồ Trúc Bạch thì, theo lời ông kể trong Hồi ký: "Vài cán binh Bắc Việt đã bơi ra kéo tôi vào bờ và ngay lập tức họ bắt đầu lột đồ tôi ra, theo như thủ tục chung của họ. Tất nhiên vì đây là ngay trung tâm thành phố nên có đông người tụ tập, và tất cả bọn họ đã hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi. Khi họ đã cởi gần hết quần áo của tôi ra, tôi mới bắt đầu thấy đau nhói nơi đầu gối phải. Tôi gượng dậy và nhìn xuống nó. Bàn chân phải nằm xéo lên đầu gối trái của tôi, gần như vuông góc. Tôi thốt lên, “Chúa ơi! Chân tôi”. Dường như điều này làm họ điên tiết dù tôi không biết lý do tại sao. Một kẻ trong số họ dộng báng súng trường xuống vai tôi một cú khá nặng. Một kẻ khác đâm lưỡi lê vào chân tôi. Đám đông này thực sự đang nổi cuồng….”


“…Trong ba hay bốn ngày sau, tôi tỉnh lại vài lần giữa cơn mê man bất tỉnh. Dù vậy tôi cũng bị đưa ra khảo cung nhiều lần – điều mà chúng tôi gọi là một cuộc “kiểm tra vấn đáp”. Đó là những lúc tôi bị đánh với đủ gán ghép về tội phạm chiến tranh. Bắt đầu bị đánh ngay ngày đầu tiên. Tôi không thèm khai bất cứ điều gì ngoại trừ họ tên, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh. Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa, “Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng”. Tôi không tin lắm. Tôi nghĩ rằng nếu ráng cầm cự, thế nào rồi họ cũng đưa tôi đến bệnh viện. Tôi được tên lính canh cho ăn một tí thức ăn và uống chút nước. Nước thì tôi còn nuốt được, nhưng đồ ăn vẫn tiếp tục bị ói ra. Lúc đó, bọn họ chỉ muốn khảo tin tức quân sự chứ không phải tin tức chính trị. Nhưng mỗi khi họ hỏi tôi một cái gì đó, thì tôi cũng chỉ khai tên họ, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh chừng đó. …Người canh tôi là thằng bé 16 tuổi, chắc vừa lên khỏi ruộng lúa. Trò tiêu khiển ưa thích của thằng bé là ngồi cạnh giường tôi và đọc một cuốn truyện có vẽ hình một ông già cầm khẩu súng trường trong tay, đang ngồi trên thân máy bay một chiếc F-105 bị bắn hạ. Thằng bé chỉ trỏ gì đó vào mình, rồi tát và đánh tôi. Nó làm điều đó một cách đầy khoái trá. Nó đút tôi ăn vì cả hai cánh tay của tôi đã bị gãy. Nó bưng vào chén mì gói có chút xương sụn, rồi đút tôi. Các xương sụn rất khó nhai. Tôi ngậm đầy miệng đâu ba bốn muỗng gì đó rồi nuốt trộng. Tôi chẳng ăn thêm được nữa, thế là thằng bé bưng ăn hết. Mỗi ngày hai lần tôi ăn khoảng ba hoặc bốn muỗng thức ăn như vậy."


(Theo bản dịch cùa Đinh Yên Thảo -Văn Việt, Việt Nam)


Ông John McCain đã nhiều lần được cai tù cho biết thượng cấp của anh ta muốn cho ông về nước sớm, sau khi họ biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr, là Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ năm 1968. Nhưng ông McCain từ chối và muốn Bắc Việt thả những người bị bắt tù trước ông. Tất nhiên phía Chính quyền Việt Nam không đồng ý, nhưng cứ mỗi lần ông McCain từ khước yêu cầu thì liền bị hành hạ, bị bỏ vào phòng tối biệt giam khe khắt.


Ông kể tiếp: "Tôi bị biệt giam từ thời điểm 1968 đó trong hơn hai năm trời. Tôi không được phép gặp mặt, nói chuyện hay giao tiếp với bất kỳ tù nhân đồng ngũ nào. Phòng giam của tôi tạm vừa phải- khoảng 10×10, có cửa ra vào chắc chắn mà không có cửa sổ. Hệ thống thông gió là hai lỗ nhỏ ở trên trần nhà, khoảng 6×4 inch. Mái nhà bằng thiếc nên phòng nóng như thiêu. Phòng mờ mờ đêm cũng như ngày, nhưng họ luôn bật một bóng đèn nhỏ để có thể quan sát tôi. Tôi bị nhốt trong đó suốt hai năm….”


