logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/03/2020 lúc 11:52:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chiêm bao nổi giữa chiêm bao
Mê mờ một thoáng, ba đào thiên thu


Cuộc đời nhà văn Phùng Cung từ 1928 đến 1997 trải qua nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ngày 17 tháng 6 năm 1930, khi ông còn ở tuổi ấu thơ, nhà cách mạng Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông trong Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp đưa lên máy chém tại Yên Báy. Cuối năm 1941, khi ông còn là thiếu niên 13 tuổi, quân xâm lăng Nhật Bản thỏa hiệp cùng thực dân Pháp đã đổ bộ vào Nha Trang, rồi Hà Nội ( 8 tháng 12 năm 1941). Mồng 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp để nắm toàn quyền cai trị Việt Nam, và nạn đói Ất Dậu xẩy ra  khi ông đã trưởng thành, 17 tuổi. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội, đưa đến sự thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, khi ông 18 tuổi, toàn dân Việt Nam đứng lên chống Pháp, mở đầu cuốc chiến tranh Việt Pháp kéo dài 9 năm đến 1954, năm chia đôi đất nước. Trong 9 năm hoạt động kháng chiến Phùng Cung đã có nhiều trải nghiệm đau đớn trong chế độ Cộng Sản, như rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức khác cùng lứa tuổi với ông, hay đàn anh cửa ông. Nỗi đau khổ to lớn nhất trong đời ông là vụ cha ông bị đấu tố chết trong tù trong đợt Cải Cách Ruộng Đất khởi đầu từ 1953 tại chiến khu Việt Bắc, mặc dù ông vẫn tin tưởng rằng ông cụ giàu có nhưng ăn ở nhân đức, rằng anh em ông đang ở hàng ngũ kháng chiến thì gia đình ông hẳn được miễn trừ. (Xem “Nhà thơ Phùng Cung- tác giả Phùng Hà Phủ--Internet Talawas—mùng 9 tháng 5 năm 1998-nhân giỗ đầu nhà thơ Phùng Cung ). 


Từ 1954 đến 1960 nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc thực chất là chế độ độc tài đảng trị đã phát động cuộc thanh trừng những phần tử văn nghệ sĩ trí thức không viết hay sáng tác theo chỉ thị của đảng. Cuộc thanh trừng đó được gọi là Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm ( NVGP-1956-1958 ). Theo tác giả bài viết kể trên, Phùng Hà Phủ ( con trai Phùng Cung ), thì ông Nguyễn Hữu Đang đến mời Phùng Cung tham gia báo Nhân Văn số 4 ra ngày 5 tháng 11 năm 1956 với  truyện ngắn “Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh” ( Xem “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc—Hoàng Văn Chí—).


Báo Nhân Văn số 6 đang in ngày 15 tháng 12 , 1956 thì bị đình chỉ ( Xem Nhân Văn Giai Phẩm—Thụy Khuê—trang 37 ). “Cũng khoảng thời gian này, bố tôi bị đình chỉ công tác, ở nhà làm kiểm thảo. Bố tôi ít đến cơ quan, chỉ viết ở nhà; một số bạn thân của bố tôi thường lui tới như Trần Dần, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng…” ( Xem Phùng Hà Phủ--tài liệu đã dẫn). 
Viết kiểm thảo tức là tự phê bình mình đã sai lầm không sáng tác theo quan điểm của đảng. Người viết kiểm thảo phải phủ nhận những tình cảm thực, những cảm hứng thực, những tư tưởng của riêng mình trong tác phẩm. Mặc dầu nhà văn nhà thơ biết rõ những sai lầm, lệch lạc trong quan điểm của đảng, nhưng trong bài viết kiểm thảo vẫn phải nhận quan điểm của đảng là đúng. Điều này thật là phi lý đối với những người quen sống trong những chế độ tôn trọng quyền tự do biểu đạt của cá nhân theo hiến pháp . Trong năm năm, từ 1956 đến 1961, nhà văn Phùng Cung chỉ  viết ở nhà ; tất nhiên những tác phẩm của ông không được xuất bản hay được đăng trên báo chí, nhưng đều được các văn hữu đọc và cũng dĩ nhiên phải lọt vào tay những cán bộ văn học. Trong số những tác phẩm này, truyện ngắn “Dạ Ký” (9-1959) bị đảng coi là phản động nhất, có thể là nguyên nhân chính đưa đến án tù 12 năm từ tháng 5 -1961 đến tháng 11-1972 trong đó có 11 năm biệt giam.


Phùng Hà Phủ kể :  “Một buổi sáng, như thường lệ, khi mẹ tôi đi làm ( lúc đó hai anh em tôi còn nhỏ, chưa đến tuổi đi học), thì ở nhà, căn hộ mà gia đình tôi ở bị công an mang xe ô tô đến vây bắt, khám xét. Sau khi khám nhà và tịch thu toàn bộ sách vở, tài liệu, bố tôi bị đưa ngay vào giam ở nhà tù Hỏa Lò ( Hà Nội). Đó là tháng 5-1961. Kể từ ngày đó mãi cho đến thời gian chuẩn bị ký hiệp định Paris (1973), tức là 12 năm sau bố tôi mới được tha về nhà. Thời gian đầu bố tôi bị giam ở Hỏa Lò, sau đó đưa lên Bất Bạt ( Sơn Tây), rồi Yên Bình ( Yên Bái, Phong Quang ( Lào Cai)”. ( Xem tài liệu đã dẫn). 


Nhưng trước khi bị công an bắt, nhà văn Phùng Cung đã bị đấu tố bởi các văn hữu  khác trong Hội Nhà Văn dưới sự chủ trì của các nhà văn lớn của đảng. “Buổi sáng đó, bố tôi được triệu tập đến cơ quan để họp. Đến nơi, thấy mọi người xung quanh đều có ý lảng tránh mình, thậm chí còn không dám mời nhau uống chén nước.Ngay cả những bạn rất thân thường lui tới nhà cũng tìm cách lánh mặt.Ngay sau đó bố tôi bị đem ra kiểm điểm trước cuộc họp, mà thực chất gần như một cuộc đấu tố thời Cải Cách (ruộng đất)của Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật (gồm cả đại diện bên văn nghệ quân đội) . Chủ trì cuộc đấu tố gồm các ông Võ Hồng Cương, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hoài Thanh…Cảm tưởng đau xót và ngỡ ngàng nhất đối với bố tôi là những bạn thường ngày chơi thân với bố tôi như vậy đều tham gia vào việc đấu tố. Ngày hôm đó, ông Trần Dần là người đứng lên “tố”, để hai ông Lê Đạt, Hoàng Cầm làm chứng dối. Tội chính mà bố tôi bị “tố” là mang lòng hận thù cách mạng sau cái chết của bố mình. Lôi kéo người khác cùng về hùa với mình để lăng mạ lãnh đạo và còn viết nhiều chuyện chưa in khác. Tất cả nội dung đều tập trung vào lãnh tụ và đảng cộng sản như : Dạ Ký, Chiếc Mũ Lông, Quản Thổi, Kép Nghế…” ( Xem tài liệu đã dẫn).


Mặc dù ra tù về sống với vợ con nhưng thực chất là sống giữa một nhà tù lớn hơn 
Như tác giả kể tiếp : “Những thiếu thốn về vật chất đã đành, nhưng khổ tâm nhất là từ khi bố tôi được tha về, chẳng quan hệ với ai  cũng như chẳng ai dám quan hệ với bố tôi. Thế mà không tuần nào, tháng nào là không có cán bộ của công an đến nhà thẩm vấn: hôm nay đi những đâu?, gặp những ai.? …đến mức nhiều khi mẹ tôi nói với bố tôi : “Thà họ cứ bắt quách anh trở lại còn hơn, chứ thế này em thấy căng thẳng quá, không sống nổi”. Thậm chí họ chỉ ngồi với bố tôi hàng giờ, thỉnh thoảng hỏi dăm ba câu, ngồi chán thì họ về”.


Điều an ủi cho Phùng Cung là vẫn được ông Nguyễn Hữu Đang lui tới như người trong nhà. Rồi thì các bạn văn xưa như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm đều trở lại xin lỗi về chuyện đấu tố khi trước khiến lòng Phùng Cung cũng nguôi ngoai. 


“Bố tôi là người trực tính và luôn làm việc vì cái tâm.Có lần bố tôi đã từng trực tiếp nói với ông Phạm Chuyên, giám đốc công an Hà Nội, khi hai người gặp nhau : ‘Ông là cán bộ lãnh đạo của ngành công an, nên mỗi khi quyết định làm việc gì,ông hãy hỏi lương tâm mình trước rồi hãy làm”……


“Suốt cuộc đời , bố tôi phải trải qua nhiều nỗi truân chuyên lao khổ, nhưng bằng nghị lực bố tôi vẫn sống để đi tìm cái đẹp. Cho đến khi từ giã cõi đời, mặc dù số phận đã không mang đến cho bố tôi nhiều may mắn, nhưng bố tôi luôn tự hào rằng đã không làm điều gì phải hổ thẹn với lương tâm của mình” ( Xem tài liệu đã dẫn). 


Lời kể chuyện mộc mạc, chân thật của tác giả Phùng Hà Phủ như vẽ lên một bức phác họa về một cảnh tượng xã hội trong đó có hai nhóm người đại diện cho hai dòng tư tưởng đối nghịch nhau :


-Dòng tư tưởng với những người đại diện như các nhà văn nhà thơ Tố Hữu,  Võ Hồng Cương, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hoài Thanh , Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân…. lấy tính đảng, tính giai cấp vô sản làm nền tảng suy nghĩ, sáng tác.


-Dòng tư tưởng với những người đại diện như các nhà văn nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Phan Khôi…., những nhà trí thức như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trương Tửu….lấy tính dân tộc, tính nhân loại làm nền tảng suy nghĩ, sáng tác.


Dòng tư tưởng thứ nhất coi như chính đề được hệ thống những đảng cộng sản quốc tế hỗ trợ về mặt quyền lực mà điển hình là nhân vật Phạm Chuyên được Phùng Hà Phủ nhắc tới trong bài viết.


Dòng tư tưởng thứ hai coi như phản đề, không có quyền lực nào bảo vệ bởi vì phong trào Nhân Văn Giai Phẩm không do một thế lực ngoại bang nào hỗ trợ phát động.


Cuộc đối đầu đó giống như huyền thoại “David and Goliath”, giống như một anh lùn đấu với người khổng lồ. Tưởng tượng anh A và anh B tranh luận về cùng một vấn đề và mỗi bên đều cùng mong muốn bên kia thừa nhận mình. Nhưng anh A cầm khẩu súng trong tay bắt anh B phải thừa nhận quan điểm của mình mà không ngược lại. Cả hai anh đều sợ. Anh A sợ không thắng về mặt lý luận nên phải uy hiếp bằng súng. Anh B thì sợ chết, có thể có hai thái độ--hoặc là đầu hàng chịu làm nô lệ anh A để giữ mạng ; hoặc là im lặng vào tù. 


