logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/06/2020 lúc 12:51:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ bạo động ở Minneapolis: Cảnh sát bị truy tố tội giết người

UserPostedImage
Người cảnh sát da trắng ở Minneapolis dùng đầu gối đè cổ một người đàn ông da đen không vũ trang trước khi ông này thiệt mạng đã bị bắt và bị truy tố về tội giết người, một công tố viên ngày 29/5 cho biết, sau những cuộc biểu tình kéo dài ba đêm làm rung chuyển thành phố miền Trung Tây.

Cảnh sát viên Derek Chauvin, trong một video quay bằng điện thoại di động của một người qua đường, quỳ trên cổ ông George Floyd hôm 25/5 trước khi người đàn ông 46 tuổi thiệt mạng, đã bị truy tố về tội giết người cấp độ ba và tội ngộ sát, chưởng lý quận Hennepin, Mike Freeman, nói tại một cuộc họp báo.
“Ông ta bị giam và bị truy tố về tội giết người,” ông Freeman nói. “Chúng tôi có bằng chứng, chúng tôi có video của người dân, thật là một việc khủng khiếp, tất cả chúng tôi xem đi xem lại nhiều lần, chúng tôi có máy thu hình gắn trên áo cảnh sát, chúng tôi có lời chứng của những người mục kích.”
Đoạn video trên điện thoại di động cho thấy ông Floyd rên rỉ và lấy hơi thở khó khăn khi năn nỉ ông Chauvin, đang quì lên cổ ông, “Làm ơn, tôi không thở được.” Sau vài phút ông Floyd dần dần im lặng và bất động.
Ông Chauvin và 3 cảnh sát tại hiện trường bị Sở Cảnh sát Minneapolis sa thải vào ngày 26/5. Thành phố cho biết tên của ba cảnh sát kia là Thomas Lane, Tou Thao và J Alexander Kueng.
Ông Freeman nói cuộc điều tra ông Chauvin, nếu bị buộc tội có thể lãnh án 25 năm tù vì tội giết người—đang được tiến hành và ông dự trù truy tố 3 cảnh sát kia. Ông nói điều thích hợp là truy tố trước tội phạm nguy hiểm nhất.
Trước đó trong ngày 29/5, Thống đốc Minnesota Tim Walz kêu gọi chấm dứt biểu tình bạo động, đã bao gồm việc đốt nhà, cướp bóc và đốt một trạm cảnh sát, trong khi hứa xét lại vấn đề bất bình đẳng chủng tộc phía sau những xáo trộn.

Theo VOA

Sửa bởi người viết 01/06/2020 lúc 01:05:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 01/06/2020 lúc 12:53:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phản ứng của thế giới về cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ

UserPostedImage
Biểu tình ở London hôm 31/05/2020.

Vài ngàn người đã tuần hành tại thành phố lớn nhất New Zealand vào hôm 01/06 để phản đối việc cảnh sát Hoa Kỳ giết chết người đàn ông da màu George Floyd, đồng thời lên tiếng phản đối hành động chống lại bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc ở chính đất nước họ, theo AP.
Nhiều người trên khắp thế giới đã chứng kiến sự bất an ngày càng tăng về tình trạng bất ổn dân sự ở Hoa Kỳ sau khi cảnh sát giết chết ông Floyd hôm 25/05 tại thành phố Minneapolis. Viên cảnh sát này đã bị sa thải và bị buộc tội giết người.
Những người biểu tình ở thành phố Auckland đã diễu hành đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ và hàng trăm người khác đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa và đốt nến cầu nguyện ở những nơi khác trên đất nước New Zealand, cũng theo AP.
Tại một cuộc tuần hành ở trung tâm London, Anh, hôm 31/05, hàng ngàn người đã bày tỏ ủng hộ đối với những người biểu tình Mỹ, họ hô lớn: “Không có công lý! Không ôn hòa!” và vẫy những tấm bảng hiệu với dòng chữ “Còn bao nhiêu nữa?”
Ở những nơi khác cũng vậy, người biểu tình bày tỏ sự đồng lòng với những người biểu tình ở Hoa Kỳ với những thông điệp nhắm vào chính quyền địa phương.
Tại Brazil, hàng trăm người đã phản đối tội ác của cảnh sát đối với người da đen ở các khu dân cư thuộc tầng lớp lao động ở thành phố Rio de Janeiro. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán họ, và một số người biểu tìnhlặp lại lời của ông Floyd: “Tôi không thể thở được.”
Ở các quốc gia độc tài, tình trạng bất ổn ở Hoa Kỳ đã trở thành cơ hội để hạ uy tín, chỉ trích ngược lại Hoa Kỳ. Truyền hình nhà nước Iran liên tục phát sóng những hình ảnh về tình trạng bất ổn của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Nga cho biết Hoa Kỳ có vấn đề nhân quyền có hệ thống.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc săm soi các cuộc biểu tình ở Mỹ thông qua lăng kính của Washington về các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong, điều mà Trung Quốc từ lâu đã nói rằng do Hoa Kỳ khuyến khích.
Trong một bài bình luận, Thời báo Hoàn cầu (Global Times) cho biết các chuyên gia Trung Quốc đã lưu ý rằng các chính trị gia Hoa Kỳ nên uốn lưỡi trước khi đưa ra bình luận lần nữa về vấn đề Hong Kong, biết rằng lời nói của họ có thể phản tác dụng.
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 01/06/2020 lúc 12:56:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam đề nghị Mỹ bảo vệ cộng đồng Việt trước tình trạng kỳ thị người gốc Á

