logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/09/2019 lúc 11:24:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) công bố giải Tự do Báo chí Tầm ảnh hưởng cho nhà báo Phạm Đoan Trang hôm 12/09/2019. Photo chụp từ Facebook Le Trung Khoa.

Tối ngày 12/09/2019 tại Berlin, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đã chính thức trao giải Tự do Báo chí với hạng mục Tầm ảnh hưởng cho nhà báo độc lập, blogger Phạm Đoan Trang của Việt Nam.
Blogger Phạm Đoan Trang, tác giả của một số sách chính luận bị cấm xuất bản trong nước, cho VOA biết bà quyết định không tới Berlin để dự lễ trao thưởng của Tổ chức Phóng viên Không giới (RSF) hôm 12/9 vì biết rằng chính quyền Việt Nam có thể gây cản trở việc bà xuất cảnh, dù Đại sứ quán Đức tại Hà Nội có can thiệp.
Nữ blogger Phạm Đoan Trang nói:
“Tôi nghĩ nếu tôi muốn đi thì chính quyền có thể cho đi, nhưng chắc chắn trước khi đi thì phải ngồi đàm phán, và tôi phải chấp nhận một số điều kiện do bên chính quyền đưa ra, còn nếu tôi không chấp nhận thì không được đi. Vì tôi không muốn đối thoại với họ nên tôi quyết định không đi.
“Theo tôi biết thì Đại sứ Đức có can thiệp với phía chính quyền Việt Nam để họ trả lại quyền mang hộ chiếu cũng như đảm bảo quyền tự do xuất nhập cảnh của một số nhà hoạt động Việt Nam trong đó có tôi.
“Phía Đức rất nhiệt tình, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì kiểu gì cũng phải đàm phán với phía công an Việt Nam như: không được đi vận động, không tuyên truyền, không nói xấu đất nước…nếu không thì họ sẽ khởi tố; họ cũng sẽ cho rằng họ sẽ khó xử liệu tôi có đi về hay không, cho nên tốt nhất là tôi quyết định không đi.”

Hôm 29/08, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, đồng sáng lập của trang mạng online Luật khoa Tạp chí, được RSF đề cử Giải Tự do Báo chí trong hạng mục Tầm ảnh hưởng.
Ông Daniel Bastard, Trưởng Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của RSF, nhận định với VOA: “Phạm Đoan Trang là một nữ anh hùng chân chính - như chúng ta đã biết tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam là các nhà báo và blogger không tuân theo đường lối của Đảng cộng sản phải đối mặt với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.”
Đại diện của RSF nói rằng chính phủ Việt Nam cương quyết bóp nghẹt tiếng nói của bà thông qua việc bị công an đe dọa, chỉ vì bà phơi bày những bất công và lên tiếng nhằm đảm bảo các quyền dân sự và chính trị.

Ông Bastard nói rằng mặc dù bị sách nhiễu và trấn áp liên tục từ năm 2016 cho đến nay, bà Đoan Trang vẫn quyết tâm đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người dân tiếp cận thông tin độc lập và vận dụng quy tắc thượng tôn pháp luật - như Hiến pháp Việt Nam quy định - để chống lại các hành vi độc đoán của chính quyền.
Ông Bastard nói thêm: “Chúng tôi đã mời bà tham gia buổi lễ trao giải tại Berlin, nhưng chính phủ Việt Nam không cho phép bà đi ra nước ngoài - điều đó thật xấu hổ.”
Bà Đoan Trang nhận định về lý do bà được RSF đề cử trao giải mục Tầm ảnh hưởng:
“Tôi nghĩ có thể họ biết rằng trong 2-3 năm qua tôi đã xuất bản rất nhiều sách, bên cạnh công việc biên tập của tôi ở Luật khoa Tạp chí. Mỗi năm tôi xuất bản 2-3 quyển sách và có lượng độc giả nhiều đến mức chính tôi cũng bất ngờ. Có thể họ căn cứ vào đó để trao giải thưởng.
“Tôi biết rằng giá trị mà RSF theo đuổi khi xét trao giải thưởng này là họ muốn các nhà báo trên toàn thế giới, nhất là các nhà báo đang là nạn nhân của bức hại, sách nhiễu, hành hạ, ngược đãi của chính quyền biết rằng là các nhà báo đó không cô đơn trong cuộc chiến của họ.
“RSF đã thực sự giúp cho những người trong tình trạng như tôi cảm thấy mình không cô đơn.”
Những quyển sách của Blogger Phạm Đoan Tranh được Nhà xuất bản Tự Do phát hành gần đây như Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù, Politics of A Police State…
Vào tối ngày 12/09, có mặt tại Berlin, nhà báo Trịnh Hữu Long thông báo trên Facebook:
“Vì nhiều lý do, nhà báo Đoan Trang không đi Đức dự lễ trao giải này. Nhà báo Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập Luật Khoa, sẽ thay mặt nhà báo Đoan Trang tham dự sự kiện.”

