logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/05/2019 lúc 08:08:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bài thơ Xuân trên tường nhà dưỡng lão


Người Mễ quét phòng

Gở tờ giấy trên tường vứt vào sọt rác

Bài thơ Xuân của ông lão nằm đây!

Khi xe cứu thương vừa đến hú còi

Ông lão đã ra đi về miền miên viễn

Bỏ lại đằng sau

Nhiều nỗi ưu phiền

Kể cả bài thơ Xuân trên vách

Chiếc giường trống nầy ngày mai thay khách

Cũng lẽ đương nhiên…vật đổi sao dời

Ông lão nằm đây năm năm bốn tháng mười ngày

Mỗi cái Tết

Có bài thơ Xuân

Giấy hồng điều chữ thảo

Năm mùa Xuân đi qua nhà dưỡng lão

Năm bài thơ đều đặn dán trên tường

Khi đợt gió Santa Ana về

Mang cái lạnh mù sương

Và hàng cây ven đường

Nở đầy hoa trắng

Là ông bắt đầu khai bút đầu Xuân

Sáng hôm sau cẩn thận dán trên tường

Khoe các bạn trong nụ cười miệng móm

Năm đầu tiên cũng có nhiều bạn đến

Sau đó thưa dần còn chỉ đứa con trai

Thường đến cuối tuần

Mang ít thức ăn ngoài

Có đôi lúc dắc theo hai cháu nội

Hai thằng cháu líu lo tiếng Mỹ

Ông nội cười…móm mém không răng

Cũng đôi lần

Ông nhờ tôi đẩy hộ chiếc xe lăn

Ra cổng đợi

Cuối tuần sao con không thấy bóng?

Ông ngồi đó mấy giờ bất động

Như pho tượng đồng buồn thảm cuối công viên

Khi gió thổi lên

Trên mái tóc bạc ưu phiền

Vài cánh hoa trắng

Bay buồn hiu lả tả

Chiều xuống rồi còn chi mà đợi nữa?

Chờ sang tuần…chiều xuống lại chiều lên

Khi đẩy xe về lại hàng hiên

Tôi bắt gặp đôi hàng lệ long lanh chưa ráo

Ôi nỗi cô đơn của người già trong nhà dưỡng lão

Như câu chuyện dài áo não đến trăm năm

Sáng đầu Xuân

Ông xếp gọn chiếc xe lăn

Rồi ngắm nghía bài thơ Xuân thư pháp

Khoe thằng con

Chỉ chỏ từng chữ một

Bút pháp rồng bay phượng múa mấy ai bằng?

Người con liếc qua chỉ có một lần

Rồi bận rộn xếp bánh trà kẹo mứt

Chỉ có tôi mỗi lần lên phiên trực

Là độc giả trung thành thưởng thức bài thơ Xuân

Thơ cũng chung chung

Ý cũng thường thường

Cũng nỗi nhớ quê hương…vùng trời kỹ niệm

Xa thật rồi từ cõi mù sương

Hoa Xuân nở trắng ven tường

Cố nhân mòn mỏi dặm đường viễn phương

Ôi nỗi nhớ đi vào câu lục bát

Có chiều dài bát ngát bóng quê hương

Tôi đứng đây

Nhìn khoảng trống trên tường

Lòng cũng trống

Như mất cái gì thân thiết

Từ sang năm cứ mỗi lần đón Tết

Chắc chẳng còn gì…

Gợi nhớ một người xưa!



Hồ Thanh Nhã

.

Trên đây là bài thơ viết về cuộc sống cô đơn của một ông lão tị nạn thích làm thơ, trong nhà dưỡng lão. Nay thì ông lão đã mất rồi nhưng mỗi khi nhìn lại dấu vết mờ mờ lưu lại trên tường của bài thơ Xuân mà người Mễ đã gỡ đi, khiến cho cô y tá bùi ngùi xúc động. Còn đâu hình bóng ông lão dễ mến và bài thơ Xuân trên tường, mỗi khi cô lên phiên trực? Mất hết rồi!



Phần sau tôi xin kể sơ lược về cuộc sống, cách sinh hoạt của những người Việt già trong các nhà dưỡng lão ở quận Cam-Nam California – Đây là những cơ sở tư nhân được sự tài trợ của chính phủ. Phần lớn người già Việt Nam thường ở những cơ sở dưỡng lão do người Việt điều hành vì dễ giao tiếp hơn. Cũng có ít người các chủng tộc khác như Miên, Lào.. Nhưng đa số là người Việt. Ở đây nhân viên và y tá thường là người Việt. Thức ăn hàng ngày cũng do đầu bếp Việt nấu thích hợp với khẩu vị họ hơn là đồ ăn Mỹ. Hằng ngày vào mỗi buổi sáng, tất cả bịnh nhân đều được thay quần áo và vệ sinh cá nhân trước khi ăn sáng, với sự giúp đỡ của hộ lý. Mỗi phòng có 2 người ở. Nếu người nhà bịnh nhân muốn có 1 phòng riêng biệt hơn thì phải thêm tiền. Sau khi ăn sáng các cụ có thể nghỉ tại phòng hay tham gia sinh hoạt tại phòng cộng đồng,ở đó có TV, sách báo, cờ tướng, cà phê …Tất cả các cụ đều được bác sĩ khám định kỳ, thường xuyên tùy theo bịnh tật từng người. Vào mùa Hè, vài ngày trong tuần, hộ lý sẽ đưa các cụ đi các công viên, bãi biển ngắm cảnh, hóng gió Ở Viện dưỡng lão, tất cả mọi công việc đều được lập thành qui trình và được chuyên môn hóa nên các dịch vụ đều bảo đảm tốt. Thí dụ như các bịnh khác nhau, được chia từng khu riêng biệt để dễ chăm sóc.