UserPostedImage
Sheila Vo (đầu tiên từ phải) cùng những người Mỹ gốc Á khác trong Uỷ ban người Mỹ gốc Á của tiểu bang Massachusetts biểu tình bên ngoài toà quốc hội tiểu bang ở Boston hôm 12/3, để phản đối sự kỳ thị và thông tin sai lệch nhắm vào cộng đồng người Á ở Mỹ giữa đại dịch COVID-19.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc vừa bày tỏ quan ngại về sự gia tăng kỳ thị người gốc Á, gồm cả Việt Nam, trong thời gian qua liên quan tới nguồn gốc xuất xứ của đại dịch COVID-19 và đề nghị chính phủ Mỹ có biện pháp bảo đảm an toàn cho người Việt tại đây.
Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Washington DC đưa ra quan điểm trên trong một cuộc điện đàm với Đại biểu Quốc hội Mỹ Ami Bera – hiện là chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Chống phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện về quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ và hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19, hôm 21/5.
Kể từ khi bùng phát dịch virus corona, có nguồn gốc từ Vũ Hán của Trung Quốc, người châu Á và gốc Á trở thành mục tiêu của những vụ tấn công bằng ngôn từ trên các phương tiện truyền thông và trong cả các tuyên bố của các chính trị gia cũng như trên mạng xã hội, theo tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch.
Tổ chức có trụ sở ở New York cho biết hôm 12/5 rằng các vụ bài châu Á tiếp tục diễn ra ở Mỹ kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, với nhiều trường hợp được nghi nhận trên truyền thông vào tháng 2 và tháng 3 về các vụ tấn công vì kỳ thị liên quan tới virus corona. Tới cuối tháng 4, một liên minh các nhóm hoạt động người Mỹ gốc Á cho biết đã nhận được gần 1.500 báo cáo về các vụ kỳ thị và tấn công thân thể nhắm vào người châu Á và người Mỹ gốc Á.
Trong cuộc điện đàm với Dân biểu Bera, Đại sứ Ngọc “bày tỏ quan ngại về tình trạng kỳ thị người gốc châu Á, trong đó có người Việt Nam, gần đây gia tăng tại Hoa Kỳ liên quan đến nguồn gốc xuất phát của SARS-CoV-2,” theo thông tin về cuộc điện đàm đăng tải trên trang web chính thức của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Đại sứ Ngọc đã “đề nghị Quốc hội (Mỹ) và Chính quyền cũng như các cơ quan sở tại có biện pháp hữu hiệu bảo đảm an ninh, an toàn cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ” thông qua ông Bera.
Nghị sĩ Dân chủ Bera, đại diện bang California, cho đại sứ Việt Nam tại Washington biết ông phản đối những hành vi kỳ thị chủng tộc và sẽ lưu tâm đến thực tế này.
Các thuật ngữ “virus Trung Quốc” và “virus Vũ Hán” được một số quan chức Mỹ và một số cơ quan truyền thông Mỹ dùng trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng virus corona, và chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.
Tổng thống Mỹ Donal Trump hồi tháng 3 đã gọi virus corona là “virus Trung Quốc” nhưng sau đó nói rằng đó “hoàn toàn không phải là kỳ thị” và phản đối sự tuyên truyền của Trung Quốc khi cho rằng virus này bắt nguồn từ Mỹ.
Giữa tháng này, Thượng nghị sỹ Mỹ Kamala Harris đã đưa ra một dự luật trong đó lên án việc dùng thuật ngữ “virus Trung Quốc” là kỳ thị chủng tộc và kêu gọi các quan chức phản đối những tuyên bố như vậy. Dự luật này còn kêu gọi các quan chức thực thi pháp luật điều tra, ghi nhận và truy tố những người phạm tội thù ghét về sắc tộc đối với người Mỹ gốc Á.
Theo HRW, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cơ quan liên bang khác chưa có hành động cụ thể nào để giải quyết tình trạng gia tăng các vụ tấn công kỳ thị liên quan đến nguồn gốc dịch COVID-19, dù một số chính quyền liên bang và địa phương đã thiết lập các đường dây nóng cũng như chỉ thị cho các giới chức điều tra các vụ tấn công kỳ thị và phân biệt chủng tộc.




Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 01/06/2020 lúc 01:07:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giới nhà báo bị tấn công khi các cuộc biểu tình ở Mỹ lan rộng

UserPostedImage
Phóng viên CNN Omar Jimenez bị cảnh sát bắt giữ hôm 29/05/2020. Photo CNN/Reuters.

Vào tối ngày 29/05, khán giả theo dõi CNN chứng kiến cảnh phóng viên Omar Jimenez và nhóm làm tin của đài này bị bắt giữ trong khi nhóm tường thuật trực tiếp về cuộc biểu tình sau cái chết của ông George Floyd ở Minneapolis, theo Reuters.
Trong ba ngày qua, các tổ chức theo dõi bạo lực xảy ra đối với giới báo chí đã ghi nhận khoảng hai chục hành vi bạo lực, bao gồm cả sự cố tại Minneapolis, trong đó nhà báo Julio-Cesar Chavez của hãng tin Reuters và cố vấn an ninh của Reuters, Rodney Seward, người đã bị bắn và bị thương do trúng đạn cao su.
Từ Los Angeles đến Minneapolis và cả New York, dường như các cuộc tấn công vào giới nhà báo lấy tin về cuộc biểu tình chính trị và các cuộc biểu tình trong vài năm qua đã gia tăng khi niềm tin vào truyền thông sút giảm trong gần một thập kỷ qua, một số chuyên gia truyền thông cho biết.
Ông Bruce Brown, giám đốc điều hành của Ủy ban Phóng viên về Tự do Báo chí, nói: “Nhiều cuộc tấn công nhắm vào các nhà báo khi họ đưa tin về các cuộc biểu tình trên khắp đất nước, phải đối mặt với lực lượng thực thi pháp luật trong hai đêm qua rõ ràng là vi phạm Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp.”
Leland Vittert, phóng viên của đài Fox News từng đưa tin về các khu vực chiến tranh, và nhóm phóng viên, đã bị những người biểu tình gần Nhà Trắng tấn công hôm 29/05.
Cả đài Fox và đài CNN đều lên án các hành động nhằm vào các nhà báo.
Một phát ngôn viên của Reuters cho biết hãng truyền thông này phản đối mạnh mẽ việc cảnh sát bắn đạn cao su vào nhóm phóng viên của họ ở Minneapolis và đang nêu vụ việc lên chính quyền.
Theo VOA
song  
#5 Đã gửi : 01/06/2020 lúc 01:49:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ George Floyd: Hình ảnh của nước Mỹ với hai mầu đen – trắng?