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...13-97e0-9d5fc8a4e964.mp4

Theo VOA
phai  
#2 Đã gửi : 13/09/2019 lúc 10:46:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phạm Đoan Trang: ‘Chiến đấu cho tự do phải chấp nhận mất một phần lớn tự do và nhiều thứ khác nữa’

UserPostedImage
Bà Phạm Đoan Trang bị công an sách nhiễu thường xuyên sau khi phát hành cuốn "Chính Trị Bình Dân." (Hình: Facebook Phạm Đoan Trang)

VIÊT NAM – (VN) Blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang vinh dự là một trong ba người cùng được trao giải “Press Freedom Prize 2019” của Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders).
Buổi lễ trao giải diễn ra trang trọng tại Nhà Hát Deutsches ở Berlin. Người thay mặt blogger Phạm Đoan Trang đi nhận giải là ông Trịnh Hữu Long, tổng biên tập tờ Luật Khoa Tạp Chí.
Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm lưu hành ở Việt Nam: “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù,” “Phản Kháng Phi Bạo Lực”…
Bà được trao giải “The Prize For Impact” (Giải Cho Nhà Báo Có Tác Động).
Sáng hôm 13 Tháng Chín, ngay sau khi biết tin được trao giải thưởng, nhà báo Phạm Đoan Trang trả lời phỏng vấn riêng của Nhật báo Người Việt.
Nhật báo Người Việt: Nhìn lại hành trình từ một phóng viên báo nhà nước tới giải Tự Do Báo Chí  2019 của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, bà tự thấy mình đã phải đánh đổi, hay mất mát những gì?
Bà Phạm Đoan Trang: Tôi nghĩ tôi cũng mất khá nhiều, nhưng tôi không muốn nói về những mất mát đó, bởi vì quan niệm của tôi lâu nay là “làm đừng kêu, kêu đừng làm”. Đã chấp nhận đi vào con đường chiến đấu cho tự do thì chắc chắn phải mất một phần lớn tự do và nhiều thứ khác nữa.
Nhật báo Người Việt: Cùng thời điểm bà nhận giải thì người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN bác bỏ tin VN thuộc top 10 nước kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới, bà có bình luận gì?
Bà Phạm Đoan Trang: Tôi không lạ cũng chẳng phẫn nộ trước phản ứng đó của Bộ Ngoại giao Việt Nam và nhà nước Việt Nam nói chung. Có điều, tôi biết chắc chắn là bà Lê Thu Hằng, ở cương vị phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao CSVN, bà ấy có bề dày kinh nghiệm tiếp xúc với báo giới Việt Nam, có quan hệ sâu rộng với các nhà báo Việt Nam và bà ấy quá hiểu thực tế Việt Nam có kiểm soát tự do báo chí hay không, kiểm soát chặt đến mức nào… Đã hiểu quá rõ sự thật ấy mà còn bác bỏ được thì ta phải công nhận là quan chức, cán bộ của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam rất giỏi sống hai mặt cũng như dối trá mà không thấy thẹn.
Nhật báo Người Việt: Theo bà, những người làm báo ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức, hoặc nỗi khổ, dằn vặt nào nếu như họ yêu nghề và có lương tâm với nghề báo?
Bà Phạm Đoan Trang: Câu hỏi hay nhưng rộng quá, để trả lời nó, tôi sẽ cần viết ít nhất một cuốn sách. Một cách ngắn gọn hết sức có thể, thì với tôi, nỗi dằn vặt lớn nhất với một nhà báo Việt Nam có lương tâm là cảm giác bất lực, không thể làm gì để thay đổi thực trạng, giải quyết vấn đề, cứu giúp những nạn nhân của bất công, nghèo đói và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Theo báo Người Việt
phai  
#3 Đã gửi : 13/09/2019 lúc 10:49:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phạm Đoan Trang mong giải thưởng RSF lột tả sự ‘đàn áp, bịt miệng’ tại VN

