logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/01/2021 lúc 12:12:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


Hàng ngàn ủng hộ viên của TT Trump hôm 01/06, đã tràn vào toà nhà Quốc hội tại thủ đô Washington D.C nhằm gây sức ép với các dân biểu, cũng như thể hiện sự ủng hộ với TT Trump, người trong thời gian qua liên tiếp phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.

Một số người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, trèo lên các bức tượng và đài tưởng niệm.

Nhiều người tràn được vào bên trong toà nhà Quốc hội, nơi các dân biểu đang họp để chứng nhận các lá phiếu đại cử tri.

Cảnh sát Thủ đô đã phải di tản người tại một số toà nhà văn phòng Quốc hội.

TT Donald Trump lên Twitter kêu gọi người biểu tình hợp tác với cảnh sát và lực lượng chức năng, không gây bạo loạn.

Phía cảnh sát cho biết trong hai ngày qua đã bắt giữ 12 đối tượng với các cáo buộc tàng trữ vũ khí, tấn công cảnh sát, tấn công người khác…
song  
#2 Đã gửi : 07/01/2021 lúc 12:17:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
AP: Cơn giận của ông Trump châm ngòi cuộc tấn công vào nền dân chủ Mỹ

UserPostedImage
Người ủng hộ TT Trump tuần hành tới Điện Capitol ở Washington DC ngày 6/1/2021. (Photo by Joseph Prezioso / AFP)

Hôm 6/1, đám đông bạo loạn chiếm đóng Điện Capitol, trụ sở quốc hội Hoa Kỳ. Đó là hậu quả của những lực phá hoại mà Tổng thống Donald Trump đã khơi dậy từ lâu, mà đỉnh điểm là nỗ lực làm gián đoạn một tiến trình dân chủ sẽ chính thức kết thúc cố gắng vi hiến của ông nhằm duy trì quyền lực, hãng tin AP bình luận.
Cảnh tượng diễn ra hôm thứ Tư với những đám đông chọc thủng tuyến phòng thủ của cảnh sát, đập vỡ cửa kính, chiếm đóng tòa nhà quốc hội Mỹ, biểu tượng của quyền lực, là cảnh tượng mà thông thường người Mỹ chỉ được chứng kiến từ xa, xảy ra tại những nước theo chế độ độc tài toàn trị.
Nhưng vụ bạo động, kể cả tiếng súng nổ bên trong Điện Capitol, khiến một người chết, và một cuộc chiếm đóng vũ trang ngay tại diễn đàn Thượng viện, bắt nguồn từ nhân vật đã tuyên thệ bảo vệ các truyền thống dân chủ mà những kẻ biểu tình bạo loạn tìm cách chà đạp, nhân danh chính ông ta.
Đám động bạo loạn chủ ý xông vào Điện Capitol, tòa nhà được coi là một thành trì của dân chủ, gợi nhớ lại sự cuồng nộ và cảnh máu đổ của thời nội chiến. Duy lần này, người khiêu khích sự cuồng nộ và cảnh đổ máu là một Tổng thống dân cử nhất mực không tôn trọng khái niệm nền tảng của dân chủ, là một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình.