                         Anh A không giết anh B vì anh B chết sẽ không còn tha nhân để thừa nhận anh A là ông chủ. Ngược lại, anh B sẽ không tự tử vì làm như vậy là tự từ chối quyền làm người của mình. Anh B im lặng vào tù hy vọng một lúc nào anh A sẽ vào cuộc đối thoại mà không cầm súng trong tay, tức là khi anh A đủ tự tin để thắng về mặt lý luận. 


Cụ Phan Khôi  ( 1887-1959 ) phân biệt hai hạng nhà văn trong cấu trúc xã hội thời đó : Hạng lãnh đạo văn nghệ và hạng quần chúng văn nghệ ( Xem “Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ--trong Giai Phẩm Mùa Thu Tập 1—xuất bản 29/8/1956 Hà Nội—đăng lại bởi tác giả Hoàng Văn Chí—trong Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc—Sài Gòn-1959  ). Lãnh đạo văn nghệ thuộc dòng tư tưởng thứ nhất; quần chúng văn nghệ thuộc dòng tư tưởng thứ hai. 


Một số nhân vật thuộc cả hai dòng tư tưởng sẽ xuất hiện trong giấc mơ “Dạ Ký”.
Có lẽ sự phân biệt của cụ Phan Khôi 60 năm trước vẫn còn đúng cho xã hội Việt Nam ngày nay.


I/ VỤ ÁN PHÙNG CUNG TRONG BỐI CẢNH PHONG TRÀO NHÂN VĂN GIAI PHẨM


Cuộc đối đầu giữa hai dòng tư tưởng đã âm ỉ từ những ngày đầu kháng chiến, những năm 1947-1948, mãi đến đầu năm 1956 mới rộ lên công khai, do những nguyên nhân nội tại và ngoại tại :
-Những sai lầm to lớn trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất phát động từ 1953.

-Nhà độc tài sắt máu Stalin chết ngày mùng 5 tháng 3 năm 1953, rồi bị người kế nhiệm Krushchov hạ bệ .


-Về mặt văn nghệ, sự xuất hiện của tác phẩm “Băng Rã”( The Thaw) của nhà văn cộng sản Ilya Ehrenburg vào năm 1954 viết về hiện tượng giải phóng của nhân dân Liên xô nói chung, giới văn nghệ nói riêng khỏi ách độc tài cá nhân của Stalin dưới quyền lực mới của Khrushchov. Sự kết án chế độ cộng sản kiểu Stalin cũng được phản ánh qua tác phẩm nổi tiếng của nhà văn cộng sản khác, Vladimir Dudintsev,  nhan đề “Không Chỉ Vì Bánh Mì Mà Thôi”
( Not By Bread Alone ) do tòa báo Novy Mir in trong năm 1956. 


Tháng 1 năm 1956, Giai Phẩm Mùa Xuân ra mắt công chúng, như một báo hiệu cho sự tan rã của băng tuyết mùa đông khi nắng ấm mùa xuân đến. Hai nhà thơ Lê
Đạt và Hoàng Cầm là chủ chốt , đăng bài thơ nổi tiếng của Trần Dần “Nhất Định Thắng”.


Giai  Phẩm này coi như mở đầu cho Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm (PTNVGP)  của nhân dân miền Bắc. Đó là nét độc đáo của dân tộc Việt Nam so với Liên Xô và Trung Hoa Cộng Sản.
                      Bởi vì nó xẩy ra trước ngày 25 tháng 2 năm 1956 của Đại Hội Đảng CSLX thứ 20, ngày mà Krushchov đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin về tệ sùng bái cá nhân ( Xem Đảng Cộng Sản Việt Nam giữa những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế--Nguyễn Minh Cần- trang 175 ). 
                     Nó lại xẩy ra trước phong trào Trăm Hoa Đua Nở tại Trung Hoa Cộng Sản vào ngày 25 tháng 5 năm 1956 khi cục trưởng cục Tuyên Huấn của đảng Cộng Sản Trung Hoa Lục Định Nhất tuyên bố chính sách mới của Chủ Tịch Mao Trạch Đông “Bách Hoa Tề Phóng, Bách Gia Tranh Minh”.( Xem Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc-sđd ).


Như vậy rõ ràng PTNVGP không do đảng cho phép mà cũng không do thế lực ngoại bang nào xúi giục. Đó là phong trào tự phát từ quẩn chúng văn nghệ lên tiếng về những hành động lệch lạc của hàng ngũ lãnh đạo văn nghệ. Từ chính đề dẫn  đến phản đề là diễn tiến biện chứng tự nhiên. 


Trong bài viết “Phê Bình Lãnh đạo Văn Nghệ” (tài liệu đã dẫn ) cụ Phan Khôi viết :  “Tôi muốn nói sự thực. Nhưng có người bảo rằng “có những sự thực không nên nói”. Tôi không tin. Đó là ở dưới chế độ nào kia, chứ ở dưới chế độ của chúng ta, ta đã lấy phê bình, tự phê bình làm võ khí, thì còn có cái sự thực nào là cái sự thực không nên nói?”


Ngay trong thời đại quân chủ phong kiến,ở Việt Nam đã có những tác phẩm hiện thực xã hội như “Cung Oán Ngâm Khúc” của tác giả Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều nói lên thân phận đau thương của bao nhiêu kiếp hồng nhan trong cung cấm. Trong thời đại thực dân Pháp cai trị, có rất nhiều tác phẩm hiện thực xã hội , điển hình như “Bước Đường Cùng” (1938) của Nguyễn Công Hoan. Đáng tiếc là  Nguyễn Công Hoan không viết lên được những bước đường cùng trong chế độ gọi là cách mạng, phải chờ đến Phùng Cung với tác phẩm “Mạt Kiếp”và “Con ngựa già của Chúa Trịnh”; Phan Khôi với hai truyện ngắn “Ông Bình Vôi” và “Ông Năm Chuột” ; Phùng Quán với bài thơ “Cái chổi---Chống tham ô lãng phí ; Bùi Quang Đoài với truyện “Lịch sử một câu chuyện tình” ; Minh Hoàng với truyện “Đống Máy” ( Xem Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc—sđd )  v..v..


Nguyễn Công Hoan không dám viết hiện thực xã hội hiện đại vì ông thuộc  hàng ngũ lãnh đạo văn nghệ, còn những tác giả kia thuộc hàng ngũ quần chúng văn nghệ. Trong bài viết, cụ Phan  Khôi nêu đích danh một số vị quan văn nghệ : Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh, Tố Hữu, Xuân diệu, Nguyễn Huy Tưởng. Những vị này đều là những cổ thụ trong làng văn tiền chiến, được Phùng Cung so sánh với con ngựa già của chúa Trịnh.  Trước khi vào hệ thống, sức sáng tạo của họ lai láng, phong phú đa dạng; sau khi vào hệ thống họ như con ngựa bị bịt hai mắt chỉ nhìn thấy một phía. 


Có lẽ đây cũng là một trong những tử huyệt khiến Phùng Cung bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Nói theo cách của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Phùng Cung cũng là một trong những 
“Kẻ Bị Khai Trừ”  ( Un Excommunie’1992), bị sống giữa xã hội loài người mà như giữa sa mạc.
( nghĩa chính của từ Excommunie’ là  “người bị rút phép thông công” trong Công giáo ).  


Thông thường một vụ xử án gồm có 8 thành phần : chánh án, công tố viên, bị cáo, nguyên cáo, hai luật sư biện hộ, nhân chứng, bồi thẩm đoàn. Sau khi xử án, phải có bản án thì bị cáo mới bị bắt thi hành án. Trong cuộc xử Phùng Cung tại Hội Nhà Văn, chánh án là ai, công tố viên là ai? Luật sư biện hộ cho nguyên cáo và bị cáo là ai? Ai là nhân chứng? 


Rõ ràng bị cáo Phùng Cung không có luật sư biện hộ. Còn nguyên cáo là chính các vị chủ trì cuộc đấu tố lại vừa là chánh án, vừa là công tố viên có mấy trăm thành viên hội nhà văn làm nhân chứng; cả đến những bằng hữu thân thiết cũng làm chứng dối để kết tội bị cáo. Không ai dám biện hộ cho Phùng Cung. Vậy phiên tòa diễn ra chỉ là màn kịch để tuyên bố bản án làm sẵn.Và sau đó công an thi hành bản án, vây nhà, khám xét, tich thu…và còng tay giam vào Hỏa Lò. Thời gian vô hạn định. 


Ai trực tiếp ra lệnh cho công an bắt Phùng Cung ?  Theo tác giả Thụy Khuê : “Việc tố này chẳng qua là một sự dàn cảnh để cho mọi người thấy rõ “bộ mặt tồi tệ của bọn Nhân Văn; bọn chúng tố cáo lẫn nhau “ để Chế Lan Viên có cớ ra lệnh khám nhà và bắt tên phản động ngoan cố nhất của Nhân văn Giai Phẩm” 


“Chế Lan Viên đã đóng vai trò Tố Hữu trong việc bắt Trần Dần, nhưng một cách đường đường chính chính, không ám lậu như Tố Hữu”. (sđd—trang 395)


Thế lực ẩn mặt nào đã dàn ra cảnh để cho bọn chúng tố cáo lẫn nhau và biến thi sĩ thành cảnh sát, quăng bút mực cầm dùi cui ? Họa sĩ Trần Duy kể lại một câu nói của nhà văn Nguyên Hồng : “ Các anh lúc bình thường đối xử với nhau có vẻ trí thức lắm, nhưng lúc có sự việc xảy ra thì các anh đối xử với nhau không bằng lũ chăn trâu”.(Thụy Khuê--sđd—trang 390 ). 