UserPostedImage
Blogger Phạm Đoan Trang

Một ký giả độc lập tại Việt Nam vừa nhận Giải thưởng Tự do Báo chí của Phóng viên Không biên giới (RSF) nói cô mong giải thưởng này khuyến khích người dân Việt Nam dấn thân vì tự do báo chí và thúc đẩy Hà Nội cải thiện quyền căn bản của công dân.
Blogger Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động-nhà báo tự do của Việt Nam được quốc tế biết tiếng, được RSF vinh danh Giải thưởng Tự do Báo chí 2019, trong hạng mục Tầm ảnh hưởng, tại lễ trao giải tối ngày 12/9 ở Berlin, Đức.
Trả lời phỏng vấn VOA từ Việt Nam sau khi được tin nhận giải, Trang cảm ơn sự ủng hộ của mọi người và bày tỏ hy vọng các giải thưởng quốc tế như thế này sẽ mang lại ích lợi, kết quả tốt đẹp chung cho phong trào đấu tranh trong nước và tự do báo chí ở Việt Nam.
“Em thật sự mong muốn nó có thể khích lệ các nhà báo khác, kể cả các nhà báo tự do, dấn thân nhiều hơn, theo đuổi sự thật, công lý, nhân quyền ở Việt Nam nhiều hơn,” cô nói.
Nữ blogger từng thực hiện các chuyến quốc tế vận kêu gọi cổ súy tự do báo chí cho người dân Việt Nam nhấn mạnh xã hội muốn phát triển, muốn dân chủ thì phải bảo đảm tự do báo chí để dân được nghe, được biết sự thật đa chiều và được nói lên quan điểm chính kiến mà không bị đàn áp hay trả thù, điều mà cô cho rằng còn vắng bóng ở đất nước Việt Nam do đảng cộng sản độc quyền cai trị.
“Tự do truyền thông trong đó có tự do báo chí và tự do xuất bản sẽ là lĩnh vực cuối cùng mà họ nới lỏng. Cho nên, tự do báo chí các nhà báo phải chiến đấu mới có được. Cần sự nỗ lực, dấn thân của các nhà báo. Em rất mong các nhà báo ý thức được sự cần thiết, vai trò của mình trong việc đấu tranh giành lại quyền tự do báo chí,” Trang bộc bạch.
Qua việc một blogger từ Việt Nam được Phóng viên Không biên giới trao giải thưởng, Trang nói cô mong muốn quốc tế biết đến tình hình vi phạm tự do báo chí ở Việt Nam là ‘cực kỳ nghiêm trọng’ và là ‘một thực tế rất đau lòng của Việt Nam nửa thế kỷ qua.’
“Em mong giải thưởng này có thể thu hút được quốc tế biết đến làn sóng ngầm đang diễn ra dưới bề mặt ổn định chính trị của Việt Nam. Dưới bề mặt đó là lớp sóng ngầm của đàn áp, của bịt miệng,” blogger Phạm Đoan Trang chia sẻ.
Phạm Đoan Trang nằm trong danh sách chung khảo gồm các cá nhân và tổ chức từ 12 nước trên thế giới cho 3 giải thưởng quốc tế vinh danh sự Can đảm, tính hoạt động Độc lập, và Tầm ảnh hưởng của họ.
Cùng được trao thưởng với Phạm Đoan Trang là nhà báo Ả Rập Eman al Nafjan, trong hạng mục Can đảm, và ký giả Caroline Muscat từ Malta được giải về tính hoạt động Độc lập.
RSF nói Giải thưởng về Tầm ảnh hưởng dành cho Đoan Trang nhằm vinh danh các ký giả có công tạo ra những cải thiện cụ thể về quyền tự do báo chí hay góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về quyền này.
Đoan Trang là tác giả của các đầu sách đánh động nhận thức của người dân về các quyền căn bản và giúp họ tự bảo vệ các quyền hợp pháp đó, chống lại những vi phạm của nhà cầm quyền như Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù…Cô là người sáng lập và biên tập tờ Luật Khoa, tạp chí điện tử cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lý. Cô cũng là nạn nhân bị nhắm mục tiêu sách nhiễu, bắt bớ, hành hung vì công việc vận động của mình.
Phạm Đoan Trang không đến Berlin dự lễ trao thưởng hôm 12/9 vì biết rằng có thể bị sách nhiễu, cản trở việc xuất cảnh.
Tổng thư ký RSF Christophe Deloire nói những nhân vật được họ vinh danh lẽ ra nên được vinh danh tại chính đất nước của họ, nhưng lại bị tước đoạt các quyền tự do, kể cả quyền tự do đi lại. Tuy nhiên, theo RSF, tinh thần cống hiến của các nhà báo này vượt xa những rào cản biên giới mà các nhà độc tài không thể làm gì có thể ngăn cản được điều đó.
Giải thưởng Tự do Báo chí thường niên của RSF được thành lập từ năm 1992 để giúp bảo vệ và cổ súy truyền thông tự do, độc lập. Mỗi giải thưởng đi kèm với 2500 euro hiện kim.
Blogger Đoan Trang từng được tổ chức nhân quyền People In Need tại Cộng hòa Séc trao Giải Homo Homini vào năm 2018, giải thưởng dành cho những người có đóng góp đáng kể vào việc cổ súy nhân quyền-dân chủ trên thế giới.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 16/09/2019 lúc 08:21:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phạm Đoan Trang nói gì về bài công kích giải RSF trên báo Công an Nhân dân?