“Đây là một âm mưu lật đổ chính phủ do chính Tổng thống Hoa Kỳ sách động”, sử gia chuyên về các đời tổng thống Mỹ Michael Beschloss nhận định. “Chúng ta đang ở tại một thời điểm vô tiền khoáng hậu khi mà một tổng thống sẵn sàng toa rập với các đám động bạo loạn để lật đổ chính phủ của chính ông. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với ý niệm dân chủ mà đất nước này đã chiến đấu để bảo vệ trong hơn 2 thế kỷ”.
Tiến trình xác nhận kết quả cuộc biểu quyết của Đại cử tri đoàn, chính thức xác nhận chiến thắng của Tổng thống tân cử Joe Biden, là một thủ tục lễ nghi được ghi trong hiến pháp, nhằm nêu bật sức mạnh của nền dân chủ Mỹ, đã bị gián đoạn vài giờ sau khi ông Trump kêu gọi những người ủng hộ ông hãy hành động trong một bài phát biểu kêu gọi các ủng hộ viên hãy “chiến đấu để chặn việc bầu cử bị cướp”, và hãy tuần hành tới Điện Capitol.
Giữa lúc nhiệm kỳ Tổng thống của ông đang bước vào những ngày cuối cùng, bài phát biểu của ông Trump được AP coi là bài diễn văn đầy giận dữ, khích động những người coi phát biểu của ông là một lời kêu gọi nổi loạn. Đám đông bạo loạn áp đảo các lực lượng an ninh bảo vệ quốc hội Mỹ, đập vỡ nhiều cửa kính, đánh cắp những vật lưu niệm, và châm biếm định chế dân chủ với những bức ảnh chụp họ ngồi trên những chiếc ghế quyền lực tại Quốc hội Mỹ.
Nhưng các điều kiện dẫn tới bạo động đã có từ lâu trước cuộc biểu tình bạo động ngày 6/1, kể cả lời kêu gọi của luật sư riêng của Tổng thống Trump, Rudy Giuliani, kêu gọi những người ủng hộ ông Trump hãy “chiến đấu” để giải quyết các cáo buộc về gian lận bầu cử.
Ông Trump từ lâu vẫn tránh, không cam kết sẽ tiến hành một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình. Trong hầu hết năm qua, ông liên tục tố cáo bầu cử bị dàn dựng, và tung ra những cáo buộc vô căn cứ là có gian lận bầu cử rộng khắp, điều mà vô số các tòa án liên bang, và chính cựu Bộ trưởng Tư pháp của Tổng thống Trump cũng khẳng định là không hề xảy ra.
Ngay cả khi đã rõ ràng là ông đã thất cử, ông Trump vẫn chối bỏ sự thật, liên tục khẳng định ông đã “thắng cử với đa số áp đảo”. Thực tế là ông đã bị ông Biden đánh bại, thua ông Biden tới 7 triệu phiếu.
Lần trước Điện Capitol bị xâm nhập xảy ra vào năm 1814 khi tòa nhà quốc hội Mỹ bị người Anh phóng hỏa trong Chiến tranh năm 1812, theo Hội Lịch sử Điện Capitol.
Cuộc xung đột nội bộ do Tổng thống Trump khích động, “gợi lại cuộc nội chiến”, sử gia chuyên về các đời tổng thống Julian Zelizer,
giảng dạy tại Đại học Princeton, nói: “Đây là một cuộc tấn công vào hệ thống chính quyền.”
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 07/01/2021 lúc 12:19:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ: Người ủng hộ Trump chiếm tòa nhà Quốc Hội ở Washington