UserPostedImage
Một người biểu tình đeo khẩu trang với hàng chữ «I can't breath» - «Tôi ngạt thở», câu nói cuối cùng của George Floyd. REUTERS/Nick Oxford

Nước Mỹ nổi bùng cơn giận dữ sau cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc châu Phi trong một cuộc can thiệp của cảnh sát. Các cuộc biểu tình đòi công lý, phản đối bạo lực của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc đã diễn ra tại hơn 70 thành phố lớn.

Thủ đô Washington phải ban hành lệnh giới nghiêm trong đêm 01/6. Theo giới quan sát, hố sâu ngăn cách hai mầu đen – trắng ngày càng thêm sâu, nhất là kể từ khi ông Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng.
Hình ảnh George Floyd, 46 tuổi một nhân viên bảo vệ bình thường cho một quán bar nhà hàng, bị cảnh sát kẹp cổ nằm sấp dưới đất, cố thốt lên rằng “I Can’t Breath” (Tôi không thở được) nhắc lại chính xác những gì đã xảy ra cho Eric Garner, 44 tuổi cách đây 6 năm. Người này cũng chết ngạt do bị một cảnh sát da trắng kẹp cổ trong một lần bị bắt giữ bất chấp 11 lần kêu gào “Tôi không thở được”.
Đây không phải là hai trường hợp đơn lẻ. Danh sách các nạn nhân mỗi ngày một dài, phần đông là người Mỹ gốc châu Phi, ở đủ mọi độ tuổi. Trước Nhà Trắng ở Washington, người biểu tình hô vang khẩu hiệu “Không công lý, không hòa bình”. Những cuộc bạo động tại hàng chục thành phố của Mỹ trong suốt một tuần qua như càng làm lộ rõ hơn nữa những chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Mỹ, theo hai mầu đen – trắng.
Celia Belin, nhà nghiên cứu thuộc Bookings Institution trên kênh truyền hình France 5 lưu ý, sự phân hóa này đã bắt đầu từ một thập niên qua, nhất là kể từ khi ông Barack Obama, một người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng. Người dân Mỹ bắt đầu chọn phe Trắng hay Đen. Xu hướng này ngày càng được đẩy mạnh hơn khi ông Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng.

Bùng nổ xã hội lần này phản ảnh rõ có một sự cách biệt chủng tộc trong hành xử của cảnh sát, cách xử lý tư pháp đối với người da đen. Thế nhưng, theo giới quan sát, nạn phân biệt đối xử chưa phải là nguyên nhân duy nhất của làn sóng bất bình đó. Dịch bệnh virus corona chủng mới hoành hành tại Mỹ khiến hơn 100 ngàn người chết như một tấm gương phản chiếu bối cảnh xã hội nước Mỹ: Người Mỹ gốc Phi châu vẫn là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Sử gia Corentin Sellin, trên kênh truyền hình France 5 đưa ra con số ấn tượng: Trong số cả trăm ngàn người chết vì Covid-19, người da đen chiếm đến 23%. Dịch bệnh xảy ra, cùng với lệnh phong tỏa làm hàng triệu người Mỹ thất nghiệp. Riêng tại bang Minnesota, nơi bùng phát bạo động xã hội, đã có đến 700 ngàn người mất việc làm. Nếu như trong tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất là 5%, thì đến đầu tháng 5, tỷ lệ này trên toàn quốc là 14,7%, và trong số này có đến 16,5% là người Mỹ gốc châu Phi.
Không chỉ trên phương diện sắc tộc, vụ George Floyd còn phơi bày cả những bất bình đẳng trên phương diện chăm sóc sức khỏe. Trong số hơn 50 triệu người không có bảo hiểm y tế, có bao nhiêu người là người Mỹ gốc Phi châu? Họ là những nhóm người có tỷ lệ mắc các chứng bệnh béo phì, tiểu đường cao hơn những nhóm chủng tộc khác, bởi vì người da đen tập trung một tỷ lệ đói nghèo cao nhất.
Với một thực tế về nạn bất bình đẳng đáng báo động này, liệu tổng thống Mỹ có thể tiếp tục phớt lờ được hay không, khi chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ?
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 01/06/2020 lúc 01:53:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bạo động và hỗn loạn: Nước Mỹ vì sao nên nỗi ?

