logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/08/2019 lúc 08:19:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Gần ba tháng trôi qua trên vùng đất đang thấm đẫm không ngừng những câu chuyện vừa đáng ngạc nhiên lẫn thán phục về sự minh mẫn, sáng tạo lẫn kiên trì và không hề sợ hãi của người Hong Kong đang làm cho cả thế giới tròn mắt thán phục. Hong Kong đang trực diện với sức mạnh lớn gấp ngàn lần từ đại lục, nơi hoàng đế cộng sản Tập Cận Bình đang trị vì với chủ trương không bao giờ nhượng bộ trước bất cứ thử thách nào xâm hại quyền lợi của chế độ.

Hong Kong bé nhỏ nhưng không tầm thường, bởi mỗi lần xuống đường nó tập trung được hầu như toàn thể người dân trên phần đất nhỏ bé này. Họ lần lượt thay nhau lên tiếng cho mơ ước chung: thoát ra khỏi quy chế một quốc gia hai chế độ, thứ lý thuyết chỉ có trên giấy tờ và thực tế tuy chưa tới 50 năm nhưng đại lục đã thọc bàn tay thô bạo vào vùng đất này, vốn thừa hưởng thứ tự do thật sự chứ không phải từ bùa chú mà Đảng Cộng sản Trung Quốc ban phát cho nhân dân trong nhiều chục năm qua.

Xuống đường biểu tình là sinh hoạt chỉ xảy ra trong các nước có một nền dân chủ thực sự. Hong Kong tuy bị trả lại cho Trung Quốc nhưng vẫn được sinh hoạt dân chủ như khi chưa trao trả. Nó được quyền duy trì hệ thống kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản trong khi phần còn lại là Trung Quốc đại lục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo đề nghị này của Đặng Tiểu Bình, Hong Kong có thể tiếp tục hệ thống chính trị riêng, các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả các hiệp định thương mại và văn hóa với nước ngoài.

Cuộc xuống đường chống lại Luật Dẫn độ là mồi lửa châm vào sự sợ hãi sẽ bị đối xử như con dân của một nước cộng sản khiến người Hong Kong quên hết những nỗi sợ khác nằm ngay trong thực tại. Họ có thể bị đàn áp khốc liệt, bị đánh đập, giam cầm thậm chí mất mạng trong đám đông mà họ là một thành viên… tuy nhiên tất cả những nỗi sợ ấy nếu so với phải bị sống dưới chế độ cộng sản thì cái sợ thứ hai đáng suy nghĩ hơn. Hong Kong thừa hưởng văn minh, tiện nghi và tư duy của thế giới dân chủ. Người dân được mở mắt hàng ngày và sự so sánh giữa hai chế độ cộng sản và dân chủ không còn gì nghi ngờ đối với họ nữa.

Những chàng trai, cô gái vừa bước vào đại học được những người rất trẻ đi trước dẫn dắt vào cuộc chiến trường kỳ này với niềm tin sắt đá vào kết quả cuối cùng. Có xem những video clip từ các cuộc họp báo của sinh viên Hong Kong mới thấy hết tầm cỡ thật sự của họ. Vững vàng, hiểu biết rộng rãi về quyền hạn của người dân, không khoan nhượng trước những áp lực từ phía chính quyền đặc khu hay từ đại lục. Họ không có cử chỉ, lời nói đao to búa lớn không hề lên giọng chỉ có ta là chân lý nhưng qua biện giải của họ người ta thấy toát lên hửng hực lòng tin vào sức mạnh của nhân dân, thứ duy nhất có thề chống lại cường quyền dù đó là cường quyền cộng sản.

Nhưng nếu chỉ một mình họ thì câu chuyện sẽ không thể tiếp diễn như ngày đầu tiên, khi ít nhất 1 triệu người cùng nhau kề vai hô vang một tiếng nói chung. Bên cạnh họ là cả xã hội Hong Kong, ngoại trừ cảnh sát và chính quyền đang nhận chỉ thị từ đại lục.

Ngày 14 tháng 6 khoảng 6.000 bà mẹ đã tham gia cuộc biểu tình ngồi trong ba giờ tại Vườn Chater ở Trung tâm. Các bà mẹ kêu gọi Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức và chính phủ phải rút lại dự luật Dẫn độ. Họ giương cao những tấm bảng lên án sự tàn bạo của cảnh sát, như "đừng bắn những đứa trẻ của chúng tôi."

Ba tuần sau ngày 15 tháng 7 hơn 8.000 người cao tuổi lại tập trung tại chỗ cũ làm cuộc tuần hành lần thứ hai nhằm ủng hộ con cháu của họ tiếp tục xuống đường chống lại dự luật Dẫn độ với những biểu ngữ có nội dung "Hãy ủng hộ những người trẻ tuổi. Hãy bảo vệ Hồng Kong".

