logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/09/2020 lúc 02:00:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Tuần trước, cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức cùng xôn xao khi có người phát giác, sách Bài tập Toán cho trẻ con lớp một dạy trẻ tập đếm “cơ, rô, chuồn, bích”. Giáo dục, sách giáo khoa,… lại tiếp tục gặp sóng gió!
Đến cuối tuần. một số chuyên gia giáo dục lên tiếng. Chẳng hạn cô Nguyễn Thị Thu Huyền (Tiến sĩ Giáo dục, Hiệu phó trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan ở TP.HCM). Cô Huyền nhận định: Từ hình ảnh “cơ, rô, chuồn, bích”, suy diễn thành tập cho trẻ con làm quen với bài bạc, phản giáo dục, vừa là… quá xa, vừa là sự áp đặt thô bạo quan niệm của một số người lớn lên trẻ em. Cô Huyền đưa ra một số dẫn chứng, chứng minh, cách tiếp nhận tri thức của trẻ con khác với cách cảm nhận của người lớn. Cô giáo này kể thêm một số ví dụ cho thấy, phụ huynh lo lắng thiếu chính xác và thái quá về những nội dung đang được ngành giáo dục dạy cho trẻ con (1)...
Liên quan đến sự kiện vừa kể, có chuyên gia giáo dục như cô Nguyễn Hoàng Ánh (một Phó Giáo sư, Tiến sĩ về giáo dục), không giấu sự bất bình khi bảo rằng: Lực cản lớn nhất đối với giáo dục tại Việt Nam là… phụ huynh (2)!
***
Giữa trận bão dư luận về “cơ, rô, chuồn, bích” trong sách Bài tập Toán của trẻ con lớp một tại Việt Nam, tuần rồi, trên mạng xã hội có một số phụ huynh Việt Nam sống ở Mỹ, chia sẻ thông tin, hình ảnh về gói sách giáo khoa, học cụ mà họ nhận được từ trường để hỗ trợ cho lũ trẻ là con, cháu họ dùng để học tại nhà bởi dịch do COVID-19 gây ra vẫn chưa lắng xuống. Tuy mớ sách giáo khoa, học cụ gửi cho lũ trẻ con đang học lớp một, lớp hai ở Mỹ ấy, có cả những… hột xí ngầu, một… bộ bài 52 lá (3) khiến chính phụ huynh ở Mỹ và những thân hữu của họ tại Việt Nam ngạc nhiên nhưng không có bất kỳ ai nghi ngờ, chỉ trích cả hệ thống giáo dục lẫn chương trình giáo dục ở Mỹ!
Vì sao hình ảnh “cơ, rô, chuồn, bích” in trong sách giáo khoa chỉ có thể gây bão dư luận ở Việt Nam, chứ không bị phản đối ở Mỹ, dù hệ thống giáo dục Mỹ, chương trình giáo dục Mỹ không chỉ in mà còn gửi cả… công cụ và trẻ con có thể sử dụng để rèn luyện… kỹ năng bài bạc? Không cần mất nhiều thời gian để đọc – đối chiếu – ngẫm nghĩ vẫn có thể tìm ra câu trả lời một cách dễ dàng: Phụ huynh người Việt sống tại Mỹ và phụ huynh người Việt sống tại Việt Nam, không nghi ngờ hệ thống giáo dục, chương trình giáo dục trẻ con tại Mỹ, cho dù hệ thống giáo dục và chương trình giáo dục này cung cấp cả… xí ngầu, cũng như một… bộ bài đủ 52 lá cho trẻ con!
Vì sao phụ huynh người Việt nói riêng và người Việt nói chung lo lắng thiếu chính xác và thái quá về những nội dung đang được ngành giáo dục dạy cho trẻ con? Thậm chí có những biểu hiện và phản ứng đến mức một số chuyên gia giáo dục phải lên tiếng than phiền như cô Nguyễn Hoàng Ánh: Lực cản lớn nhất đối với giáo dục tại Việt Nam là… phụ huynh?
***
Khoan bàn đến chuyện đúng – sai đối với những ý kiến, nhận định như đã dẫn từ các chuyên gia giáo dục ở phần đầu của bài viết này. Thêm một lần nữa, thực tế chỉ ra, vấn đề cốt lõi của giáo dục nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung là công chúng… bất tín cả về thành tâm, thiện ý của những viên chức đứng đầu các hệ thống, lẫn khả năng quản trị, điều hành của các hệ thống này! Làm sao có thể trấn an phụ huynh nói riêng và công chúng nói chung khi thực thi “miễn học phí” cho giáo dục công lập nhưng những khoản ”phụ phí” khiến “tiền trường” càng ngày càng nặng, phụ huynh phải đóng cả tiền… ghế (4), giáo dục không còn là phúc lợi công cộng và nghèo khó đồng nghĩa với thất học?
Làm sao có thể tạo ra sự tin cậy đối với nỗ lực “đổi mới giáo dục”, gầy dựng được thiện cảm và sự tín nhiệm đối với “chương trình mới” khi giá bán sách giáo khoa năm sau luôn luôn cao hơn năm trước với rất nhiều lỗi về… kiến thức căn bản (5)?
Giáo dục chỉ là một trong nhiều lĩnh vực cho thấy sự bất tín của công chúng đã đến mức độ có thể hủy diệt cả cái đúng và cản trở nỗ lực cải sửa. Nếu không có tình trạng vàng, thau lẫn lộn, ắt không có lo lắng thiếu chính xác và thái quá. Vì sao?
Có phải vì những lời vàng, ý ngọc về sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội, về việc phải xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa,… luôn luôn song hành với việc liên tục cắt bỏ thẳng tay các khoản đầu tư lẽ ra phải hết sức thỏa đáng cho phúc lợi xã hội để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tiếp tục phung phí công qũy? Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đừng dùng phần lớn công quỹ cho việc nuôi… công bộc, cho những dự án nhằm tô vẽ định hướng, hoặc những hoạt động như… đại hội đảng các cấp, Ban Giám hiệu nhiều trường học trên khắp Việt Nam sẽ không phải, không có lý do để mạnh dạn đặt ra những khoản phí như… “tiền ghế” !
Cứ nhìn và ngẫm nghĩ ắt sẽ thấy, bất tín không chỉ hủy diệt giáo dục mà đang hủy diệt cả phần hồn lẫn phần xác của một dân tộc! Một dân tộc bị lừa gạt đến mức luôn phải đề cao cảnh giác, phân hóa do nghi ngại mọi thứ thì tương lai dân tộc đó ra sao?
Trân Văn (VOA)
_______________
Chú thích
(1) https://afamily.vn/vu-vi...ng-20200916185627095.chn
(2) https://baoquocte.vn/pgs...cua-giao-duc-124077.html
(3) https://www.facebook.com...h/posts/3890808154266869
(4) https://tuoitre.vn/tp-hc...nh-20200914082359863.htm
(5) https://vietnamnet.vn/vn...-ten-tac-gia-673843.html