UserPostedImage
Trước trụ sở Quốc Hội Mỹ, Washington DC, ngày 06/01/2021. REUTERS - Leah Millis

Chính giới và cảnh sát Mỹ đều dự đoán có nguy cơ căng thẳng ở thủ đô Washington, nhưng không lường được tình huống hàng trăm người tràn vào chiếm trụ sở Quốc Hội buộc các nghị sĩ phải vào boong ke trú ẩn. Ngày 06/01/2021 sẽ còn lưu trong lịch sử Hoa Kỳ.

Sau buổi mit-tinh cổ vũ tinh thần hàng nghìn người ủng hộ ở phía trước Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump đã kêu gọi đoàn biểu tình kéo đến Đồi Capitol để phản đối Quốc Hội lưỡng viện xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden, vì ông Trump vẫn tiếp tục khẳng định « bị đánh cắp chiến thắng ».
Phóng sự của đặc phái viên RFI Eric de Salves tại Washington :
Cảnh tượng gây bàng hoàng, phi thực. Hàng trăm người nổi dậy mang mầu cờ của tổng thống Donald Trump dùng những thanh sắt đẩy cửa tòa nhà Quốc Hội ở Washington trong tiếng hô : « Chúng tôi muốn Trump » và « Hãy ngừng đánh cắp cuộc bầu cử ! »
Steve, 28 tuổi, đến từ Ohio để phản đối kết quả bầu cử. Anh nói : « Tôi nghĩ rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận, có rất nhiều bằng chứng nhưng những thông tin giả đã che lập chúng đi. Chúng tôi ở đây để nói rằng chúng tôi từ chối điều đó và sẽ không để cho đất nước rơi vào tay toàn cầu hóa và xã hội chủ nghĩa như phần còn lại trên thế giới ».
ực lượng chống bạo động bị quá tải. Những người nổi dậy đã xâm nhập vào ngôi đền dân chủ Mỹ. Họ muốn ngăn cản các nghị sĩ bỏ phiếu xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden. Trong hoảng loạn, các nghị sĩ đã được đưa đến trú ẩn trong các boong ke còn Thượng Viện thì bị những kẻ cực hữu, cũng như những người ủng hộ đầy nhiệt huyết được kích động thêm tinh thần từ những lời cổ vũ của Donald Trump. Đầu đội mũ đỏ ghi « Make America Great Again » (Hãy để nước Mỹ vĩ đại trở lại !), họ rời khỏi tòa nhà Quốc Hội trong tiếng vỗ tay.
Catherine, một y tá, nói : « Chúng tôi có quyền vào đó ! Chúng tôi là người Mỹ, đây là nhà của chúng tôi. Chúng tôi có mặt ở đây để cứu đất nước. Tổng thống Trump đã thắng cuộc bầu cử này ! »
Khi trời tối, cảnh sát đã giải tán được nhóm người tấn công. Rất nhiều người trong số họ chưa tính dừng ở đó : Donald Trump còn là nguyên thủ Mỹ trong 14 ngày nữa ».
Hỗn loạn bên trong tòa nhà Quốc Hội
Cho đến sáng 07/01, truyền thông quốc tế liên tục phát lại hình ảnh chiều tối ngày 06/01, cho thấy những người ủng hộ Trump, trong đó có nhiều người có vũ trang, chiếm phòng họp của Thượng Viện, ngồi lên ghế của các thượng nghị sĩ và của chủ tịch Thượng Viện, hay văn phòng của nhiều nghị sĩ bị phá hoại, giấy tờ hồ sơ vương vãi trên sàn nhà, một cảnh sát của tòa nhà Quốc Hội một mình đối mặt với đám đông, dù lùi bước nhưng vẫn kiên quyết cản trở đám đông hung hãn xông vào…
Sau hỗn loạn, các nghị sĩ được lực lượng an ninh hộ tống từ boong ke về lại phòng họp để tiếp tục thủ tục xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden. Phó tổng thống Mike Pence khẳng định những kẻ xâm nhập sẽ bị xét xử thích đáng.
Khoảng 1.700 cảnh sát bảo vệ Đồi Capitol đã không lường trước được sự hung hãn của đám đông. Chính phủ phải điều lực lượng Vệ binh Quốc gia đến tăng viện cho đội ngũ cảnh sát trên thực địa. Đô trưởng Washington đã ban hành lệnh giới nghiêm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, dự kiến ban đầu chỉ trong một ngày, nhưng cuối cùng đã thông báo kéo dài đến ngày 21/01.
Cuộc biểu tình ủng hộ Trump đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó 1 phụ nữ bị bắn tử thương bên trong tòa nhà Quốc Hội, ba người khác dường như bị ngã khi cố trèo vào bên trong.
Trong khi đó, tổng thống Mỹ không một lời lên án bạo lực, chỉ kêu gọi trên Twitter : « Hãy ôn hòa » và « Tôn trọng lực lượng cảnh sát của Quốc Hội ». Và phải hơn ba tiếng sau, ông mới nhắn : « Về nhà đi ! Tôi yêu mến các bạn. Tôi hiểu nỗi đau của các bạn » và tiếp tục khẳng định chiến thắng bị đánh cắp.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 07/01/2021 lúc 12:21:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hỗn loạn tại Quốc Hội Mỹ: Có thể truất phế TT Trump ?

UserPostedImage
Người ủng hộ ông Donald Trump biểu tình gần nhà Quốc Hội Mỹ, Washington, ngày 06/01/2021. REUTERS - SHANNON STAPLETON