Ngày 26 tháng 7 hàng trăm người tổ chức biểu tình ngồi tại phi trường quốc tế Hong Kong trong đó đa số là nhân viên của các hãng hàng không và Hiệp hội tiếp viên hàng không Cathay Pacific. Cảng vụ hàng không đã loại bỏ một số ghế để cung cấp thêm không gian cho người biểu tình.

Vào đêm 1 tháng 8, hàng trăm nhân viên từ 80 tổ chức tài chính khác nhau đã tham gia vào một cuộc biểu tình tại Chater Garden ở Kim Chung về các vụ việc được cho là cảnh sát thông đồng với các băng đảng xã hội đen và yêu cầu tôn trọng luật pháp. Ít nhất 700 công nhân ngành tài chính đã đăng tải hình ảnh thẻ nhân viên để ủng hộ cuộc tổng đình công toàn thành phố.

Ngày 2 tháng 8, khoảng 1.000 chuyên gia y tế đã tổ chức một cuộc mít tinh tại Edinburgh Place, Trung Hoàn. Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Hong Kong chỉ trích các vụ bắt giữ đồng thời lên tiếng về việc cảnh sát sử dụng quá nhiều hơi cay đối với các nhà hoạt động dân chủ. Trong cùng ngày, hàng ngàn công chức Hong Kong tập hợp để ủng hộ những người biểu tình.

Ngày 7 tháng 8, các luật sư Hong Kong tổ chức một cuộc tuần hành trong im lặng để ủng hộ những người biểu tình phản đối chính quyền.

Tối ngày 8 tháng 8, khoảng 1.200 người Công giáo đã tổ chức một cuộc diễu hành dưới ánh nến qua Trung Hoàn trước khi kết thúc bên ngoài Tòa án phúc thẩm. Cuộc tuần hành do bốn tổ chức Kitô giáo tổ chức,

Ngày 12 tháng 8, khoảng 100 chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đông Pamela Youde Nethersole ở Chai Wan biểu tình chống lại sự lạm quyền của cảnh sát khi một người phụ nữ bị bắn vào mắt và bị thương nặng. Nhân viên y tế giơ biểu ngữ có dòng chữ "Cảnh sát Hong Kong đang cố giết người dân Hong Kong”

Ngày 16 tháng 8, cuộc biểu tình được đặt tên "Ủng hộ Hồng Kông, quyền lực cho nhân dân" do nhóm đại diện sinh viên từ 12 trường đại học tổ chức diễn ra tại công viên Chater Garden ở khu vực trung tâm Hong Kong

Ngày 17 tháng 8, hàng ngàn giáo viên, nhân viên ngành giáo dục xuống đường bày tỏ quan ngại về sự an toàn của học sinh. Theo hãng tin Aljazeera, họ tràn xuống cao tốc, vào trung tâm Hong Kong, vừa đi vừa hô vang: "Hãy bảo vệ thế hệ học sinh tiếp theo của Hong Kong"!

Tất cả những cộng hưởng ấy làm cho Hong Kong sinh động và rực sáng. Thế giới của 7 triệu con người ấy lan tỏa khắp nơi và làm cho người trẻ Hong Kong thêm niềm tin vào sự tranh đấu của họ. Hong Kong là một ngoại lệ hiếm hoi khi biểu tình không phải là những đám đông hỗn loạn và thiếu kiểm soát, mặc dù đại lục cố gắng mang những thành phần bất hảo vào phá rối nhưng tai mắt của người biểu tình đã nhanh chóng phát hiện và cô lập chúng.

Theo South China Morning Post cho biết ngày 18 tháng 8 cuộc tuần hành của 1 triệu 700 ngàn người dưới những chiếc dù đầy mà sắc của người dân Hong Kong đã làm cho thế giới thấy rằng chí có sự kinh hoàng khi nghĩ tới phải sống trong thế giới cộng sản mới đủ khả năng làm cho người dân Hong Kong sợ hãi tới mức phải chấp nhận hy sinh những gì họ hiện có. Dĩ nhiên cái giá phải trả cho một nền tự do dân chủ thật sự không hề nhỏ nhưng hiện tượng Hong Kong không những đánh động người cộng sản phải xem xét lại chính mình mà nó còn là tiếng chuông cảnh tỉnh thế giới Tây phương về sự nguy hiểm vô hình của Cộng sản chỉ phát hiện ra nó khi phải sống cùng chứ không phải nhìn từ xa như các tòa đại sứ từng làm.
Nhà báo Mặc Lâm (VOA)
phai  
#2 Đã gửi : 21/08/2019 lúc 08:24:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Liệu Hong Kong có là một Thiên An Môn thứ hai?

UserPostedImage

Liệu Hong Kong có là một Thiên An Môn thứ hai?