II/ SO SÁNH VỚI NHỮNG VỤ ÁN TƯƠNG TỰ TRONG LỊCH SỬ


1/ Vụ án Tiền Quân Nguyễn Văn Thành dưới triều vua Gia Long


Trong “Việt Nam Sử Lược”, cụ Trần Trọng Kim ghi lại vắn tắt vụ án Tiền Quân Nguyễn Văn Thành ( 1757-1817), một danh tướng văn võ song toàn phò chúa Nguyễn Phúc Ánh thống nhất sơn hà lên ngôi hoàng đế Gia Long năm 1802. Sử liệu chính mà cụ tham khảo là bộ “Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên” do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới xong từ 1921 đến 1909. Trước 1802, Nguyễn Văn Thành làm tướng Tiền quân cùng với  tướng Hậu quân Võ Tánh, Tả quân Lê Văn Duyệt, Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức là những bậc khai quốc công thần bậc nhất. Từ 1802 đến 1810 làm Tổng Trấn Bắc Hà. Từ 1810 đến 1817 về kinh đô làm Tổng Tài soạn bộ luật Gia Long gọi là bộ Hoàng Việt Luật Lệ ; năm 1812 lại giữ chức Tổng Tài biên soạn Quốc Triều Thực Lục coi như tiền thân của Đại Nam Thực Lục. Hơn nữa, ông còn là tác giả bài Văn Tế Tướng Sĩ Trận Vong năm 1802 nổi tiếng văn chương trác tuyệt. (Xem Wikipedia—Internet)


Với tài năng văn võ như thế ông không  tránh khỏi bị ghen ghét trong chốn quan trường. Năm 1815, trưởng nam Nguyễn Văn Thuyên thi đỗ hương cống. Thuyên ưa thích văn thơ, nghe nói ở Thanh Hóa có hai vị danh sĩ, bèn làm một bài thơ, sai gia nhân tên Nguyễn Trương Hiệu đem đi mời hai vị vào kinh kết bằng hữu. Ai ngờ tên Hiệu cũng có chút chữ nghĩa, đọc hai câu cuối thấy vẻ khác thường :


Thử hồi nhược đắc sơn trung tể
Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky


(nghĩa là : Giá lúc này mà gặp được vị tướng trong núi, hẳn sẽ giúp ta thay đổi được cơ trời)


Tên Hiệu nổi lòng tà, nghĩ là Thuyên có ý phản loạn, bèn giao thư cho quan trên để mong được hậu thưởng. Quan trên đó là Lê Văn Duyệt . Tác giả Trần Trọng Kim viết : “Lê Văn Duyệt vốn ghét Nguyễn Văn Thành, nay thấy bài thơ này, nắm lấy đem vào tâu vua, vua sai bắt Nguyễn Văn Thuyên đem bỏ ngục. Bấy giờ triều đình có nhiều người bẻ tội ông Thành. 
Một hôm bãi triều rồi, ông Thành chạy theo nắm lấy áo vua mà kêu khóc rằng : “Thần theo bệ hạ từ thuở nhỏ đến bây giờ, nay không có tội gì mà bị người ta cấu xé, Bệ hạ nỡ lòng nào ngồi nhìn để người ta giết thần mà không cứu?”—Vua Thế Tổ giật áo ra, đi vào cung, rồi từ đó cấm không cho ông Thành vào chầu nữa, và sai Lê Văn Duyệt  đem con Nguyễn Văn Thành ra tra hỏi, bắt phải nhận tội. Nguyễn Văn Thành sợ tội uống thuốc độc mà chết, còn Nguyễn Văn Thuyên thì phải chém” (VNSL –tập 2- Phần Nhà Nguyễn—chương I-Thế Tổ-Niên Hiệu Gia Long 1802-1819—Mục 12: Sự giết hại công thần).


Nhận định : Không lẽ chỉ hai câu thơ với ý tưởng vu vơ mơ hồ có thể làm cả một hoàng triều mạnh mẽ như vậy phải hoảng sợ  ? Bị cáo Nguyễn Văn Thuyên không hề được ai biện hộ; trong khi bên nguyên cáo là đám quần thần “cấu xé” không hề trưng được bằng cớ thực sự phản loạn. Họ kiêm luôn chức năng công tố. Hoàng đế là chánh án tối cao, ban án tử hình. 


Cụ Phan Khôi nhắc lại vụ án này để so sánh chế độ hiện hành với danh xưng dân chủ cộng hòa với chế độ phong kiến quân chủ xa xưa. Trong bài thơ “Nhất định thắng”của Trần Dần có  câu :
………………………
                                  Ôi, xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường kinh hoàng trước tương lai
                                ……………………….


Cụ Phan Khôi nói trong Hội Văn Nghệ có người bắt lỗi nhà thơ dùng chữ Người viết hoa để nói về một ai khác không phải là Hồ Chủ Tịch. “Tôi ngồi nghe và tưởng như ở trong chiêm bao: chiêm bao thấy mình đứng ở một sân rồng nọ….” Trong chế độ quân chủ chuyên chế, người dân dùng chữ nào liên quan đến hoàng đế coi như phạm húy có thể bị chết chém.
“ Nhưng may cho tôi, tôi tỉnh ngay ra là mình ngồi trong phòng họp của Hội Văn Nghệ”. 


Nhà phê bình văn học Hoài Thanh còn kết tội Trần Dần là phản động, “đứng về phía địch chống lại nhân dân ta”. [ Báo Văn Nghệ số 110 ra ngày 17-3-1956].


                 “ Tuy vậy Trần Dần còn có phúc hơn cậu cử Nguyễn Thuyên con trai cụ lớn Tiền Quân Nguyễn Văn Thành nhiều lắm. Trần Dần với bài thơ gần 500 câu mà chỉ mang tiếng là phản động thôi, không như cậu cử Thuyên, bài thơ chỉ có 56 chữ, ý tứ vu vơ mà bị chém chết, mà còn liên lụy đến anh  em bè bạn; liên lụy đến ông cụ phải uống thuốc độc chết. Trong chỗ đó, tôi thấy thời đại Dân Chủ Cộng Hòa rộng rãi đối với văn nghệ hơn thời đại chuyên chế triều đại Gia Long rất nhiều” [Xem Phê Bình Lãnh Đạo Văn Nghệ--tài liệu dã dẫn].


Hai thời đại khác nhau nhưng giống nhau ở chỗ có cùng một đám quần thần sẵn sàng cấu xé đồng liêu. 


2/ Vụ án Socrates thời cổ Hy Lạp


Nhà hiền triết Socrates [469-399 BC] thường được truyền thống triết học phương Tây coi như vị tổ khai sáng, mặc dù ông không để lại bất cứ một tác phẩm chữ viết nào. Cuộc đời ông kết thúc một cách bi tráng bằng sự bình thản tự nguyện uống thuốc độc với tư cách một công dân của thị quốc Athens sau bản án tử hình do chính quyền Athens xét xử.  


          Tại sao một công dân bình thường, từng là chiến sĩ can trường trong chiến tranh huynh đệ tương tàn Athens-Sparta [431-404 BC] không hề phạm một tội ác hình sự nào lại bị án tử hình?
                      Hai cáo buộc được đưa ra : 


                      1/ Không tôn trọng các vị thần trong tín ngưỡng dân gian truyền thống.


2/ Gieo rắc tư tưởng làm hư hỏng thanh niên.


Cả hai cáo buộc đều thuộc bình diện tư tưởng trái ngược với hệ tư tưởng chính thống. Về cáo buộc thứ nhất, vì Socrates muốn lấy lý trí con người làm tiêu chuẩn xét đoán mọi giá trị nhân sinh, không dựa trên quyền lực thần linh . Về cáo buộc thứ hai , vì Socrates muốn dạy cho lớp thanh niên  cách suy nghĩ mới luôn luôn tự phản tỉnh, xét lại [ self-reflexion, self-reexamination ] về những niềm tin do xã hội tiêm nhiễm từ lâu đời để tự mình tìm ra chân lý cho chính mình. Người ta thường nói phương pháp giáo dục của Socrates là “phương pháp đỡ đẻ” [Socratic Method—or  maieutik method]. Mẹ của Socrates là bà đỡ. Bà đỡ chỉ giúp sản phụ đẻ đứa con ra chứ không đẻ giùm. Cũng thế, nhà giáo dục đúng nghĩa chỉ gợi ý cho trẻ em bằng những câu hỏi phản biện để trẻ em tự tìm ra chân lý cho chính mình chứ không áp đặt, nhồi sọ chân lý có sẵn. Socrates đi lang thang trong thành phố gặp bất cứ thanh niên nào cũng chặn lại để đặt những câu hỏi về những định nghĩa thế nào là yếu tính của công lý, đạo đức, trí tuệ…Những câu hỏi ngược lại luôn làm cho thanh niên ngỡ ngàng nhưng thích thú .  Socrates nổi tiếng khắp thành thị với những thanh niên trí thức nhà giầu theo làm học trò như Plato, Xenophane…mặc dầu ông xuất thân là con người thợ điêu khắc đá, bản thân ông chỉ là người thợ cắt đá. 


Chính quyền muốn dựa vào tín ngưỡng tôn giáo truyền thống để làm công cụ cai trị, đồng thời không muốn thanh niên  có suy nghĩ phản biện với giáo điều nên sợ ảnh hưởng của Socrates sẽ tạo nên phong trào cách mạng. Hơn nữa ông dùng phương pháp phản biện để đặt những câu hỏi cho cả những chính trị gia, những thi sĩ, những thợ thủ công…để rốt cuộc tự họ chứng tỏ sự dốt nát của họ trong khi họ tự cho mình có trí tuệ [Wisdom]. Chính việc này làm cho ông bị nhiều người ghét, đưa đến cái chết của ông. [Xem Internet Encyclopedia of Philosophy—IEP—World History--Chapter 5-Ancient Greek]. Ông tự coi mình là con ruồi trâu [gadfly] châm chích con ngựa khổng lồ là toàn dân Athens khiến họ thức tỉnh tự nhìn lại mình.


Nhận định: Trong lịch sử tư tưởng Phương Tây, vào năm 1593 có vụ án Giordano Bruno (1548-1600 ), tu sĩ dòng Đa Minh đa tài ( vừa là triết gia, toán học gia, vừa là thi sĩ ) bị kết án có tư tưởng ngoại giáo chống lại dòng tư tưởng chính thống đương thời nên phải chịu hình phạt hỏa thiêu năm 1600 tại La Mã. 


                       Chính triết gia Karl Marx (1818-1883)  cũng là một thứ ruồi trâu châm chích chế độ đương thời nên bị trục xuất khỏi quê hương năm 1849. Nếu chế độ quân chủ Phổ thời đó bắt Marx uống thuốc độc như Socrates thì lịch sử nhân loại chắc sẽ đi hướng khác. Có lẽ vào thời kỳ này tầng lớp cai trị đã văn minh hơn nên không bắt tù, huống hồ là giết kẻ có tư tưởng đối lập.


                       Các nhà văn, nhà báo như Phan Khôi, Phùng Cung…chính là những con ruồi trâu châm chích tầng lớp lãnh đạo nên cũng phải lãnh những bản án khắc nghiệt. Họ không bị giết như Socrates hay Bruno nhưng bị gạt ra ngoài lề xã hội, ngay cả người thân cũng xa lánh trong một thảm cảnh mà nhà thơ Lê Đạt gọi là “bị giẻ rách hóa” hay như luật sư Nguyễn Mạnh Tường gọi là “kẻ bị khai trừ”  (bị rút phép thông công).