UserPostedImage
Tuần hành ỏ Raleigh, Bắc Carolina, Mỹ, ngày 30/05/2020, để phản đối bạo lực cảnh sát, sau cái chết của Goerge Floyd ở Minneapolis. REUTERS - JONATHAN DRAKE

Làn sóng căm phẫn chống cảnh sát bạo hành, 5 ngày sau vụ một người Mỹ da đen chết trong lúc bị một cảnh sát viên da trắng bắt giữ. Donald Trump chọn chiến tranh lạnh với Bắc Kinh. Mỹ tái chinh phục không gian với sáng kiến tư nhân là những thời sự nổi bật trên báo chí ngày lễ Ngũ Tuần của đạo Thiên Chúa.

Le Figaro với hai tựa lớn về nước Mỹ: Phi thuyền SpaceX thành công trong phi vụ đầu tiên có phi hành gia và từ Minneapolis, bạo loạn lan khắp nước Mỹ
Và bài xã luận "Mơ và ác mộng". Ở mũi Canaveral, tổng thống Donald Trump ngẩng mặt lên trời tuyên bố: Hoa Kỳ không thể là số một trên trái đất nếu chỉ là số hai trên không gian. Về lại Nhà Trắng, ông cúi mặt nhìn màn ảnh TV những người biểu tình mang biểu ngữ "tôi không thở được". Hai hình ảnh của nước Mỹ: một khuôn mặt luôn ước mơ lên cao và một khuôn mặt chìm trong bất công xã hội và kỳ thị, phải nổi dậy mà thôi.
Cội nguồn lửa dậy
Le Monde, qua bài xã luận "Cội nguồn lửa dậy" nêu lên bốn lý do làm cho cơn giận của người Mỹ gốc Phi châu lan ra hàng chục thành phố. Trước hết là bốn cảnh sát da trắng ở Minneapolis uy hiếp một người da đen George Floyd. Lý do thứ hai là sáu năm trước tại New York, cũng xảy ra một vụ tương tự, nạn nhân là Eric Garner, bán thuốc lá trên vỉa hè, cũng nói một câu tương tự trước khi chết "tôi không thở được" cho dù viên cảnh sát trong vụ thứ hai đã bị truy tố. Thứ ba, George Floyd và Eric Garner không phải là những nạn nhân da đen duy nhất khi nhỡ phải "tao ngộ không suôn sẻ " với cảnh sát tại một nước mà đeo súng là chuyện bình thường còn kỳ thị là chuyện khỏi bàn.

Các bà mẹ da đen dậy con từ tuổi thiếu niên phải ăn mặc, cư xử ra sao để không bị cảnh sát để ý. Thanh niên da đen cũng ý thức là lúc chạy bộ, nếu trùm mũ ni bịt tai, đeo dụng cụ nghe nhạc, không nghe tiếng cảnh sát kêu lại là có thể mất mạng như chơi. Tình trạng bất công này đã quá dài, bám rễ trong tiềm thức người Mỹ da đen.
Nhưng bây giờ phương tiện thông tin thời đại, với video và mạng xã hội, giúp mọi người hay biết nhanh chóng. Các biện pháp cải cách cũng được thi hành, xe cảnh sát có máy quay phim ghi lại các vụ xét hỏi.
Cách tuyển dụng nhân viên an ninh cũng được cải thiện cho công bình giữa các cộng đồng. Người dân Mỹ cũng đã hai lần dồn phiếu cho một ứng cử viên tổng thống da đen, Barack Obama. Nhưng bấy nhiêu tiến bộ đó chưa đủ. Bởi còn một nguyên nhân cơ bản làm lòng căm giận không nguôi:  Đó là tỷ lệ nạn nhân người Mỹ da đen trong đại dịch Covid-19 lên đến 70% so với cộng đồng da trắng, châu Á và châu Mỹ Latinh. Họ bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì...  đồng minh của tử thần mà cốt lõi là "tội nghèo". Hình ảnh bất công xã hội đập vào mắt. Từ nay, tổng thống Donald Trump không thể không biết.
Lòng căm hờn và quyền lực đường phố
Cũng với tựa "Cái chết của George Floyd làm nước Mỹ bốc lửa", bài phóng sự dài của  Libération ở Minneapolis cho biết vì sao "lòng căm hờn biến thành hành động" ? Derek Chauvin, viên cảnh sát làm chết George Floyd là người có tiếng hung bạo: 19 năm trong nghề, 17 lần bị kiện nhưng được cấp trên bao che, chỉ bị khiển trách. Lần này, Derek Chauvin có nguy cơ lãnh án 25 năm tù.
Vấn đề là giọt nước đã làm tràn ly như một thanh niên tên Rachael, nhìn cảnh cửa hàng bị tấn công, cướp phá, bốc lửa, bình luận: Chúng tôi đã đi biểu tình từ bao nhiêu năm nay, có thay đổi gì đâu ? Không lẽ im lặng nhìn một cuộc đời tắt lịm ? Nếu không lên tiếng mạnh mẽ, bất công sẽ kéo dài triền miên.
Tại sao khu phố chúng tôi bốc lửa ? Như một lời cảnh báo nhân lễ Ngũ Tuần, một mục sư tên Albert kêu gọi lý trí hai bên da trắng da đen : Anh bị căm thù vì anh trấn áp người ta quá lâu dài mà không có giải pháp hạ nhiệt. Còn các bạn (da đen), hôm nay, các bạn đã nắm được quyền lực. Thế giới đang nhìn các bạn. Giờ đây tất cả tùy thuộc vào cách mà các bạn sử dụng quyền lực này.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 08/06/2020 lúc 10:20:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gia đình Obama ủng hộ biểu tình phản đối cái chết của ông George Floyd