song  
#2 Đã gửi : 21/09/2020 lúc 02:07:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kỳ vọng có những triết gia tầm cỡ thế giới nhưng vẫn trung thành với triết học Mác - Lê Nin?

UserPostedImage
Ảnh minh họa: Cảnh sát có vũ trang đứng gác bên cạnh chân dung của cố chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà lãnh đạo cộng sản Nga Vladimir Lenin tại Hà Nội. AFP

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng khi tham dự Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào ngày 20/9, dù nhìn nhận nền triết học Việt Nam không thể sánh bằng các nền triết học Hy Lạp - La Mã bề thế, với triết học Ấn Độ sâu sắc, với triết học Trung Hoa thâm thúy, hay với triết học duy lý của Tây Âu... nhưng ông Thưởng vẫn kỳ vọng Việt Nam sẽ có những triết gia tầm cỡ thế giới.
Thực tế
Trong khi đó gần một thế kỷ qua cho đến nay, đảng cộng sản Việt Nam luôn rêu rao họ trung thành với triết học Mác - Lê Nin được Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng cộng sản truyền bá ở Việt Nam, thì liệu Việt Nam có thể có những triết gia tầm cỡ thế giới?
Khi trao đổi với RFA hôm 21/9 từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, một nhà báo có niềm đam mê với triết học, trước hết đưa ra một giải thích dễ hiểu nhất về triết học:
“Triết học không phải là nghiên cứu cái gì, mà triết học giúp con người nghiên cứu. Có nghĩa là triết học là môn khoa học trừu tượng, không phải môn khoa học cụ thể, nó là nền tảng cho các môn khoa học khác, nó ứng dụng vào mọi lĩnh vực từ tự nhiên như vũ trụ học, thiên văn học, cho tới con người như chính trị học, luật học, y học... Cái quan trọng của triết học là phải có tính vận động, thứ hai là tác động đa chiều của mọi hiện tượng sự vật xung quanh.”
Khi họ đã trung thành với Triết học Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, thì tức là họ đã phạm vào tính vận động, tức là đứng yên rồi. Thứ hai, họ cũng phạm vào tính tác động đa chiều, bởi vì có một đảng thì làm gì có sự tác động.
-Nguyễn Ngọc Già