                      Thời hiện đại có khác gì với thời cổ đại hay trung cổ về tâm lý sợ hãi của tầng lớp cai trị đối với những tư tưởng đối lập? Tính ác trong con người  khoác những bộ áo hào nhoáng khác nhau qua những danh từ hoa mỹ. Dù tự khoác lên mình những ngôn từ hoa mỹ, nhưng tâm lý sợ đối thoại chỉ là một biểu lộ ấu trĩ của tiến trình văn minh.
song  
#2 Đã gửi : 23/03/2020 lúc 11:53:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
III/ TÓM TẮT NỘI DUNG TRUYỆN “DẠ KÝ”

Môt đêm mùa thu mà thời tiết vẫn nóng như mùa hè. Đúng là đồ thời tiết lạc hậu. Phùng Cung và hai đứa con trai, đứa 4 tuổi, đứa hai tuổi nằm trong căn phòng rộng 12 mét vuông, mẹ hai đứa đang nằm bệnh viện. Căn phòng tuy quá nhỏ cho một gia đình bốn người nhưng lại là căn lớn nhất trong cái nhà ở số 135 Mai Hắc Đế, Hà Nội trong những thập niên 1960, 1970, chứa đến bẩy hộ gia đình. Hai đứa nhỏ đang sốt, mỗi đứa nằm gối đầu lên hai cánh tay của bố. Thế nằm của Phùng Cung giống như Chúa Ki Tô trên thập tự giá. Tê cứng, mỏi nhừ mà phải nằm chịu trận, sợ trở mình làm hai con thức giấc. Tai nghe những tiếng chửi thề từ những hộ chung quanh, những tiếng cầu khẩn van vái thần linh. Quả thực họ không tiến bộ văn minh chút nào, cần phải học tập nhiều. Bản thân chàng khắc phục được mọi khó khăn, tin tưởng trên sẽ có kế hoạch biến thành phố thành trong vắt như pha lê. Ai ai cũng phải có thái độ lạc quan cách mạng chứ. Vào thăm vợ cũng phải nói mọi sự đều tốt. Biết là mình nói láo nhưng có lẽ vẫn còn hơn nói thực. Bởi vì nếp văn hóa mới nó thế. Trong cõi đời bây giờ ai mà biết được mặt mũi những tên phù thủy giấu mặt, pháp thuật cao cường biến ma thành người, biến người thành ma. Đừng có mơ kiểu hủ nho “nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” ; đời này chỉ có “ giai do tiêu chuẩn”. Một mình chàng lo cơm áo gạo tiền thuốc thang cho bốn mạng đã mệt lả còn sức đâu phấn đấu lên tiêu chuẩn.


Hai tay mỏi nhừ mà phải nằm im mong chờ giấc ngủ. Nửa thức nửa ngủ, vào trong mơ lúc nào không hay…Chập chờn theo dòng âm thanh của thời Cách Mạng Tháng Tám.
Toàn dân đang nô nức kỷ niệm đại lễ trong tiếng kèn thúc quân của “Tiến Quân Ca”….”Thề phanh thây..uống máu…”…


Trong vùng không gian màu sắc rực rỡ đỏ xanh vàng tím…buổi sáng , chàng thong thả bước đi trên một con đường mà chàng nhớ trước đây trải nhựa nhẵn nhụi bây giờ loang lổ nham nhở vết xe tăng. Tàn tích chiến tranh, “tất cả chỉ là sự bày đặt, buôn bán máu xương của ma vương quỷ dữ”.


Bức hoạt hình thứ nhất : Bỗng có bàn tay nào đập vào vai . Giật mình quay nhìn, hóa ra một người có vẻ quen mà không nhớ tên, một người anh em, theo lối nói của nhà văn Kim Lân. Lớn hơn chàng vài tuổi cả về đời lẫn văn nghệ, địa vị xã hội cũng cao hơn nhiều nhiều lắm. Chàng nghe anh ta lẩm bẩm tiếng gì như “đài vinh quang, đường vinh quang”.


Chàng đi theo anh ta ở một khỏang cách bằng chiều dài của một con chó.Bất ngờ nhớ dáng đi lon ton, lon ton của một hoạn quan…thế là nhớ luôn tên của anh ta. Anh ta xuất thân từ thành phố cảng, đậu tú tài, học vài năm trường luật, thời kháng chiến sau 1945 được giao công tác văn hóa “tuổi trẻ chức cao”. “Hình hài xếp loại đẹp giai, trông rất đàn ông, da ngăm ngăm, mũi cao, mày rậm, mắt sáng,râu quai nón-lúc nào cũng cạo nhẵn-khi chưa kịp cạo, râu hơi lờm sờm càng đẹp vẻ mày râu”……. Về mặt tính tình thì “hẹp hòi, ich kỷ, thù vặt đầy người”…Về tài năng thì “văn, thơ, kịch cọt, nhạc nhiếc,triết trủng,anh ta tự hào thập bát ban võ nghệ tinh thông”. Nhờ vậy anh ta leo lên hàng quyền cao chức trọng, lại quyến rũ làm hại bao phụ nữ đến độ “chị em có chồng con không xiêu nát nhà cửa cũng mang hận suốt đời. Kiêng nể cách mạng nên chị em không dám lên án anh ta là “tên Sở Khanh cách mạng” mà chỉ nhổ hơi nặng bãi nước bọt! Anh em trong làng văn nghệ đã phong tặng anh ta danh hiệu “ con chó dái đầu bảng” .


Tư cách con người như vậy nhưng anh ta vẫn ở vị trí quan to không biết có phải vì “văn thơ, kịch cọt của anh ta hợp khẩu vị” với lãnh đạo không ? Đêm nay thấy cái dáng điệu của anh ta , chàng nghĩ có thể nào anh ta đang nằm trong vị thế của Tứ Bất Tử hay không? Người được xếp vào hạng này phải dày công tu luyện đạo Mác Lê lắm. Nhưng chàng lại tự hỏi chủ nghĩa Mác Lê vốn là vô thần mà, sao gọi là đạo được ? “Ừ thì cứ cho là đạo vô thần đi! Đạo vô thần mà lại lắm phép lạ đến thế thì khiếp thật. Và đương nhiên anh ta phải là bực chân tu chính đạo”.
Quay nhìn lại không thấy anh ta đâu.


Bức hoạt hình thứ hai :


Trời ngả chiều . Chàng khát nước nhìn thấy cổng chùa trước mặt, bèn bước vào thầm nguyện xin được một chén “cam lồ thanh thủy”. Bỗng nghe tiếng chó tru từ đâu đó, rồi bốn phía đồng thanh hòa theo. Chàng hoảng hốt chưa biết chạy đâu, xoay nhìn quanh xem chủ của chúng là ai để thanh minh chàng chỉ vào chùa xin nước chứ không phải kẻ gian. Tuyệt nhiên không thấy bóng ai là chủ.


Đành bước vào chánh điện, chợt nghe tiếng lịch kịch phía sau, lại thấy ánh mắt các pho tượng bốn phương tám hướng dõi theo nhìn chàng . Quay hướng nào cũng thấy những ánh mắt bủa vây nhanh như chớp “ Tôi lạnh toát cả người ; tôi cố trấn tĩnh làm nhanh bản tự thuật trong đầu. Tôi vẫn biết đã là tự thuật là thành khẩn tự nhận tội lỗi là cốt lõi của vấn đề”. Chàng khép nép lùi bước theo lối cận thần chầu vua rồi đi ra.


Trong cơn khát nước bỗng nhìn thấy cái hồ nước sát tường, vội rảo bước nhìn vào. Ôi chao, hồ nước cạn queo; ở đáy góc trong có một con cá chết chỉ còn trơ bộ xương. Chàng bất giác nghĩ nước còn đâu mà mày còn nằm chờ ở đó. “Cá đã chết rũ xương trong môi trường thì còn biết thế nào mà lường được. Môi trường đang là cái lò sát sinh được ngụy trang chăng?”


Bức hoạt hình thứ ba:


Chàng vừa đi vừa nghĩ, bỗng có ai đá mạnh vào mông một cái. “Tôi lại giật mính quay lại. Chẳng phải ai xa lạ, anh bạn cao tuổi, nhà thơ già thiểu số”. Chàng để ý anh ta mang đôi giày vải do quân đội nước bạn Trung Hoa viện trợ. Hình như đôi giày có lắp máy tính điều tiết trong đó, khi đá giao hảo thì dù mạnh mà không đau, “còn ngược lại thì gấp ngàn vạn lần giày săng đá của lính Lê-dương?” Cái đá hồi nãy vào mông chàng khá mạnh nhưng không đau. Anh ta hất hàm nói với chàng ba câu: “Đã thành khẩn chưa ? Chưa được thành khẩn, phải đào sâu suy nghĩ, còn phải tự bộc lộ--Cũng tạm được, cũng có ít nhiều chuyển biến”


Cháng chợt nhớ lại lúc ở trong chùa nghe tiếng lịch bịch sau chánh điện, có lẽ anh ta nấp ở đó chăng mà điều khiển tiếng chó vây đan, những ánh mắt theo dõi ? “Cũng có thể do anh ta quen tin lấy tiếng chó làm chuẩn để cân đo đánh giá sự gian ngay chăng?”


Thoáng cái anh ta bỏ chàng, tiến lên trước đi song song một người khác. Chàng lấy làm lạ sao lúc này anh ta lại cầm ngang một cái côn đầu đen đầu đỏ. Chàng biết loại côn đầu trắng đầu đỏ là côn của bọn công sai thời quân chủ phong kiến chuyên áp giải tù nhân. Còn loại côn anh ta cầm chàng không biết là gì.



Bức hoạt hình thứ tư:


Nhìn người đi cùng anh nhà thơ già thiểu số, chàng nhận ra ngay là quen. “Vóc dáng cao lớn, gầy , đen, tứ thời đầu húi móng lừa, tứ thời bận đồ nâu—kể cả khi bận com –plê cũng nâu—na ná một ông sư Cao Miên—đó là một nhà văn, nhà lý luận—lối lập luận thời thượng nhất—vừa mũi nhất—Anh em trong ngành văn học nghệ thuật nói vụng với nhau là “tên đầu bếp vụng nhưng được kẻ ăn khen ngon”


Nhà lý luận văn học này cũng cầm một cây côn nhưng giữa sơn vàng hai đầu đỏ.
Tất nhiên hai người cầm hai cây côn không phải để trang trí.


Bức hoạt hình thứ năm:


Hai người biến mất hút . Chàng một mình rẽ vào một ngã ba, đi một hồi mới thấy hoảng sợ. Cấm địa. Trước mặt chàng hiện lên một dãy tòa lầu son gác tía như một tòa hoàng cung từ dưới lên trên có chín bậc như truyện xưa kể . Hai hàng người quần áo đồng mầu, cầm côn đỏ ở hai bên tả hữu từ dưới sân rồng lên tới tận cửa son . Chàng không nhận ra người đứng đầu hàng bên tả. Nhưng người đứng đầu hàng bên hữu chàng nhận ra liền. Chính là ông anh đẹp giai chàng đã gặp lúc đầu. “Ông anh rất chững chạc, rất điệu, có vẻ điêu luyện nhất. Hẳn ông anh đang giữ chức chỉ huy bên cửa son.Cặp mắt trai lơ, hau háu, sung mãn! Lúc này tôi mới chợt nghĩ lại mấy chữ “vinh quang” mà tôi đã được nghe anh nói; hẳn là chốn này đây”.


Chàng nghĩ tiếp vô phận sự lảng vảng nơi đây coi chừng ăn đòn nên vội quay gót đi nhanh. Vưa đi vừa nghĩ “Như vậy là tôi đã được biết cái vỏ vinh quang, còn tất cả bên trong là như thế nào, ngữ tôi làm gì được biết. Tôi nghĩ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Học cái gì? Khôn cái gì? Toàn là những điều không thực dụng, vô bổ”.