Hong Kong được trả lại cho Trung Hoa năm 1997, sau hơn 150 năm dưới quyền người Anh. Hai bên Anh-Trung, đồng ý Hong Kong sẽ có quy chế đặc biệt trong 50 năm: “One country – two systems – Một quốc gia, hai quy chế”. Vì vậy Hong kong vẫn giữ tư pháp theo kiểu Anh, tự do hội hợp và tự do ăn nói.
Trong mấy tuần lễ qua, nhiều triệu người đã xuống đường phản đối, gây áp lực lên chính quyền Hong Kong và lục địa.
Tại sao dân chúng, nhất là giới trẻ, xuống đường? Tại sao họ bất mãn? Trung Hoa lục địa đe dọa và nhắc lại Thiên An Môn. Vậy Hong Kong có trở thành một Thiên An Môn thứ hai?
Dân Hong Kong bất bình
Trong quá khứ dân Hong Kong (HK) càng ngày càng bất bình vì họ cho là lục địa cố gắng làm mất tính cách đặc biệt của HK. Các khác biệt gồm việc HK có quyền tự do ngôn luận nhưng 5 nhà xuất bản HK, bán ra nhiều sách không mấy đẹp về Tập Cẩn Bình, bị bắt cóc, mang về lục địa xử. Có nhiều cố gắng của lục địa muốn thay đổi sách vở, quy trình giáo dục của HK bằng cách thay đổi, ca ngợi chính thể CS Trung Quốc (CSTQ).
HK được hứa có quyền bầu lãnh đạo của họ nhưng đến nay các lãnh đạo của HK chỉ được bầu bởi “1,200 người đại diện” chứ không có tự do đầu phiếu chọn đại diện cho HK.
Tại sao họ xuống đường?
Dân HK đã biểu tình bất bạo động vào tháng 3, 2019 khi chính phủ HK muốn thông qua luật dẫn độ về lục địa. Dân HK cho là khi có luật dẫn độ về lục địa, dân HK sẽ nằm dưới một hệ thống tư pháp không “chí công vô tư” mà do đảng CSTQ kiểm soát. Nếu bị dẫn độ, TQ sẽ ảnh hưởng đến luật pháp – tự do của HK.
Tại HK, việc xuống đường chỉ là phong trào tiếp tục của phong trào “dù vàng” năm 2014 trong đó trên 100,000 người đã ngồi “ăn vạ.” Họ đòi bầu cử trực tiếp, có quyền chọn lãnh đạo trực tiếp của họ.
Các cuộc xuống đường ngày càng lớn vào tháng 6 khi trên 2 triệu người HK phản đối dự luật dẫn độ. Bà Carrie Lâm đã phải “gác bỏ” dự luật này.
Việc này làm dân HK tức giận vì họ muốn bỏ luôn dự luật này chứ không phải cách chính quyền hay làm là “gác sang một bên”, khiến càng nhiều người xuống đường đụng độ với cảnh sát. Cảnh sát bắn đạn hơi cay, đạn cao su, trong khi một số người biểu tình phá tòa nhà Lập Pháp HK và một số bót cảnh sát vì họ cho là cảnh sát dùng võ lực quá trớn. Hơn 750 người bị bắt.
Đa số muốn giữ “một nước hai quy chế” trong khi một số nhỏ muốn độc lập. Nhưng nay, các cuộc xuống đường đòi hỏi dân chủ, đòi hỏi tự do đầu phiếu ngày càng mạnh. Họ không muốn mất những gì đã có.
Việc xuống đường của dân HK được cả thế giới chứng kiến và theo dõi nhờ truyền thông quốc tế. Họ xuống đường một cách ôn hòa trừ vài vụ lẻ tẻ giữa dân HK và cảnh sát
Dân HK đòi hỏi những gì?
Nhiều thành phần xuống đường: thầy giáo, luật sự đoàn, sinh viên, phụ huynh, dân thường. Các công đoàn giáo viên, các hội luật sự… đều tham gia tích cực. Việc này cho thấy đa số dân trí thức hiểu quyền công dân và ý thức chính trị rất cao – hiểu Dân chủ là gì. Tại HK, dân ở cỡ tuổi 24-35 có trên 70% ở đệ tam cấp - Đại Học, cao hơn nhiều nước Âu châu như Pháp hay nhiều nước khác. Nhờ vậy ý thức chính trị, sự hiểu biết về quyền lợi của họ rất cao.
Một ví dụ cho thấy là sau khi biểu tình, chẳng hạn tại phi trường, nhiều nhóm sinh viên đã thu dọn rác để lại và làm sạch các nơi họ đã qua.
Xuống đường không có lãnh đạo cũng cho thấy là họ mềm dẻo và năng động trong tranh đấu. Không lãnh đạo, không tổ chức rõ ràng, do đó chính quyền khó theo dõi. Việc này cũng là khó khăn cho chính phong trào dân chủ này. Mỗi ngày đều có thay đổi. Họ nói “… chúng tôi biết cảnh sát và chính phủ làm gì, ở đâu và chúng tôi theo đó uyển chuyển hành động…”