Quay trở lại với ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già nói tiếp:
“Khi họ đã trung thành với Triết học Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, thì tức là họ đã phạm vào tính vận động, tức là đứng yên rồi. Thứ hai, họ cũng phạm vào tính tác động đa chiều, bởi vì có một đảng thì làm gì có sự tác động. Đó là hai tính quan trọng nhất của triết học, triết học không có tính độc tôn vì vậy khi họ độc đảng thì rõ ràng họ đã phạm tính không có độc tôn. Triết học cũng không có sự trung thành, nếu trung thành thì triết học chỉ trung thành với thực tế mà thôi. Chúng ta cũng thấy một cái dễ nhận biết của triết học ứng điều, đó là nơi nào có sáng tạo và phát minh đó là là điểm dễ nhận thấy của một nền triết học lành mạnh.”
Vì vậy theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, mà cụ thể là đối với ông Võ Văn Thưởng, một Thạc sĩ triết học và là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thì ông cho rằng có lẽ ông Thưởng nên nghiên cứu lại từ đầu về nhập môn về triết học.
Với một chính đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam, trung thành triết học Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thì việc kỳ vọng có một triết gia tầm cỡ, cho dù chỉ là triết gia Mác - Lê Nin cũng vẫn là ẩn số.
Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết Việt, khi trao đổi với RFA hôm 21/9, nhận định:
“Ông Thưởng mong ước có những Triết gia Mác - Lê Nin tầm cỡ, nhưng cái giống đó đã tuyệt chủng ở Việt Nam rồi, nó chấm dứt sau khi Trần Đức Thảo chết ở Pháp, do ngược đãi của đảng cộng sản. Bởi vì Trần Đức Thảo là một triết gia thật sự, là một trí thức, và trong tư cách triết gia thật sự, họ có tinh thần hoài nghi khoa học cũng như tinh thần tự do tư tưởng. Và tất cả những điều ấy trái với Hồ Chí Minh, trái với triết học Mác - Lê Nin. Vậy Mác - Lê Nin có chân lý hay không, cái này mù mờ... Đa số đều cho rằng không có chân lý vì là một mớ tư duy lộn xộn... mâu thuẫn lẫn nhau... và cơ sở phương pháp luận của họ thì quá lạc hậu.”

UserPostedImage
Một cảnh sát đứng trước một tấm áp phích kỷ niệm 90 năm Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 3 tháng 2 năm 2020. AFP

Theo giám đốc Trung tâm Minh triết Việt, Nguyễn Khắc Mai, điều Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói, chỉ là mơ tưởng thôi, chứ thực tế thì sẽ không bao giờ có, vì nền tư tưởng chính trị tại Việt Nam càng ngày càng xuống cấp, thì lấy đâu ra những nhà tư tưởng Mác - Lê Nin? Ông nói tiếp:
“Và thứ hai, kể cả là triết gia Mác - Lê Nin, thì nó phải có một bầu khí để cho nó sống. Bầu khí đó không có gì khác là tinh thần tự do học thuật, tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, và điều này chủ nghĩa Mác - Lê Nin không có. Mà không có bầu không khí đấy thì lấy đâu ra con người triết nhân tử tế, mà còn mong ước phải có những người vĩ đại. Cái vĩ đại này có nghĩ là đuôi to thôi, chứ không có nghĩa là lớn lao. Theo tôi, cách nghĩ của anh Thưởng cũng là chỉ nói cho vui, chứ trong thực tế thì không có được, mà rõ ràng mấy chục năm nay thực tế đã chứng minh.”
“Nền giáo dục không có triết học”
Từ nhiều chục năm nay, chính phủ Việt Nam coi việc giảng dạy các môn như Triết học Mác - Lê Nin, lịch sử Đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh là bắt buộc tại các trường học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích của việc đưa các bộ môn học này vào trong chương trình giảng dạy được nhấn mạnh là ‘để cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh... xây dựng cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan khoa học... Thế nhưng, thực sự các bạn trẻ ở Việt Nam coi những môn học này như thế nào?
Một bạn trẻ ở Hà Nội khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, cho biết ý kiến của mình:
“Em thấy những môn đấy là mô típ xã hội chủ nghĩa... cứng, khó học. Các môn như kinh tế chính trị, triết học, lịch sử đảng em thấy các ngôn ngữ, quan điểm của nó rất trừu tượng. Có một bộ phận sinh viên không yêu thích, cũng như em thôi, thì học mang tính đối phó.”
Tôi cho rằng có lẽ nhà cầm quyền cộng sản đã phủ một lớp bụi quá dầy theo thời gian, nên giới trẻ hiện nay trong nhà trường họ không biết đến những triết gia như vậy, đó là điều rất đáng buồn.
-Nguyễn Ngọc Già