Bức hoạt hình thứ sáu:


Đột nhiên cảnh phố phường biến mất nhường chỗ cho cảnh núi rừng đèo dốc miền thượng du. “Hai bên rừng rậm rạp, tiếng chim hót đủ loại, nhiều nhất là vẹt và loài khướu bách thanh, hai loại này có nghề mà kiếm được vài cặp nuôi dạy làm mồi thì tuyệt vời”


Thoảng nghe ai ngâm câu thơ Quang Dũng : “Mai Châu mùa em thơm nếp côi”.
Nhìn quanh quất, quả là Quang Dũng thật, hỏi sao lại lạc tới chốn đèo heo hút gió này, nhà thơ tỏ vẻ buồn buồn : “Ở Tây Tiến về. Hôm nay sinh nhật mình! Mình muốn tìm bạn dự sinh nhật”.


Thế là tiệc sinh nhật bắt đầu với hai bạn thơ. Quang Dũng lấy ra mấy củ khoai lang và một bi đông méo mó đựng nước chè. Khoai lang thay bánh, nước chè thay rượu. Đây là tiệc sinh nhật của nhà thơ tài hoa sao ? Chàng nhìn bạn nghẹn ngào. Bỗng Quang Dũng rút trong túi ra một con dao chuôi đồng, nhổ nước bọt vào bàn tay, vừa liếc dao vừa khóc, mặt ràn rụa nước mắt. Anh ta giơ dao lên “Tao thiến mày….Đùa hả..,. tao thương mày, cho mày làm hoạn quan”. Nhà thơ họ Phùng kinh hoảng vùng chạy, nhà thơ Tây Tiến đuổi theo bén gót. Chạy một quãng xa muốn đứt hơi, ngoảnh lại không thấy Quang Dũng mà là một nữ du kích đang rượt theo sau. Kiệt sức, chàng quỵ xuống mặc cho số phận. Tỉnh lại thì chẳng thấy ai. Mệt nhưng đỡ đói đỡ khát nhờ vài miếng khoai, vài ngụm nước chè. Chàng chợt nhớ lại lời Quang Dũng “Khoai lang ăn nó dễ đi ỉa, nhuận tràng. Chè xanh mát ruột”.


Bức hoạt hình thứ bảy:


Quang cảnh trở lại với phố phường tấp nập. Nhìn kỹ thấy nhiều khách văn chương. Ồ, vì là thời thịnh văn chương mà. Cũng y như là thời thịnh anh hùng. Ra ngõ là gặp anh hùng, “Ngay nơi gia đình tôi đang ở cũng hàng chục Hùng, Hùng Sơn, Hùng Việt, Hùng Anh, Anh Hùng, thậm chí có cả Hùng Nhèm, Hùng Giẻ Rách v..v..”.

Trong cảnh bát nháo đó, chàng gặp nhà thơ Hoàng Cầm. “Một người bạn vong niên kể tuổi đời tuổi văn thơ cũng xứng đáng liệt vào hạng “liền anh” của tôi. Anh có dáng thư sinh nho nhã—nghe nói có đôi người phái đẹp chê anh là ẽo uột”. Anh lấy được một cô vợ sang đẹp nhưng là một phụ nữ nạ dòng. Có nhiều tiếng ong tiếng ve chê bai, thì anh bạn Tử Phác bênh Hoàng Cầm : “Ôi chà! Nạ dòng loại chúa như thế còn gấp triệu lần loại váy đụp lên ngôi—loại váy đụp đã lên ngôi thì khiếp lắm…được thôi mà”. Đương nhiên, cái lối nói này lạc hậu tầm cỡ quốc tế. Nên chỉ là nói vụng”.

Bức hoạt hình thứ tám:


Hoàng Cầm xin lỗi không mời chàng vào nhà chơi vì còn đang bận tập. Phùng Cung kinh ngạc hỏi tập tành gì bây giờ? Hoàng Cầm chỉ tay cho chàng nhìn phía kia có một bãi tập rộng mênh mông chung quanh có hàng rào kẽm gai; hai bên là những tòa biệt thự to lớn.
Có sáu bẩy hàng người đang tập theo sự hướng dẫn của hai vị giáo sư. Hoàng Cầm cho biết vị giáo sư cao đen là viện trưởng từng tốt nghiệp hệ Nam Hải, còn vị kia là nhà thơ già thiểu số giữ chức viện phó từng tốt nghiệp hệ Đông Phương. Chàng mù tịt chẳng hiểu gì.


Trong sân, giáo sư viện trưởng đang hướng dẫn một tốp. Ông thè cái lưỡi đỏ ra dài hàng trượng, quay nó uốn éo .“Cái lưỡi cứ ngoằn ngèo lượn như xiếc Trung Hoa múa lụa vậy”. Các học viên bắt chước thè lưỡi ra múa, nhưng không dài, không điêu luyện bằng thầy.


Vị giáo sư viện phó cũng dậy học viên của mình bằng đường lưỡi, nhưng chiêu pháp khác. Cái lưỡi của ông phóng ra thẳng cứng như cái dùi cao su, dài không kém viện trưởng.
“Cái lưỡi của vị phó giáo sư không múa liệng, mà cứ đập lên đập xuống, cái lối dẻo cứng.” Tốp học viên của ông cũng bắt chước thè lưỡi thẳng cứng đập lên đập xuống nhưng không nhuần nhuyễn bằng thầy.


Đột nhiên chàng thấy một người bước vào, “một người nhỏ thó,mắt hơi lé, nói giọng kim từ đâu đến”…. “ Hoàng Cầm nói nhỏ : “Thi hào, viện trưởng danh dự của viện”…… “Học viện múa lưỡi đấy!.”


Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, chàng không biết tại sao Hoàng Cầm lại được vào học cái viện đầy huyền bí này. Chàng thấy sờ sợ, khuyên Hoàng Cầm rút chân ra đừng tập tành làm gì, về nhà ngâm thơ còn sướng hơn. Hoàng Cầm lấm lét nhìn quanh, nói cậu đừng có xúi dại, tự mình rút ra thì chỉ có mất lưỡi lấy gì ngâm với vịnh.


Hoàng Cầm có vẻ trách Phùng Quán khiến ông không được nhận làm học viên chinh thức, vẫn là dự bị. Lý do ông nêu ra càng làm Phùng Cung rối như tơ vò, chả hiểu mô tê gì. Số là Phùng Quán tặng ông một cây ổi, trồng đến khi ra trái lại tỏa mùi thuốc phiện.


Thoáng chốc, sân tập múa lưỡi biến mất, chàng thấy mình đang ở trong vườn nhà Hoàng Cầm , quả nhiên ngửi mùi thuốc phiện.. Đang tính đi tiểu ở một chỗ do Hoàng Cầm chỉ thì cả Hoàng Cầm cả cây ổi biến mất. Trơ ra một khoảng sáng có một biển đề rõ ràng bằng vôi trắng “Cấm đái ở đây”.


Hóa ra chàng đang đứng trên một con đường quang đãng sạch sẽ sáng như pha lê!


Bức hoạt hình thứ chín:


Theo con đường pha lê mà đi riết thấy một cái chợ nửa tỉnh nửa quê. Chàng thấy nó hình như giống chợ Mơ, gần giống những chợ Chi Đông, Phúc Yên, chợ Nghệ Sơn Tây, chợ Rồng Nam Định. “Bụng bảo dạ : cả đến cái mặt chợ búa trên trần gian cũng cứ na ná giống nhau, huống hồ trăm, ngàn, vạn, mớ những cái khác, khiến người ta nhầm lẫn là phải”.


Lại một điều lạ, thấy một biển đề “Marche’ de Yên Thái”. Chàng nhận ra ngay đây là chợ Bưởi [ thuộc vùng Kẻ Bưởi, phía Tây thành phố Hà Nội, có làng Yên Thái]. Sao ở đây lại còn cái chữ của thực dân nhỉ ? Hay là người ta cố ý để như vậy cho dân ta nhớ đến dấu chân đô hộ một thời?


Từ xa xưa, chợ này nổi tiếng trong giới sành ăn về món bò thui đặc chủng. Tuy nhiên ngày nay, món bò thui không còn nữa, “Nhưng vì hy sinh cho một nền công nghiệp phát triển, bò bê cũng được đổi mới—từ thui sang lột”.


Bỗng có tiếng huyên náo trong khu hàng tôm hàng cá, khu chó mèo; chàng lét mắt nhìn thì thấy xuất hiện một giai nhân. Giai nhân nhún nhẩy điệu đàng trong trang phục khăn áo, quần, toàn bằng vải lĩnh bóng mướt, hàng thượng phẩm của làng Bưởi. Liên tưởng này khiến chàng giật mình, làng Bưởi quê nhà văn Tô Hoài. Ô hay! chẳng lẽ giai nhân này là Tô Hoài chăng? Chẳng lẽ nhà văn này đã đổi nghề viết văn thành nghề quảng cáo viên cho hãng dệt lĩnh làng Bưởi sao? Lạ hơn nữa, tay trái giai nhân còn xách một va ly cũng màu đen bóng. Chàng đoán chắc trong va ly toàn là sách dù bề ngoài làm nghề quảng cáo hàng hóa.


Thoáng cái giai nhân biến mất, chợ búa cũng biến mất. Trước mắt chàng là anh Tô Hoài thực, vì rõ ràng anh đang dắt theo con dế mèn, con dế mèn của anh từ mãi năm 1941. Chỉ lạ một điều con dế mèn này bây giờ to lớn bằng một con ngựa .Cả hai đang ngồi nghỉ mát bên gốc một cổ thụ. Trong khi con dế ăn cỏ, thì anh viết, viết và viết. Người ta nói anh viết nhanh lắm, mà sách anh thì bầy bán đầy ở những hiệu sách quốc doanh y như gạo ở cửa hàng mậu dịch vậy. Sản phẩm của anh đúng tiêu chuẩn thời đại : “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”…. “Và anh đã chiếm lĩnh một góc trong cái tam giác thơm : Tô Hoài—Lê Văn Trương—Hồ Biểu Chánh”.

Ngồi nghỉ một lúc lâu, anh đứng dậy dắt con dế mèn đến gần và nhảy lên lưng nó, nhưng “Anh cứ nhấp nhổm nhẩy mãi vẫn không qua lưng con dế mèn. Anh bị ngã.Chống tay ngồi dậy, nhìn trước nhìn sau xem có ai nhìn thấy không?”


Bức hoạt hình thứ mười:


Bỗng chàng lại thấy mình trở lại giữa chợ. Nhớ cái lúc nhìn thấy giai nhân từ khu bán chó mèo đi ra, “Tôi định rẽ hẳn vào dãy hàng chó xem người ta bán, mua, người ta khen chê
tướng mạo lũ chó má”. Chợt có ai dùng cùi tay huých nhẹ vào sườn, một cách thân thiện. Ngó lại hóa ra nhà thơ Lê Đạt. Chàng vẫn cảm phục Lê Đạt, một phần vì học lực của anh ta hơn chàng; trong khi chàng chỉ đỗ bằng Trung học, thì anh ta đã đỗ Tú Tài tây; có thời gian anh ta làm tới chức thư ký đặc biệt cho một lãnh đạo cao cấp; một phần vì tính tình anh ta sòng phẳng, ngay thẳng, đôn hậu.