Họ học bài học năm 2014 đã làm tê liệt HK trong 2 tháng. Biều tình nhiều chỗ - mang mặt nạ, quần áo cùng màu, tránh bị lộ diện vì mạng điện toán nhận diện của cảnh sát, cùng một lúc, cảnh sát không kịp thay đổi, quá tải, – những bài học du kích biểu tình trong thành phố. Khi gặp kiểu du kích này, cảnh sát cũng mệt mỏi, không biết khi nào người biểu tình tụ họp. Họ dùng các mạng xã hội để thay đổi lịch trình.
Các nhóm lên mạng để báo cho nhau biết chỗ nào có cảnh sát, làm gì nếu bị lựu đạn cay, dập nước như thế nào, làm gì khi bị hơi cay, tên tuổi cảnh sát chìm, các nơi có thể trú, đường rút lui…
Đây là bài học du kích thành phố, du kích để đòi quyền được chọn người đại diện cho mình.
Không phải chi có sinh viên mà người dân, công nhân cũng tham gia. Người thì theo dõi cảnh sát để báo cho người khác…
Cảnh sát cố gài người, cảnh sát TQ cũng cố gài công an chìm, nhưng vì không có lãnh đạo, cho nên khó mà có thể bắt giam những người lãnh đạo như những kỳ biểu tình trước.
Sau 11 tuần xuống đường ‘tương đối ôn hòa’, hơn 2,000 viên lựu đạn cay, trên 750 người bị câu lưu, dân HK đã đi từ chỗ đòi hỏi bỏ dự luật dẫn độ về lục địa tới chỗ đòi hỏi một việc lớn hơn: Đòi “Dân Chủ”.
Bỏ dự luật dẫn độ;
Bỏ từ “riot – “bạo động”;
Trả tự do cho mọi người bị bắt;
Ủy ban độc lập điều tra hành động đàn áp của cảnh sát HK;
Đầu phiếu tự do cho lãnh đạo HK và cơ quan lập pháp HK’;
Truất phế bà Carrie Lâm được coi là bù nhình của Bắc Kinh.
Để nhấn mạnh các đòi hỏi của họ, dân HK tràn ra phi trường gây trở ngại, phi trường phải đóng cửa 2 ngày. Họ mong là khi đưa các đòi hỏi của họ ra phi trường thì sẽ được quốc tế ủng hộ.
Theo các chuyên gia về Dân chủ như ông Larry Diamond, cuộc tranh đấu tại HK là cuộc tranh đấu chống lại các chế độ chuyên chế.
Đã có một số xô xát giữa cảnh sát, dân biểu tình và hành khách sửa soạn lên máy bay. Nên nhắc là phi trường HK là phi trường lớn tại Á châu và thế giới, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế HK.
Ảnh hưởng đến kinh tế HK
Hậu quả kinh tế của việc dân chúng xuống đường là kinh tế chậm lại. Vào đúng lúc thương chiến Mỹ - Trung, HK bị ảnh hưởng nặng nề. HK là thị trường chứng khoán lớn cho lục địa và nơi các công ty lục địa mua bán trái phiếu hay mượn tiền.
Ngành du lịch, ăn uống… bị ảnh hưởng vì việc xuống đường, các cuộc viếng thăm du lịch đến HK tụt 50%. Các khu bán lẻ cũng bị trì trệ.
Điều quan trọng nhất là HK là trung tâm Tài chính, trung tâm ngân hàng và thị trường chứng khoán. Đây là “cửa ngõ” của lục địa với thế giới bên ngoài. Hiện giờ chưa thấy hậu quả xấu, nhưng trong tương lai, HK có thể bị ảnh hưởng.
Thế giới nói gì?
TQ nói là nước Anh không nên dính vào việc HK. Các lãnh đạo Anh, Úc và Canada đã lên tiếng quan ngại về những gì xảy ra ở HK. Đài Loan sẵn sàng đón người phải chạy khỏi HK.
Ngoại Trưởng Anh nói quan ngại khi thấy hình ảnh các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và dân chúng. Ông lên án việc dùng vũ lực dẹp các cuộc biểu tình ôn hòa.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau kêu gọi giảm căng thẳng trong khi Thủ tướng Úc không chấp nhận gọi các cuộc biểu tình ôn hòa là “riot – làm loạn.”
Phản ứng của TT Trump làm mọi người trên thế giới ngạc nhiên vì ông cho là chuyện “nội bộ TQ” – chỉ mong không ai bị thiệt mạng. Ngược lại thì thượng viện Hoa kỳ nói HK sẽ mất cơ chế đặc biệt nếu TQ can thiệp bằng vũ lực dẹp phong trào dân chủ tại đây. Đây là cảnh cáo cho TQ.
Phản ứng Trung Quốc?
TQ lện án người biểu tình đối đầu với cảnh sát. Họ gọi là gốc rễ “khủng bố”. Báo chí TQ đi từ chỗ im lặng đến chỗ gọi người biểu tình là “du côn – côn đồ” [trong khi chính những người biểu tình tại HK bị “côn đồ” từ lục địa qua hành hung, còn cảnh sát chỉ đứng nhìn].