UserPostedImage
Cựu Tổng thống Barack Obama phát biểu với học sinh, sinh viên tốt nghiệp năm học 2020. Photo Obama.org via YouTube.

Cựu Tổng thống Barack Obama và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã dẫn đầu một đội ngũ những người nổi tiếng, chúc mừng các học sinh, sinh viên tốt nghiệp năm 2020 trong một loạt các băng ghi hình, cũng như gửi lời chào đến những người biểu tình và các nhà hoạt động trẻ trên toàn quốc trong bối cảnh diễn ra bất ổn sau cái chết của ông George Floyd khi bị cảnh sát giam giữ, theo kênh truyền hình Fox News.
Do dịch COVID-19, các trường trung học và cao đẳng và đại học đã tổ chức các buổi lễ tốt nghiệp trực tuyến. Dịp này những người nổi tiếng và các chính trị gia, bao gồm cả ông bà Obama, đã xuất hiện cùng nhau trong một video được ghi lại tại nhà của họ trong một sự kiện do mạng xã hội YouTube tổ chức.
Ông Obama nói: “Hôm nay là đỉnh điểm của một hành trình dài. Khi mà các bạn khép lại chặng cuối cùng, thì thế giới đã diễn đại dịch, làm thay đổi cuộc sống của các bạn.”
Cựu Tổng thống kêu gọi các học sinh, sinh viên tốt nghiệp năm 2020 hãy bỏ phiếu để thay đổi, nói rằng chỉ biểu tình thôi thì chưa thể chiến thắng sự phân biệt đối xử và bất công, theo Bloomberg.
Ông Obama kêu gọi những thanh niên Mỹ hãy góp phần đóng góp cho nền dân chủ khi mà “tất cả dường như đã bị phá vỡ.”
Cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama tiếp lời bằng cách nêu vấn đề của cuộc biểu tình, kêu gọi các học sinh, sinh viên hãy khuyến khích các bạn học khác đi bỏ phiếu và tìm hiểu thêm về các cuộc bầu cử địa phương.
“Những gì đang xảy ra ngay bây giờ là kết quả trực tiếp của hàng thập kỷ tồn tại định kiến và bất bình đẳng chưa được giải quyết,” bà nói.
Những vị khách chính trị đáng chú ý khác bao gồm cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice vàJenna Bush, con gái của cựu Tổng thống George W. Bush. Bà Rice đề cập đến “thời điểm thử thách, đôi khi bi thảm, chưa từng có.”
Trong băng ghi trên trang Obama.org, cựu Tổng thống Obama nói với các học sinh, sinh viên rằng họ khiến ông “lạc quan về tương lai của chúng ta” bởi vì “chúng ta là một quốc gia được thành lập dựa trên sự phản kháng.”
Theo VOA
song  
#8 Đã gửi : 08/06/2020 lúc 10:22:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biểu tình khắp thế giới ủng hộ phong trào đòi công lí cho người da đen ở Mỹ

UserPostedImage
Người biểu tình giơ biểu ngữ trong khi họ tuần hành trong một cuộc biểu tình Black Lives Matter ở London, Anh, ngày 6 tháng 6, 2020.