Anh ta lại hay đãi chàng ăn phở. Hỏi tiền đâu ra, đáp vì bà cụ buôn bán chút đỉnh mới dấm dúi cho . Phùng Cung cười vì nghĩ rằng thời buổi này mà không biến báo cải thiện thêm thì chỉ có nước….Nhưng Lê Đạt hiểu lầm chàng chê việc buôn bán “thiếu trong sáng”, “Anh liền văng tục : “Chả thế lấy đéo đâu ra cho mày ăn”.


Hôm nay anh ta cũng rủ chàng ăn phở. Nhân tiện chàng hỏi ý kiến anh ta về Tô Hoài. Anh ta nói một cách thành thạo về cái khôn của nhà văn này, lắm mưu nhiều mẹo giữa cái chợ văn chương. Phùng Cung lại tiếc cho cái tài khôn ấy, “nếu anh không ủ một mưu mẹo gì cao hơn”


Bức hoạt hình thứ mười một :


Lê Đạt kéo chàng lên một bờ dốc có hàng hoa chậu cảnh. Chợt từ trong chậu cảnh hoa giấy mầu đỏ bước ra một người, tóc rẽ cánh phượng trên khuôn mặt chim, thường có thói quen che miệng khi cười, nách trái cặp một tập nhạc. Chàng nhận ngay là ai. “Lê Đạt quay đầu lại lắp bắp lên tiếng trước : Chào cụ Tiên “. Cụ Tiên chỉ cho chức Tiên chỉ trong làng phong kiến quân chủ xa xưa. Lê Đạt đùa giỡn kiểu này có ngày phải làm kiểm điểm đấy. Phùng Cung vẫn ngại nói chuyện với cụ Tiên vì biết cụ có kiêm một chức vụ gì đặc nhiệm. Tử Phác từng cảnh cáo chàng gặp cụ Tiên phải giữ mồm giữ miệng; “Vui vẻ đấy, nhưng lỡ miệng chuyện nọ xọ chuyện kia, cụ Tiên cho là phạm “tín điều”, “đẹt” cho một cái, mình toi mạng”


Bức hoạt hình thứ mười hai :


Phở chưa kịp ăn,bỗng một tràng đại bác rền vang. Người, vật náo loạn. Tiếng nổ long trời lở đất, kèm theo cuồng phong bão tố. Trên không trung, những đám mây ngũ sắc từ bắc phương đổ xuống, từ tây phương tràn về . “Tất cả gặp nhau, tụm lại, tạo nên một vòm trời đỏ như máu”. Chàng nhìn quanh, Lê Đạt và cụ Tiên biến đâu mất. Còn một mình chàng bơ vơ.


Thoắt cái, chàng thấy một ngọn tháp khổng lồ xuất hiện, trên chóp đỉnh có một tàn vàng chói lóe, bên cạnh là một lá cờ đại, xung quanh có cả ngàn lá cờ nhỏ đều màu đỏ rực.
“Từ cờ đại đến cờ nhỏ đều quay tròn. Diềm cờ không đính lụa kim tuyến mà là lưỡi câu thép ngoại. Cờ tạo gió, gió nhân thành bão. Thì ra do cờ bay mà tiếng gầm rú hãi hùng như vậy.Tôi lạnh cả người, chờ sẵn một cái chết móc hàm”


Ngọn tháp càng ngày càng cao to ra. Nhìn kỹ hóa ra một tháp người từ chân lên đến đỉnh, người nọ cưỡi lên cổ người kia. “Ai ở trên đỉnh chót nhỉ? Tôi tự hỏi”
Bỗng cơ man nào là người từ chân tháp đổ ra vòng trong vòng ngoài, chạy như đèn kéo quân theo hướng cờ bay. Người thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội cầm đủ loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại. Không hiểu tại sao chàng thấy mình ở vòng ngoài cùng cũng bị cuốn theo đèn kéo quân. Vòng trong cùng gần chân tháp thấy ông anh đẹp giai cầm một cái côn đỏ, có cả hai vị giáo sư viện trưởng viện phó dậy múa lưỡi; lại thấy cụ Tiên hai tay hai khẩu súng lục. Ô kìa có cả các ông anh Tô Hoài, Hoàng Cầm, Lê Đạt và nhiều văn hữu mà chàng đã gặp ở chiến khu Việt Bắc. “Các dòng người đều nhất loạt hướng tai lên đỉnh ngọn tháp nghe lệnh sang sảng “Kẻ thù phía trước! Kẻ thù phía trước!”. Giữa người nọ với người kia nhất tề giữ đúng khoảng cách một tầm lưỡi lê đâm trộm”.


Đêm đổ xuống. Chàng lấy làm lạ tại sao trong tay lại cầm một cái dùi gỗ bê bết máu. Ai đã dúi vào tay chàng ? Chàng nhận ra người đứng trước là thầy học cũ. “Tôi khẽ lên tiếng :Phải thầy Đoàn đây không? Thầy Đoàn giật mình , không dám ngoái đầu, không dám lên tiếng.Nước mắt tôi trào ra, cổ tôi nghẹn lại, tôi hỏi tiếp : “Cung đây, thầy còn nhận ra con không?Thầy Đoàn giật mình, co cổ lại. Thầy Đoàn biết mình đang ở vị trí kẻ thù của tôi!!!Tôi bàng hoàng. Tôi đang là kẻ thù của ai phía sau tôi đây?”.



Cơn hãi sợ làm chàng lảo đảo dẵm lên một bãi cứt, trượt chân ngã nhào, văng khỏi vòng hiểm họa. Đau nhưng sung sướng thoát nạn. Nhờ một bãi cứt. “Tôi nghĩ sau này tôi phải viết một bài “Cứt tụng” ( ca tụng cứt ). “Dù ai có chê bai cũng đành chịu vậy thôi.Trong đầu tôi mới xuất được một tứ : “Cứt không thèm với tay vịn gió đổi mùi; nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận”.


“Tôi nằm ngơi ; lúc này tôi mới nhận biết mình đang nằm trên đống máu—Máu chiến thắng kẻ thù đồng loại” . Chàng tự hỏi giờ này thầy Đoàn đang ở đâu, thầy là kẻ thù của ai phía sau? “Lòng tha thiết bằng an của tôi có lừa dối tôi không? Chiêm bao trong chiêm bao “.


Bỗng có tiếng thét từ trên đỉnh tháp “Bắt lấy nó! Bầm nát thằng đào ngũ!”


Từ đống cứt máu lẫn lộn, Phùng Cung vùng dậy chạy, đằng sau tiếng chân huỳnh huỵch đuổi. Đến bờ vực thẳm với ngàn vạn con rắn ngo ngoe phía dưới, sau lưng một tràng đạn rít lên xẹt qua tai, chàng nghé đầu tránh, trượt chân ngã nhào xuông vực, kêu lên một tiếng “Trời” và choàng tỉnh dậy. Một cơn ác mộng.


Hai cánh tay chàng bật mạnh lên khiến hai trẻ choàng tỉnh hoảng hốt ngơ ngác. Chàng trở về hiện thực : “ Từ vô thức tôi buột miệng : Dẫu sao thằng anh vẫn là anh thằng em”.
( Viết tại Hà Nội tháng 9-1959 ).
IV/ THỬ GIẢI MINH GIẤC MƠ “DẠ KÝ”


Trên đây chúng tôi chỉ xin tóm lược câu chuyện mà tác giả Phùng Cung gọi là một giấc mơ. Bài tóm tắt không thể nào diễn tả hết văn tài của ông, bởi vì từng chữ từng câu quấn kết với nhau như những sợi tơ trong một tấm vải dệt. Quí vị độc giả nên đọc toàn bộ từ đầu chí cuối mới thấy cách dùng những ám dụ khó hiểu để nói về một nhân vật, một cảnh tượng.


Qua một số câu trích, chúng ta có thể hình dung ra người bị tác giả nói móc, chửi xéo sẽ tức giận thế nào. Người đó hẳn sẽ chỉ vào mặt tác giả mà quát lên : quân xỏ lá, hỗn xược, đểu cáng, phản động. Thế mà những nhân vật là đối tượng nói móc của tác giả lại toàn là những người quyền cao chức trọng, thì làm sao ông tránh được số phận của Socrates.


Chúng tôi không đủ khả năng giải minh hết những tình tiết trong giấc mơ, chỉ xin làm rõ một vài điểm chính.


1/ Dựa theo phương pháp giải minh của bác sĩ Sigmund Freud


Bác sĩ S.Freud ( 1856-l939 ), cha đẻ của khoa Phân Tâm Học ( Psychoanalysis ), trong khi chữa trị những người bị tâm bệnh đã khám phá ra một cõi tâm vô thức là nguồn phát sinh bệnh. Một trong những phương pháp khám phá cõi vô thức nơi bệnh nhân là giải minh những giấc mơ do chính bệnh nhân kể lại. Rồi mở rộng ra với giấc mơ của những người bình thường, ông đi đến kết luận mọi giấc mơ đều là những thỏa mãn cho những ước muốn bị kiềm chế không được hay chưa được thỏa mãn trong đời sống hiện thực ( Wish Fulfillment ).


a/ Thí dụ giải minh một giấc mơ đơn giản:


Một nữ bệnh nhân của ông kể lại cô mơ thấy đứa cháu thứ hai của cô chết mà lòng cô dửng dưng không chút đau buồn, mà thực sự cháu vẫn khỏe mạnh vui chơi. Mỗi lần nhớ lại giấc mơ là cô cảm thấy bất an, lo lắng, như kẻ phạm tội .


Freud dùng phương pháp liên tưởng tự do, gợi cho cô nói ra tất cả những cảnh tượng nào có liên quan đến những tình tiết trong mơ : cái chết của đứa cháu thứ nhất, đám tang của cháu, mẹ cháu khóc như thế nào, gia quyến, bằng hữu đến phân ưu như thê nào…Thế là từ một giấc mơ ngắn kể lại lúc đầu, cô dần dần nhớ rộng ra bao nhiêu tình tiết liên quan làm hậu cảnh cho giấc mơ xẩy ra. Theo dòng liên tưởng tự động vô thức, cô kể hồi đó người yêu cô có đến chia buồn với cô; cả hai ngồi suốt đêm bên quan tài. Sau đó tình duyên trắc trở, hai người chia tay nhưng tình yêu của cô không phai nhạt. Mỗi lần nhớ lại cái đêm cùng người yêu gác quan tài là cô thấy hạnh phúc vô cùng.