TQ đe dọa mang quân đội hay cảnh sát dã chiến đến dẹp “loạn” lập lại trật tự cho HK. Vì sao?
Ngày 1 tháng 10 là kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ nắm chính quyền tại lục địa. Để sửa soạn lễ 70 năm, các cuộc thanh trừng xảy ra tại lục địa và ai cũng nghi là ĐCSTQ sẽ không dễ mà để cho HK bất ổn.
TQ cho thấy các hình ảnh cảnh sát dã chiến dẹp loạn, dùng vòi rồng hay xe bọc sắt dẹp loạn tại Thẩm Quyến (Shenzen) cách HK 7 km. Liệu TQ có mang cảnh sát hay quân đội dẹp dân xuống đường hay không? Liệu HK có thể thành Thiên An Môn thứ 2 hay không?
Đánh giá
HK có thể là một Thiên An Môn thứ 2 hay không? Có vài điều khác nhau giữa HK và Thiên An Môn:
HK là trung tâm tài chính quan trọng đối với TQ. HK là ngõ ra ngoài, là thị trường chứng khoán cho các công ty TQ vay vốn phía bên ngoài. Nhờ luật lệ của Anh để lại, HK ký nhiều hiệp ước với nhiều nước. Điều này đã bị QH Hoa Kỳ nhắc lại cho TQ, như một lời cảnh cáo.
Chính quyền HK phải mời cảnh sát hay quân đội TQ thì họ mới có thể vào HK.
Dân chúng gồm: Sinh viên HK quen ngoại quốc, nói tiếng Anh thông thạo – tiếp xúc với bên ngoài dễ dàng do đó TQ khó bịt miệng, khó che dấu các sự kiện.
Ngược với Bắc Kinh, HK có rất nhiều người ngoại quốc sống ở đây, không thể dấu tin tức đước, không thể dùng quân đội như tại Bắc Kinh trước đây.
Hơn nữa cảnh sát HK nói họ đủ sức đối phó.
Cả triệu người đã xuống đường và quân đội hay cảnh sát chống bạo động TQ có thể nào dẹp được số người này trừ khi phải bắn đạn thật, là phải có cuộc đổ máu?
Như vậy một Thiên An Môn thứ 2 không mấy khả thi, ít nhất trong ngắn hạn dù TQ muốn an ninh để ăn mừng kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ. Nếu quân đội TQ hay cảnh sát TQ dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Tập Cận Bình tấn công vào HK thì cả thế giới sẽ quay trở lại chống TQ, sẽ lên án và công thức “Một quốc gia hai hệ thống” sẽ bay theo chiều gió.
Các cuộc biểu tình ôn hòa tại HK là cái gai cho TQ, một thách thức với TQ, với họ Tập. Lãnh đạo TQ cũng còn có thể có giải pháp về HK để hạ nhiệt. Việc cách chức bà Carrie Lâm để giảm cường độ chống đối chính phủ HK, làm nguội dần các cuộc chống đối, là một giải pháp.
Sau 11 tuần biểu tình chưa có giấu hiệu chấm dứt, mặc dù có nhiều dấu hiệu nhiều phe muốn giảm căng thẳng.
Cuộc xuống đường gần 3 tháng có hậu quả, gây chia rẽ các sinh viện TQ đến từ lục địa đang du học tại Úc, Canada, vv., và các sinh viên đến từ HK.
Một việc tốt là cả thế giới đều nhìn, và nghiên cứu bài học HK. Các sinh viên từ Hoa lục thì theo chỉ thị của sứ quán, lên án HK là phản quốc.
Các diễn tiến tại HK sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm tới tại Đài Loan. Dân Đài Loan theo dõi, ủng hộ, tiếp đón những người HK có thể chạy qua đây. Có xác suất cao sẽ ra xa lục địa.
Chưa biết các cuộc xuống đường có sẽ thành cuộc “biểu tình dù vàng năm 2014” đi vào quá khứ, nhưng ngày càng rõ là dân HK muốn bảo về quyền họ đã có và muốn đi tới dân chủ thật sự tại HK. Tự do đầu phiếu cho đại diện của họ trong 25 năm tới?
Theo đánh giá thì TQ chỉ dọa mà thôi, không thể nào, ít nhất trong ngắn hạn mang súng, quân đội vào triệt hạ HK, bắn vào dân HK như thời kỳ Thiên An Môn tại Bắc Kinh.
Đây là bài học cho thế giới, cho Việt Nam. Dù sao đi nữa, HK là cái xương khó nuốt của TQ vì bài học du kích chính trị.
Đây là cuộc đối đầu giữa dân HK muốn dân chủ trong khi các quan chức HK muốn theo toàn trị. Ai thắng ai? David HK hay Goliath TQ?
Đinh Xuân Quân