Một số nghị sĩ đã kêu gọi truất phế tổng thống Donald Trump trước khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngày 20/01/2021, sau vụ những người ủng hộ ông Trump tràn vào tòa nhà Quốc Hội chiều hôm qua, ngày 06/01/2020, theo lời kêu gọi của chính tổng thống mãn nhiệm, gây nên cảnh hỗn loạn chưa từng có tại nơi là biểu tượng cao nhất của nền dân chủ Hoa Kỳ.
Có hai cách để truất chức một tổng thống: Thứ nhất là áp dụng tu chính án thứ 25 của Hiến Pháp Hoa Kỳ và thứ hai là truất phế sau khi Thượng Viện bỏ phiếu cáo buộc tổng thống. Trong cả hai kịch bản thì người kế nhiệm ông Trump sẽ là phó tổng thống Mike Pence.
Theo một nguồn tin được hãng tin Reuters trích dẫn, đã có các cuộc thảo luận sơ bộ giữa một số thành viên nội các Mỹ và các đồng minh của ông Trump về việc vận dụng tu chính án thứ 25. Được phê chuẩn vào năm 1967, tu chính án này dự trù các trường hợp mà tổng thống không còn khả năng đảm nhiệm chức vụ, nhưng không chịu tự nguyện từ chức. Tu chính án thứ 25 trên nguyên tắc chỉ được áp dụng trong trường hợp tổng thống bị bệnh nặng về thể xác hoặc tinh thần nên không thể tiếp tục cầm quyền. Nhưng một số học giả cho rằng có thể sử dụng tu chính án này đối với một tổng thống bị xem là có thể gây nguy hiểm cho quốc gia.
Theo tu chính án thứ 25, phó tổng thống Pence và đa số các thành viên nội các Trump phải tuyên bố là tổng thống không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ và như vậy ông Trump bị truất chức. Nhưng nếu ông Trump không tự nguyện từ chức, vấn đề sẽ được đưa ra trước Quốc Hội. Phải có hai phần ba nghị sĩ lưỡng viện bỏ phiếu thuận thì mới có thể truất chức tổng thống Trump.

Theo giáo sư Frank Bowman, một giáo sư về luật Hiến Pháp, Đại Học Missouri, sau vụ bạo loạn hôm qua ở Điện Capitol, ông Trump có thể bị cáo buộc “mưu toan lật đổ chính quyền Mỹ” hoặc “phản bội Hiến Pháp Hoa Kỳ” và “làm trái với lời tuyên thệ nhậm chức”, bởi vì ông "đã toan phá hoại kết quả hợp pháp của một cuộc bầu cử được tiến hành một cách hợp pháp”.
Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 07/01/2021 lúc 12:25:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kích động nổi dậy, cú vớt vát cuối cùng của Donald Trump

UserPostedImage
Tổng thống mãn nhiệm Mỹ Donald Trump trong cuộc tập hợp những người ủng hộ gần Nhà Trắng, Washington, ngày 06/01/2021. AFP - BRENDAN SMIALOWSKI

Kích động nổi dậy để giành chính quyền ? Liệu một tổng thống Mỹ, như ông Donald Trump, người luôn lên án và trừng phạt những chế độ độc tài và Cộng Sản đang đi vào vết xe đó ? Vụ hàng trăm người ủng hộ ông Trump xâm nhập vào bên trong tòa nhà Quốc Hội (Capitol) được ví như « một cuộc nổi dậy » để giúp Trump « cướp chính quyền », vì ông luôn khẳng định bị đánh cắp chiến thắng.
Trong bốn năm nhiệm kỳ của tổng thống thứ 45, có lẽ hình ảnh ngày 06/01/2021 sẽ đọng lại rõ hơn cả những thành tích kinh tế trong ba năm trước khi dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ. Đó là hình ảnh của một tổng thống luôn từ chối thừa nhận thất bại, đích thân cổ vũ hàng chục nghìn người ủng hộ ông tham dự mit-tinh ở Nhà Trắng kéo đến Điện Capitol để phản đối Quốc Hội xác nhận kết quả bầu cử.
Nhiều người vì một người
Đó là « một âm mưu nổi dậy », theo nhận định của nhà báo Sylvie Kauffman trên trang Le Monde (07/01). Lộn xộn và hỗn loạn mỗi lúc gia tăng bên trong Quốc Hội, nhưng chủ nhân Nhà Trắng chỉ nhắn : « Hãy tôn trọng cảnh sát của Quốc Hội và lực lượng giữ an ninh. Họ thực sự cùng phe với đất nước chúng ta. Hãy ôn hòa », ngầm nói rằng cứ tiếp tục ! Nhưng làm sao có thể giữ được ôn hòa trong khi dẫn đầu và hung hăng nhất là những thành phần cực hữu, trong đó có nhiều người giống với thành viên của nhóm cực hữu Proud Boys, mà ông Trump, vào tháng 09/2020, từng yêu cầu họ « ẩn mình sẵn sàng chờ thời ». Trong một tin nhắn Twitter, nhưng nhanh chóng bị xóa sau đó, Ivanka Trump, con gái của tổng thống, ca ngợi họ là « những người hùng của đất nước ».
Bên ngoài tòa nhà Quốc Hội, những người ủng hộ ông Trump kiên nhẫn giương cao những lá cờ, kể cả cờ của thời nội chiến Mỹ, bên trong là cảnh đập phá văn phòng của nhiều nghị sĩ, trong đó có phòng làm việc của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, rồi cảnh nghị sĩ phải rời phòng họp bằng mặt nạ chống khí để đến boong ke trú ẩn. Tổng thống Trump hẳn hài lòng chứng kiến lòng trung thành của những người ủng hộ ông, giúp ông đi đến cùng của « đam mê phá hoại và đề cao bản thân » : dùng bạo lực để đạt mục tiêu, nếu không có được một cách hòa bình.
Phải đến gần ba tiếng sau, ông mới nhắn người ủng hộ « Hãy về nhà », không một lời lên án bạo lực, ông còn khẳng định « Yêu mến họ », « Hiểu nỗi đau của họ » vì chiến thắng bị đánh cắp.