Hôm 16/9, báo Công an nhân dân online đăng bài “Tổ chức Phóng viên không biên giới lại diễn trò hề”.
Bài báo có đoạn: “Phạm Đoan Trang, đối tượng từng có nhiều hành động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Vậy đâu là sự thật về tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) và vì sao lại dựng Phạm Đoan Trang để trao giải?”
“Trong nhiều bài viết, nhiều cuốn sách như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”... (đều xuất bản chui), Phạm Đoan Trang xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, kích động những người nhẹ dạ cả tin tham gia biểu tình, chống phá chính quyền, nhà nước, làm mất an ninh trật tự, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chính trị ở Việt Nam.”
“Trong phát ngôn cũng như hoạt động của mình, Phạm Đoan Trang bất chấp đạo lý, luôn thể hiện cái gọi là tinh thần “dấn thân”, đã liên kết với một số blogger chống phá dưới các trướng “dân chủ”, “xã hội dân sự”, hô hào mang lại “tự do, dân chủ, nhân quyền” cho Việt Nam! Nguy hiểm hơn, đối tượng này được cho là thành viên, phối hợp tích cực với Tổ chức Việt Tân (tổ chức đã được Bộ Công an xếp vào tổ chức khủng bố), “ngưu lai, mã khứ tầm quy” cùng với Phạm Chí Dũng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải... “nội công, ngoại kích”, không từ âm mưu, thủ đoạn nào nói xấu đất nước, chế độ, lên án xã hội, vu cáo chính quyền đến thực hiện âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,” theo báo Công an nhân dân online.
Tờ báo cũng đưa cáo buộc nhắm vào RSF: “Những cái gọi là “xếp hạng tự do báo chí” hằng năm đối với các quốc gia hay giải “nhân quyền”, “tự do báo chí” mà RSF thực chất chỉ giống như “mồi câu”, nhử các cá nhân có hành vi chống đối nhà nước sở tại cố gắng “lập thành tích” bằng các trò quấy phá, chống đối để lĩnh thưởng! “Ăn cây nào rào cây đấy”, RSF chủ yếu phục vụ mục đích chính trị của các thế lực núp sau cái bóng gọi là tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền.”
Hôm 16/9, trả lời RFA, Phạm Đoan Trang nói: “Ở giác độ báo chí, cụ thể là về kỹ thuật viết, thông tin, lập luận, bằng chứng, cơ sở lý luận... thì tôi thấy bài viết của tác giả trên báo Công an nhân dân rất yếu, chưa đạt tiêu chuẩn một bài báo.”
“Ở giác độ nhận thức, kiến thức chính trị thì tác giả có lẽ không hiểu mấy về nhân quyền, chính trị, và cơ chế hoạt động của các tổ chức quốc tế.”
“Còn các nhận định của tác giả về tôi thì tôi nghĩ là cũng nhẹ nhàng, so với các “sản phẩm” của lực lượng dư luận viên lâu nay nhằm vào chúng tôi. Điều đó khiến tôi có cảm giác tác giả chỉ viết cho tròn nhiệm vụ chứ không có ý nào khác. Vì vậy nên tôi thông cảm và sẽ không có hồi đáp.”