Đinh Xuân Quân (VOA)
phai  
#3 Đã gửi : 21/08/2019 lúc 08:27:29(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tại sao Hong Kong được cộng đồng Việt quan tâm?

UserPostedImage
Biểu tình ủng hộ Hong Kong tại Mỹ. (AP)

Mạng xã hội Việt Nam tràn ngập hình ảnh và thông tin về sự kiện biểu tình Hong Kong. Tại sao sự kiện này được đón nhận với sự quan tâm đặc biệt?
* Hong Kong không chỉ gần với Việt Nam về khoảng cách địa lý mà còn văn hóa. Cùng với văn hóa Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, Hong Kong đã “đến” với người Việt từ rất lâu, thậm chí có lẽ trước cả sự thâm nhập ảnh hưởng văn hóa khác của vài quốc gia láng giềng. Sự hiện diện cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn hẳn là yếu tố quan trọng không thể không nhắc. “Hong Kong bên hông Chợ Lớn” – câu nói quen thuộc hàng chục năm qua ám chỉ sinh hoạt của người Hoa Sài Gòn-Chợ Lớn – đã cho thấy sự gần gũi trong tâm thức người Việt đối với Hong Kong.
Bề dày giao dịch thương mại giữa Việt Nam, đặc biệt người Hoa Chợ Lớn, với Hong Kong trong nhiều thập niên càng đưa hình ảnh Hong Kong nhích gần lại với người Việt. Không chỉ giao thương, Hong Kong còn đi sâu vào văn hóa Việt Nam với nền điện ảnh của họ. Trước 1975, màn ảnh Sài Gòn tràn ngập phim Hong Kong. Dòng phim võ thuật-kiếm hiệp Hong Kong từng khuynh đảo màn bạc Sài Gòn. Những Khương Đại Vệ, Vương Vũ, Địch Long, Trịnh Phối Phối… là thần tượng một thời của thanh thiếu niên miền Nam. “Đường Sơn Đại Huynh”, “Tinh Võ Môn”, “Mãnh Long Quá Giang”… của Lý Tiểu Long đã trở thành những “bom tấn” điện ảnh không chỉ trên thế giới mà còn tại Sài Gòn, rất lâu trước khi cụm từ thời thượng “bom tấn” (blockbuster) ra đời.
Tin tức văn nghệ liên quan giới diễn viên Hong Kong cũng tràn ngập các trang điện ảnh-kịch trường của báo chí Sài Gòn. Báo chí miền Nam thậm chí phải nhường sân cho truyện nhiều kỳ Hong Kong. “Cô gái Đồ Long”, “Thiên Long Bát Bộ”, “Lộc Đỉnh Ký”… của “Kim Dung tiên sinh” là món ăn tinh thần gần như không thể thiếu của độc giả miền Nam một thời. Sau 1975, ảnh hưởng văn hóa Hong Kong tiếp tục duy trì. Phim bộ của TVB, từ tình cảm sướt mướt đến hình sự-xã hội đen, được chiếu trên truyền hình (qua băng tape) trong gần như mọi gia đình. Ảnh hưởng các bộ phim này lan rộng đến mức, một dạo, giới trẻ có trào lưu nhái giọng của các diễn viên lồng tiếng. Và dù bị cơn bão “Hàn lưu” áp đảo dữ dội từ sau thập niên 1990, điện ảnh Hong Kong vẫn được thị trường Việt Nam đón nhận. Khán giả và độc giả vẫn mến mộ những thần tượng Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vĩ, Lưu Đức Hoa, Cổ Cự Cơ, Châu Huệ Mẫn, Trương Mạn Ngọc...
* Hong Kong, do vậy, với người Việt, “gần” hơn rất nhiều so với Nga, Ai Cập hay Tunisia. Tuy nhiên, bao nhiêu đó chắc chưa đủ. Chính tinh thần của người biểu tình Hong Kong mới là điều chinh phục gần như tuyệt đối cộng đồng mạng Việt Nam. Cách thức tổ chức biểu tình, sự bền bỉ quyết liệt không khoan nhượng cùng với cách ứng xử của những người biểu tình với nhau đã mang lại nhiều bài học về không chỉ giá trị dân chủ mà còn giá trị văn hóa, về ý thức chính trị, nhận thức xã hội lẫn kiến thức được xây dựng nên từ một nền giáo dục tôn trọng độc lập và tự do; khiến sự kiện Hong Kong, cuối cùng, khó có thể được quan sát bằng sự thờ ơ.
* Việt Nam lẫn Hong Kong dường như có chung một “kẻ thù”. Tâm lý ghét, thậm chí thù, đối với Trung Quốc là yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến sự ủng hộ của nhiều người Việt trong cuộc biểu tình Hong Kong. Vốn dĩ căm ghét chính sách ngoại giao lẫn chính sách đàn áp người dân của chính quyền Bắc Kinh, cộng đồng mạng Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung trở nên dễ đồng cảm với người Hong Kong khi họ nhất loạt và cương quyết đến cùng chống lại sự thao túng Trung Quốc. Người Hong Kong dường như đã “thay mặt” không ít người Việt hành động và lên tiếng điều mà người Việt không thể. Chưa xuống đường được với hàng triệu người để biểu thị thái độ với Trung Quốc, với Tập Cận Bình, thì người Việt không thể không làm một điều tối thiểu là chia sẻ tình cảm với người Hong Kong.
* Cuộc biểu tình Hong Kong không chỉ mang lại “cảm hứng” sục sôi đấu tranh mà nó cũng đánh thức sự thèm khát tự do dân chủ ở Việt Nam. Bao giờ thì giới trẻ nói riêng và người Việt nói chung cùng nhau xuống đường đòi những quyền căn bản bị tước mất bởi một chính quyền áp dụng mô hình cai trị gần như y hệt Trung Quốc – đó là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi dư luận cộng đồng nói về sự kiện Hong Kong. Bao giờ thì giới trẻ Việt Nam được hưởng một nền giáo dục tự do như thế hệ trẻ Hong Kong? Khi nào Việt Nam thay đổi để có một nền dân chủ tự do đích thực mà người dân không phải xuống đường và chính quyền không phải bận tâm đối phó bằng dùi cui và án tù?
Những câu hỏi như vậy được đặt ra ở Việt Nam từ sức ảnh hưởng Hong Kong thật ra không phải là những “gợi ý” từ diễn biến Hong Kong mà chúng là những vấn đề từng được đề cập không biết bao nhiêu lần từ nhiều năm qua khi người dân hướng mắt về tương lai. Chúng không chỉ là những thắc mắc. Chúng là những quan tâm khẩn thiết mà người dân khao khát. Cho đến thời điểm này, chẳng ai tin Việt Nam có thể xảy ra một cuộc biểu tình như Hong Kong. Tuy nhiên, cũng chẳng ai hình dung nổi rằng nếu xác suất 1% một khi xảy ra thì Việt Nam như thế nào...
Mạnh Kim (VOA)
song  
#4 Đã gửi : 22/08/2019 lúc 07:55:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
‘Hong Kong is not China’