Bị bỏ rơi
Ông Donald Trump hoàn toàn tin được vào lòng trung thành của những người ủng hộ nhiệt thành, ngược lại với những chính khách trong đảng Cộng Hòa, như phó tổng thống Mike Pence, từng bị chủ nhân Nhà Trắng chỉ trích là « thiếu can đảm », khi thông báo sẽ không đi ngược lại thủ tục xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden.
Bị sốc vì hỗn loạn, vì những hành động chà đạp dân chủ của một nhóm thành phần cực hữu và cử tri nhiệt thành của Trump, ít nhất 5 thượng nghị sĩ (trong tổng số 11) từng tuyên bố phản đối xác nhận kết quả bầu cử, đã quay lưng lại với chủ nhân Nhà Trắng. Trường hợp thượng nghị sĩ Cộng Hòa, Kelly Loeffler, vừa bị đánh bại ở bang Georgia là một ví dụ, « vì lương tâm », bà đã « cân nhắc lại » quyết định. Những nhân vật chủ chốt trong đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện, từ thượng nghị sĩ McConnell đến Mitt Rommey, đều phản đối lời kích động của tổng thống Mỹ.
Hai nhân viên cao cấp của Nhà Trắng, trợ lý của đệ nhất phu nhân Melania Trump, cũng từ chức tối 06/01. Theo truyền thông Mỹ, nhiều thành viên của chính phủ thậm chí đề cập đến khả năng loại Trump khỏi chính quyền. Trước đó, lực lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ được chính phủ điều đến tăng viện cho lực lượng cảnh sát ở Quốc Hội để kiềm chế đám đông ủng hộ tổng thống.
Chưa bao giờ ông Trump tự nhận thất bại, nhưng sau sự kiện tấn công tòa nhà Quốc Hội, tổng thống thứ 45 của Mỹ đã tỏ dấu hiệu rõ ràng hơn là ông sẽ tự nguyện rời Nhà Trắng ngày 20/01 và « quá trình chuyển tiếp sẽ diễn ra trong trật tự ».
Liệu sau này hình ảnh của ông Trump có bị gắn với những lời lên án : « Nền dân chủ của chúng ta (Hoa Kỳ) bị tấn công », « Đó là một cuộc tấn công vào Nhà nước pháp quyền, vào những đại biểu của nhân dân » ; « Đó không phải là phản đối mà là một cuộc nổi dậy, gần với tạo phản » ? Ngoài những phát biểu trên, tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden còn nhấn mạnh : « Những lời nói của một tổng thống đều có một ý nghĩa : nếu tốt, chúng tạo gợi cảm hứng và nếu tồi tệ thì chúng chỉ là những xúi giục, kích động ».
Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 07/01/2021 lúc 12:29:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cả nước Mỹ và thế giới đều lên án vụ gây bạo loạn tại Quốc Hội Mỹ

UserPostedImage
Những người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm Donald Trump trèo qua tường nhà Quốc Hội Mỹ, Washington, 06/01/2020. AP - Jose Luis Magana

Tình trạng bạo lực và hỗn loạn do những người ủng hộ tổng thống Donald Trump gây ra tại trụ sở Quốc Hội Mỹ vào hôm qua 06/01/2021 đã lập tức bị chính giới Mỹ đồng loạt lên án và làm cho toàn thế giới chấn động.