Đăc biệt vào những dịp lễ Tết, Trung Thu, Giáng Sinh, Rằm lớn, lễ Vu Lan, Viện đều có tổ chức những lễ hội mừng như múa lân, biểu diễn ca nhạc …Thỉnh thoảng ũng có sự viếng thăm của các tổ chức tôn giáo, hội đoàn …Cũng có chương trình Vật lý trị liệu để điều trị các bịnh nhân bị Stroke, giúp họ phục hồi lại tay chân sau khi bịnh. Các món ăn Việt Nam được đổi mới hàng ngày, không bữa nào giống bữa nào.Những món ăn Việt đặc trưng như cá lóc kho tộ, thịt kho tiêu, canh chua, rau muống xào, đậu hủ dồn thịt.. thỉnh thoảng mới có. Ngoài ra còn có những món chay cho bịnh nhân ăn chay, nếu có yêu cầu. Nổ lực của Viện là làm cho người bịnh cảm thấy an vui, giãi tỏa bớt những nỗi cô đơn của họ khi sống xa người thân. Dưới đây là một bài thơ nữa về Thế giới người già. Xin mời mọi người thưởng thức



Thế giới người già

Phòng ăn

Dọn dẹp thành sân khấu

Khán giả ngồi quanh bạc mái đầu

Từng chiếc xe lăn

Từng cảnh sống

Vô thường đâu có khác chi nhau

Đoàn văn nghệ nghiệp dư

Giúp vui nhà dưỡng lão

Chiều cuối tuần lất phất mưa ngâu

Sân khấu phòng ăn

Vắng bóng đèn màu

Cô ca sĩ cất cao bài ca xứ Huế

Cô bé có mái tóc thề rất Huế

Đẹp làm sao áo trắng lúc tan trường

Bà giáo già nước mắt hai hàng

Ôi nhớ quá!

Một thời đứng lớp

Xa quá xa rồi

Chiều hôm bóng rợp

Tà áo bay theo đuôi gió Tràng tiền

Ông lão ngồi bên

Gục xuống gục lên

Miệng há hốc có nghe gì tiếng nhạc?

Có giọng hát chiều sâu man mác

Ngày hành quân lớp lớp đồi khô

Cả một đời trai

Chinh chiến ngục tù

Như canh bạc

Điêu tàn vận nước

Bây giờ ngồi đây…bạc trắng mái đầu nụ cười đâu mất

Trăm thứ bịnh thân già gầy guộc

Ngày lâm chung

Chắc cũng cận kề

Đời vô thường chợt tỉnh chợt mê

Cũng có ông kia

Nhúc nhích xe lăn muốn chạy khỏi hàng

Tay run rẫy

Theo nhịp đàn sân khấu

Cũng ba năm rồi

Ông mất dần trí nhớ

Con gái đến thăm mà cứ ngỡ người dưng

Người con ra về nước mắt rưng rưng

Mỡ không nổi cửa xe

Dưới làn mưa lấm tấm

Nhiều bà lão

Ngồi lim dim ngủ

Không biết có nghe gì tiếng nhạc lời ca

Sáu bảy chục năm qua

Như lớp sương mờ

Danh vọng lọc lừa

Chừng như phùi sạch dưới hiên nhà dưỡng lão

Vinh quang càng cao

Cuối đời áo não

Chiều nay

Ngồi nghe nhạc giúp vui

Có khi hân hoan…có lúc ngậm ngùi

Mà tâm thức

Hình như đi cõi ngoài mưa gió

Không cũng là không

Mà tựa như là có

Một cõi vô thường Bát nhã tâm kinh

Nào ai biết gì chợt nhớ chợt quên

Nhà dưỡng lão

Dưới ánh đèn sân khấu

Người hát người nghe quá đổi ngậm ngùi

Tưởng rằng đến đây

Ca hát giúp vui

Mà lúc ra xe lòng nghe nặng trĩu

Buổi sáng nở hoa

Buổi chiều khô héo

Như đóa phù dung sớm nở tối tàn

Thế giới người già

Thương quá là thương!



Hồ Thanh Nhã
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.204 giây.