Về một đồng đội can đảm, ông McCain kế: "Bây giờ để tôi kể với bạn câu chuyện của đại úy Dick Stratton. Anh bị bắn rơi vào Tháng Năm 1967, lúc vài nhóm phản chiến Mỹ đã nhao nhao la làng rằng Hoa Kỳ ném bom Hà Nội dù chúng tôi chưa làm vào thời điểm đó. Dick bị bắn rơi phía ngoài Hà Nội, nhưng họ muốn có một lời thú tội nhân lúc một ký giả Mỹ đang có mặt. Đó là vào mùa Xuân và mùa Hè năm 67 – chắc mọi người còn nhớ những câu chuyện rất giật gân về những thiệt hại do bom Mỹ? “Thỏ” và những tên khác thẩm vấn Dick Stratton rất tàn bạo. Tay Dick đầy các vết hằn dây thừng đã bị nhiễm trùng. Chúng thực sự bóp dẹp anh để có được một lời thú nhận rằng, anh đã ném bom Hà Nội như một bằng chứng sống. Chúng rút móng tay và gí tàn thuốc lá vào người anh. Dick bị dồn đến mức không thể nói “không”. Nhưng khi chúng đưa anh đến buổi họp báo, anh làm một hành động cúi chào – anh cúi chào 90 độ theo hướng này, anh cúi chào 90 độ theo hướng khác, đủ bốn góc. Với đám “gooks” thì không phải điều gì quá lạ lẫm vì chúng quen với việc cúi chào vậy. Nhưng bất kỳ người Mỹ nào nhìn thấy hình ảnh của một người Mỹ gập mình đến thắt lưng để cúi chào vậy cũng biết rằng có điều gì đó không ổn, có điều gì đó đã xảy ra với anh ta. Đó là lý do tại sao Dick làm những gì anh đã làm. Sau đó chúng tiếp tục tạo áp lực để anh ta nói rằng anh ta không bị tra tấn. Chúng tra tấn anh để buộc phải nói rằng anh không bị tra tấn. Dick vừa ra tuyên bố mạnh mẽ tại cuộc họp báo một vài tuần trước ở đây rằng anh muốn thấy Bắc Việt bị buộc tội là tội phạm chiến tranh. Anh ấy là một người cao quý….”


(Đinh Yên Thảo, Văn Việt, Việt Nam)


Người tù John McCain đã bị đưa đi chỗ này chỗ kia nhưng điều kiện ăn ở và bị hành hạ, hầu như mỗi ngày, cũng không thay đổi


Sau dịp quay lại thăm nhà tù Hỏa Lò, hay còn được gọi là Hanoi Hilton năm 2000, cựu tù binh John McCain đã nói với báo New York Times New York Times rằng chính phủ Việt Nam đã cố tình xóa đi những gì đã xẩy ra cho tù bình Mỹ trong nhà tù, trong đó có việc tra tấn mỗi ngày và bị nhồi sọ tuyên truyền.


Ông nói: "’I still bear them ill will,” he said of the prison guards, ”not because of what they did to me, but because of what they did to some of my friends — including killing some of them.” (Tạm dịch: Tôi vẫn buộc những kẻ canh tù là vô nhân đạo, không phải vì những gì họ đối xử với tôi mà những gì họ đã làm đối với một số trong các bạn tôi, kể cả hành động giết một số tù binh.”


McCain - Nhân quyền


Với tình cảnh như thế, và với thời gian dài 5 năm rưỡi bị hành hạ trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh thì chỉ một người có lòng vị tha cao thượng và ý chí muốn quên đi quá khứ đau buồn của chiến tranh như Nghị sỹ John McCain mới có thể tình nguyện đưa hai nước thù địch Mỹ-Việt xích lại gần nhau.


Ông John McCain đã làm việc này từ chuyến thăm Hà Nội đầu tiên năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ông đã cùng với hai Nghị sỹ John Kerry và Bob Kerry, cũng là các cựu chiến binh Việt Nam, thực hiện nhiều chuyến đi Việt Nam sau đó để đặt nền tảng cho thiết lập bang giao Việt-Mỹ vào năm 1995, dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton.


Nhưng sau hành động ngoại giao là nỗ lực tìm kiếm những đồng đội của họ còn mất tích trong cuộc chiến, vì nếu chưa có bang giao thì công tác tìm kiếm còn nhiều khó khăn, nhất là khi Việt Nam không coi đó là nhiệm vụ của mình. 