Freud từ đó giải minh cho cô thấy giấc mơ về cái chết của đứa cháu thứ hai chỉ là một cảnh ngụy trang che giấu ước muốn thầm kín của cô là mong gặp lại người yêu. Vì thế thái độ của cô mới dửng dưng. Bệnh nhân bừng tỉnh, giải thoát khỏi cảm thức phạm tội, cô thấy thơ thới nhẹ nhàng. Giống như cô ngộ ra chân lý vậy.


b/ Phương pháp giải minh giấc mơ


Giấc mơ kể lại lúc đầu nếu viết lại hay ghi âm lại thì rất ngắn. Trong lúc điều trị, bác sĩ gợi ý dẫn dắt cho bệnh nhân liên tưởng tự do, thì nếu viết lại, bài viết sẽ dài gấp năm mười lần. Freud phân biệt hai nội dung mơ : bản đầu tiên gọi là nội dung mơ biểu hiện ; bản thứ hai gọi là nội dung mơ tiềm ẩn. Chính nội dung tiềm ẩn là cõi vô thức tăm tối chứa đựng những
ý nghĩ thầm kín, những ước muốn bị kiềm chế bởi một kháng lực mà ông đặt tên là lực kiểm duyệt.
Lực kiểm duyệt có thể là ý thức đạo đức nổi lên trong nội tâm chống lại hay kết án những ý nghĩ tội lỗi ; lực kiểm duyệt cũng có thể là những quy luật xã hội bên ngoài nhằm khống chế hay tiêu diệt những hành động gây rối loạn một trật tự nào đó. Freud lấy ví dụ cụ thể là cơ quan kiểm duyệt báo chí cắt bỏ những bài viết nào không hợp với chế độ cai trị. Lực kiểm duyệt cũng có thể là những tập tục văn hóa truyền thống kết án một số hành động nổi loạn của cá nhân, như tập tục Việt Nam xưa phạt những cô gái không chồng mà chửa như nàng thôn nữ Thị Mầu, hoặc tập tục người nữ che mạng trong văn hoá Hồi giáo.


Những ước muốn bị dồn nén bởi các lực kiểm duyệt luôn tìm cách trỗi dậy, tìm cách thỏa mãn trong giấc mơ khiến cho tâm bớt nặng nề. Có thể nói giấc mơ là liều thuốc làm quân bình tâm trí. Những ước muốn bị ức chế phải ngụy trang thành những cảnh mà lực kiểm duyệt nội tâm chấp nhân được.


Freud khám phá ra nhiều quy luật ngụy trang của giấc mơ. Nhưng đó là vấn đề thuộc chuyên môn, chúng tôi không đào sâu hơn. Chúng tôi chỉ dùng bốn tiêu chuẩn do Freud đề ra để thử giải minh giấc mơ DẠ KÝ : Nội Dung Mơ Biểu Hiện—Nội Dung Mơ Tiềm Ẩn—Liên Tưởng Tự Do ( tự do ở đây có nghĩa cứ nói ra những gì mình cảm mình nghĩ không để ý tới lực kiểm duyệt )—Ngụy Trang Trong Mơ--



2/ Tìm Hiểu Những Ước Muốn Bị Ức Chế Của Tác Giả “Dạ Ký”


Tác giả không còn sống để bác sĩ Phân Tâm Học đặt những câu hỏi dẫn dắt liên tưởng tự do. Vì thế những gì viết về giấc mơ này hoàn toàn chỉ có tính giả thuyết dựa trên một số tài liệu liên quan đến những tình tiết trong mơ. Giấc mơ mà tác giả kể lại chính là nội dung mơ biểu hiện, xuất hiện dưới hình thức một câu chuyện. Nội dung mơ tiềm ẩn là bao nhiêu biến cố trong đời tác giả trải qua cho đến khi viết truyện này vào tháng 9 năm 1959.


A/ Đoạn mở đầu:

Hai tình tiết mơ ( dream element ) quan trọng trong đoạn mở đầu là :


-câu hát “thề phanh thây uống máu…cùng tiến lên” trong quốc ca Tiến Quân Ca--
-con đường trải nhựa xưa kia bây giờ nham nhở vết xe tăng và ý nghĩ :
Tất cả chỉ là sự bày đặt của ma vương quỷ dữ”


Trong cõi vô thức ông chống lại mọi hình thức chiến tranh dù là xâm lược hay vệ quốc. Ước muốn đó đối với lực kiểm duyệt bên ngoài là mất lập trường, là phản động có thể bị án tử hình. Tác giả Thụy Khuê viết : “Tìm hiểu Phùng Cung là tìm hiểu dòng tư tưởng yêu nước đối lập với các quan niệm chính thống và đi ngược lại niềm tự hào dân tộc cố hữu nhưng là kim chỉ nam cho một dân tộc mới : sự chuyển giáo dục chiến tranh và giáo dục hận thù thành giáo dục hòa bình và giáo dục văn hóa” [sđd—trang 384].
song  
#3 Đã gửi : 23/03/2020 lúc 11:55:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
B/ Búc hoạt hình thứ nhất :

Tình tiết mơ quan trọng nhất là sự miêu tả ngoại hình của nhân vật “Ông anh đẹp giai”, kể về tính tình, tư cách thiếu đạo đức truyền thống mà vẫn được lãnh đạo làm lơ, về tài năng đa dạng của ông anh.


Tác giả không nêu rõ danh tính của ông anh này, nhưng người đọc có thể nhận ra đó là nhà thơ N.Đ.Th (1924-2003 ) qua cách viết châm biếm “Văn, thơ, kịch cọt, nhạc nhũng, triết trủng, anh ta tự hào thập bát ban võ nghệ tinh thông”. Từ 1958 đến 1989 ông anh này giữ chức Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn Việt Nam ( Xem Wikipedia tiếng Việt : NĐTh ). Có thể ông anh này còn được xếp vào hàng Tứ Bất Tử trong lãnh vực văn nghệ miền Bắc thời đó. Theo tác giả Thụy Khuê, bốn vị bất tử này là : Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi [ sđd
trang 395].


Ước muốn vô thức của Phùng Cung qua tình tiết mơ này là sự thiết yếu phải quay về đạo đức cổ truyền của dân tộc. Không những thái độ này châm biếm quan văn nghệ trực tiếp của ngành văn, mà còn chĩa mũi dùi cả vào lãnh đạo bên trên nữa. Tội này cũng đáng tử hình vì dám đi ngược đạo đức cách mạng vô sản dựa trên tính giai cấp mà không trên tính dân tộc và tính nhân loại.


C/ Bức hoạt hình thứ hai:


Có ba tình tiết mơ chính :


-tiếng chó sủa từ bốn phương
-ánh mắt các pho tượng theo dõi từ khắp nơi
-con cá chết trong hồ nước cạn


“Tiếng chó sủa” là một ám dụ cay độc, chỉ những thành viên các hội nhà văn
theo lệnh trên hùa nhau đấu tố Phùng Cung trong hai lớp học chỉnh huấn vào tháng 2 và 3 năm 1958 tại ấp Thái Hà.


“Ánh mắt các pho tượng ” là ám chỉ công an theo dõi nhà văn khắp nơi.


“Con cá chết” ám chỉ sức sáng tạo của nhà văn đúng nghĩa bị hủy diệt trong một môi trường phi văn hóa.


D/ Bức hoạt hình thứ ba:


Có bốn tình tiết mơ:


-Nhà thơ già thiểu số đá vào mông tác giả bằng giày Trung Hoa
-Ông ta giấu mặt điều khiển tiếng chó sủa và ánh mắt theo dõi
-Lên mặt giáo dục nhà văn
-Cầm cây côn giống như một vị đồng hành.


Tác giả không nêu tên nhân vật này nhưng người đọc có thể nhận ra ngay. Trong thời tiền chiến có một thi sĩ trẻ tài ba đầy sức sáng tạo đã in tập thơ nổi tiếng “Điêu Tàn” (1937) diễn tả nỗi lòng mất nước của dân tộc Hời. Đó là thi sĩ Chế Lan Viên ( 1920-1989). Tác giả Phùng Cung đã châm biếm gọi thi sĩ này là nhà thơ già thiểu số, bởi vì lúc này ông ta đã gần 40 tuổi, già so với tác giả. Sau 1954 ông ta đã giữ nhiều chức quan văn nghệ cao cấp mà so với Phùng Cung chỉ là quần chúng văn nghệ tép riu. Ám dụ “dùng giày viện trợ Trung Hoa đá…” ám chỉ việc dựa vào ý hệ và hỗ trợ ngoại bang để xử đồng bào.


Tình tiết thứ hai cho thấy Phùng Cung chỉ đích danh Chế Lan Viên là người điều khiển vụ đấu tố .


Tình tiết thứ ba cho thấy thi sĩ họ Chế không còn là thi sĩ của thời 1937 mà là một ông quan trong một hệ thống cai trị với ngôn ngữ công thức vô hồn.


Tình tiết thứ bốn chỉ rõ nhà thơ đã hóa thân thành một viên công sai cầm cây côn áp tải tù nhân.


Chính với đoạn văn này, Phùng Cung tự thắt dây thòng lọng vào cổ mình. Vì chính thi sĩ công an họ Chế đã là người ra lệnh bắt Phùng Cung vào tháng 5 nắm 1961.
( Thụy Khuê—sđd—trang 394 -395 ).


E/ Bức hoạt hình thứ tư :


Có hai tình tiết mơ :


-Anh đẩu bếp vụng nhưng được người ăn khen ngon
-Nhà lý luận văn học cầm côn


Trong tình tiết thứ nhất , tác giả Phùng Cung cũng không nêu đich danh nhân vật, nhưng người đọc nhận ra ngay là ông Hoài Thanh (1909-1982), nhà lý luận văn học nổi tiếng từ thời tiền chiến với tác phẩm phê bình văn học “ Thi Nhân Việt Nam”(1932-1941).Từ 1959 đến 1969 ông giữ chức Phó Viện Trưởng Viện Văn Học Việt Nam. Từ 1945, ông đã lột xác bỏ hẳn quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật của thời 1930, trở thành tuyên truyền viên cho một quan điểm mới, nghệ thuật vị chính trị. Chính vì thế ông trở thành một đầu bếp vụng xào nấu cái gì không phải của mình.


Tình tiết thứ hai cho thấy cái hệ quả tất yếu của sự lột xác, ông phải trở thành công an văn nghệ cầm côn công sai như nhà thơ Chế Lan Viên.


F/ Bức hoạt hình thứ năm:


Có ba tình tiết mơ:
-Hoàng cung với bậc cửu trùng
-Ông anh đẹp giai đứng đầu một hàng quần thần
-Vỏ vinh quang


Tác giả lạc vào một nơi giống như tử cấm thành. Một tòa lâu đài giống như một hoàng cung có một vị hoàng đế ngự tít trên chín bậc. Đây là ám dụ về một chế độ hiện đại gọi là cách mạng nhưng thực chất là một chế độ quân chủ kiểu mới


Ông anh đẹp giai giống như một vị hữu thừa tướng ngày xưa. Anh ta đã đạt đến đài vinh quang của danh vọng.


Tình tiết thứ ba ám chỉ cái mà anh ta cho là vinh quang thực chất chỉ là cái vỏ rỗng tuếch.
Cả ba ám dụ này đều là những lời phê bình toàn bộ chế độ làm nguy hiểm cho tính mạng tác giả.


G/ Bức hoạt hình thứ sáu :


Có ba tình tiết mơ;


-Loài vẹt và loài khướu bách thanh
-Sinh nhật nhà thơ bằng khoai lang và nước chè
-Quang Dũng muốn thiến Phùng Cung


Tác giả nhớ về thời kháng chiến trong chiến khu Việt Bắc. Trong thời kỳ đó chàng đã thấy hàng lũ người nói cùng một điệu như loài vẹt. Ám dụ con vẹt là một hình ảnh tượng trưng rất phổ thông, “nói như vẹt”.