Trong một bài phát biểu trang trọng, tổng thống đắc cử Joe Biden đã tố cáo một cuộc tấn công “chưa từng thấy” vào nền dân chủ Mỹ. Ông kêu gọi Donald Trump phát biểu “ngay lập tức” trên truyền hình để yêu cầu chấm dứt các hành vi “nổi dậy”. 
Lời kêu gọi của ông Biden chỉ được ông Trump đáp ứng một phần khi ông chỉ dùng Twitter và một đoạn video ngắn yêu cầu những người ủng hộ tránh xa bạo lực và “về nhà”, nhưng vẫn không quên khẳng định rằng chiến thắng của ông bị đánh cắp.
Trái với ông Trump, cựu tổng thống Cộng Hòa George W. Bush, đã không ngần ngại tố cáo những cảnh hỗn loạn do các phần tử thân Trump gây ra, xem đấy chẳng khác gì cách hành xử trong một “nền cộng hòa chuối”.
Còn cựu tổng thống Barack Obama thì cho rằng bạo lực tại Washington hôm qua là “một khoảnh khắc nhục nhã và xấu hổ” đối với nước Mỹ.
Phản ứng quốc tế
Những hình ảnh tại thủ đô nước Mỹ được truyền đi khắp thế giới đã làm dấy lên những phản ứng phẫn nộ khắp nơi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi mọi người không nhượng bộ trước các hành vi “bạo lực của một thiểu số” chống lại các nền dân chủ.
Đồng tình với Paris, Berlin cũng kêu gọi những người ủng hộ Donald Trump là “hãy ngừng chà đạp lên nền dân chủ”, trong lúc Luân Đôn tố cáo "những cảnh tượng đáng xấu hổ”.
Tổng thư ký khối NATO, ông Jens Stoltenberg, tố cáo “những cảnh đáng phẫn nộ”, nhấn mạnh rằng kết quả của cuộc bầu cử dân chủ tại Mỹ cần được "tôn trọng". Liên Hiệp Châu Âu cũng kêu gọi một cuộc chuyển giao quyền hành êm thắm tại Mỹ, trong lúc Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết “phải tránh bạo lực và tôn trọng các quy trình dân chủ và pháp quyền”. 
Riêng nước Nga có một phản ứng trái chiều. Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosatchev, nhận định: “Bên thua có quá đủ lý do để buộc tội bên thắng là gian lận, rõ ràng là nền dân chủ Mỹ đang đi khập khiễng bằng cả hai chân”. Iran cũng cho rằng “nền dân chủ phương Tây rất mong manh và dễ bị tổn thương”.
Về các mạng xã hội, Facebook đã gỡ bỏ ngay đoạn video phát biểu của tổng thống Trump, với lý do là nó "góp phần vào nguy cơ bạo lực". Mạng xã hội này đã quyết định phong tỏa tài khoản của tổng thống Mỹ trong 24 giờ. Về phần mình, Twitter cũng đã xóa video, và khóa tài khoản @realDonaldTrump trong 12 giờ và đe dọa đình chỉ vĩnh viễn nếu tái phạm.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 07/01/2021 lúc 12:33:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người biểu tình chiếm Quốc Hội, sự kiện cuối nhiệm kỳ 'tổng thống nổi dậy' Trump

UserPostedImage
Người ủng hộ tổng thống Donald Trump biểu tình đông đảo trước tòa nhà Quốc Hội Mỹ tại Washington ngày 06/01/2021. AP - Jose Luis Magana
Lẽ ra ông Trump có thể ra đi trong danh dự với tư cách « tổng thống của nhân dân », với bảng thành tích tuy gây tranh cãi nhưng rất đáng kể. Và với việc hai ghế thượng nghị sĩ ở Georgia rơi vào tay Dân Chủ, theo Le Figaro, người đã đại thắng trong cuộc bầu cử tổng thống cách đây bốn năm, giờ đã mất tất cả.