Riêng cá nhân ông McCain đối với Việt Nam không dừng ở đây. Trong nhiều dịp đến Hà Nội hay gặp các viên chức Cộng sản Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, ông đã thẳng thắn yêu cầu Việt Nam tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do và thả hết tù nhân chính trị.


Bằng chứng này đã được Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói với báo Dân Việt ở Việt Nam ngày 27/08/2018 


Ông Trung tiết lộ: "Khi tôi sang Hoa Kỳ, ông John McCain đã mời tôi tới Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. Tại cuộc gặp gỡ này ông có nói mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cần được nâng lên tầm đối tác chiến lược nhưng ông cũng đưa ra bốn vấn đề mà ông cho rằng Việt Nam phải làm"


Đó là, ông Trung nói với Dân Việt: 


“Yêu cầu đầu tiên họ nói chúng ta phải bỏ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa để theo kinh tế tự do;


Thứ hai là Việt Nam phải thả ngay tù nhân chính trị hay còn gọi là tù nhân lương tâm. Việc này tôi nói lại với họ, đây không phải là tù nhân chính trị mà là những người vi phạm pháp luật Việt Nam;


Điều thứ ba họ nói Đảng CSVN bỏ vai trò lãnh đạo quân đội, quân đội phải phi chính trị, tôi nói chính trị Việt Nam là như vậy, không thể phi chính trị hóa quân đội được;


Thứ tư họ nói Việt Nam phải tự do báo chí, việc này tôi đã nói với họ: Việt Nam rất tự do báo chí, không có gì ngăn cấm báo chí cả, còn báo chí kích động bạo lực, kích động lật đổ chính quyền, xâm phạm quyền bí mật cá nhân thì mới ngăn cấm… Báo chí Việt Nam kể cả phản ánh những vấn đề tiêu cực, tham nhũng kể cả đối với cán bộ trung, cao cấp thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đều ủng hộ chứ không ngăn cản. Tôi nói thẳng với họ chúng tôi chẳng có gì là không tự do báo chí cả.”


Quan điểm và điều kiện thiết lập quan hệ “chiến lược” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam của Nghị sỹ John McCain là bằng chứng lúc nào ông cũng muốn nhân dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền con người, điều mà Hà Nội vẫn từ chối để tiếp tục độc quyền lãnh đạo và cai trị dân theo điều kiện của đảng cầm quyền.


Còn những điều biện bạch và bao biện của ông Võ Tiến Trung không xóa được những đòi hỏi của ông McCain mà chỉ lột ra rõ hơn dự dối trá về dân chủ, nhân quyền và thiếu các quyền tự do ở Việt Nam.


Đối với người Việt ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, ông McCain đã có công rất lớn khi ông hoạt động không ngưng nghỉ để cứu các cựu tù nhân của Việt Nam Cộng hòa từng bị Cộng sản giam cầm và cưỡng bách lao động trong các trại được gọi là “Cải Tạo”.


Có khoảng 500,000 ngàn người tị nạn Việt Nam đã được đưa vào Mỹ qua chương trình Orderly Departure Program (ODP). Và qua tu chính án John McCain, hàng nghìn con cái của cựu tù nhân “lao động cải tạo” đã được đi theo cha mẹ sang Hoa Kỳ cho đến tháng 9/2009.


Ngoài ra Nghị sỹ John McCain còn có công trong việc thông qua Luật the Amerasian Homecoming Act, cho phép từ 23 đến 25 ngàn con lai và từ 60 đến 70 ngàn thân nhân nhập cư vào Hoa Kỳ.


Tóm lại, dù đứng bên này hay bên kia chiến tuyến, người Việt Nam nào cũng phải biết ơn Nhà lập pháp lỗi lạc đã có lòng thương người cao cả John McCain. Ông đã đóng góp cho Việt Nam có được cuộc sống hôm nay, và cũng nhờ ông mà hàng ngàn gia đình các chiến hữu người Việt đồng minh của ông ở miền Nam Việt Nam mới dược sống tự do và dân chủ ở Hoa Kỳ.