UserPostedImage
Biểu tình đòi cải cách chính trị tại Hong Kong.

Đó là câu khẳng định của người Hong Kong mà cả thế giới thấy xuất hiện trong những cuộc biểu tình hiện nay. Nó nằm trên những tấm biểu ngữ, trên những tờ giấy cầm tay, trên hàng vạn tiếng hô đồng thanh, trên những bức tường, những phát biểu của người trẻ tuổi: “Hong Kong is not China”.
Thế giới giật mình nhận ra một thực tế mà từ rất lâu họ không để ý tới. Với đại đa số người nước ngoài khi tiếp cận với một người hay một nhóm nói tiếng Trung, có lẽ ngay lập tức họ nghĩ rằng những người này đến từ đại lục, từ một quốc gia rộng lớn cộng sản, quốc gia mà không ít thì nhiều họ từng nghe qua. Không ít thì nhiều họ cũng từng có thành kiến với cách ứng xử thiếu văn hóa đang tràn lan trên mọi ngõ ngách của các thành phố khắp thế giới khi họ du lịch hay học tập, công tác. Thành kiến ấy bồi đắp thêm câu chuyện “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương từng gây chấn động thế giới người Hoa kể cả tại đại lục. Thành kiến ấy cộng với chính sách bá đạo của nhà nước Trung Quốc góp phần giúp thế giới thấy rõ hơn một Trung Quốc vừa giàu có lại vừa thiếu văn hóa, vừa mạnh mẽ lại vừa tham vọng, và quan trọng nhất là sự tàn nhẫn của chính quyền không giới hạn.
Người dân Đài Loan và Hong Kong rất giống nhau ở điểm cùng sống trong môi trường dân chủ, cùng bị đe dọa bởi bóng ma đại lục nhưng cái khác nhau lớn nhất là chính phủ Đài Loan không phụ thuộc vào Bắc Kinh như Hong Kong. Đây là lý cớ để xảy ra những cuộc biểu tình tập trung hàng triệu người, một hình ảnh làm chấn động thế giới trong vài tháng nay. Hong Kong lo sợ sẽ bị Bắc Kinh trói tay qua Luật Dẫn độ và từ đó cơn hồng thủy tràn xuống đường kéo theo các yêu sách khác.
“Hong Kong is not China” có lẽ là câu slogan khiến Bắc Kinh lo ngại nhất. Nó dẫn dắt Hong Kong tránh xa đại lục và vì vậy không thể là “Một quốc gia hai chế độ” được nữa. Thật ra câu nói này không phải chỉ mới xuất hiện khi các cuộc biểu tình hiện tại xảy ra mà nó đã có từ năm 2015 sau khi phong trào dù vàng nổ ra tại Hong Kong. Trên website Quazt đăng một bộ sưu tập mang tên “Hong Kong is not China” gồm 24 hình minh họa mô tả sự khác biệt giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, bao gồm các chủ đề: thói quen văn hóa, kỷ luật, ngôn ngữ và các vấn đề chính trị - xã hội như cấu trúc tư pháp, an toàn thực phẩm kể cả sự kiểm duyệt.
Những khác biệt về chính thể, tự do thông tin và truyền thông có lẽ mọi người đều biết nhưng yếu tố văn hóa khác biệt đã làm cho người Hong Kong khác rất xa người Trung Quốc đại lục. Trong bảng minh họa tác giả đã vẽ một cặp hình ảnh đối chọi nhau về cách ứng xử nơi công cộng của hai cộng đồng. Hình ảnh thứ nhất mô tả một chiếc ghế dài dành riêng cho người tàn tật và người già, trong khi bức ảnh thứ nhất một người Trung Quốc tháo giày nằm ngủ trên đó thì bức ảnh thứ hai một người Hong Kong đứng cạnh chiếc ghế mặc dù không có ai ngồi. Bức ảnh kế là một một bồn cầu công cộng, cái có ghi chữ Trung Quốc thì có dấu chân đạp trên miệng bồn cầu còn cái ghi của Hong Kong thì sạch trơn.