Sự kiện người biểu tình ủng hộ tổng thống Donald Trump tràn vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ và nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp Hồng Kông là hai đề tài chính được các báo Pháp bàn luận hôm nay 07/01/2021. Vì lệch giờ nên diễn biến ở Mỹ chủ yếu được các tờ báo Paris tường thuật trực tiếp suốt đêm trên mạng, chỉ có hai tờ kịp đưa lên trang bìa. Libération đăng ảnh hai dân biểu Mỹ đang dìu nhau chạy khỏi phòng họp với dòng tựa « Trump, chiến lược hỗn loạn », còn Le Figaro chạy tựa « Nền dân chủ rạn vỡ » với ảnh lớp lớp người biểu tình bao quanh điện Capitol.
Sự kiện lịch sử : Người biểu tình tràn vào Quốc Hội Mỹ đang họp
Trang web của các báo đều có những bài phóng sự tường thuật chi tiết về cuộc chiếm lĩnh Quốc Hội của những người ủng hộ tổng thống Trump. Trước đó một hôm, họ đã đến từ mọi miền đất nước, bằng máy bay, bằng xe hơi hay xe buýt. Các khách sạn đều kín chỗ. Hôm sau ngay từ sáng sớm, mặc cho bầu trời xám xịt với những cơn gió lạnh buốt ở thủ đô nước Mỹ, họ tập hợp lại để nghe bài diễn văn của Donald Trump và đến chiều thì hướng về điện Capitol, được ngăn chận bằng một hàng rào an ninh – rốt cuộc đã cho thấy quá mỏng.
Đám đông đội nói đỏ in chữ MAGA (Make America Great Again – Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại), mang cờ có hình tổng thống Trump hô vang « USA ! USA ! USA ! », « Hãy chấm dứt cướp đoạt bầu cử ! »… Sau vài tiếng đồng hồ, họ dần dần tiến vào được Quốc Hội. Một số ít đập phá, trong khi đám đông – có người già lẫn người trẻ, nam cũng như nữ, thậm chí có cả trẻ em – nói chung là ôn hòa, tự coi là « những người cách mạng ». Tất cả lối ra đều bị chận, những ai bên trong đều bị kẹt trước biển người bên ngoài.
Hơi cay, rồi những phát súng…hỗn loạn đã diễn ra. Ông Trump kêu gọi Go home » nhưng theo các báo là quá trễ. Lệnh giới nghiêm từ 18 giờ (nửa đêm theo giờ Pháp, 6 giờ sáng Việt Nam) được đưa ra. Vệ binh quốc gia được điều đến, kết thúc vụ chiếm đóng. Những « người kháng chiến » cuối cùng giải tán trên đường phố của một thủ đô vắng lặng.

Tổng thống Mỹ đầu tiên tố cáo gian lận bầu cử
Trong bài xã luận, Le Figaro nhận định một trong những phương diện đáng khâm phục của dân chủ Mỹ là truyền thống chuyển giao quyền lực một cách hòa bình từ 230 năm qua. Tuy có đôi lần rối loạn như sau vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy hay vụ từ chức của ông Richard Nixon, nhưng trật tự Hiến pháp luôn được tôn trọng. Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên thời hiện đại công khai tố cáo gian lận bầu cử.
Vị tổng thống Cộng Hòa hoàn toàn đúng khi đòi kiểm lại phiếu trước kết quả sát nút và kiện ra tòa, đó là quyền của ông. Nhưng khi gây áp lực lên các dân biểu, thượng nghị sĩ trong đảng và thúc đẩy người ủng hộ tiến về Washington, ông đã đi quá lố, theo Le Figaro.
Thật ra hồi năm 2000, sau năm tuần lễ tranh chấp về phiếu bầu và cả tư pháp, ứng cử viên đảng Dân Chủ Al Gore mới chịu « chấp nhận » quyết định của Tối cao Pháp viện, nhận thất bại trước George W. Bush. Còn Donald Trump hai tháng rưỡi sau cuộc bầu cử vẫn nhất quyết không công nhận kết quả.
Lẽ ra ông Trump có thể ra đi trong danh dự với tư cách « tổng thống của nhân dân », với bảng thành tích tuy gây tranh cãi nhưng rất đáng kể. Và với việc hai ghế thượng nghị sĩ ở Georgia rơi vào tay Dân Chủ, theo Le Figaro, người đã đại thắng trong cuộc bầu cử tổng thống cách đây bốn năm, giờ đã mất tất cả.
Le Monde cho rằng Donald Trump tự giam hãm trong ảo ảnh trước làn sóng người ủng hộ luôn đông đảo, tờ báo gọi đây là « vụ phá hoại cuối cùng » của ông Trump, « tổng thống có khuynh hướng nổi dậy ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.