Vì sao, những môn học như triết học Mác - Lê Nin, không thể thu hút giới trẻ? Theo Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nguyên Trưởng phòng Văn học So sánh Viện Văn học, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, về mặt lý luận thì triết học Mác - Lê Nin cần phải tương thích với thời đại ngày nay và phải thuyết phục được cả về mặt khoa học. Ông giải thích:
“Vì nếu coi Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là một khoa học thì phải thuyết phục theo kiểu khoa học chứ không thể nói theo kiểu nói lấy được. Về thực tiễn chúng ta thấy từ năm 1991 tới giờ Liên Xô sụp đổ, hệ thống Xã hội chủ nghĩa không còn thì thực tiễn đó ở Việt Nam đi bên trong mô hình, là chủ nghĩa xã hội, kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.”Phải làm rõ những cái đó so với thực tiễn, bây giờ rõ ràng có những mặt không phù hợp, lạc hậu.”
Cũng tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho rằng, ở Việt Nam ngoài triết học Mác - Lê Nin, các triết học khác ít được nghiên cứu sâu, thậm chí ít được biết đến, trong hệ thống giáo dục quốc dân, việc giảng dạy và nghiên cứu triết học chưa đạt chất lượng cao. Do đó hiện nay Việt Nam chưa có nhà triết học Việt Nam nào đủ nổi tiếng hoặc đạt đến trình độ chuyên gia.
Tuy nhiên ông Võ Văn Thưởng lại không hề nêu lên thực tế tại Việt Nam, liệu các giáo viên có thể tự do giảng dạy những kiến thức tinh hoa từ các nền triết học Hy Lạp - La Mã bề thế, triết học Ấn Độ sâu sắc, triết học Trung Hoa thâm thúy, hay từ triết học duy lý của Tây Âu... ?
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, nhận định tiếp:
“Vì triết học ứng dụng vào mọi lĩnh vực mà, nên ở đây có thể ông Võ Văn Thưởng và có lẽ là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói chung, họ lầm triết học là một khoa học cụ thể, nên giáo dục của họ không có triết học, nên họ mất phương hướng. Nếu đúc kết một câu ngắn gọn ‘triết lý của giáo dục là gì’? Họ không có, họ chỉ dẫn những câu rất mông lung, ví dụ như của Hồ Chí Minh, của Lê Nin... chứ họ không có một triết lý gì cả. Vì vậy giáo dục của Việt Nam hiện nay là một nền giáo dục không có móng. Còn về chính trị, vì nó không có tính vận động và tác động đa chiều nên họ cứ khư khư độc đảng mấy chục năm qua. Mà độc đảng nói cho nhẹ thì họ không hiểu triết học là gì? Nói nặng thì họ đã phản bội triết học, đó là tính vận động, nó không chịu sự tác động.”
Tóm lại theo Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, từ chính trị học cho tới giáo dục, văn hóa nghệ thuật và các lãnh vực khác, thì rõ ràng hiện nay Việt Nam đang lầm đường lạc lối vì không có triết học. Ông nói tiếp:
“Vì vậy chúng ta thấy Việt Nam có những người bị khuất lấp bởi thời gian. Ví dụ như là Linh mục Lương Kim Định, hay Triết gia Trần Đức Thảo... và những tư tưởng của những triết gia đó đã bị mai một.”
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, có lẽ nhà cầm quyền cộng sản đã phủ một lớp bụi quá dầy theo thời gian, nên giới trẻ hiện nay trong nhà trường, họ không biết đến những triết gia như vậy, đó là điều rất đáng buồn cho giáo dục Việt Nam hiện nay.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 21/09/2020 lúc 02:08:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.