Xin vĩnh biệt, tạ ơn và kính phục nhân cách lỗi lạc của Ngài John McCain. -/-

08/018
Phạm Trần
song  
#19 Đã gửi : 30/08/2018 lúc 11:34:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Việt ở Mỹ và món nợ ân tình với ông John McCain

UserPostedImage
Linh cữu TNS John McCain được quàn tại tòa nhà Quốc hội bang Arizona

Nhiều người Việt ở Mỹ cảm thấy mất mát trước sự ra đi của Thượng nghị sỹ John McCain và bày tỏ lòng biết ơn đối với ông vì nhờ ông mà hàng trăm ngàn người Việt mới được nước Mỹ đón nhận.
Một số người Việt hiện đã là công dân Mỹ còn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với một chính trị gia lão thành mặc dù thuộc Đảng Cộng hòa nhưng đã vượt lên trên phạm vi của đảng phái để đặt ‘lợi ích quốc gia lên trên hết’ mặc dù cũng có người không đồng ý với lập trường của ông tại Quốc hội trên một số vấn đề.
Sau khi ông John McCain, một gương mặt rất quen thuộc với Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt ở Mỹ, qua đời ở Arizona ở tuổi 81, VOA đã tìm hiểu phản ứng của một số người Việt hiện đang sinh sống ở tiểu bang Virginia.
Đa số những người mà VOA hỏi thăm đều nhắc đến món nợ ân tình của người Việt đối với ông McCain qua những chương trình như HO (Humanitarian Operation) tức Chiến dịch Nhân đạo, chương trình định cư dành cho con lai và chương trình ODP (Orderly Departure Program) tức Chương trình Ra đi Trật tự, mà nhờ đó hàng trăm ngàn người tù chính trị và con lai tại Việt Nam được đến Mỹ tị nạn, tạo lập cuộc sống mới.
“Ông McCain là một người tranh đấu cho người Việt rất, rất, rất nhiều luôn,” bà N. Lê, một chủ tiệm làm móng và là một cử tri của Đảng Cộng hòa, cho biết. “Ông mất đi là mất đi tiếng nói cho người Việt mình ở khắp nơi.”
Bà Lê nhắc lại việc ông McCain đã có những ý kiến giúp cho cộng đồng người Việt ở các trại tị nạn và những đề xuất của ông trước Quốc hội về chương trình HO.
“Mặc dù ông ấy chịu sự tù tội trong nhà tù cộng sản nhưng vẫn giữ lòng tin và yêu người Việt Nam của mình,” bà nói và cho biết bà đã khóc khi biết tin ông McCain qua đời.
“Cô rất buồn,” bà nói với VOA, “vì đã mất đi một người yêu dân Việt Nam mình cũng như yêu Tổ quốc Hoa Kỳ.”
Bà cho biết khi ông McCain ra tranh cử Tổng thống hồi năm 2008, bà đã đi đến những điểm bỏ phiếu để vận động, kêu gọi các cử tri gốc Việt bầu cho liên danh McCain-Palin và bà ‘rất tiếc’ khi cuối cùng ông McCain thua trước ứng viên Dân chủ Barack Obama.
UserPostedImage
Photo Gallery: Tù binh đến thượng khách: Những khoảnh khắc khó quên của John McCain ở VN