Một điều thú vị nữa mà họa sĩ nhấn mạnh, trong tất cả các yếu tố giữa Trung Quốc và Hong Kong chỉ duy nhất một thứ giống nhau đó là công an Trung Quốc và cảnh sát Hong Kong. Mặc dù công an thì được minh họa rất “phản cảm” đứng nghiêm theo hình chữ “S” trong khi cảnh sát Hong Kong rất thẳng thớm trong tư thế chào kính. Hai chữ “giống nhau” miêu tả cả hai được chỉ huy từ đại lục và vì vậy anh cảnh sát Hong Kong có nghiêm chỉnh thế nào thì cũng là tay chân của Bắc Kinh mà thôi.
Người Hong Kong không những tuyên bố ý nguyện của mình bằng lời nói mà họ còn hành động. Những cuộc biểu tình từ năm 2014 của phong trào dù vàng được báo chí cả thế giới nể phục vì sự nghiêm túc của người dân trước tài sản chung của Hong Kong. Ý thức giữ vệ sinh chung và trật tự khi xuống đường đã khiến họ khác hẳn với hình ảnh xô bồ, chụp giật của du khách Trung Quốc khi ra nước ngoài trong tư thế du lịch.
Hình ảnh gần đây nhất của hàng trăm ngàn người tự động giãn ra khi một chiếc xe cứu thương cần mở đường khiến cả thế giới Tây phương sững sờ. Những cái cúi đầu của người biểu tình trước hành khách trong phi trường quốc tế Hong Kong xin lỗi vì đã gây ra phiền toái cho hành khách, những toán sinh viên thức suốt đêm dọn rác sau khi đoàn người biểu tình về nhà đã làm thành kiến của thế giới về “Người Trung Hoa xấu xí” tan biến.
Trong khi đó cùng một hành động biểu tình để chống lại người dân Hong Kong thì Trung Quốc lại tỏ ra vẫn tiếp tục xấu xí như hàng chục năm qua. Những du học sinh Trung Quốc tại Úc tràn xuống đường biểu tình với hành vi thô lỗ khiến cư dân của Úc lắc đầu chán nản. Hai tập thể cùng nói tiếng Hoa nhưng khác nhau một trời một vực, nhưng cũng nhờ vậy thế giới biết thêm về người Hong Kong, một cộng đồng bé nhỏ nhưng có quá nhiều con người tài năng lẫn phẩm hạnh đã đứng lên đòi lại căn cước của mình đã bị chính quyền Trung Quốc làm cho ô uế.
Dĩ nhiên Hong Kong cũng có những người than phiền nồi cơm của mình bị người biểu tình phá vỡ như “thầy giáo” Vũ Khắc Ngọc tại Việt Nam, nhưng xem ra những than vãn ấy nhanh chóng được người Hong Kong vỗ về và an ủi bằng những hành động thuyết phục qua sự hy sinh dấn thân của những người trẻ và các thầy cô giáo của họ.
Người Hong Kong thật sự vĩ đại nói theo cách mà người Cộng sản thường dùng. Cái vĩ đại ấy phát sinh không phải vì một chủ thuyết hay một vĩ nhân nào mà nó vĩ đại bởi sự sợ hãi chế độ cộng sản đã trở thành ám ảnh.
Nhà báo Mặc Lâm f(VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.190 giây.