Tình tiết thứ hai cho thấy tác giả trân trọng nhà thơ Quang Dũng vì vẫn giữ được lời nói của nghệ sĩ đích thực chưa biến thành vẹt. Khoai lang cho sinh nhật một nhà thơ tài ba là ám dụ cho sự nghèo nàn của sáng tạo văn nghệ đích thực.

Trong tình tiết thứ ba, Quang Dũng khóc vì thương Phùng Cung chịu số phận hẩm hiu, ám dụ ước muốn cho Phùng Cung cũng biến thành hoạn quan lon ton kiểu ông anh đẹp giai để hưởng vinh hoa phú quí. Nhưng Phùng Cung chạy trốn, biểu tượng sự phản kháng lối sống ấy.


H/ Bức hoạt hình thứ bẩy:


Có hai tình tiết mơ :


-Ra ngõ gặp anh hùng
-Người phụ nữ nạ dòng sang trọng so với người váy đụp


Tình tiết thứ nhất không phải là ám dụ mà nêu việc có thật một cách châm biếm cay đắng. Người ta đã phế bỏ giá trị của những anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Phùng Khoan, Ngô Quyền, TRần Hưng Đạo …khi dùng từ ngữ đó để chỉ những hạng người cuồng tín bất tài.
Tình tiết thứ hai lại là một ám dụ sâu sắc. Người phụ nữ sang trọng nạ dòng ám chỉ một con người có tài năng đức độ nhưng bị sa cơ thất thế; người phụ nữ váy đụp lên ngôi ám chỉ hạng người bất tài vô tướng lại ở quyền cao chúc trọng.


I/ Bức hoạt hình thứ tám:


Có bốn tình tiết mơ


-Viện trưởng thè lưỡi ra múa lượn như xiếc Trung Hoa
-Viện phó thè lưỡi ra dập lên dập xuống
-Viện trưởng danh dự viện múa lưỡi
-cây ổi của Phùng Quán tặng Hoàng Cầm


Viện múa lưỡi là ám dụ chỉ Viện Văn Học Việt Nam. Giáo sư Hoài Thanh dậy học viên lối lý luận văn học theo cung cách Cộng sản Trung Hoa.
Viện phó là nhà thơ Chế Lan Viên dậy học viên cách làm thơ chiều theo chính trị
Viện trưởng danh dự chính là nhà thơ Tố Hữu, người từng ra lệnh bắt thi sĩ Trần Dần.
Ám dụ “cây Ổi” rất khó hiểu. Chúng tôi không tìm ra được liên kết nào để giải minh.


K/ Bức hoạt hình thứ chín:


Có bốn tình tiết mơ :
-Các khu chợ na ná giống nhau
-Bò thui thành bò lột
-Giai nhân trang phục quần áo bằng vải lĩnh làng Bưởi
-Con dế mèn to bằng con ngựa


Tình tiết thứ nhất ám chỉ mọi thứ trong xã hội đều rập theo một khuôn, thiếu sáng tạo cá nhân.
Tình tiết thứ hai châm biếm cái gọi là nền công nghiệp phát triển. Món ăn đặc chủng bò thui biến mất vì người ta cần nhiều da bò. Hùa theo một lý tưởng mơ hồ, người ta hủy diệt những giá trị truyền thống , như Phùng Cung diễn tả trong truyện ngắn “Mộ Phách” hay
“Biệt Tích” ( Xem Thụy Khuê—sđd—trang 407—410).


Tình tiết thứ ba ám chỉ nhà văn Tô Hoài kiếm nhiều tiền nhờ biến văn nghệ thành món hàng bày bán ở những cửa hàng mậu dịch, văn nghệ chẳng khác gì gạo mắm thịt cá.


Tình tiết thứ tư ám chỉ nhà văn Tô Hoài khôn khéo tùy thời mà sống. Giới văn nghệ gọi ông là nhà đương kim vô địch.


L/ Bức hoạt hình thứ mười:


Có hai tình tiết mơ:


-Chợ bán chó mèo
-buôn bán vặt để cải thiện


Tình tiết thứ nhất ám chỉ chợ văn chương trong đó người ta bàn bạc định giá “lũ chó má” tùy theo mức độ viết trung thành với chủ như thế nào.


Tình tiết thứ hai châm biếm thói đạo đức giả của thời đại. Miệng thì hô hào vô sản vinh quang, chê bọn tư sản mại bản , bọn buôn bán thiếu trong sáng, mà bụng thì nuốt sản phẩm tư bản.


M/ Bức hoạt hình thứ mười một:


Có hai tình tiết mơ:


-Cụ Tiên Chỉ
-Văn nghệ đặc nhiệm


Tình tiết thứ nhất ám chỉ nhạc sĩ Văn Cao ( 1923-1995), tác giả bài “Tiến Quân Ca”. Ông được làng văn coi như cụ Tiên Chỉ . Tất nhiên từ ngữ này cũng là một ám dụ để nói về một cái gì khác. Giữa thời buổi này mà dùng từ ngữ của thời phong kiến thì đúng là có ý châm biếm rồi, cũng như nói Stalin chỉ là một thứ Sa Hoàng kiểu mới.


Tình tiết thứ hai không phải là ám dụ mà chỉ một sự thực. Trong quan điểm của đảng, thì người làm văn nghệ phải kiêm luôn là một công an, không thể có thứ văn nghệ thuần túy kiểu ngày xưa : “là thi sĩ tức là ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (thơ Xuân Diệu thời tiến chiến).


N/ Bức hoạt hình thứ mười hai:


Có tám tình tiết mơ :


-Mây ngũ sắc từ phương Tây, phương Bắc
-Ngọn tháp khổng lồ
-Diềm cờ bằng lưỡi câu thép ngoại
-Ngàn vạn người chạy vòng quanh tháp
-Người nọ cách người kia bằng khoảng một lưỡi lê đâm trộm
-Thầy và trò
-Bãi cứt cứu mạng
-Kẻ đào ngũ



Tình tiết thứ nhất ám chỉ hệ tư tưởng ngoại lai từ chủ nghĩa Mác, Lê, Stalin, Mao.
Tình tiết thứ hai ám chỉ tổ chức đảng từ chân rết đến đỉnh cao qua nhiều tầng.
Tình tiết thứ ba chỉ vũ khí do ngoại bang viện trợ; hình ảnh “chết móc hàm” chỉ con cá bị lưỡi câu ngư phủ móc ra khỏi môi trường sinh sống, sáng tạo.
Tình tiết thứ bốn ám chỉ toàn xã hội bị kiềm tỏa bởi đỉnh cao quyền lực. Tác giả còn dám đặt câu hỏi : “Ai ở trên đỉnh tháp nhỉ ?” . Câu hỏi phạm thượng, đáng tội chết.
Tình tiết thứ năm chỉ sự mất nhân tính trong xã hội đó. Sống với nhau và rình rập nhau, theo nghĩa người này là lưỡi lê với người kia, người này là chó sói với người kia trong xã hội nguyên thủy như triết gia Hobbes ( 1588-1679) từng mô tả.


Tình tiết thứ sáu minh họa cho tình tiết thứ năm. Trong cái vòng kiềm tỏa đó, Phùng Cung thấy ông thầy học cũ đứng trước mình. Tình nghĩa thầy trò tự nhiên thúc đẩy chàng hỏi ông thầy. Đạo đức cổ truyền tự nhiên khiến chàng vẫn xưng “con” với thầy. Nhưng chàng quên mất đây là xã hội nguyên thủy trong đó chẳng còn tình cha con vợ chồng anh em thầy trò bằng hữu. Thầy không dám quay đầu lại, kẻ tự nhận là học trò phía sau biết đâu sắp cho ông một nhát dao. Chàng đau xót, bất giác tự hỏi vậy kẻ thù đứng sau ta là ai ?


Tình tiết thứ bẩy là một ám dụ cay đắng nhất, hay cay độc nhất. Bãi cứt! Nhờ bãi cứt mà chàng trượt khỏi vòng kiềm tỏa, có thể bị kẻ thù đứng sau đâm bất cứ lúc nào. Trong đời thường người ta chửi nhau “Anh nói như cứt! Anh làm như cứt” tức là khinh rẻ cùng cực. Thế mà Phùng Cung dám dùng chữ “ca tụng cứt”, ngang bằng với ca tụng lãnh tụ. Tội này đáng bao lần chết chém?


Tình tiết thứ tám ám chỉ kẻ tự tách ra khỏi vòng kiềm tỏa thì tất yếu là kẻ phạm tội không cần tòa án. Cũng như thi sĩ Hoàng Cầm nói trong bức hoạt hình thứ tám : được vào Viện Múa Lưỡi học mà tự ý đi ra thì chỉ có mất lưỡi.


Ác mộng qua đi, chàng trở về hiện thực. Hai đứa con đang lên cơn sốt trong khi mẹ chúng nằm bệnh viện. Nghèo, đói, tâm bất an trong màng lưới khủng bố thường xuyên. Cái đói đời thường thể hiện trong giấc mơ qua vài miếng khoai của Quang Dũng và tô phở chưa kịp ăn của Lê Đạt. Dạ Ký là giấc chiêm bao nhỏ nổi lên trong giấc chiêm bao lớn là một đời khổ ải của tác giả.


Tiếng khóc của Quang Dũng còn vang vọng.


*
* *


KẾT LUẬN:


Phương pháp giải minh giấc mơ của bác sĩ S.Freud giúp cho bệnh nhân tự giác ngộ khi ý thức chói lòa xóa màn đêm vô thức và khỏi bệnh. Trong trường hợp giấc mơ của tác giả Phùng Cung, thì trái lại. Người mơ không còn sống để mà tự liên tưởng và tự tìm ra những ước muốn vô thức bị ức chế của chính mình. Cho nên những điều mà chúng tôi viết về giấc mơ của ông chỉ là những phỏng đoán. Chúng tôi tự coi bài viết này như một bài bình giảng văn chương tầm thường mà thôi, y như những sinh viên ban văn chương bình giảng về truyện Kiều, về Cung Oán Ngâm Khúc….

Westminster, CA ngày 17 tháng 3 năm 2020
Đào Ngọc Phong
____________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-PHÙNG CUNG---Dạ Ký—Internet-Talawas
-PHÙNG HÀ PHỦ---Nhà Thơ Phùng Cung---Talawas
-HOÀNG VĂN CHÍ---Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc---
NXB-Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa-Sài gòn 1959—USA 1990
-THỤY KHUÊ---Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc—
NXB Tiếng Quê Hương—USA 2012
-INTERNET ENCYCLOPEDIA OF PHILOSOPHY---Socrates
-KRIEGER-NEILL-JANTZEN---Word History—Perspectives On The Past—
NXB D.C Heath-USA 1992
-SIGMUND FREUD---The Interpretation of Dreams—Dịch giả A.A. Brill (Ph.B-M.D.)
NXB Barnes and Noble Books—USA 1994
-WIKEPEDIA---Về các nhân vật liên quan
-TRẦN TRỌNG KIM---Việt Nam Sử Lược—Tập 2
-NGUYỄN MINH CẦN---Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong
Trào Cộng Sản Quốc Tế
NXB Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ --USA 2016
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.943 giây.