Cũng có ý kiến giống như bà Lê, ông Tâm Trương, 71 tuổi, sống tại Toronto, Canada, và đến Mỹ để thăm người thân, nói người Việt ở hải ngoại ‘nợ ông McCain một cái ơn’.
“Những người bị Việt Cộng đối xử tệ nhất thì ông McCain đã mở lòng cho mấy trăm ngàn người qua đây,” ông Trương nói.
Tuy nhiên, ông cũng nói là ông không đồng tình với việc ông McCain thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ giữa Washington với Hà Nội vì theo lời ông ‘Mỹ phải chống cộng sản đến cùng’ chứ ‘không nên giao thiệp’.
Cô T. L. Phan, 34 tuổi, hiện đang ở thủ đô Washington D.C., cho biết cô sẽ hòa vào dòng người đi viếng cố Thượng nghị sỹ khi ông được quàn tại Điện Capitol ở thủ đô vào thứ Sáu ngày 31/8 và nhắc lại những ơn nghĩa của ông McCain đối với cộng đồng người Việt như các chương trình HO, ODP cũng như giúp cho các nhân vật bất đồng chính kiến từ Việt Nam sang Mỹ mà mới đây nhất là trường hợp của nhạc sỹ Việt Khang.
Tuy nhiên, cô không đồng tình việc ông McCain đã bỏ phiếu chặn các dự luật nhân quyền cho Việt Nam ở Thượng viện.
“Phần đông người Việt ở Mỹ luôn tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam,” cô cho biết. “Khi ông McCain chống lại dự luật đó rất nhiều người không đồng ý.”
Về phần mình, cô nói cô ủng hộ phát triển quan hệ Mỹ-Việt nhưng phải đi kèm những đòi hỏi Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Cô Phan, một cử tri độc lập, còn nói cô tôn trọng ông McCain ở chỗ dù là đảng viên Cộng hòa nhưng ông vẫn lên tiếng phản đối những gì ‘mà ông thấy trong Đảng ông làm không đúng’ chẳng hạn như ông đã lên tiếng chỉ trích những chính sách của Tổng thống Donald Trump.
“Ông ấy đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi đảng phái,” cô Phan nói.
Về hiềm khích giữa ông McCain và Tổng thống Trump, cô Phan nói cô ‘không đứng về phía ai’ nhưng theo lời cô thì những người làm đến chức lớn thì ‘cho dù không đồng ý kiến với nhau những cũng phải dành cho nhau sự tôn trọng và lịch sự’.
Theo cô thì cho dù ông McCain từng bị bắt làm tù binh ở Hà Nội, thì cô vẫn xem ông là ‘anh hùng nước Mỹ’ vì ‘mặc dù ông sinh ra trong gia đình khá giả nhưng vẫn tình nguyện đi chiến đấu cho nước Mỹ và ông đã chiến đấu cho chính nghĩa, cho lẽ phải.’
Cũng là một cử tri độc lập như cô Phan, ông N. H., 49 tuổi, kỹ sư công nghệ thông tin đang sống ở bang Virginia, đề cao việc ông McCain là người dám đi ngược lại những quy tắc trong Đảng Cộng hòa của ông để ủng hộ cho những gì mà ông cho là đúng.
“Ông ấy cho mình là người Cộng hòa truyền thống, nhưng trong vấn đề di trú, ông ấy không ủng hộ việc triệt để hạn chế di dân,” ông H. dẫn chứng.
Một dẫn chứng khác mà ông H. đưa ra là việc ông McCain hồi năm 2017 đã bỏ lá phiếu quyết định chống lại việc rút lại đạo luật chăm sóc sức khỏe Obamacare. Lá phiếu của ông McCain đã khiến Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa đã không thể bãi bỏ Obamacare như mong muốn.
“Nhờ ông mà Obamacare vẫn sống và giúp đỡ cho rất nhiều người nghèo của nước Mỹ trong đó có người nghèo trong cộng đồng Việt Nam,” ông nói.
Vốn là một Phật tử, ông H. cho rằng ông McCain là người có thiện duyên khi ra đi vào đúng ngày rằm tháng Bảy.
Ông H. nói ông khâm phục ông McCain ở chỗ ‘dù trải qua bao nhiêu khó khăn vẫn đứng dậy như một cái cây đứng thẳng giữa trời’.
“Ông ấy trước sau như một, không thay đổi quan điểm,” ông H. nói. “Cho dù ông ấy bị cầm tù ở Việt Nam nhưng khi về lại Mỹ ông ấy vẫn yêu quý người Việt Nam và đóng góp cho quan hệ giữa hai nước.”
Từng đến nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội và chứng kiến điều kiện giam cầm ở đó, kỹ sư H. phản bác quan điểm của ông Trump cho rằng ông McCain ‘không xứng đáng được xem là anh hùng vì bị bắt làm tù binh’.
“Ông Trump có quan điểm riêng của ông ấy, nhưng ông ấy đã đến Hỏa Lò chưa?”, ông H. nói. “Một người gần 50 năm trước bị bắn rơi máy bay, sống sót khi máy bay rơi, sống sót trong tù tội để trở về thì đối với tôi người đó là anh hùng.”
Một cử tri độc lập khác là anh John Phạm, một doanh nhân ở Virginia, nhấn mạnh vào tính ‘maverick’ nơi ông McCain, tức có tư tưởng độc lập và không tuân theo lề lối của Đảng, là điều mà ông cảm thấy khâm phục nhất.
“Ông ấy nghĩ thoáng chứ không hướng hẳn về Cộng hòa. Những chính sách mà ông là không đặt nặng hết về bên hữu,” ông Phạm nói và cho rằng ông McCain đã ‘đặt quốc gia lên trên hết’.
Một điều nữa ở ông McCain mà ông Phạm đánh giá cao là việc ông quan tâm thúc đẩy dân chủ ở những quốc gia theo đường lối độc tài, chẳng hạn như ở Ukraine, nơi ông McCain không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Nga nữa.
Cộng đồng người Việt ở khắp nơi ở Mỹ, có người đi theo đoàn thể có người tự đi theo tính cách cá nhân, từ các tiểu bang xa từ ngày 29/8 đổ về Phoenix, thủ phủ bang Arizona, ở Bờ Tây và thủ đô Washington D.C ở Bờ Đông nước Mỹ để viếng linh cữu Thượng nghị sỹ John McCain trước khi ông được côn cất tại trường cũ, Học viện Hải quân ở Annapolis, bang Maryland.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.873 giây.