Tác giả “Chính trị bình dân” cũng nói thêm: “Các báo ở Việt Nam, khi đưa tin, bình luận về các sự kiện, vấn đề mà “trên” coi là nhạy cảm, thì luôn phải chờ chỉ đạo của “trên” (tức là ban Tuyên giáo, Bộ Công an, hay các cơ quan có thẩm quyền liên quan khác). Chỉ đạo của “trên” cho từng vụ việc sẽ khác nhau, ví dụ có những vụ việc, sẽ chỉ báo này đăng tải tin bài mà các báo kia lại không.”
“Do đó, trong sự kiện RSF trao giải Tự do Báo chí cho một nhà báo Việt Nam, có thể mới có báo Công an Nhân dân được chỉ đạo viết bài “đấu tranh, phản bác” ngay, còn các cơ quan báo chí khác thì chưa hoặc không nhận được chỉ đạo viết.”
“Về cách nhà nước chỉ đạo bộ máy tuyên truyền tấn công các blogger, nhà báo tự do, tôi nghĩ không có gì khó hiểu và cũng không có gì mới. Lâu nay, thường là nhà nước CHXHCN Việt Nam chủ yếu sử dụng “truyền thông đen”, tức mạng xã hội, để tấn công, mạ lỵ, vu khống và khủng bố những người hoạt động dân chủ-nhân quyền, người bất đồng chính kiến. Báo chí chính thống thật ra không phải là lực lượng chủ lực trong công việc này.” “Tuy nhiên, gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đã “ra quân” bằng chương trình “Nhận diện” với nội dung hoàn toàn không phải là báo chí mà là một sản phẩm tuyên truyền nhằm nhào nặn tư duy, định hướng người xem hiểu sai lệch về các giá trị dân chủ-tự do-quyền con người. Tôi nghĩ như vậy là đã đến lúc nhà nước Việt Nam thấy rõ tính chính danh của họ đang lung lay nên họ phải làm đủ trò để giữ lấy nó, cũng là giữ lấy độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản.”
“Bài công kích RSF và giải thưởng Tự do Báo chí 2019 của RSF trên Công an Nhân dân hôm nay cũng vậy; nó là một trong số vô vàn những “sản phẩm tuyên truyền” phục vụ động cơ đó: góp phần sống chết giữ tính chính danh và giữ ghế của đảng Cộng sản,” Nhà báo Phạm Đoan Trang nói với RFA.
Trong một diễn biến khác, Học viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông Pháp loan báo tổ chức buổi nói chuyện giới thiệu sách của nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang vào trưa ngày 24/9/2019 tại phòng 4.05, Institut National des Langues et Civilisations Orientales, 65 rue des Grands Moulins, 75013 Paris.
Hôm 12/9, RSF công bố nhà báo Phạm Đoan Trang là người được giải thưởng Tự do Báo chí 2019, hạng mục tầm ảnh hưởng.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, 41 tuổi, không thể có mặt tại buổi trao giải ở Berlin, nhưng cô đã gửi video của mình đến ban tổ chức. Nhà báo Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập và sáng lập viên của Luật khoa tạp chí đã đến nhận giải thay mặt Phạm Đoan Trang.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.157 giây.