Hàng ngàn người đã xuống đường ở khắp Châu Âu và Úc vào ngày thứ Bảy, cũng như hàng trăm người ở Tokyo và Seoul, để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Mỹ trong những ngày qua chống lại sự tàn bạo của cảnh sát.
Các cuộc biểu tình khắp toàn cầu phản ánh sự phẫn nộ ngày càng tăng về sự đối xử của cảnh sát đối với các sắc dân thiểu số, bùng lên sau vụ sát hại người đàn ông da đen George Floyd vào ngày 25 tháng 5 tại thành phố Minneapolis sau khi một viên cảnh sát khống chế ông này bằng cách đè đầu gối lên cổ trong gần chín phút trong khi các viên cảnh sát khác đứng nhìn.
Châu Âu đã chứng kiến một làn sóng các cuộc biểu tình chống kì thị chủng tộc chưa từng có thu hút hàng chục ngàn người xuống đường, Reuters cho biết.
Tại London, hàng ngàn người biểu tình bất chấp thời tiết ẩm ướt tụ tập tại Quảng trường Nghị viện, đeo khẩu trang đề phòng mối đe dọa từ virus corona và vẫy biểu ngữ và hô khẩu hiệu: “Không công lí, không hòa bình, không cảnh sát phân biệt chủng tộc.”
Tại Berlin, những người biểu tình tụ tập chật cứng quảng trường trung tâm Alexanderplatz, trong khi các cuộc biểu tình khác được tổ chức tại Hamburg và Warsaw.
Tại Paris, nhà chức trách cấm các cuộc biểu tình được hoạch định diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ và trên các bãi cỏ gần Tháp Eiffel.
Dù vậy hàng trăm người biểu tình, một số người cầm biểu ngữ “Black Lives Matter” (Tính mạng người da đen không phải cỏ rác), tập trung tại quảng trường Place de la Concorde, gần đại sứ quán. Cảnh sát đã dựng một rào chắn dài trên quảng trường để ngăn người biểu tình đến gần đại sứ quán, vốn cũng gần dinh tổng thống Élysée.
Tuy nhiên, các cuộc biểu tình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lại hạn chế hơn vì các quy định về giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Tại Brisbane, một trong một số thành phố của Úc có các cuộc tập hợp, cảnh sát ước tính 10.000 người tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa vào ngày thứ Bảy, đeo mặt nạ và cầm biểu ngữ Black Lives Matter. Nhiều người khoác cờ của người bản địa, kêu gọi chấm dứt sự ngược đãi của cảnh sát đối với người Úc bản địa.
Các biểu ngữ và khẩu hiệu không chỉ tập trung vào George Floyd mà còn vào một loạt các tranh cãi khác ở từng quốc gia cụ thể cũng như sự ngược đãi các nhóm dân thiểu số nói chung.
Tại Tokyo, những người tuần hành phản đối điều mà họ nói là sự ngược đãi của cảnh sát đối với một người đàn ông người Kurd nói rằng ông ta bị dừng xe lại và bị xô xuống đất. Những người tổ chức cho biết họ cũng tuần hành ủng hộ phong trào Black Lives Matter.
Tại Seoul, hàng chục nhà hoạt động người Hàn Quốc và cư dân nước ngoài tụ tập, một số người đeo khẩu trang màu đen với dòng chữ “can’t breathe” (không thở được) bằng tiếng Hàn, lặp lại những lời cuối cùng của George Floyd khi ông nằm trên vỉa hè.
Với những hạn chế để kiểm soát đại dịch ở Bangkok, các nhà hoạt động đã lên mạng, kêu gọi đăng video và hình ảnh những người mặc đồ đen, giơ nắm đấm và biểu ngữ, và giải thích lí do tại sao họ “ủng hộ Black Lives Matter.”
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.